Kinh Mân Côi:

Giáo Huấn, Mệnh Lệnh, Bí Mật

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, nghiên soạn

cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 422 ngày 10/10/2008 

 

 

Giáo huấn của ĐTC GPII về Kinh Mân Côi

 

Chúng ta đều biết Kinh Mân Côi là kinh được Giáo Hội nói chung và các vị Giáo Hoàng nói riêng sùng kính và cổ vơ thực hiện. Trong các vị Giáo Hoàng giảng dạy đặc biệt về Kinh Mân Côi, đặc biệt nhất phải kể đến Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng  ở vào cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21, với một giáo triều dài thứ ba trong Giáo Hội, thời khoảng 26 năm rưỡi, 10/1978-4/2005), một vị Giáo Hoàng duy nhất từ trước đến nay lấy khẩu hiệu giáo hoàng của ḿnh là Totus Tuus liên quan đến Mẹ Maria, vị Giáo Hoàng vào ngày 16/10/2002 kỷ niệm được bầu làm giáo hoàng 24 năm trước, đă ban hành Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria, trong đó ngài thêm vào 5 mầu nhiệm mân côi nữa, được gọi là 5 mầu nhiệm mân côi ánh sáng, những mầu nhiệm liên quan tới cuộc đời tỏ ḿnh ra là Ánh Sáng thế gian của Người, đồng thời, cũng qua bức Tông Thư này, ngài đă mở Năm Mân Côi cho cả Giáo Hội. Phải công nhận là trong Tông Thư Kinh Mân Côi có những điều đặc biệt, chẳng hạn như những điều sau đây.

 

Kinh Mân Côi được ĐTC GPII tôn sùng (đoạn 2)


Chính Tôi vẫn thường khuyến khích thường xuyên lần hạt Mân Côi. Từ thời c̣n trẻ, kinh nguyện này đă giữ một vai tṛ quan trọng trong đời sống thiêng liêng của Tôi. Tôi đă mạnh mẽ nhắc nhở về việc này trong cuộc tông du Balan gần đây của Tôi, nhất là ở Đền Kalwaria. Kinh Mân Côi đă theo Tôi trong những lúc vui mừng cũng như trong những khi gặp khốn khó. Tôi đă phó thác cho kinh này biết bao nhiêu là điều quan tâm; Tôi luôn luôn t́m thấy nguồn ủi an nơi kinh ấy. Hai mươi bốn năm trước đây, vào ngày 29/10/1978, gần hai tuần sau khi được tuyển chọn lên Ngai Ṭa Thánh Phêrô, Tôi đă minh nhiên công nhận rằng: “Kinh Mân Côi là kinh nguyện Tôi yêu chuộng. Một kinh nguyện tuyệt vời! Tuyệt vời ở tính cách đơn sơ mà lại sâu xa của kinh ấy. […].

 

Kinh Mân Côi không phản Phụng Vụ và Đại Kết (đoạn 4)


(1) Có một số người nghĩ rằng vai tṛ chính yếu của phụng vụ đă được Công Đồng Chung Vaticanô II có lư nhấn mạnh cần phải tiến đến chỗ làm cho Kinh Mân Côi ít quan trọng đi. Tuy nhiên, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă làm sáng tỏ, chẳng những kinh nguyện này không tương khắc với Phụng Vụ, kinh này c̣n bảo dưỡng cho phụng vụ nữa, v́ kinh này đóng vai tṛ dẫn lối tuyệt vời tới Phụng Vụ và là một tiếng vang trung thực của Phụng Vụ, giúp tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách trọn vẹn và sâu xa hơn, cũng như giúp cho họ gặt hái được những hoa trái phụng vụ trong đời sống hằng ngày của họ. (2) Lại nữa, cũng có một số người sợ rằng Kinh Mân Côi là một cái ǵ phản đại kết làm sao ấy, bởi đặc tính Thánh Mẫu của kinh này. Thế nhưng, Kinh Mân Côi lại rơ ràng là một thứ tôn kính Mẹ Thiên Chúa được Công Đồng diễn đạt: một việc tôn sùng hướng đến tâm điểm Kitô học của đức tin Kitô giáo, tới nỗi, “khi Người Mẹ được tôn vinh th́ Người Con cũng được nhận biết, yêu mến và hiển vinh cách xứng đáng” (Dogmatic Constitution on the Church Lumen Gentium, 66). Nếu được tái sinh động một cách thích hợp, Kinh Mân Côi là một việc trợ giúp cho vấn đề đại kết, chắc chắn không phải là một trở ngại cho vấn đề đại kết!

