“Thiên Chúa nhân lành đă ban cho con một người cha và một người mẹ xứng với Thiên Đàng hơn là thế gian”

 Cặp Vợ Chồng Tân Chân Phước 19/10/2008 Louis Martin và Zélie Guérin, cha mẹ của Nữ Thánh Tiến Sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

  

Lứa đôi Chân Phước

 

“Thiên Chúa nhân lành đă ban cho con một người cha và một người mẹ xứng với Thiên Đàng hơn là thế gian”. Đó là lời chị Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu viết (Lá Thư 261) khi gần qua đời cho Cha Bellière tóm tắt về gia đ́nh của chị. Và đó cũng là lời được khắc trên mộ của cha mẹ chị, khi thi thể của hai vị được cải táng và chôn bên nhau ở gần hậu cung Đền Thờ Lisieux. Vào năm 1956, kỷ niệm 50 năm khấn trọn đời của Céline là một trong 4 chị em vào cùng một ḍng kín Carmêlô, nhưng sau 2 chị và cô em, vị giám mục bản quyền địa phương đă loan báo rằng: “Tôi có một tin vui cho Sơ. Tôi có thể loan báo là án phong chân phước cho cha mẹ của Sơ được bắt đầu”. Ngày 19/8/2008, ĐTC Biển Đức XVI đă phê chuẩn lễ nghi phong chân phước cho các vị. Và ngày ấn định tôn phong chân phước cho nhị vị là ngày Khánh Nhật Truyền Giáo 19/10/2008. Đây là cặp vợ chồng thứ hai được Giáo Hội phong chân phước. Cặp vợ chồng đầu tiên là cặp người Ư Luigi (chết vào năm 1951) và Maria Beltrame Quattrocchi (chết năm 1965), được ĐTC Gioan Phaolô II tuyên phong vào Ngày Truyền Giáo Thế Giới 21/10/2001, 7 năm trước.

 

Thật vậy, án phong thánh cho cha mẹ của chị được bắt đầu tiến hành từ đó, nhưng măi cho đến ngày 10/6/2003, tức gần một nửa thế kỷ mới xong, ngày ĐHY Tổng Giám Mục Milan là Dionigi Tettamanzi long trọng kết thúc án phong chân phước, khi công nhận một phép lạ chữa lành nhờ lời chuyển cầu của các vị. Trong khi ĐHY đang cử hành nghi thức th́ chính em bé 13 tháng tuổi được chữa lành này ḅ ở dưới bàn của ngài. Phép lạ được công nhận này đă xẩy ra cho bé Pietro Schiliro, sinh ở Monza ngày 25/5/2002 trong một gia đ́nh có 5 anh chị em, và đă được chữa lành vào chính ngày lễ quan thày của ḿnh 29/6/2002 khỏi một chứng bệnh phổi rất trầm trọng và nguy tử sau hai tuần cửu nhật với nhị vị cha mẹ đáng kính này, theo lời đề nghị của Cha Sangalli ḍng Carmêlô. Bé đă rời bệnh viện ngày 26/7 hoàn toàn b́nh phục. Và bé cũng đă có mặt ở vương cung thánh đường Lisieux Pháp quốc Chúa Nhật 19/10/2008 trong thánh lễ do Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Án Phong Thánh hưu trí là Saraiva Martins chủ tế phong chân phước cho nhị vị đă chuyển cầu cho việc bé được chữa lành..

 

 

 

  

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là đâu là đời sống hôn nhân gia đ́nh thánh thiện nơi nhị vị tân chân phước vợ chồng là cha mẹ của vị thánh nữ quan thày các nhà truyền giáo Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu?

 

Vào ngày 4/4/1957, Céline, bấy giờ đă là nữ tu Ḍng Kín Carmêlô với tên gọi là Géneviève Thánh Nhan, đă làm chứng trong tiến tŕnh phong chân phước cho cha mẹ ḿnh về một “vẻ đẹp của một đời sống phối ngẫu sống hoàn toàn cho một ḿnh Chúa nhân lành, không theo cái tôi hay vị kỷ. Nếu người tôi tớ Chúa muốn có nhiều con là để hoàn toàn hiến dâng chúng cho Thiên Chúa mà thôi. Tất cả những điều ấy đều xẩy ra một cách đơn thành của một cuộc sống b́nh thường, chịu khó làm việc và đầy những khốn khó được đón nhận bằng niềm phó thác và cậy trông nơi Ư Muốn Thần Linh”.

