Để giúp quí Độc giả có thể dễ dàng nhận ra đâu là ư Chúa, BBT CGVN xin tŕnh bày đầy đủ bài viết của Đức cha Nguyễn văn Sang ngay bên dưới đây. Xin cám ơn

 

Đức Giáo Hoàng Tới Việt Nam...? Từ nay có thể

 

Nguồn: http://tgmtb.net/#

 

*  *  *

Lời nói đầu:

 

Đức Giáo Hoàng tới thăm Việt Nam? Đây là một câu hỏi có tính chất thời sự nóng bỏng nhất hiện nay với đa số người công giáo Việt Nam, kể cả với nhiều người ngoài tôn giáo. Thực ra nó đă được đặt ra từ hàng chục năm trước dưới triều đại Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, một con người lữ hành không hề mệt mỏi đi khắp thế gian (the globle trotter), nhưng đă không được thực hiện ước mong của ngài là đặt chân tới Trung Quốc và Việt Nam. Nay ngài đă qua đời, t́nh h́nh thế giới có phần thay đổi, căng thẳng giữa các thành phần khác biệt cũng được giảm bớt, Đức Giáo Hoàng đương kim có thể tới thăm Việt Nam chăng?

 

Phản ứng có thể khác nhau trong các thành phần Dân Chúa ở Việt Nam: người th́ thành tâm ước mong đó sẽ được thực hiện, và đó coi như là một giải pháp để giải quyết một số vấn đề gai góc c̣n sót lại giữa chính quyền và người công giáo; một số, chắc chắn cũng v́ ḷng yêu mến Giáo Hội và quê hương đặt nước, lo ngại về sự Đức Giáo Hoàng tới thăm là một ân huệ phải trả giá làm thiệt hại tới quyền lợi của Giáo Hội Việt Nam như đă được tŕnh bày trong các bài viết khác nhau trên báo chí và mạng điện tử. Chúng tôi thấy bài viết của Gianni Valente, tác giả người Ư, đăng trên báo “30 ngày” (số 6 tháng 7 năm 2009) có thể đề cập tới sự kiện sắp xảy ra chăng?

 

Bài viết ngắn gọn, liền sau bài phỏng vấn Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch HĐGM Việt Nam. Chúng tôi lược dịch để đóng góp vào những ư kiến đang được phát biểu trước sự kiện có thể sáp được xảy ra là Đức Giáo Hoàng có thể tới thăm Việt Nam. Chúng ta lặp lại lời kinh trong bài “Santus – Thánh...Thánh...” thường dùng trong thánh lễ với lời nguyện xin tha thiết: “Benedictus qui venit in nomine Dei – Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.

 

Đức Giáo Hoàng tới thăm Việt Nam?

 

