Thông
Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thể của ĐTC GPII ban hành ngày
Thứ Năm Tuần Thánh 17/4/2003
Bản dịch của
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Chương Một
Mầu
Nhiệm Đức Tin
11. “Chúa Giêsu vào đêm
Người bị phản nộp” (1Cor 11:23) đă thiết lập Hy Tế Thánh Thể ḿnh máu của
Người. Nhũng lời của Thánh Tông Đồ Phaolô mang chúng ta trở về với thảm cảnh
hạ sinh Thánh Thể. Thánh Thể được đánh dấu bất khả phai mờ bằng biến cố khổ
nạn và tử nạn của Chúa Kitô, nhờ đó Thánh Thể chẳng những là một sự nhắc nhở
mà c̣n là một tái hiện thực về bí tích nữa. Chính hy tế Thập Giá đă được kéo
dài qua các thế kỷ (9). Chân lư này được diễn tả rơ ràng nơi những lời cộng
đồng theo lễ nghi Latinh đáp lời công bố “Mầu Nhiệm Đức Tin” của vị linh mục,
đó là “Ôi Chúa, chúng tôi loan truyền việc Chúa chịu chết”.
Giáo Hội đă lănh nhận Bí Tích
Thánh Thể từ Đức Kitô là Chúa của ḿnh, không phải như là một tặng ân duy
nhất, cho dù quí báu đến đâu chăng nữa, trong số nhiều tặng ân khác, mà là
một tặng ân tuyệt hạng, v́ đó là tặng ân chính bản thân Người, tằng ân ngôi
vị của Người nơi nhân tính linh thánh của Người, cũng như tặng ân công cuộc
cứu độ của Người. Tặng ân này cũng không chỉ giới hạn trong quá khứ, v́ “tất
cả những ǵ Chúa Kitô là – tất cả những ǵ Chúa Kitô làm và chịu v́ toàn thể
con người – đều tham dự vào sự vĩnh hằng thần linh, do đó siêu việt qua tất
cả mọi thời đại” (10)
Khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể,
cuộc tưởng niệm việc Chúa chịu chết và sống lại, th́ biến cố cứu độ trọng
yếu này trở nên hiện tại thực sự và “công cuộc cứu chuộc của chúng ta được
thể hiện” (11). Hy tế này quyết liệt cho phần rỗi loài người đến nỗi Chúa
Giêsu Kitô đă hiến dâng hy tế này và về cùng Cha chỉ sau khi Người đă để lại
cho chúng ta phương tiện để chia sẻ vào hy tế ấy như thể chúng ta đă hiện
diện ở đó bấy giờ. Mỗi một phần tử tín hữu đều có thể tham dự vào hy tế này
và hái được vô tận hoa trái của hy tế ấy. Đó là niềm tin đă làm cho các thế
hệ Kitô hữu sống động qua các thế hệ. Huấn Quyền của Giáo Hội đă liên lỉ tái
xác định niềm tin này với một tấm ḷng hân hoan tri ân về tặng ân vô giá này
(12). Một lần nữa Tôi muốn nhắc lại sự thật ấy và muốn hợp với anh chị em,
hỡi anh chị em thân mến, để tôn thờ trước mầu nhiệm này, một mầu nhiệm cao
cả, một mầu nhiệm t́nh thương. Chúa Giêsu c̣n có thể làm ǵ cho chúng ta hơn
được nữa đây? Thật vậy, nơi Thánh Thể, Người tỏ cho chúng ta thấy một t́nh
yêu “đến cùng” (x Jn 13:1), một t́nh yêu vô hạn.
12. Khía cạnh bác ái đại
đồng này của Hiến Tế Thánh Thể được chính Đấng Cứu Thế cống bố. Trong việc
thiết lập Hiến Tế Thánh Thể này, Người không chỉ nói: “Này là ḿnh Thày”,
“Này là máu Thày”, mà c̣n thêm: “hiến cho các con”, “đổ ra cho các con” (Lk
22:19-20). Chúa Giêsu không chỉ nói rằng những ǵ Người bấy giờ đang ban cho
họ để ăn và uống là ḿnh Người và máu Người; Người c̣n cho thấy ư nghĩa hy
sinh của Hiến Tế Thánh Thể và làm cho hiến tế của Người hiện diện một cách
bí tích, một hiến tế sắp được hiến dâng trên Thập Giá cho phần rỗi của tất
cả mọi người. “Thánh Lễ đồng thời không thể tách biệt với việc tưởng niệm
hiến tế, một hiến tế Thập Giá được kéo dài và là một bữa tiệc thánh hiệp
thông với ḿnh máu Chúa Kitô” (13).