 

Trong bản Tuyên Ngôn được công bố ngày 13/10/1957 về Các Nhân Đức của cặp vợ chồng thân phụ mẫu của Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu này, người ta đọc thấy những lời được Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Án Phong Thánh hưu trí là Saraiva Martins lập lại để kết thúc bài nói của ngài trong Đại Hội mừng kỷ niệm 150 năm lập gia đ́nh của nhị vị vào ngày 12-13/7/2008 ở Alencon và Lisieux như sau:

 

Chúng ta đă thấy trước mắt chúng ta một cặp vợ chồng, và một gia đ́nh, những người đă sống và đă tác hành hoàn toàn tuân hợp với Phúc Âm, chỉ lo sống trọn mỗi phút giây trong ngày dự án mà Thiên Chúa giành cho họ. Họ chỉ đạt đến sự trọn lành bằng việc t́m kiếm và nghe tiếng của Ngài. Louis và Zélie không phải là những con người rao giảng tin mừng trong các phong trào nhiệt thành hay của một hội tông đồ đặc biệt nào đó, thế nhưng cả gia đ́nh của họ đă sống một cuộc sống b́nh thường được soi dẫn bởi thần linh và siêu nhiên. Đó là chiều kích chính yếu, thuận lợi cho bất cứ ai, được cống hiến cho các gia đ́nh ngày nay noi gương bắt chước. Trước gương của gia đ́nh Martin này, chúng ta có được dưỡng chất, sức mạnh và hướng đi hầu tránh được quyền lực tân tiến của chủ nghĩa tục hóa, nhờ đó vượt lên trên nhiều sầu thương và thấy được tặng ân yêu thương phối ngẫu, cũng như tặng ân làm cha làm mẹ trong ư nghĩa thích đáng của chúng như là Tặng Ân khôn lường của Thiên Chúa”.

 

Sau đây là truyện đời của riêng nhị vị tân chân phước cũng như của chung gia đ́nh hai vị.

 

 

Thiên duyên tiền định

 

Louis, đứa con thứ hai trong 5 người con của gia đ́nh Martin, vào đời ngày 22/8/1823 ở Bordeaux. Cha của Louis Martin giải ngũ và dọn về ở Alencon. Louis đă học hành ở đó cho đến năm 22 tuổi th́ quyết định hành nghề chế tạo đồng hồ. Louis đă đến Strasbourg học nghề này. Trong thời gian học nghề ấy, có một lần chàng đến thăm Đan Viện Thánh Bênađô sống theo Luật Thánh Âu Quốc Tinh, một đan viện có một địa thế cao nhất Âu Châu, 6000 bộ trên mặt biển ở rặng núi Alps, lạnh âm 20 độ vào mùa đông. Khi trở về, chàng mang theo một cành hoa nhỏ, và cành hoa này đă được t́m thấy trong những thứ đồ đạc của chàng sau khi qua đời.

 

Sau đó một năm, tức vào năm 23 tuổi, cảm thấy có ơn gọi làm linh mục, chàng quyết định trở lại với Đan Viện Thánh Bênađô ấy một lần nữa, nơi hợp với ḷng yêu thích thiên nhiên và khuynh hướng chiêm niệm của chàng. Thế nhưng, v́ đan viện trưởng đă đ̣i hỏi chàng một điều kiện, đó là “anh cần phải học tiếng Latinh đă”. Thế là chàng đă cố gắng học tiếng Latinh. Người ta c̣n thấy trong cuốn sổ chi tiêu của chàng những ghi nhận về việc mua các cuốn sách giáo khoa Latinh và các bài học Latinh hằng tuần. Rồi đùng một cái, người ta thấy xuất hiện một ghi chú là “bán cuốn tự điển Pháp – Latinh…” Thế là chàng đă bỏ cuộc, không theo đuổi ơn gọi linh mục nữa. Nhưng vẫn không có hay chưa có  ư định lập gia đ́nh.

 

Chàng tiếp tục học nghề chế tạo đồng hồ ở Strasbourg và sau mấy năm học thêm ở Paris, chàng đă hoàn tất việc huấn nghệ này. Trở về Alencon, chàng đă mua một căn nhà và mở tiệm chế tạo đồng hồ lẫn sửa chữa đồng hồ ở địa chỉ 17 rue du Pont Neuf 21 năm. Công việc làm ăn của chàng thành công đến nỗi sau đó chàng mở thêm tiệm nữ trang nữa. (Th́ ra từ hậu bán thế kỷ 19 đă có những tiệm bán đồng hộ kiêm nữ trang rồi, chứ không phải bây giờ mới có). Chàng thích đọc sách, bơi lội, cầu nguyện, chơi thục bida, câu cá và đi bách bộ lâu giờ ở đồng quê.  Chàng tậu một khu đất có một cái cḥi để có thể sống một cuộc đời b́nh lặng thảnh thơi. Tuy nhiên, mẹ của chàng lại có ư khác. Bà đă sắp xếp cho chàng gặp Zélie là cô bé cùng học lớp làm ren với bà…

 

Zélie, người con thứ hai trong 3 chị em, sinh ngày 23/12/1831 ở Gandelain. Cha của nàng cũng là một quân nhân và giải ngũ như cha của Louis. Sau khi vợ ông mở tiệm cà phê bị lỗ lă, ông đă dọn về Alencon để hai đứa con gái của ông được học ở trường Công Giáo của các Chị Ḍng Thánh Tâm. Zélie rất thông minh. Cô đă chiếm giải nhất thi viết văn 10 trong 11 lần. Cô đă trải qua thời niên thiếu khốn khổ với người mẹ khắc nghiệt. Sau này cô đă viết cho đứa em trai Isidore của cô rằng: “Mẹ tỏ ra quá nghiêm khắc với chị, c̣n em th́ lại được mẹ nuông chiều”.