Chính phủ Việt Nam không chống đối một cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam. Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đă nói lên điều đó một cách lạnh nhạt trong cuộc phỏng vấn đăng trong số báo này (báo 30 ngày). Công thức được đưa ra dưới h́nh thức tiêu cực như để né tránh may rủi. Điều này làm cho chúng ta nghĩ tới trường hợp có thể cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng trên đất Việt Nam sắp tới có nhiều hy vọng thành công hơn. Các Giám Mục nước này (Việt Nam) trước khi tới Rôma vào cuối tháng 6 năm nay để hoàn tất một cuộc viếng thăm gọi là Ad Limina đă được một số phái viên của Chính phủ Việt Nam trao sứ mệnh tŕnh lên Đức Giáo Hoàng và các cộng sự của Ngài rằng: một cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng sẽ không bị từ chối bởi các nhà cầm quyền Hà Nội. Đức Hồng Y Gio-an-Bao-ti-xi-ta Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Toà Tổng Giám Mục thành phố Hồ Chí Minh đă xác nhận trong một cuộc phỏng vấn của hăng thông tân Ucan rằng, sự gợi ư không chính thức đó đến từ các nhân viên Ban Tôn Giáo Chính phủ Hà Nội. Họ đă trao lời gợi ư đó bằng miệng cho Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà Nội - Giuse Ngô Quang Kiệt và sứ mệnh đó đă được hoàn tất ngay lập tức. Trong các cuộc viếng thăm của các Giám Mục Việt Nam tại các lâu đài Vatican, th́ cuộc viếng thăm sau cùng với các nhà chức trách cao cấp của văn pḥng ngoại giao ngày 03 tháng 07 năm 2009 vừa qua đă mở đầu những trao đổi đầu tiên và đại quan về cách thức phải lợi dụng tối đa sự cởi mở của nhà nước vừa được thể hiện mà trước đây chỉ có nói miệng. Làm sao để Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI có thể mau chóng vượt qua biên giới một nước mà trước đây vị tiền nhiệm bị cấm cản? Từ nay đến cuối năm có thể! Lần này ở Rôma diễn ra lần gặp gỡ thứ hai của nhóm làm việc được lập nên, để phát động những liên lạc ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican. Trong phiên họp này có thể xét đến việc Đức Thánh Cha đến thăm Việt Nam. Hơn nữa, vào tháng 12, chủ tịch nước Việt Nam - ông Nguyễn Minh Triết sẽ đến nước Ư trong cuộc viếng thăm chính thức và rất có thể bước qua cánh cửa “Đồng” (biên giới Vatican và Ư) để được Đức Thánh Cha tiếp kiến. Theo phía Giáo Hội, những thuận lợi cho việc viếng thăm của Đức Thánh Cha Bê-nê-đic-tô XVI tới Việt Nam, đó là Giáo Hội Việt Nam đă lập ra một Năm Thánh bắt đầu từ ngày 24 Tháng 11 năm nay (2009) và sẽ kết thúc vào ngày mồng 06 tháng 01 năm 2011 nhằm kỷ niệm 350 năm thành lập 2 Giáo Phận Tông Ṭa tại Việt Nam và 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Chương tŕnh các cuộc cử hành được kết thúc bằng cuộc hành hương tới Đền Thánh La Vang dự định sẽ có rất nhiều người trong Giáo Hội tham dự ở Hà Nội và các đại biểu của tất cả các giáo phận ở Việt Nam tham gia.

 

Cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng như vậy thể hiện sự đồng thuận tiến tới làm dịu đi những căng thẳng giữa Việt Nam với Ṭa Thánh và Giáo Hội điạ phương. Một tiến tŕnh từ 20 năm nay sau một thời kỳ đen tối. Tiếp theo việc thống nhất đất nước dưới quyền lănh đạo của Đảng Công Sản, người ta biết ơn Đức Hồng Y Roger Etchegarey, lúc đó là chủ tịch ủy ban Công Lư và Ḥa B́nh, đă mở ra những kênh tiếp xúc khi ngài tới Hà Nội viếng thăm năm 1989. Từ đó đến nay các phái đoàn Vatican đă tới Việt Nam 19 lần để kiên nhẫn giải quyết những khúc mắc và khó khăn liên quan đến việc kiểm soát của chính quyền đối với đời sống của Giáo Hội nhờ vào những cuộc thương thảo với chính quyền dân sự. Với thời gian qua những Chủng viện được mở lại và hoạt động đầy đủ, có một “Modus vivendi” (Tạm ước) về việc chọn lựa các Giám Mục. Những dự liệu để các cơ cấu bác ái xă hội của Giáo Hội được khai trương có tổ chức hơn đă được thực hiện. Trong thời gian mới đây, những tương quan giữa chế độ chính quyền Việt Nam và một vài cơ cấu Giáo Hội địa phương đă trở nên phức tạp hơn, mặc dầu đă được một số đại diện cao cấp của chính phủ hứa hẹn nhiều lần, nhưng những đất đai sở hữu của Giáo Hội không được trả lại sau khi đă bị chế độ Cộng Sản tịch thu trong những năm 50. Trước hết, vào quăng thời gian khoảng tháng 12 năm 2007 và tháng 01 năm 2008 là khu vực Ṭa Khâm Sứ ở Hà Nội và cuối tháng 08 năm 2008 lại được bùng lên ở Hà Nội về việc đ̣i hỏi sở hữu đất đai trước đây thuộc về Giáo xứ Thái Hà, nơi các Tu sỹ Ḍng Chúa Cứu Thế hoạt động, nay đă được nhượng cho một Công ty Du Lịch của Chính Phủ và được phép xây dựng một khách sạn. Trong hai trường hợp nói trên, bên Công Giáo đ̣i hỏi công khai bằng cách tổ chức những cuộc rước, những Thánh Lễ, những buổi lần hạt trên những nơi đang bị tranh chấp. Cuối tháng 08 năm 2008 cuộc tranh chấp trở nên trầm trọng hơn, có việc bắt bớ và đàn áp của công an để giải tán nhóm tín hữu đang cầu nguyện. Người ta dùng những lời nói, báo chí, truyền thanh Nhà nước do Chính phủ chỉ đạo để đả kích nhằm vào Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt (một số các nhà chính trị thứ hạng đă công khai đ̣i truất chức). Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đă bị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê b́nh (người mà tháng 01 năm 2007 đă được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến).