 

“Kinh Mân Côi” của chính Mẹ Maria (đoạn 11)

 

Mẹ Maria đă sống động bằng đôi mắt gắn chặt vào Chúa Kitô, lưu giữ hết mọi lời Người nói: “Mẹ giữ lấy tất cả những điều này mà suy niệm trong ḷng” (Lk 2:19; x 2:51). Những kư ức về Chúa Giêsu được in sâu trong ḷng Mẹ ấy luôn luôn ở với Mẹ, khiến cho Mẹ suy nghĩ vào những giây phút khác nhau của cuộc đời Mẹ ở bên Con Mẹ. Những điều Mẹ tưởng niệm này có thể được coi như là “kinh mân côi” Mẹ không ngừng lần suốt cuộc sống trần gian của Mẹ. Ngay cả cho đến lúc này, giữa những bài ca hân hoan trên Giêrusalem thiên quốc, những lư do khiến cho Mẹ dâng lời tạ ơn và chúc tụng vẫn cứ thế không thay đổi. Những lư do ấy thôi thúc Mẹ quan tâm đến Giáo Hội lữ hành, một Giáo Hội Mẹ tiếp tục diễn lại những tŕnh thuật Phúc Âm về Mẹ. Mẹ Maria không ngừng bầy ra trước mắt tín hữu “những mầu nhiệm” của Con Mẹ, ước mong rằng việc chiêm ngưỡng những mầu nhiệm này sẽ làm cho những mầu nhiệm ấy phát sinh ra tất cả quyền lực cứu độ của ḿnh. Khi lần hạt Mân Côi, cộng đồng Kitô hữu đi đến chỗ giao tiếp với những ǵ Mẹ Maria tưởng nhớ cũng như với ánh mắt chiêm ngắm của Mẹ.

 

“Kinh Mân Côi” được lập đi lập lại là để thấm nhập vào Mầu Nhiệm Mân Côi (đoạn 26)

 

Việc suy niệm các mầu nhiệm Chúa Kitô nơi Kinh Mân Côi được thực hiện bằng phương pháp giúp cho những mầu nhiệm này thấm nhập. Đó là phương pháp căn cứ vào việc lập đi lập lại. Phương pháp này áp dụng nhất là cho Kinh Kính Mừng, được lập lại 10 lần ở mỗi chục. Nếu nông cạn suy nghĩ về việc lập đi lập lại này sẽ có khuynh hướng thấy rằng Kinh Mân Côi là một việc làm khô khan và nhàm chán. Tuy nhiên, vấn đề lại hoàn toàn khác hẳn, một khi Kinh Mân Côi được cho như là việc tuôn tràn một thứ yêu thương không ngừng trở về với người được yêu, bằng những bày tỏ như nhau ở nội dung của chúng, nhưng mới mẻ hơn, với đầy cảm nhận trong những lời bày tỏ này.

 

Chúa Kitô là Trọng Tâm của Chuỗi Mân Côi (đoạn 36)

 

Việc lần hạt Mân Côi từ trước đến nay vẫn được thi hành bằng việc sử dụng một cỗ tràng hạt. Nếu lần hạt mà chẳng để ư ǵ lắm th́ các hạt chuỗi thường trở thành một cái máy thuần túy đếm thứ tự các Kinh Kính Mừng. Tuy nhiên, những hạt chuỗi này cũng có thể trở thành một biểu hiệu cho việc sâu xa chiêm niệm nữa. Ở đây, điều đầu tiên phải để ư là cách thức những hạt chuỗi này đồng qui nơi Cây Thánh Giá, nơi vừa mở ra lại vừa đóng lại cái tiến tŕnh tỏ hiện của việc nguyện cầu. Đời sống và việc cầu nguyện của người tín hữu được tập trung vào Chúa Kitô. Hết mọi sự được bắt đầu từ Người, hết mọi sự đều qui về Người, hết mọi sự nhờ Người mà đến cùng Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần.