Giáo Hội liên lỉ kín múc sự
sống của ḿnh từ hiến tế cứu chuộc này; Giáo Hội tiến đến với hiến tế này
chẳng những bằng việc tưởng nhớ đầy tin tưởng, mà c̣n bằng một giao tiếp
thực sự nữa, v́ hiến tế này hiện thực một cách hoàn toàn mới mẻ, được kéo
dài một cách bí tích, nơi mọi cộng đồng hiến dâng hy tế ấy nơi bàn tay của
vị thừa tác viên thánh chức. Như thế, Thánh Thể được áp dụng cho con người
nam nữ ngày nay mối ḥa giải Chúa Kitô đă chiếm được một lần dứt khoát cho
nhân loại ở mọi thời đại. “Hiến tế của Chúa Kitô và hiến tế Thánh Thể là một
hiến tế duy nhất” (14). Thánh Gioan Chrystostom đă nói đúng: “Chúng ta bao
giờ cũng hiến dâng cùng một Con Chiên, chứ không phải một con hôm nay và con
khác ngày mai, nhưng lúc nào cũng chỉ có một con giống nhau. Bởi thế hiến tế
này bao giờ cũng là một hiến tế duy nhất… Ngay cả hiện nay chúng ta hiến
dâng tế vật đă một lần được dâng hiến và sẽ không bao giờ bị tiêu hao đi”
(15).
Thánh Lễ làm cho hiến tế Thập
Giá hiện thực; Thánh Lễ không thêm vào hiến tế ấy cũng như không tăng thêm
cho hiến tế ấy (16). Những ǵ được lập lại là việc cử hành tưởng niệm của
hiến tế ấy, “việc tưởng nhớ tái hiện thực” của hiến tế này (memorialis
demonstratio) (17), việc làm cho hiến tế cứu chuộc tối hậu duy nhất của Chúa
Kitô lúc nào cũng hiện thực qua thời gian. Bản chất hiến tế của mầu nhiệm
Thánh Thể, bởi thế, không được hiểu như là một điều ǵ tách biệt, không dính
dáng ǵ với Thập Giá hay chỉ gián tiếp liên quan đến hiến tế Canvê.
13. V́ mối liên hệ chặt
chẽ với hiến tế Gongôta, Thánh Thể là một hiến tế theo nghĩa ngặt, chứ không
phải một cách tổng quát, như thể hiến tế này chỉ là vấn đề Chúa Kitô tự hiến
cho tín hữu như là lương thực thiêng liêng vậy thôi. Tặng ân của t́nh Người
yêu thương và việc Người vâng lời cho đến hy hiến mạng sống ḿnh (x Jn
10:17-18) trước hết là một tặng ân hiến dâng lên Cha của Người. Hiến tế này
đă hẳn cũng là một tặng ân ban cho chúng ta nữa, thật ra ban cho tất cả nhân
loại (x Mt 26:28; Mk 14:24; Lk 22:20; Jn 10:15), tuy nhiên, trước hết và
trên hết là một tặng vật hiến dâng lên Chúa Cha: “một hiến tế được Chúa Cha
chấp nhận, khi ban tặng ân phụ thân của ḿnh, tức là ban sự sống bất tử mới
ở việc phục sinh, để đáp lại việc toàn hiến này của Người Con đă ‘vâng lời
cho đến chết trên thập giá’ (Phil 2:8)” (18).
Trong việc ban cho Giáo Hội
hiến tế này của ḿnh, Chúa Kitô cũng làm cho hiến tế của Giáo Hội thành của
Người, một Giáo Hội được kêu gọi tự hiến làm một hiến tế với Chúa Kitô. Đây
là giáo huấn của Công Đồng Chung Vaticanô II liên quan đến tất cả mọi tín
hữu: “Khi tham dự vào Hiến Tế Thánh Thể, một hiến tế là nguồn mạch và là
tuyệt đỉnh của tất cả đời sống Kitô hữu, họ hiến dâng tế vật thần linh lên
Thiên Chúa, và hiến dâng bản thân ḿnh làm một với hiến tế đó” (19).
14. Cuộc vượt qua của
Chúa Kitô chẳng những bao gồm cuộc khổ nạn và tử nạn của Người mà c̣n cả
cuộc phục sinh của Người nữa. Điều này được nhắc nhớ qua lời cộng đồng tung
hô sau phần truyền phép: “Chúng tôi tuyên xưng việc Chúa sống lại”. Hy Tế
Thánh Thể hiện thực chẳng những mầu nhiệm khổ nạn và tử nạn của Chúa Cứu Thế
mà c̣n cả mầu nhiệm phục sinh làm hiển vinh hiến tế của Người nữa. Chính v́
là Đấng hằng sống và phục sinh mà Chúa Kitô mới có thể trở thành “bánh ban
sự sống” (Jn 6:35,48), “bánh sống” (Jn 6:51) trong Bí Tích Thánh Thể. Thánh
Ambrôsiô đă nhắc nhở thành phần mới được khai tâm Kitô giáo rằng Thánh Thể
thể hiện biến cố phục sinh vào cuộc sống của họ: “Hôm nay đây Chúa Kitô là
của anh chị em, thế nhưng hằng ngày Người sống lại một lần nữa cho anh chị
em” (20). Thánh Cylilô Alexandria cũng làm sáng tỏ vấn đề về việc thông phần
vào các mầu nhiệm linh thánh “là một việc thực sự tuyên xưng và là việc
tưởng nhớ rằng Chúa đă chịu chết và sống lại v́ chúng ta và cho chúng ta”
(21)