ĐTCGPII với Mẹ Đồng Công

 

Phong Trào Vận Động cho Tín Điều Thánh Mẫu Thứ Năm - Mẹ Đồng Công

 

 

Quả thực Mầu Nhiệm Cứu Chuộc là Cốt Lơi của Giáo Triều Đức Gioan Phaolô II, trước hết, được chứng thực nơi bức Thông Điệp đầu tay về “Đấng Cứu Chuộc Nhân Trần” của ngài là những ǵ liên quan trực tiếp đến Tác Nhân Cứu Chuộc, sau nữa, được chứng thực nơi lời kêu gọi thế giới loài người tân tiến hiện đại, đối tượng thụ nhân của Mầu Nhiệm Cứu Chuộc, “Đừng sợ, hăy mở rộng cửa cho Chúa Kitô”, vào chính Lễ Đăng Quang mở màn cho giáo triều của ngài, và đặc biệt c̣n được chứng thực qua bức Thông Điệp thứ 6 trong 14 văn kiện có tầm mức giá trị giáo huấn quan trọng nhất đối với thẩm quyền giảng dạy của một vị Giáo Hoàng, được ban hành ngày 25/3/1987 đó là bức Thông Điệp về “Mẹ Đấng Cứu Chuộc – Redemptoris Mater” của ngài, một bức thông điệp, mà phần đầu trong ba phần chính của nó, ngài đă nói về “Mẹ Maria trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô”. Thế nhưng, có thể nói rằng ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên và duy nhất đă công khai nói một cách hết sức minh nhiên và phân tích một cách thật là rơ ràng về vai tṛ Đồng Công của Mẹ, nhất là trong buổi triều kiến chung Thứ Tư hằng tuần ng ày 9/4/1997.

 

1.         Qua các thế kỷ, Giáo Hội đă suy tư về vai tṛ hợp tác của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ, bằng cách sâu xa phân tính việc Mẹ liên kết với hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô. Thánh Âu Quốc Tinh đă tặng cho Đức Trinh Nữ này tước hiệu ‘vị đồng công’ vào Việc Cứu Chuộc (cf. De Sancta Virginitate, 6; PL 40, 399), một tước hiệu nhấn mạnh đến tác động Mẹ liên kết nhưng phụ thuộc vào Chúa Kitô Đấng Cứu Thế.

 

Việc suy tư đă được tiến triển theo những chiều hướng ấy, nhất là từ thế kỷ 15. Có một số cảm thấy lo sợ trước ư muốn như đặt Mẹ Maria lên ngang hàng với Chúa Kitô. Thật sự giáo huấn của Giáo Hội đă rơ ràng phân biệt giữa Người Mẹ và Người Con trong công cuộc cứu độ, khi giải thích về việc phụ trợ của Mẹ Maria như là một vị đồng hợp tác với Đấng Cứu Chuộc duy nhất. 

 

Ngoài ra, khi Thánh Phaolô nói: ‘V́ chúng ta là những người đồng tác hành của Thiên Chúa’ (1Cor 3:9), thánh nhân chủ trương con người thực sự có trách nhiệm hợp tác với Thiên Chúa. Việc hợp tác của các tín hữu, một thứ hợp tác hiển nhiên không hề bao gồm tính cách ngang hàng với Ngài, được thể hiện nơi việc loan báo Phúc Âm cũng như nơi việc họ góp phần của ḿnh để làm cho Phúc Âm đi sâu vào ḷng người.

 

2.         Tuy nhiên, áp dụng vào trường hợp của Mẹ Maria, chữ ‘vị đồng hợp tác’ có một ư nghĩa đặc biệt. Việc Kitô hữu hợp tác vào việc cứu độ xẩy ra sau biến cố Canvê, một biến cố có những hoa trái họ cần phải nỗ lực để lan truyền bằng việc nguyện cầu và hy sinh. Trái lại, Mẹ Maria, đă hợp tác trong chính biến cố này và bằng vai tṛ làm mẹ; bởi thế, vài tṛ hợp tác của Mẹ bao gồm toàn thể công cuộc cứu độ của Chúa Kitô. Một ḿnh Mẹ được liên kết như thế với một hy tế cứu chuộc chiếm đạt ơn cứu độ cho tất cả nhân loại. Hiệp nhất với Chúa Kitô và phụ thuộc vào Người, Mẹ đă cộng tác để chiếm đạt ơn cứu độ cho toàn thể loài người.