 

Kinh Mân Côi trong Gia Đ́nh (đoạn 41)

 

Gia đ́nh cùng nhau cầu nguyện là gia đ́nh cùng nhau chung sống. Kinh Mân Côi Thánh, theo truyền thống lâu đời của ḿnh, đă cho thấy công hiệu đặc biệt của ḿnh như là một kinh nguyện làm cho gia đ́nh chung sống với nhau. Những phần tử của mỗi gia đ́nh, khi hướng mắt nh́n lên Chúa Giêsu, cũng lấy lại được khả năng nh́n vào mắt của nhau, khả năng nói chuyện với nhau, khả năng chứng tỏ t́nh đoàn kết gắn bó với nhau, khả năng tha thứ cho nhau, và khả năng nh́n thấy giao ước yêu thương của họ được canh tân trong Thần Linh Chúa. Các gia đ́nh đương thời hiện nay đang phải đối diện với nhiều vấn đề, nhất là trong những xă hội phát triển về kinh tế, gây ra bởi t́nh trạng họ càng ngày càng cảm thấy khó nói chuyện trao đổi với nhau hơn. Các gia đ́nh ít khi tổ chức việc qui tụ các phần tử gia đ́nh của ḿnh lại với nhau, và khi họ thực hiện những cơ hội hiếm hoi này thường lại là việc họ ngồi coi truyền h́nh. Vấn đề quay về với việc lần hạt Mân Côi gia đ́nh nghĩa là việc làm cho đời sống thường nhật tràn đầy những h́nh ảnh khác hẳn, những h́nh ảnh về mầu nhiệm cứu độ, tức h́nh ảnh về Đấng Cứu Chuộc, h́nh ảnh về Người Mẹ Rất Thánh của Người. Gia đ́nh đọc Kinh Mân Côi chung với nhau làm phát sinh một cái ǵ đó giống như bầu khí của ngôi nhà Nazarét, ở chỗ, các phần tử của gia đ́nh lấy Chúa Giêsu làm tâm điểm của ḿnh, biết cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, biết đặt các nhu cầu và dự định của ḿnh vào bàn tay của Người, biết tím kiếm từ nơi Người niềm hy vọng và sức mạnh để tiến bước.

 

 

Mệnh Lệnh Fatima Lần Hạt Mân Côi

 

Kính thưa quí vị, hầu như ai trong chúng ta cũng biết là có 3 Mệnh Lệnh Fatima là cải thiện đời sống, lần hạt mân côi và tôn sùng mẫu tâm. Thế nhưng, nếu hỏi căn cứ vào đâu để biết được Fatima có 3 mệnh lệnh này th́ thực tế cho thấy rất ít người biết tới. Một vấn đề nữa cũng thế, đó là nếu có 3 mệnh lệnh Fatima th́ mệnh lệnh nào trước mệnh lệnh nào sau, và mệnh lệnh nào là mệnh lệnh quan trọng nhất và chính yếu nhất trong 3 mệnh lệnh. Chưa hết, ba mệnh lệnh Fatima này có liên hệ ǵ với nhau hay chăng, nếu không tại sao và nếu có th́ như thế nào? Phải chăng mệnh lệnh lâà hạt mân côi là chính yếu và quan trọng nhất, v́ cả 6 lần hiện ra Mẹ Maria đều thúc giục và lập lại rằng: “hăy cầu kinh mân côi hằng ngày”, và nhất là v́ Mẹ tự xưng ḿnh ở Fatima “Mẹ là Đức Mẹ Mân Côi”? Sau đây là một cố gắng để trả lời cho những vấn nạn liên quan tới chung 3 mệnh lệnh Fatima và riêng mệnh lệnh lần hạt mân côi này.

 

Lần Hạt Mân Côi là Mnh Lnh Fatima duy nht

 

Chúng ta vẫn nghe nói đến 3 Mệnh Lệnh Fatima là Lần Hạt Mân Côi, Tôn Sùng Mẫu Tâm và Cải Thiện Đời Sống. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ, và nếu hiểu ngặt từ ngữ “mệnh lệnh” liên quan tới “hăy” thế này hay thế kia, th́ Fatima không có 3 mà chỉ có 1 mệnh lệnh duy nhất mà thôi, đó là Mệnh Lệnh Lần Hạt Mân Côi.

 

Bởi v́, ở Fatima, Mẹ Maria không kêu gọi cải thiện đời sống bằng những câu “hăy ăn năn thống hối, hăy ăn năn thống hối, hăy ăn năn thống hối” như ở Lộ Đức ngày 24/2/1858. Mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống thật ra chỉ được suy ra chính yếu từ câu Mẹ kêu gọi vào lần hiện ra cuối cùng: “Đừng xúc phạm đến Chúa là Thiên Chúa của chúng ta nữa, v́ Người đă bị xúc phạm đến nhiều lắm rồi”. Ở đây, nếu phải nói là mệnh lệnh th́ không phải là mệnh lệnh Cải Thiện Đời Sống mà là mệnh lệnh Cải Thiện Tội Nhân. V́ ở Fatima, Mẹ Maria đă hai lần kêu gọi như thế: lần nhất vào ngày 13/7/1917: “Hăy hy sinh cầu cho các tội nhân và sau mỗi một hy sinh các con hăy nói: ‘Con dâng hy sinh này Lạy Chúa Giêsu, v́ yêu Chúa và để cầu cho tội nhân ăn năn thống hối cũng như để đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ’"; và lần hai vào ngày 19/8/1917: “Hăy cầu nguyện thực nhiều và hy sinh cho tội nhân; nhiều linh hồn sa hỏa ngục v́ không có ai hy sinh cầu cho họ”.

 

Về mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm lại càng không thấy đâu hết. Mẹ không tự động kêu gọi con cái “hăy tôn sùng Trái Tim Mẹ”, mà chỉ báo cho con cái biết vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917 rằng: “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” mà thôi. Hay vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, khi Mẹ nói riêng với Thiếu Nhi Lucia rằng: “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, thế thôi. Mệnh Lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm được căn cứ và suy diễn từ hai câu trên đây.

 

Thế nhưng, về mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi th́ thật là rơ ràng, và lần nào cũng thế, trong cả 6 lần hiện ra, mỗi lần Mẹ Maria đều lập lại nguyên văn những chữ “hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”. Có thể nói, tất cả Sứ Điệp Fatima, vốn được cho rằng bao gồm 3 Mệnh Lệnh Fatima, chỉ được tóm gọn trong một mệnh lệnh duy nhất là “hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày”.

 

Bởi thế, vấn đề được đặt ra ở đây là: tại sao Mẹ Maria chỉ yêu cầu, nhất là chỉ nhấn mạnh đến mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi, đúng hơn, theo từ ngữ Mẹ sử dụng là Cầu Kinh Mân Côi (“pray rosary daily” / not say or recite rosary daily). Phải chăng v́ mệnh lệnh “cầu kinh Mân Côi hằng ngày” này trực tiếp liên quan tới tước hiệu Mẹ tự xưng ở Fatima vào lần hiện ra cuối cùng 13/10/1917: “Mẹ là Đức Bà Mân Côi”? Nếu quả thực như vậy th́ tại sao Mẹ Maria lại xưng ḿnh như thế tại Fatima mà không tiếp tục xưng ḿnh “Mẹ là Vô Nhiễm Thai” như ở Lộ Đức ngày 25/3/1858?

 

Mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi liên quan tới Ḥa B́nh Thế Giới và Phần Rỗi Tội Nhân

 

Thật vậy, chính thời điểm Mẹ hiện ra tại Fatima đă phần nào trả lời cho hai vấn nạn then chốt được đặt ra trên đây. Nếu thời điểm Mẹ chọn hiện ra là thời điểm đang xẩy ra Thế Chiến I (1914-1918), th́ tước hiệu “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” có liên quan đến chiến tranh, đến ḥa b́nh thế giới. Mà chiến tranh xẩy ra bởi đâu, nếu không phải bởi tội lỗi loài người gây ra, những tội lỗi khiến cho nhiều linh hồn phải muôn đời trầm luân, như 3 Thiếu Nhi Fatima được thị kiến thấy ở phần Bí Mật Fatima thứ nhất. Chính v́ tước hiệu “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” có liên quan tới ḥa b́nh thế giới và phần rỗi tội nhân như thế mới có mệnh lệnh “hăy Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày”.

 

Đúng thế, trước hết, chính v́ mệnh lệnh “hăy Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” có liên quan tới ḥa b́nh thế giới mà Mẹ Maria đă ghép mệnh lệnh này với t́nh h́nh chiến tranh chính trị như sau: “Hăy cầu kinh Mân Côi hằng ngày để xin ḥa b́nh cho thế giới và chấm dứt chiến tranh” (lần 1); “Hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi mà cầu cho ḥa b́nh thế giới cũng như chấm dứt chiến tranh, v́ chỉ có Người mới có thể cứu giúp các con thôi” (lần 3); “Hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi để xin cho chiến tranh chấm dứt” (lần 5); “Hăy tiếp tục cầu kinh Mân Côi hằng ngày. Chiến tranh sẽ chấm dứt và binh sĩ sẽ trở về với gia đ́nh” (lần 6).

 

Sau nữa, chính v́ mệnh lệnh “hăy Cầu Kinh Mân Côi hằng ngày” có liên quan tới phần rỗi tội nhân mà Mẹ Maria, vào lần hiện ra thứ ba 13/7/1917, sau khi tiết lộ toàn bộ Bí Mật Fatima, được mở đầu bằng thị kiến hỏa ngục, đă kêu gọi 3 Thiếu Nhi Fatima như sau: “Mỗi khi lần hạt, sau mỗi một mầu nhiệm, các con hăy đọc lời nguyện sau đây: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem mọi linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn’". Mệnh lệnh “Cầu Kinh Mân Côi” liên quan tới phần rỗi tội nhân quả thực đă xẩy ra nơi trường hợp của Thiếu Nhi Fatima Phanxicô, qua câu Mẹ trả lời Lucia về số phận được rỗi của từng em: “Phanxicô cũng được về trời, nhưng em phải đọc kinh Mân Côi đă”.

 

Mệnh lệnh Lần Hạt Mân Côi bao gồm hai mệnh lệnh Ci Thin Đời Sng và Tôn Sùng Mu Tâm

 

Cứ coi như Fatima có 3 Mệnh Lệnh đi, th́ mệnh lệnh Cầu Kinh Mân Côi là mệnh lệnh bao gồm và thể hiện hai mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm và Cải Thiện Đời Sống. Cầu Kinh Mân Côi không phải là việc tỏ ra Tôn Sùng Mẫu Tâm hay sao, khi chúng ta nhận biết và yêu mến Mẹ nơi phần đầu của Kinh Kính Mừng: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc…”? Cầu Kinh Mân Côi cũng không phải là việc tỏ ra ước nguyện muốn cải thiện đời sống, muốn được cứu rỗi hay sao, nơi phần cuối của Kinh Kính Mừng: “… cầu cho chúng con là kẻ có tội”.

 

Kinh Mân Côi ở Fatima và theo chiều hướng Fatima liên quan tới mệnh lệnh Tôn Sùng Mẫu Tâm c̣n ở chỗ nó là một cách thức để Đền Tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ hết sức hiệu nghiệm nữa, nhờ đó, đối với riêng thành phần đền tạ Mẹ th́ quả như Mẹ đă hứa cùng Thiếu Nhi Fatima Lucia vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917 rằng: “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu và là đường đưa con đến cùng Thiên Chúa”.

 

Đúng thế, Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ đă tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima thấy lần đầu tiên vào lần hiện ra thứ hai 13/6/1917, không phải là Trái Tim Đau Thương, trái tim bị một lưỡi gươm xuyên thấu, như lời tiên tri của vị tư tế lăo thành Simeon (x Lk 2:35), mà là một trái tim bị quấn chung quanh bởi một ṿng gai, tiêu biểu cho những tội vô ơn và lộng ngôn của thành phần vong ân bội nghĩa hằng liên lỉ đâm vào, như được Mẹ cùng với Chúa Hài Đồng hiện ra cho chị Lucia biết tại Pontevedra nước Tây Ban Nha biết vào ngày 10/12/1925, và Mẹ đă kêu gọi chị “ít là con hăy an ủi Mẹ bằng cách rút những gai nhọn ấy ra”.

 

Biến cố hậu Fatima lần đầu này đă được chị Lucia thuật lại rằng Chúa Hài Nhi đă kêu gọi chị trước như sau: "Con hăy thương cảm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Rất Thánh của con đă bị gai nhọn cuốn quanh do những vô ơn bội nghĩa hằng giây hằng phút đâm tan nát mà chẳng có ai làm việc đền tạ để rút những gai ấy ra". Rồi Mẹ Maria cũng kêu gọi chị Lucia rằng: "Hỡi con yếu dấu, con hăy nh́n Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ bị gai nhọn cuốn chung quanh mà những kẻ vô ơn bội nghĩa hằng đâm nát từng giây từng phút bởi tôi lộng ngôn và vô ơn của họ. Ít là con, con hăy gắng an ủi Mẹ. Mẹ hứa sẽ phù giúp, trong giờ lâm tử, bằng những ơn cần thiết đến phần rỗi, cho những ai, trong năm ngày thứ bảy đầu tháng liên tiếp, xưng tội và rước lễ, lần hạt 50 kinh Mân Côi và suy gẫm 15 phút 15 mầu nhiệm Mân Côi, với ư đền tạ Mẹ".

 

Việc “cầu kinh Mân Côi hằng ngày”, như thế, đối với thành phần Thiếu Nhi Fatima hay Tông Đồ Fatima, c̣n là việc đền tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Ở chỗ, để đền tạ những “tội lộng ngôn”, chúng ta tuyên tụng “Kính mừng Maria đầy ơn Phúc…”; và để đền tạ những “tội vô ơn”, chúng ta suy gẫm những Mầu Nhiệm Mân Côi, như một tác động tâm nguyện đáp ứng chính lời Chúa Giêsu kêu gọi trong Bữa Tiệc Ly: “Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày”.   

 

 

Bí Mật Kinh Mân Côi - Một Cuộc Qủi Ám

 

Trong Thông Điệp Supremi Apostolatus ban hành ngày 1/9/1883, ĐTC Lêô XIII đă nhắc đến công hiệu của Kinh Mân Côi trong lịch sử, trong đó, ngài đề cập tới cuộc chiến thắng đạo quân Hồi Giáo ở trận hải chiến Lepanté năm 1571. Đức Mẹ hiện ra ở Fatima tự nhận “Mẹ là Đức Bà Mân Côi” như Giáo Hội dạy như để xác nhận những ǵ Mẹ đă làm trong lịch sử như được Đức Lêô XIII nhắc tới trong Thông Điệp ấy. Ngoài ra, đối với cá nhân của một số hay nhiều Kitô hữu Công Giáo, Mẹ Maria cũng đă cho thấy cái tác hiệu vô song của Kinh Mân Côi, một tác hiệu lạ lùng đă được Thánh Long Mộng Phố thuật lại một số trong tác phẩm Bí Mật Kinh Mân Côi của ngài, một tác phẩm nho nhỏ nhưng đă được tái bản vô khối lần, kể cả ấn bản Việt Nam do Cao Tấn Tĩnh chuyển dịch ở Hoa Kỳ. Sau đây chúng ta hăy nghe một câu chuyện tiêu biểu về cái Bí Mật Kinh Mân Côi này.


Khi thánh Đaminh đang giảng về kinh Mân Côi gần Carcasssone th́ người ta mang đến cho ngài một người theo bè rối Albigensê bị qủi ám. Thánh Đaminh làm phép trừ qủi trước mặt một đám rất đông dân chúng; có thể đến cả trên 12 ngàn người đến nghe ngài giảng. Ma qủi ám vào người đó đă bị thánh nhân bắt buộc phải ép ḿnh trả lời những câu hỏi của ngài. Chúng nói rằng:

 

1.- Có 15 ngàn qủi trong thân xác của con người đáng thương này, v́ người này đă chống đối 15 mầu nhiệm Mân Côi; 

 

2.- Chúng tiếp tục chứng thực rằng việc rao giảng kinh Mân Côi làm chúng sợ hăi và khiếp đảm đến tận đáy hỏa ngục và thánh nhân là người chúng thù ghét nhất trên đời, v́ các linh hồn ngài đă giựt ra khỏi tay của chúng nhờ ḷng tôn sùng phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi;


3.- Đoạn chúng tỏ ra cho biết thêm một số điều khác nữa.

 

Thánh Đaminh quàng cỗ tràng hạt của ngài chung quanh cổ của người lạc giáo Albigensê và bắt ma qủi phải nói cho ngài biết ai trong số các thánh ở trên trời làm chúng sợ nhất, và v́ thế, ai là vị được người ta kính yêu nhất. Nghe thế, chúng kêu gào quái đản đến nỗi hầu như mọi người đều ngă xuống đất, hồn vía lên mây. Bấy giờ, với tất cả tinh quái của ḿnh, để khỏi phải trả lời, ma qủi khóc lóc than van một cách thảm thiết đến nỗi nhiều người tự nhiên cũng khóc theo. Qua miệng lưỡi của người lạc giáo Albigensê ma qủi đă hết ḷng van xin:


- “Đaminh, Đaminh, xin thương đến tụi này - tụi này hứa với ngươi là tụi này sẽ không bao giờ làm hại đến ngươi đâu. Ngươi luôn luôn thương xót các tội nhân và những kẻ khốn khổ; hăy thương tụi này nữa, v́ tụi này đang khốn khổ. Tụi này đă khổ cực nhiều rồi mà ngươi c̣n vui thú tăng thêm đau đớn cho tụi này hay sao? Ngươi không thỏa măn về sự khốn khổ của tụi này đến phải làm thế hay sao? Hăy thương tuị này đi! thương tụi này đi mà!”


Thánh Đaminh không phải là người dễ bị lung lạc bởi những lời năn nỉ của bọn thần khốn khổ này, đă nói với chúng rằng ngài sẽ không buông tha chúng cho tới khi chúng trả lời câu hỏi của ngài. Bấy giờ chúng nói rằng chúng nói nhỏ vào tai thánh nhân cho một ḿnh thánh nhân nghe thôi. Thánh nhân liền nhấn mạnh rằng chúng phải trả lời một cách r ràng và to tiếng. Thế là ma qủi câm lặng, không nói một tiếng nào, hoàn toàn không coi lệnh truyền của thánh Đaminh ra ǵ cả - vậy thánh nhân qùi xuống cầu cùng Đức Mẹ:


- “Ôi, Trinh Nữ Maria tuyệt vời và toàn năng, con khẩn cầu Mẹ, bằng quyền phép của phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi, hăy khiến cho bọn thù địch với loài người này trả lời cho con.”


Ngay sau khi thánh nhân chấm dứt lời nguyện cầu, một ngọn lửa chói sáng hoát ra từ lỗ tai, lỗ mũi và cửa miệng của người lạc giáo Albigensê. Mọi người sợ run người lên, song lửa không phương hại đến ai cả. Bấy giờ ma qủi mới kêu lên:


- “Đaminh, tụi này van xin ngươi, v́ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, công nghiệp của Mẹ Thánh Ngài và của tất cả các Thánh, hăy để chúng tôi ra khỏi thân xác của người này mà không cần phải nói năng ǵ cả - v́ các thiên thần sẽ trả lời cho ngươi câu ngươi hỏi bất cứ lúc nào ngươi muốn. Nhất nữa, tụi này chẳng phải là những tên nói khoét hay sao? Vậy mà ngươi cũng muốn tin tụi này ư? Thôi, xin đừng hành hạ tụi này nữa; hăy thương đến tụi này đi mà.”


- “Khốn cho các ngươi là các thần vô phúc, đúng các ngươi là thành phần không đáng nghe,”


Thánh Đaminh nói, rồi qùi xuống cầu nguyện với Đức Mẹ:


- “Ôi Mẹ của Sự Khôn Ngoan xứng danh nhất, con cầu cho dân chúng đang tụ họp ở đây là những người đă biết đọc Lời Chào Thiên Thần một cách xứng hợp. Con van xin Mẹ hăy bắt bọn kẻ thù của Mẹ phải công bố tất cả sự thật, không dối trá điêu ngoa, bây giờ và tại đây, trước mặt đám đông này.”