 

Zélie đă xin vào Ḍng Thánh Vinh Sơn Phaolô ở Alencon, đă gặp mẹ bề trên, vị đă nói với cô rằng cô không có ơn kêu gọi. Tuy cảm thấy buồn khi phải chấp nhận lời khuyên này, v́ cô nhận ra Thánh Ư Chúa khi kêu lên cùng Ngài rằng: “Chúa Trời con ơi, con sẽ đi lập gia đ́nh để chu toàn thánh ư của Chúa. Vậy con xin Chúa hăy ban cho con nhiều con cái và chúng được thánh hiến cho Chúa”.

 

Thế là cô trở về quyết định theo học nghề làm ren. Alencon là trung tâm làm ren ở Pháp. Zélie đă trở thành một chuyên nghiệp viên về ngành nghề này. Cô đă điều hành một nhóm phụ nữ, vẽ kiểu và mua chỉ sợi. Cứ mỗi Thứ Năm họ tới nhà của cô để cô giao cho một số việc nào đó mang về làm ở nhà họ trong ṿng một tuần, và nộp lại cho cô vào Thứ Năm sau đó. Cô ráp nối những ǵ họ làm, điều chỉnh những sai sót rồi lại chia việc cho họ làm tiếp. Cô rất thành công trong ngành nghề này. Cô đă biến lầu một căn nhà của cô cư ngụ ở Rue Ste Blaise thành văn pḥng và công xưởng. (Đường lối làm việc này vẫn c̣n thịnh hành cho tới ngày nay, ngay trong cộng đồng Người Việt Hải Ngoại Nam California).

 

Thấy ḿnh không có ơn gọi làm nữ tu, cố đă quyết định lập gia đ́nh. Một ngày kia, t́nh cờ cô lưu ư tới một chàng thanh niên có vóc dáng quí phái đi ngang qua mặt cô. Bấy giờ cô nghe thấy một tiếng nói trong ḷng rằng “chàng là người Ta sửa soạn cho con đó”. Ít lâu sau nàng biết được người thanh niên đó là Louis Martin. Qua việc sắp xếp của mẹ Louis, hai người đă gặp nhau và chỉ sau 3 tháng, họ đă quyết dịnh tiến tới hôn nhân, và chính thức trở thành vợ chồng với nhau tại Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn, vào nửa đêm Thứ Ba ngày 13/7/1858, khi Zélie ở vào tuổi 27 và Louis ở vào tuổi 35.

 

Khi quyết định lập gia đ́nh, cô không có ư nghĩ ǵ về vấn đề sinh sản. Vào chính ngày cưới, nghe thấy vấn đề này, cô đă đến gặp người chị của cô bấy giờ là Nữ Tu Maria-Dosithée Ḍng Thăm Viếng ở Le Mans cũng vào năm 1858, khóc lóc thảm thiết. Nhưng sau đó cô đă viết trong một bức thư rằng: “Em không bao giờ hối tiếc về việc lập gia đ́nh”.  Louis là một con người sống lư tưởng, thậm chí là một con người lăng mạn, đă thuyết phục nàng rằng cả hai sẽ sống với nhau như anh em theo gương Thánh Giuse và Mẹ Maria.

 

Tuy nhiên, 10 tháng sau, qua vị giải tội, nhận thấy việc sống như thế không hợp với ư muốn của Thiên Chúa, nhất là Zélie lại muốn có con, cặp vợ chồng có một không hai này đă bắt đầu cho ra đời những đứa con, đầu tiên là Maria, rồi tới Pauline và Léonie. Zélie viết: “Chúng tôi chỉ sống cho con cái của ḿnh, chúng là tất cả những ǵ may lành mà chúng tôi chỉ t́m thấy nơi chúng”. Nàng c̣n viết cho người con gái Pauline của nàng rằng: “Đối với mẹ th́ mẹ muốn có nhiều con cái để mẹ có thể dưỡng dục chúng cho Thiên Đàng”. Bởi thế, chưa đầy 13 năm, họ đă có tất cả là 9 người con. 

 

 

 

Muối đất men bột

 

Công việc làm ăn của Zélie thành công tới độ Louis đă bán cả tiệm chế tạo đồng hồ lẫn tiệm nữ trang cho người cháu của ḿnh để về làm quản đốc và giao dịch cho vợ. Tổ ấm gia đ́nh của họ là chính căn nhà bấy giờ của Zélie, nơi đă trở thành một hăng làm ren nổi tiếng được gọi là “Point d’Alencon”. Tuy nhiên, công việc làm ăn càng lên và để phát triển ngành nghề này của vợ, Louis đă phải bôn ba đây đó ít khi có nhà, ngay cả lúc cô con gái út của ông là Têrêsa vào đời cũng thế.

 

Hai vợ chồng Louis và Zélie làm ăn chẳng những rất lương thiện mà c̣n bác ái nữa. Nhất là đối với người nghèo và nhân vên của ḿnh. Họ trả tiền cho nhân viên ngay sau khi họ xong việc, kể cả khi họ bị bệnh nữa. Trong năm đầu đời hôn nhân, họ đă nhận chăm sóc cho một bé trai có mẹ chết để lại 11 người con. Đối với Chúa, cả hai đều chú trọng tới đời sống nội tâm cầu nguyện nữa. Họ đă tham gia vào các hội đạo đức, chẳng hạn như Ḍng Ba Phanxicô, hội chầu Thánh Thể đêm. Họ tuân giữ kỷ càng những luật lệ của Giáo Hội như ăn chay, kiêng thịt. Họ thường xuyên xưng tội và tham dự Thánh Lễ hằng ngày.

 

Louis tỏ ra rất chăm sóc cho vợ, cho dù không thường xuyên ở nhà với vợ. Có lần, từ Paris, chàng đă viết thư về cho vợ căn dặn nàng như thế này: “Đó em thấy không, anh đă dặn em là hăy cứ b́nh thản mà. Em làm việc vất vả quá đi; em bị mệt chết mất thôi.  Chúng ta chỉ cần chịu khó làm việc, phần Chúa sẽ lo cho chúng ta hết mọi sự. Chúng ta sẽ xây dựng một thương vụ phát triển nho nhỏ, nhưng đừng v́ thế mà kiệt sức nghe em”.

 

Có lần chàng lại viết như sau: “Cưng ơi, anh xin lập lại một lần nữa là đừng có lo lắng quá nghe cưng. Với ơn Chúa giúp, chúng ta sẽ xây dựng được một công việc làm ăn nhỏ bé tốt đẹp thôi”….  “Anh ấp yêu em trong ḷng và chờ ngày được vui vầy với em”….. “Chồng của em và người bạn chân thật măi măi yêu em”.

 

Mặc dù bận bịu với việc làm ăn như thế, đồng thời c̣n phải chăm sóc cho một gia đ́nh đông đảo, kể cả người bố chồng được nàng phụng dưỡng sau khi mẹ chồng nàng qua đời, Zélie vẫn trung thành với đời sống cầu nguyện, với Thánh Lễ hằng ngày, với việc cùng các con cầu nguyện. Trong 218 bức thư (từ năm 1863 đến 1877) c̣n được lưu giữ của nàng, nhất là những bức thư nàng gửi cho bà chị nữ tu ở Le Mans và đứa em trai dược sĩ Isidore ở Paris, cũng như cho hai đứa con gái lớn học nội trú của nàng, người ta thấy được mối quan tâm nàng tỏ ra đối với các thực tại của đời sống cũng như của thế giới.

 

Vào năm 1870, quân Đức xâm chiếm Pháp quốc. Họ đă trú chân ở các gia đ́nh trong tỉnh Alencon. Trong một bức thư, Zélie đă thuật lại hậu quả của cuộc xâm chiếm này đối với riêng gia đ́nh nàng cũng như với phố thị này như sau: “Quân Đức đă hủy hoại nếp sống của gia đ́nh tôi trong nháy mắt. Tỉnh lỵ này trở thành tan hoang, và hết mọi người than van khóc lóc trừ chúng tôi”. Cũng qua một bức thư của Zélie, người ta biết được rằng có 9 người lính Đức vào ở trọ gia đ́nh nhà Martin này, nhưng có một người lính bị Louis bắt quả tang lấy trộm chiếc đồng hồ của chàng, đă bị chàng tóm cố tống ra khỏi nhà. Hôm sau, chàng nộp đơn tố cáo vụ này với thẩm quyền của quân Đức. Tuy nhiên, sau đó một ngày, khi nghe thấy có lệnh x bắn những ai hôi của, và tên lính bị chàng tố cáo sẽ bị xử như thế th́ chàng lập tức tới xin rút lại lời tố cáo của ḿnh và xin đừng bắn người lính tội nghiệp ấy.

 

Việc chiếm đóng của quân Đức không phải là hoạn nạn duy nhất của gia đ́nh Martin này, mà c̣n những đau khổ thử thách khác xẩy ra trong nội bộ gia đ́nh họ nữa. Đúng thế, đó là 6 cái chết liền trong ṿng 5 năm của gia đ́nh này. Đầu tiên là người bố chồng qua đời vào năm 1865. Bố của Zélie qua đời 3 năm sau đó, năm 1868, nơi an táng của ông đă được Zélie đă cho biết là: “Mộ của ông sẽ là ngôi mộ gần với nấm mồ của hai nhỏ Giuse”. Thật thế, hai bé trai Giuse đều chết vào năm mới được một tuổi, một đứa qua đời năm 1867 và đứa kia vào năm 1868. Nhất là trong năm 1870 họ mất đến hai đứa con gái, một đứa 5 tuổi rưỡi là Hélène và một đứa chưa đầy 2 tháng tuổi là Mélanie.

 

Về những cái chết của con cái ḿnh, Zélie đă nghẹn ngào viết: “Khi tôi khép mắt cho những đứa con thân yêu của tôi lại để sửa soạn an táng chúng, th́ ḷng tôi cảm thấy hết sức xót xa, thế nhưng, nhờ ơn Chúa, tôi bao giờ cũng cam chịu theo ư muốn của Người. Tôi không hối hận về những đớn đau và hy sinh phải chịu v́ chúng… Tôi không hiểu được tại sao dân chúng lại nói rằng ‘nếu không trải qua những sự ấy th́ cô đă sống hạnh phúc hơn rồi’… Giờ đây chúng đang được hoan hưởng trên thiên cung. Như thế tôi đâu có măi măi mất chúng. Đời sống th́ ngắn ngủi, rồi tôi sẽ được gặp lại những đứa nhỏ của tôi trên thiên đàng”.

 

Cô út Thiên-Sa vào đời năm 1873. Zélie biết rằng bé là đứa con cuối ḷng. Thế nhưng, cô út Thiên-Sa sinh ra rất yếu ớt. Cho dù đă quen với những cái chết của các người con trước, Zélie vẫn lo cho sự sống của cô út Thiên-Sa. Sau 3 đứa đầu, nàng không thể cho con bú sữa mẹ, mà phải nhờ đến một người vú nuôi. Nàng đă thuật lại bệnh hoạn của cô út Thiên-Sa như thế này:

 

Để khỏi quá muộn, ngay đêm hôm ấy tôi đă lên đường đi t́m người vú nuôi. Thật là cả một đêm dài! Thiên-Sa không dùng một chút dinh dưỡng ǵ hết. Cả đêm hôm ấy, tất cả mọi dấu hiệu chẳng lành xẩy ra cho những cái chết của các vị thiên thần khác của tôi đă chập chờn hiện lên, và tôi cảm thấy buồn là tôi không thể giúp được ǵ hết trong t́nh trạng yếu đuối mỏng ḍn của đứa con gái út này”.

 

Trên đường đi vào đêm hôm ấy, nàng đă thấy hai người đàn ông mặt mũi hung dữ tiến đến với nàng từ một con đường hoang vắng. Bấy giờ nàng nhủ thầm rằng “nếu họ có giết tôi chăng nữa th́ cũng chẳng có ǵ là khác biệt hết. Tôi đă cảm thấy đau ḷng đến chết được ở trong ḷng rồi”. Cuối cùng nàng cũng đến được Semallè và xin Rose Taillè là vú nuôi mấy đứa con trước của nàng đến Alencon nuôi cô út Thiên-Sa. Tuy nhiên, Rose đă từ chối v́ chính người vú này cũng đang phải nuôi đứa con nhỏ của ḿnh. Sau đó Rose đă nhận lời đến Alencon nhưng là để mang Thiên-Sa về Semallè nuôi. Tới Alencon, nh́n thấy Thiên-Sa, Rose đă nói rằng “đă quá trễ rồi”. Zélie liền chạy ngay lên lầu, đến trước tượng Thánh Giuse van xin Thánh nhân cứu lấy Thiên-Sa. Trở xuống lầu, nàng thấy Thiên-Sa không c̣n trong t́nh trạng “đă quá trễ rồi” nữa.

 

 

Đường t́nh thập giá

 

Vấn đề Zélie không cho con bú sữa mẹ được là v́ khi c̣n là con gái, nàng đă ngă trúng vào một cái bàn và bị đau ngực. Năm 1865 nàng viết thư cho đứa em trai cho biết nàng cảm thấy đau ở ngực. Nàng cứ mặc kệ nó v́ có lẽ nàng hy vọng rằng nó sẽ hết thôi. Sau đó ngực nàng có bướu và v́ đau nên không thể cho con bú. Sau hết, v́ cái đau ấy, vào tháng 12 năm 1876, nàng khám phá thấy rằng ḿnh bị ung thư, nhưng đă quá trễ mất rồi, các bác sĩ đều cho là nàng đă ở vào thời kỳ ung thư cuối cùng.

 

Nàng đă dẫn 3 đứa con gái đầu đi hành hương Lộ Đức, một cuộc hành hương làm cho nàng càng cảm thấy vất vả đớn đau. Ba cô con gái cảm thấy buồn v́ Đức Mẹ đă không chữa lành cho mẹ của ḿnh. Nhưng người mẹ bất hạnh này đă trấn an các con một cách đầy thánh đức bằng chính lời Đức Mẹ nói với chị Bernadette (vị thụ khải mà khi người mẹ khốn khổ này gần qua đời bấy giờ vẫn c̣n sống) rằng: “Đức Mẹ đă nói với mẹ như đă nói với Bernadette rằng: ‘Mẹ sẽ làm cho con được hạnh phúc, nhưng không phải ở đời này mà là đời sau’”.

 

Người ta c̣n đọc thấy tâm tưởng của người vợ tốt lành và người mẹ thánh đức này trong một bức thư như sau: “Khi tôi nghĩ đến những ǵ vị Thiên Chúa nhân lành này, Vị tôi hết ḷng tin tưởng, và tôi đă trao phó vào tay Ngài việc chăm sóc cho các công việc của tôi, đă làm cho tôi cũng như cho chồng của tôi, th́ tôi chắc chắn một điều là Vị Quan Pḥng Thần Linh này đang đặc biệt chăm sóc giữ ǵn những người con cái của Ngài”.

 

Trong cuốn tự thuật của ḿnh, Chị Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu đă diễn tả về người mẹ của ḿnh đang hấp hối như sau: “Những nghi thức Xức Dầu Thánh đă in sâu vào trí tưởng tượng của con. Con vẫn c̣n thấy được nơi con qú bên cạnh chị Céline. Năm đứa chúng ta ở đó thứ tự theo tuổi tác, và tội nghiệp thay người cha thân yêu cũng qú đó thổn thức”.