 

Vai tṛ của Đức Trinh Nữ này với tư cách là vị đồng hợp tác được bắt nguồn từ vai tṛ làm mẹ thần linh. Bằng việc hạ sinh Đấng được tiền định mang lại ơn cứu chuộc cho con người, bằng việc dưỡng nuôi Người, dâng Người trong đền thờ và chịu khổ với Người khi Người chết đi trên cây Thập Giá, ‘Mẹ đă hợp tác một cách hết sức đặc biệt… vào công cuộc của Đấng Cứu Thế’ (Lumen Gentium, 61). Việc Thiên Chúa kêu gọi cộng tác vào công cuộc cứu độ liên quan đến hết mọi người, nhưng việc tham phần của Mẹ Chúa Cứu Thế vào Việc Cứu Chuộcnhân loại là một sự kiện đặc thù không thể tái diễn.

 

Cho dù thân phận của Mẹ có chuyên biệt như thế, Mẹ Maria cũng là một người lănh nhận ơn cứu độ. Mẹ là người đầu tiên được cứu độ, được Chúa Kitô cứu chuộc ‘một cách cao vời nhất’ nơi việc Hoài Thai Vô Nhiễm Tội của Mẹ (cf. Bull Ineffabilis Deus, in Pius IX, Acta, 1, 605) và được tràn đầy tặng ân Thánh Linh.

 

3.         Chủ trương này giờ đây dẫn tới vấn đề đâu là ư nghĩa của việc Mẹ Maria đặc biệt hợp tác vào dự án cứu độ? Vấn đề này cần phải được t́m thấy nơi ư hướng đặc biệt của Thiên Chúa đối với Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc, vị mà, vào hai dịp trọng đại, một ở Caba và một dưới chân Thập Giá, Chúa Giêsu đă gọi là ‘Bà’ (cf. Jn 2:4;19:26). Chúa cũng muốn đặt vị Tân Evà này bên cạnh Tân Adong trong Việc Cứu Chuộc. Nhị vị cha mẹ tiên khởi của chúng ta đă chọn con đường tội lỗi với tư cách là một cặp thế nào th́ một đôi mới là Con Thiên Chúa và việc hợp tác của Mẹ Người, cũng tái thiết nhân loại trở về với phẩm vị nguyên thủy của họ.

Như thế, Mẹ Maria, Tân Evà, trở nên một h́nh ảnh toàn hảo của Giáo Hội. Theo dự án thần linh, ở dưới chân Thập Giá, Mẹ đại diện cho nhân loại được cứu chuộc, một nhân loại, trong việc cần được cứu độ, đă có thể thực hiện việc góp phần vào sự tỏ bày công cuộc cứu độ này.

 

4.         Công Đồng Vaticanô II đă ư thức được tín lư này và xác nhận nó, khi nhấn mạnh arằng việc góp phần của Đức Trinh Nữ chẳng những vào việc hạ sinh của Đấng Cứu Chuộc, mà c̣n vào đời sống của Nhiệm Thể Người qua các thế kỷ cho tới ‘cánh chung’: Nơi Giáo Hội, Mẹ Maria ‘đă cộng tác’ (cf. Lumen gentium, n. 63) và ‘đang cộng tác’ (cùng nguồn, 53) vào công cuộc cứu độ. Khi diễn tả mầu nhiệm Truyền Tin, Công Đồng đă nói rằng Vị Trinh Nữ Nazarét, ‘bằng việc tận tuyệt dấn thân và không bị trở ngại bởi tội lỗi đối với ư muốn của Thiên Chúa, đă hoàn toàn hiến ḿnh, như một tỳ nữ của Chúa, cho bản thân Con Mẹ và công cuộc của Con Mẹ, phụ thuộc vào Người và cùng với Người, phục vụ mầu nhiệm Cứu Chuộc theo ân sủng của Thiên Chúa Toàn Năng’ (cùng nguồn, 56).

 

Ngoài ra, Công Đồng Chung Vaticanô II c̣n cho thấy Mẹ Maria chẳng những như là ‘Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc thần linh’, mà c̣n aaaaalà ‘một hợp tác viên quảng đại cách chuyên biệt’, vị ‘đă cộng tác bằng việc tuân phục của ḿnh, bằng đức tin, đức cậy và đức mến nồng cháy vào cộng việc của Chúa Cứu Thế’. Công Đồng này cũng nhắc lại rằng hoa trái cao quí của việc hợp tác này là vai tṛ mẹ hoàn vũ của Mẹ: ‘Đó là lư do Mẹ là mẹ đối với chúng ta trong lănh vực ân sủng’ (cùng nguồn, 61).