 

Ngày nay, một sự kiện các nhân viên của Chính phủ đă nhờ Đức TGM Ngô Quang Kiệt một bổn phận thông tin với Vatican về việc mời miệng dành cho Đức Thánh Cha có thể là dấu chỉ của việc bớt căng thẳng trong tương quan giữa Chính phủ và Đức Tổng Giám Mục Hà Nội.

 

Trong tất cả những vấn đề trên, Ṭa Thánh giữ một thái độ khôn ngoan đă mời gọi các vị lănh đạo trong Giáo Hội có liên hệ trong các việc phản đối, nên ưu tiên t́m con đường đối thoại và kiềm chế. Trong khi những hăng thông tấn phương Tây tŕnh bày, với giọng điệu báo động, cuộc tranh chấp như cuộc chiến tranh giữa những người Công Giáo Việt Nam và chế độ, th́ Giáo Hội lại được chấp thuận, sau khi đối thoại với chính quyền, một số những yêu cầu khác có tầm quan trọng hơn trong cuộc sống của Giáo Hội trong xă hội Việt Nam. Từ mùa thu năm 2007, Chủng viện Nha Trang sau Hà Nội và Thành Phố Hồ Chinh Minh đă được phép chiêu sinh mỗi năm một lần cho những ứng sinh chức Linh mục (trước đây họ đă hạn chế con số chủng sinh), rồi đến việc bổ nhiệm nhiều Giám Mục mới đây vào ngày 25 tháng 07 vừa qua. Nhất là hội Caritas sau 30 năm vắng bóng đă trở lại hoạt động trong nước Việt Nam. Việc chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha cũng có thể là cơ hội cho chúng ta b́nh tĩnh nh́n lại các vấn đề gai góc về đất đai đang được tranh chấp, giúp cho việc tháo gỡ những khúc mắc của đôi bên (Chính phủ nói sẵn ḷng đổi chác). Như vậy, tránh những cuộc đối đầu cứng cỏi, tránh những nguyên tắc quá đáng chỉ v́ những vấn đề tương đối thứ yếu. Những điều khó khăn phải đề cập tới trong cuộc viếng thăm của Đức Giáo Hoàng là về phương diện thực tế: Giáo Hội Việt Nam là Giáo Hội nghèo, một số nguồn lợi đang có thường được sử dụng hết vào việc làm tăng trưởng cộng đồng Công Giáo đang được đi lên với một nhịp điệu do Chúa quan pḥng. Vậy nên phải t́m ở một nơi khác những nguồn lợi để cho Đức Giám Mục thành Rôma được đón tiếp một cách xứng đáng. Cũng điều đó có lẽ các Đức Giám Mục Việt Nam đă đề cập tới trong các cuộc hội đàm với Rôma. Niềm hy vọng rằng, có thể một Giáo Hội chị em nào giàu có hơn bắt đầu đặt tay vào túi.

 

Thái B́nh, ngày 16 tháng 09 năm 2009

+ F.X. Nguyễn Văn Sang

Nguyên Giám Mục Gp Thái B́nh