 

Trong cuốn tự thuật của ḿnh, Céline c̣n cho biết thêm là người cha này chỉ khóc duy có hai lần trong đời và đó là lần thứ hai. Người mẹ của 5 cô con gái này đă qua đời ngày 28/8/1877, hưởng dương 46 tuổi, sau 19 năm sống đời hôn nhân gia đ́nh. Cô gái út Thiên-Sa bấy giờ mới được 4 tuổi.

 

Tuy rất luyến tiếc Alencon là nơi an táng vợ và có nhiều bạn bè thân thiết, nhưng v́ con cái cần sống gần gũi một người đàn bà thay mẹ chúng mà người bố góa bụa quyết định hy sinh dọn đến ở với gia đ́nh cậu của chúng là Isidore Guérin ở Lisieux, nơi sau này cô út được gọi là Thánh Thiên-Sa Lisieux. Gia đ́nh ông cậu này có người vợ là Céline và hai người con gái là Jeanne và Marie. Chính bà mợ tốt lành này đă ngỏ lời mời gia đ́nh của người chị dâu mới qua đời về chung sống với gia đ́nh ḿnh. Trong khi để các con đi trước đến ở với cậu và ở lại Alencon thu dọn, người bố đă viết thư nhắn nhủ con cái của ḿnh rằng: “Các con hăy nhớ rằng bố phải hy sinh rất nhiều để dọn đi, nhưng bố v́ các con mà đi… Khi cậu mợ các con bảo các con làm ǵ th́ hăy làm như vậy nhé – và hăy học hỏi v ới cậu mợ nghe”.

 

Người cha góa 54 tuổi bắt đầu cuộc đời hưu trí của ḿnh ở Lisieux với 5 cô công chúa của ông. Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu đă viết về người cha của ḿnh như thế này: “Tấm ḷng rất dịu dàng của Ba đă liên kết t́nh yêu thương từ mẫu thực sự với một t́nh yêu vốn đă có”.

 

Gia đ́nh gà trống nuôi con này sống ở Lisieux không sinh động như ở Alencon trước đó. Họ ít có những giao tiếp về xă hội và sống trong nhung nhớ h́nh ảnh của một người vợ và người mẹ. Ông bố luôn nói với con cái ḿnh về “người mẹ thánh đức của các con”. Hai đứa con gái nhỏ trong 5 chị em được ông gửi vào học với các Đan Sĩ Biển Đức Đức Bà Pré.

 

Tuy nhiên ông cũng biết cách làm khuây khỏa các con của ḿnh, bằng cách đi xem kịch ảnh, đi chơi biển ở Trouville, thăm viếng Paris v.v. Nhất là chuyến viếng thăm Rôma với cô út Thiên-Sa. Có lần ông đă cùng với một vị linh mục thực hiện một cuộc hành hương thăm Constantinople, Nhă Điển và Rôma, và trong thời gian này, ông đă viết về thăm các con, ở cuối thư, ông đă tỏ ra ḷng ông rất mến thương gắn bó với chúng như thế này: “Ngàn nụ hôn cho tất cả con cái của bố. Bố của các con, người yêu thương các con”. Hay “Bố yêu thương tất cả các con và ấp ủ các con trong tâm can của ḿnh”. Hoặc “Bố ôm ấp các con bằng tất cả tấm ḷng của bố”.

 

Chiều tím Canvê

 

Đời sống thánh đức của người bố góa vợ này được thể hiện đặc biệt nơi việc hiến dâng con cái và chính bản thân ḿnh cho Chúa. Người vợ thân yêu của ông đă thấy trước ơn gọi tu tŕ của hai đứa con gái lớn của bà, đó là Pauline vào Ḍng Carmêlô ở Lisieux tháng 10/1882, và Marie cũng tháng 10 nhưng 4 năm sau, 1886. C̣n người con gái bệnh hoạn Léonie cũng bắt đầu dâng ḿnh cho Chúa, đầu tiên với Ḍng Thánh Clara Nghèo, rồi tới Ḍng Thăm Viếng là nơi sau hai lần thất bại cô đă được vĩnh viễn trở thành phần tử vào năm 1899, sau khi cô em út Thiên-Sa qua đời 2 năm.

 

Đúng thế, con út Thiên-Sa cũng phải tranh đấu lắm mới được nhập Ḍng Kín Carmêlô vào năm 15 tuổi, hồi tháng 4/1888, thay v́ 21 theo luật ḍng, nhờ phép chuẩn của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, sau cuộc gặp gỡ thiên định giữa cha con cô với ngài trong chuyến viếng thăm Vatican 20/11/1887 trước đó. Vào ngày 15/6/1888, tức sau 2 tháng cô út lên đường, cô chị Céline cũng tiết lộ cho cha biết là ḿnh cũng cảm thấy ơn gọi tu tŕ. Bấy giờ, cha cô nói với cô rằng: “Nào, chúng ta hăy cùng nhau đến với Thánh Thể để tạ ơn Chúa là Đấng đă ban cho bố được vinh dự chiếm được tất cả mọi đứa con của bố”. Và cô cũng vào Ḍng Kín Carmêlô năm 1994, sau khi cha của cô qua đời, với 2 chị và em. Để rồi vào năm 1956, thời điểm mừng lễ kim khánh 50 năm khấn trọn đời trong ḍng Carmêlô, cô đă được nghe vị giám mục bản quyền địa phương Lisieux cho biết là án phong chân phước cho cha mẹ cô được bắt đầu tiến hành.

 

Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu đă chứng thực đời sống Phúc Âm của vị thân phụ ḿnh như sau: “Những ǵ con nhận thấy nhất đó là t́nh trạng tăng tiến nên trọn lành của Ba; theo gương thánh Phanxicô Salêsiô, ba đă có thể làm chủ được bản chất hăng máu của ba cho đến độ ba đă tỏ ra có một bản chất dịu dàng nhất trên thế gian này… Các sự xẩy ra trên thế gian này dường như khó có thể chi phối được ba; ba đă dễ dàng thắng vượt được những khó khăn trong cuộc đời này”.

 

Vào năm 1887, ông bị một cú đột quị nhẹ trên đường đi Lễ. Vào tối áp Lễ Hiện Xuống, sau khi tham dự Buổi Kinh Tối ở Vương Cung Thánh Đường về, đang ngồi nghỉ ngơi trong vườn, vừa thấy cô út Thiên-Sa ra vườn, ông đă đứng lên loạng choạng ôm lấy cô, gh́ cô vào ḷng. Thấy cô khóc, ông hỏi “sao vậy con?” Cô út bấy giờ xin cha cho vào ḍng kín Carmêlô ở Lisieux. Ông nói với cô rằng cô c̣n quá trẻ, mới 14 tuổi đầu thôi. Cô đă thuyết phục cha, đến nỗi cha cô đă cho phép nếu đó là ư Chúa muốn. Ông đă ngắt một cành hoa trắng nhỏ trên tường trao cho cô như là biểu hiệu cho cuộc đời của cô vậy. Cuối cùng, cô út đă từ giă cha lên đường vào ḍng kín Carmêlô ở Lisieux ngày 9/4/1888. Đêm hôm đó, ông nghe thấy một người bạn nói cùng ông rằng: “Anh thực sự c̣n hơn cả Abraham nữa ḱa”. Ông trả lời: “Đúng thế, nếu tôi được ở vào trường hợp của Abraham, th́ tôi đă thực hiện cùng một của lễ hiến dâng, thế nhưng đồng thời tôi cũng đă nguyện cầu, nguyện cầu và nguyện cầu. Tôi đă rợn người khi giơ con dao lên, run run giơ con dao lên một cách chầm chậm, và xin Chúa hăy sai vị thiên thần cùng với con cừu tới”. 

 

Sau khi cô út Thiên-Sa vào ḍng, ông bắt đầu bị đột quị nhiều hơn. Vào Tháng 5/1888, năm ông dâng cúng hầu như trọn vẹn số tiền để làm bàn thờ cho ngôi Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô ở địa phương của ḿnh, người cha này đă hồi tưởng lại những giai đoạn cuộc đời của ông trong lúc ông đến viếng thăm ngôi nhà thờ ở Alencon mà ông đă thành hôn 30 năm trước. Sau đó ông đă nói với các cô công chúa của ông rằng: “Các con ơi, ba đă trở lại Alencon là nơi ba đă lănh nhận ở Nhà Thờ Đức Mẹ Ban Ơn những ân huệ rất trọng đại, những niềm an ủi đến nỗi ba đă đọc lời nguyện này: ‘Chúa Trời con ơi, thật là quá sức! Vâng, con quá ư là hạnh phúc. Con không thể nào về trời như thế được, con muốn chịu đựng một điều ǵ đó v́ Chúa! Và con xin dâng ḿnh con…’”. Chữ cuối cùng ông không nói lên lời này được các con ông hiểu là “làm tế vật”.

 

Quả nhiên lời ông cầu ḷng ông ước đă được trời cao khứng nhận. Vào ngày 23 tháng 6 năm 1888, tức 1 tháng sau đó, ông đă bị chứng sơ cứng động mạch ảnh hưởng đến cả tâm thần của ông. Người ta đă không c̣n thấy ông ở đâu nữa. Ông đă biến mất. Măi đến ngày 27 cùng tháng người ta mới thấy ông ở Le Havre. V́ ông hay thất thường biến mất như thế, đến độ hai cô con gái c̣n ở nhà với ông là Léonie và Céline không thể chăm sóc cho ông. Vào tháng 2/1889, hai cô đă phải đành đưa cha vào nhà thương tâm thần ở Caen là Nhà Thương Chúa Cứu Thế Nhân Lành. Cùng năm ấy, nhà họa sĩ lừng danh Van Gogh cũng vào bệnh viện tâm thần ở San Remy, và qua các bức tranh của ông người ta thấy được phần nào cảnh đọa đầy của một nhà thương điên bấy giờ.