 

Bởi thế, chúng ta có thể hướng về Đức Trinh Nữ, tin tưởng kêu cầu Mẹ trợ giúp với ư thức về vai tṛ đặc thù của Mẹ được Thiên Chúa ủy thác cho, vai tṛ cộng tác vào việc Cứu Chuộc, một vai tṛ Mẹ đă thi hành suốt cuộc đời của Mẹ và đặc biệt là ở dưới chân Thập Giá.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/audiences/1997/documents/hf_jp-ii_aud_09041997_en.html

Tiếng hay từ ngữ “đồng công” trong Việt ngữ đây không đồng nghĩa với những chữ “co-chairman” hay “co-president” như ở tiếng Anh. Bởi v́ hai chữ “co-chairman” hay “co-president” này trong tiếng Anh có nghĩa là ngang vai nhau hay ngang hàng nhau về vị thế và quyền hạn. Thế nhưng, như chúng ta đă nghe ĐTC GPII phân tích trong bài giáo lư của ngài ở phần đầu buổi phát thanh này, ngài đă minh định rằng: “Thánh Âu Quốc Tinh đă tặng cho Đức Trinh Nữ này tước hiệu ‘vị đồng công’ vào Việc Cứu Chuộc (cf. De Sancta Virginitate, 6; PL 40, 399), một tước hiệu nhấn mạnh đến tác động Mẹ liên kết nhưng phụ thuộc vào Chúa Kitô Đấng Cứu Thế. .. Thật sự giáo huấn của Giáo Hội đă rơ ràng phân biệt giữa Người Mẹ và Người Con trong công cuộc cứu độ, khi giải thích về việc phụ trợ của Mẹ Maria như là một vị đồng hợp tác với Đấng Cứu Chuộc duy nhất”. Tuy nhiên, cho tới nay, v́ Giáo Hội vẫn chưa chính thức tuyên bố vai tṛ Mẹ Đồng Công là một tín điều buộc phải tin, như 4 tín điều Thánh Mẫu trước đây là Tín Điều Mẹ Thiên Chúa từ Công Đồng Êphêsô năm 431 để lên án lạc thuyết Nestôriô, Tín Điều Mẹ Đồng Trinh từ Công Đồng Chung Latêranô năm 649, để lên án lạc thuyết Monothelitism, Tín Điều Mẹ Maria Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8/12/1854 qua Đức Thánh Cha Piô IX, và Tín Điều Mẹ Maria Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác ngày Lễ Các Thánh 1/11/1950, qua Đức Thánh Cha Piô XIỊ Đó là lư do đă xuất hiện phong trào vận động cho tín điều Thánh Mẫu thứ năm này.

Tờ Newsweek số ra ngày 25/8/1997 đă cho biết về một phong trào, được khởi động bởi những phần tử của Nhóm Vox Populi Mariae Mediatrici - Tiếng Dân Chúa Về Vai Tṛ Mẹ Maria Trung Gian, vận động xin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên bố Tín Điều Thánh Mẫu Thứ Năm. Cuộc vận động này đă được ủng hộ bởi 480 vị giám mục, trong đó có 40 vị hồng y, đặc biệt nhất là Đức Hồng Y John O’Connor Tổng Giáo Phận Nữu Ước Hoa Kỳ, Cố Hồng Y Luigi Ciappi, OP, nhà thần học hưu trí của giáo hoàng gia, Đức Hồng Y Jaime Sin, Tổng Giám Mục Manilla Phi Luật Tân, Đức Hồng Y Edouard Gagnon, chủ tịch Tiểu Ban Giáo Hoàng đặc trách Các Hội Nghị Thánh Thể Quốc Tế; về phía thành phần giáo dân có Mẹ Têrêsa Calcutta. Trong Thỉnh Nguyện Thư của đợt vận động đầu tiên này, có đoạn phân tích về chữ “co-redemptrix” rất rơ ràng như sau:

 

       Cần phải lưu ư là tiền tự ‘đồng - co’’ trong tước hiệu ‘Người Nữ Đồng Công’ đây không có nghĩa là ‘tương đương – equal to’ mà là ‘với – with’, xuất phát từ tiếng Latinh ‘cum – với’. Tước hiệu này không bao giờ đặt Mẹ Maria ngang hàng với Người Con Thần Linh của Mẹ. Trái lại, nó ám chỉ việc Mẹ tham dự cách chuyên nhất về lănh vực nhân loại, một việc tham dự hoàn toàn thứ yếu và phụ thuộc vào vai tṛ cứu chuộc của Chúa Giêsu, Đấng duy nhất là Thiên Chúa thật và là Con Người thật”.