Thánh Đaminh cố kết thúc lời nguyện này khi ngài thấy Rất Thánh Trinh Nữ đứng gần đấy, chung quanh có các thiên thần. Đức Mẹ đập người bị qủi ám bằng chiếc gậy vàng Người cầm trong tay và nói:

- “Hăy lập tức trả lời cho đầy tớ Đaminh của Ta.” (Hăy nhớ rằng, dân chúng không hề trông thấy hay nghe thấy Đức Mẹ, mà chỉ có một ḿnh thánh Đaminh).


Bấy giờ ma qủi bắt đầu rên lên:


- “Ôi, bà là kẻ thù của tụi tôi, là tai họa cùng là sự hủy diệt của tụi tôi, sao bà lại từ trời xuống để hành hạ tụi tôi quá sức như vậy? Ôi Đấng Bầu Cử của các tội nhân, bà là đấng đă giựt họ ra khỏi cửa hỏa ngục, bà là đường vững chắc đưa về trời, chẳng nhẽ chúng tôi phải bỏ ḿnh đến nỗi nói ra tất cả sự thật và tự thú trước mọi người ai là người làm cho tụi tôi bị hổ ngươi và hư mất? Ôi, khốn cho tụi tôi là chúa của sự tối tăm: Hỡi các ngươi là Kitô hữu, hăy nghe cho kỹ đây: Mẹ của Chúa Giêsu Kitô toàn năng là Người có thể cứu các tôi tớ của Người cho khỏi sa hỏa ngục. Người là Mặt Trời phá tan bóng tối gian ác và tinh quái của tụi tao. Chính Người điểm mặt chỉ tên những mưu đồ của tụi tao, phá tan những cạm bẫy và vô hiệu hóa các chước cám dỗ của tụi tao. Dầu lưỡng lự, tụi tao cũng phải nói rằng, không một linh hồn nào thành thực làm tôi Người lại bị hư trầm như tụi tao; một ánh mắt của Người ngước lên nh́n Chúa Ba Ngôi cũng đủ vượt trên tất cả mọi lời cầu nguyện, mọi ước vọng và mọi hứng khởi của tất cả các thần thánh. Tụi tao sợ Người hơn tất cả các thánh ở trên trời hợp lại, và tụi tao hoàn toàn chào thua trước những tôi trung của Người. Nhiều Kitô hữu, đáng lẽ bị trầm luân theo tụi tao nghĩ, nhờ kêu cầu Người trong giờ lâm tử của họ, đă được cứu bởi sự can thiệp của Người. Ôi, nếu Maria (đó là cách mà chúng gọi Người trong cơn giận dữ của chúng) không dùng quyền năng của Người chống lại tụi tao và phá đổ các mưu đồ của tụi tao, tụi tao chắc chắn sẽ chiến thắng Giáo hội và tiêu diệt nó từ lâu rồi; và tụi tao đă làm cho các ḍng tu trong Giáo hội lầm lạc và băng hoại rồi. Giờ đây tụi tao cũng bị buộc phải nói ra cho các ngươi biết điều này nữa là: không ai kiên tŕ đọc kinh Mân Côi mà bị hư đi, v́ Người xin cho các tôi tớ của Người ơn thực ḷng ăn năn thống hối các tội lỗi của họ, nhờ đó, họ được hưởng ơn tha thứ và t́nh thương của Thiên Chúa.”


Bấy giờ thánh Đaminh bảo tất cả mọi người đọc kinh Mân Côi thật chậm và thật sốt sắng, bởi đó, một sự lạ đă xẩy ra là mỗi một kinh Kính Mừng mà thánh nhân và dân chúng đọc chung với nhau th́ một nhóm ma qủi xuất ra từ thân xác khốn khổ của người đó, dưới h́nh dạng những cục than đỏ ḷm. Khi bọn qủi ám đă xuất ra hết và người lạc giáo cuối cùng đă hoàn toàn trở lại b́nh thường, th́ Đức Mẹ (vẫn c̣n hiện diện ở đấy) ban phép lành cho đám đông làm cho họ cảm thấy hân hoan vui sướng.
Một số lớn các người lạc giáo đă trở lại khi thấy phép lạ này và gia nhập Hiệp Hội Rất Thánh Mân Côi.