 

Khi người cha này vừa được đưa vào đấy, mang số 14449, ông đă nghe cô y tá nói với ông rằng: “ở nơi đây ông cũng có thể thực hiện một việc tông đồ tuyệt vời”. Ông đáp lại rằng: “Tôi biết, thế nhưng tôi thích thực hiện nó ở chỗ khác ḱa. Phải, cả cuộc đời của tôi đă từng ra lệnh và ban bố các thứ chỉ thị, bởi vậy mà Thiên Chúa có thể là đang thanh tẩy tôi đây – để khống chế cái kiêu hănh và lăng xăng của tôi bằng việc giờ đây tôi phải tuân theo các lệnh truyền”. Vào lúc tỉnh táo, ông đă thường lập lại rằng: “Tất cả cho vinh danh Chúa hơn… Tôi chưa bao giờ bị nhục nhă trong đời, tôi cần phải chịu ô nhục”.

 

Tuần nào cũng thế, trong ṿng 3 năm liên tục, hai chị em Léonie và Céline đă đi xe lửa tới Caen để thăm cha của họ. Sau đó ông bị đột quị nặng và trở nên tê liệt. V́ không c̣n lang thang được nữa, vào tháng 5/1892, ông đă được mang về lại Lisieux sống với gia đ́nh đứa em trai của vợ. Ông đă nghẹn ngào thốt lên lời vĩnh biệt 3 đứa con gái của ông đang tu ở đan viện Carmêlô khi ông đến thăm họ lần cuối rằng: “Thôi giă biệt các con nhé, hẹn gặp các con trên Thiên Đàng!” Cuối cùng, sau khi bị đứt mạch tim, ông đă âm thầm qua đời vào ngày 29/7/1894, bên cạnh chỉ có Céline là đứa con gái duy nhất tạm dời ngày gia nhập đan viện Carmêlô để ở nhà lo chăm sóc cho bố đến giây phút ông vĩnh viễn ra đi.

 

Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu đă viết về cuộc khổ nạn cuối đời của cha ḿnh như sau: “Con không biết rằng vào ngày 12/2, một tháng sau khi con được mặc áo ḍng, th́ người Cha thân yêu của chúng ta lại phải uống một trong những chén đắng nhất, một chén hèn mạt nhất. A! Ngày hôm đó, con không nói rằng con đă có thể chịu khổ hơn được nữa! Không lời nào có thể tả hết nỗi buồn thương của chúng ta, và con sẽ không c gắng để bày tỏ nó. Ngay kia, trên Thiên Đàng, chúng ta sẽ tha hồ mà nói với nhau về những thử thách vẻ vang của chúng ta; chúng ta đă chẳng cảm thấy hạnh phúc v́ được chịu đựng chúng hay sao? Phải, ba năm tử đạo của Ba đối với con dường như là những ǵ khả ái nhất, lợi ích nhất trong cuộc sống của con; con không trao đổi chúng với tất cả những thứ ngất trí xuất thần và khải thị của các thánh. Ḷng con tràn đầy niềm tri ân cảm tạ khi con nghĩ đến thứ kho tàng vô giá đến khiến cho các thần trời cũng phải cảm thấy ghen tương thánh hảo nữa…”

 

Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu quả thực đă cảm nhận rất chính xác về cha mẹ của chị:  “Thiên Chúa nhân lành đă ban cho con một người cha và một người mẹ xứng với Thiên Đàng hơn là thế gian”. Đúng thế, cặp vợ chồng chân phước là thân phụ mẫu của vị Thánh Nữ Tiến Sĩ 33 này nói riêng và chung gia đ́nh của hai vị nói chung, đă sống ở thế gian mà không thuộc về thế gian (x Jn 17:11,14), ở chỗ: 1) "lấy nhau không phải v́ sắc dục" (Tôbia 8:7) mà hoàn toàn theo Thánh Ư Chúa; 2) muốn có con là để dưỡng dục chúng hoàn toàn hầu dâng lại cho Chúa; 3) đă làm ăn sinh sống một cách chân chính theo ḷng kính sợ Chúa, dù làm chủ và phát tài nhưng không quên Chúa, và không tỏ ra gian dối, hách dịch, trái lại đă biết sử dụng của cải theo Ư Chúa và cho tha nhân; 4) biết chấp nhận mọi sự theo Ư Chúa về tất cả những ǵ xẩy ra cho chung gia đ́nh cũng như cho từng người, nhất là  liên quan đến những cái chết của phần tử thân yêu trong nhà. Tóm lại, gia đ́nh Chị Thánh Thiên-Sa Hài Đồng Giêsu quả thực là mô phạm cho một "Cộng Đồng Yêu Thương và Sự Sống" (Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, 1660), cho một "Giáo Hội Tại Gia" (Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, 1666 và 2685) vậy . 

 

 

(Bài viết được nghiên cứu từ 4 nguồn của mạng điện toán toàn cầu thereseoflisieux.org, một là của Đức Giám Mục Phụ Tá ở Bayeux và Lisieux, Guy Gaucher, OCD, trong bài "Louis and Zelie Martin: A Marriage of Love," hai là của Cha James Geoghegan, OCD, trong bài "The Parents of St. Therese", ba là của Cha Dom Antoine Marie osb. trong bài "Louis and Zelie Martin: An example of a Christian family Interpreted according to Pope John Paul II's Letter to Families", và bốn là của Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ Án Phong Thánh hưu trí Saraiva Martins trong conference bài "The Martin Couple: A Path of Sanctity that Imparted Faith").