 

Chính ĐTC Gioan Phaolô II, trong một bài diễn từ ở Guayaquit, Ecuador, đă sử dụng chữ “Đồng Công” về Mẹ Maria như sau: “Khi chịu khổ đau v́ Giáo Hội, Mẹ Maria đă xứng đáng trở nên Mẹ của tất cả mọi người môn đệ của Con Mẹ, Người Mẹ của mối hiệp nhất của họ… Thật vậy, vai tṛ của Mẹ Maria như Mẹ Đồng CôngCoredemptrix đă không làm mất đi việc tôn vinh Con của Mẹ” (trích Nguyệt San Inside the Vatican, 7/1997, trang 23). Đức Hồng Y Chủ Tịch Hội Đồng Ṭa Thánh về Thừa Tác Vụ Chăm Sóc Mục Vụ Về Sức Khỏe là Javier Cardinal Lozano Barragán đă công khai sử dụng chữ “co-redemptrix” bằng Ư ngữ là “corredentrice” trong bài giảng của ngài ở Đền Thờ Thánh Phêrô ngày 11/2/2008, Ngày Thế Giới Bệnh Nhân cũng là ngày kỷ niệm đúng 150 Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức.

 

Về ư nghĩa của danh xưng hay tước hiệu Mẹ Đồng Công, hai cuộc vận động cho Tín Điều Thánh Mẫu Đồng Công, một vào năm 1997 và một vào năm 2006, đă bày tỏ niềm xác tín của ḿnh. Trong Thỉnh Nguyện Thư đệ tŕnh Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đợt vận động 1997 do Nhóm Vox Populi Mariae Mediatrici đă tŕnh bày như sau:

 

       Khi Giáo Hội kêu cầu Mẹ Maria dưới tước hiệu ‘Đồng Công’, Giáo Hội có ư nói rằng Mẹ Maria tham phần  một cách chuyên nhất vào việc Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Thế cứu chuộc gia đ́nh nhân loại. Vào giây phút Truyền Tin  (x Lk 1:38), Mẹ Maria đă tự nguyện cộng tác vào việc cống hiến cho Ngôi Hai trong Ba Ngôi thân xác loài người của Người để làm chính phương tiện cứu chuộc, như Thánh Kinh đă nói với chúng ta rằng: ‘Chúng ta đă được thánh hóa nhờ việc hiến  dâng thân xác của Chúa Giêsu Kitô một lần vĩnh viễn’ (Heb 10:10).

   

Và ở dưới chân thập tự giá của Chúa Cứu Thế (Jn 19:26), những đau khổ dữ dội của Mẹ Maria, liên kết với những khổ đau của Con Mẹ, như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II  đă nói với chúng ta, ‘cũng là một đóng góp vào việc Cứu Chuộc của tất cả chúng ta’ (Salvifici Doloris, 25). V́ việc chia sẻ sâu xa này trong việc cứu chuộc được Chúa hoàn tất, mà Người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc đă được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Giáo Hội đặc biệt và có lư cho là ‘Mẹ Đồng Công - Coredemptrix’”.

 

Vào ngày 7 tháng 6 năm 2006, một trong 5 vị là ĐHY Telesphore Toppo đă đại diện đệ tŕnh một thỉnh nguyện thư bằng tiếng Latinh lên Đức Thánh Cha thay cho tất cả mọi hồng y và giám mục tham dự Hội Nghị Fatima 2005. Đức Thánh Cha đă nhận bản thỉnh nguyện thư và tập biên bản với ḷng biết ơn sâu xa và bày tỏ ư định kỹ lưỡng xem xét tập biên bản ấy. Bức thỉnh nguyện thư này là thành quả của Hội Nghị ở Đền Thánh Mẫu Fatima 3-7/5/2005. Bức Thư Ngỏ đă cho biết nguyên văn bức thỉnh nguyện thư, trong đó có đoạn quan trọng sau đây:

 

       Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc của con người, đă ban cho loài người từ Cây Thánh Giá mẹ Maria của Người để làm Mẹ thiêng liêng của tất cả mọi dân tộc, Vị Đồng Công cứu chuộc, vị tùy vào và cùng với Con  ḿnh đă hợp tác vào việc Cứu Chuộc tất cả mọi người; Vị Trung Gian tất cả mọi ân sủng, vị với tư cách làm Mẹ mang lại cho chúng ta những tặng ân của sự sống trường sinh; và là Trạng Sư, vị chuyển những lời nguyện cầu của chúng ta lên Con của Mẹ”.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL