Thông
Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể của ĐTC GPII ban hành ngày
Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003
Bản dịch của
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Tính Cách Tông Truyền của
Thánh Thể và của Giáo Hội
26.
Nếu, như Tôi đă nói, Thánh Thể xây dựng Giáo Hội và Giáo Hội thực hiện Thánh
Thể th́ cả hai có một mối liên hệ sâu xa, tới nỗi chúng ta có thể áp dụng
mầu nhiệm Thánh Thể chính những lời chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính
của Công Đồng Chung Nicene-Constantinopolitan là Giáo Hội “duy nhất, thánh
thiện, công giáo và tông truyền”. Cả Thánh Thể nữa cũng duy nhất và công
giáo. Thánh Thể c̣n thánh thiện, thực sự là một Bí Tích Cực Thánh. Thế nhưng,
trước hết, chúng ta giờ đây cần phải nhận định về tính cách tông truyền của
Thánh Thể.
27. Sách Giáo Lư Giáo Hội
Công Giáo, khi giải thích làm sao Giáo Hội tông truyền được căn cứ vào các
Vị Tông Đồ, đă thấy được ba ư nghĩa nơi lời phát biểu này. Trước hết, “Giáo
Hội đă và vẫn được xây dựng trên ‘nền tảng các Vị Tông Đồ’ (Eph 2:20), những
vị chứng nhân được chính Chúa Kitô tuyển chọn và sai đi truyền giáo” (51).
Thánh Thể cũng có nền tảng trên các Vị Tông Đồ, không phải ở chỗ Thánh Thể
không bắt nguồn từ chính Chúa Kitô, mà là ở chỗ Thánh Thể được Chúa Giêsu kư
thác cho các Vị Tông Đồ và đă được các vị cùng những người thừa kế các vị
truyền lại cho chúng ta. Chính v́ việc tiếp tục thực hiện theo các Vị Tông
Đồ tuân giữ lệnh truyền của Chúa mà Giáo Hội vẫn cử hành Thánh Thể qua các
thế kỷ.
Ư nghĩa thứ hai cho thấy Giáo
Hội tông truyền, như Sách Giáo Lư tŕnh bày, đó là “được sứ nâng đỡ của Thần
Linh ở trong ḿnh, Giáo Hội ǵn giữ và truyền đạt giáo huấn, ‘kho tàng thiện
hảo’, những lời tác hiệu Giáo Hội đă nghe từ các Vị Tông Đồ” (52). Thánh Thể
cũng tông truyền cả ở chỗ này nữa. V́ Thánh Thể được cử hành hợp với đức tin
của các Vị Tông Đồ. Ở vào những thời điểm khác nhau trong gịng lịch sử 2000
năm của Dân Tân Ước, Huấn Quyền của Giáo Hội đă truyền dạy chính xác hơn nữa
về Thánh Thể, bao gồm cả vấn đề ngữ pháp xứng hợp, chính là để bảo toàn đức
tin tông truyền liên quan đến mầu nhiệm cao quí này. Niềm tin này vẫn không
thay đổi và Giáo Hội cần phải làm sao để niềm tin này không đổi thay.
28. Sau hết, Giáo Hội c̣n
tông truyền theo nghĩa là Giáo Hội “tiếp tục được dạy dỗ, thánh hóa và hướng
dẫn bởi các Vị Tông Đồ cho đến khi Chúa Kitô tái giáng, qua những người thừa
kế của các vị trong vai tṛ mục vụ là Giám Mục đoàn được các linh mục hỗ
trợ, hợp nhất với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô, vị mục tử tối cao của Giáo Hội”
(53). Việc kế thừa các Vị Tông Đồ trong vai tṛ mục tử cần đến bí tích
Truyền Chức Thánh, tức là tính cách liên tục không bị gián đoạn ngay từ ban
đầu nơi những việc truyền chức hàng giáo phẩm (54). Việc thừa kế là việc
thiết yếu đối với Giáo Hội để hiện hữu một cách xứng hợp và trọn vẹn.
Thánh Thể cũng thể hiện ư nghĩa
tông truyền này nữa. Như Công Đồng Chung Vaticanô II dạy, “tín hữu tham dự
vào việc hiến dâng Thánh Thể v́ vai tṛ tư tế vương giả của họ” (55), tuy
nhiên chỉ có vị tư tế có chức thánh, “tác hành thay ngôi vị Chúa Kitô, thực
hiện Hy Tế Thánh Thể và hiến dâng Hy Tế lên Thiên Chúa nhân danh toàn thể
dân Chúa” (56). V́ lư do này, Lễ Nghi Rôma qui định rằng chỉ có linh mục mới
đọc Lời Nguyện Thánh Thể, trong khi đó dân Chúa tham dự vào bằng đức tin và
trong thinh lặng (57).
29. Công Đồng Chung
Vaticanô II sử dụng nhiều lần lời diễn tả “thành phần linh mục thừa tác, tác
hành thay ngôi vị Chúa Kitô, mới là vị thực hiện Hiến Tế Thánh Thể” (58), là
lời diễn tả đă được bắt nguồn sâu xa từ giáo huấn của giáo hoàng (59). Như
Tôi đă nói đến ở các lần khác, câu in persona Christi “có nghĩa c̣n hơn là
việc hiến dâng ‘nhân danh’ hay ‘thay cho’ Chúa Kitô. In persona nghĩa là
đồng hóa đặc biệt về bí tích với Vị Thượng Tế đời đời, Đấng là tác giả và là
chủ thể chính của hiến tế này của Người, một hiến tế thực sự không ai có thể
thay Người” (60). Thừa tác vụ của các vị linh mục, thành phần đă lănh nhận
bí tích Truyền Chức Thánh, trong công cuộc cứu độ được Chúa Kitô tuyển chọn,
là thừa tác vụ cho thấy rơ Thánh Thể được các vị cử hành là một tặng ân hoàn
toàn trổi vượt trên quyền hạn của cộng đồng, và là một tặng ân hết sức cần
thiết cho mối liên hệ thành hiệu giữa việc thánh hiến Thánh Thể với hiến tế
Thập Tự cũng như với Bữa Tiệc Ly. Cộng đồng qui tụ lại với nhau để cử hành
Thánh Thể, nếu thật sự là cộng đồng Thánh Thể, tuyệt đối cần phải có sự hiện
diện của một vị linh mục có chức thánh chủ sự. Ngoài ra, cộng đồng này, tự
ḿnh không thể cung cấp một vị thừa tác viên có chức thánh. Vị thừa tác viên
này là một tặng ân cộng đồng nhận được qua việc thừa kế hàng giáo phẩm bắt
nguồn từ các Vị Tông Đồ. Chính vị Giám Mục, vị qua Bí Tích Truyền Chức Thánh,
làm nên một vị tư tế mới bằng việc ban cho họ quyền thánh hiến Thánh Thể.
Tóm lại, “mầu nhiệm Thánh Thể không thể được cử hành nơi bất cứ một cộng
đoàn nào ngoại trừ bởi một vị linh mục có chức thánh, như Công Đồng Chung
Latêranô IV minh nhiên truyền dạy” (61).