T̀M HIỂU DƯ LUẬN, B̀NH LUẬN, NHẬN ĐỊNH

     VỀ ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐITÔ XVI

            VÀ THÔNG ĐIỆP “T̀NH YÊU TRONG CHÂN LƯ”

 

1.  Qua truyền thông, tôi thấy một số đông lănh đạo các tôn giáo có lời kêu gọi mọi người, mọi giới quan tâm học hỏi, nghiên cứu Thông điệp “T́nh yêu trong chân lư” nhằm cùng nhau khám phá định hướng và động lực xây dựng một thế giới an lành hơn, tốt đẹp hơn cho nhân loại đang đối diện với những vấn đề nghiêm trọng cùng khủng hoảng trong t́nh h́nh xă hội hôm nay.

2.  Gần đây, tân Thủ Tướng Nhật Bản có đưa ra nhận định rằng phát triển một xă hội tự do, b́nh đẳng, dân chủ, mà thiếu t́nh huynh đệ, th́ sự phát triển để lại nhiều khó khăn nan giải.

3.  Nhà b́nh luận Michael Winters của tuần báo The America b́nh luận rằng, qua Thông điệp “T́nh yêu trong chân lư”, Đức Giáo Hoàng Bêneđitô XVI đóng góp một phần quan trọng trong việc xây dựng một nền nhân bản toàn diện.  Nền nhân bản mới nầy đ̣i hỏi một con đường phát triển mới, với những cơ cấu tổ chức mới và luật lệ mới, cho thế giới toàn cầu hoá hôm nay.

      Nội dung của Thông điệp cho thấy nền nhân bản toàn diện không những bao quát các phương diện của cuộc sống, như văn hoá và xă hội, kinh tế và chính trị, song c̣n bao gồm phương diện vật chất và tinh thần, khoa học và đức tin, tâm lư và luân lư, lư trí và tâm linh, tiến hoá và phát triển, t́nh huynh đệ đại đồng và tinh thần trách nhiệm liên đới.  Tất cả các phương diện đó không tách biệt nhau, song liên kết mật thiết và tạo nên một thể thống nhất trong nền nhân bản mới. Đó là một nền nhân bản vừa toàn diện, vừa mở ra với siêu việt.

4.Ngoài ra, ư nghĩa nội dung của Thông điệp cho người chú tâm nghiên cứu thấy Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XVI có một cái nh́n toàn diện, một thái độ mở đường, và một phong cách  phục vụ cho sự sống và sự phát triển con người cùng nhân loại trong thế giới hôm nay.

     Cái nh́n toàn diện.  Ư nghĩa nội dung của Thông điệp cho thấy toàn diện ở đây không những bao gồm các chiều kích nêu trên, song c̣n bao gồm chiều rộng và chiều dài, chiều cao và chiều sâu của khoa xă hội học và lịch sử, của khoa học kỹ thuật và thần học, của lư trí và đức tin, của tự nhiên và siên nhiên. Nói theo lư Thiền, đó là cái nh́n từ đỉnh Thái Hoà.  Nói theo lẽ đạo, đó là cái nh́n dưới ánh sáng Thượng Trí của Đấng Chí Tôn.  Đó là cái nh́n theo sự khôn ngoan của Đấng Tạo Hoá và là Người Chủ của lịch sử nhân loại, vượt lên trên sự khôn ngoan hạn hẹp của thụ tạo trong thế gian.

     Thái độ mở đường.  Trong Thông điệp, khi đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng cùng khủng hoảng trong cuộc sống thế giới ngày nay, Đức Giáo Hoàng không có thái độ chỉ trích hay kết án, song coi đó là cơ hội để soi sáng và mở đường cho các giới hữu trách vượt qua chướng ngại và tiến bước trên con đường phát triển đích thực, toàn diện và vững bền.  Rơ ràng đó là thái độ đối thoại và hợp tác xây dựng cùng phát triển một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lư và t́nh yêu của Đức Kitô Đấng cứu độ.

     Phong cách phục vụ.  Qua Thông điệp, Đức Giáo Hoàng thể hiện một phong cách giống như phong cách của Chủ chiên nhân hậu, quảng đại và hy sinh, tân t́nh chăm lo cho đoàn chiên, - chiên trong đàn và ngoài đàn, chiên lạc và chiên đau yếu cùng bị thương tích.  Đó cũng là phong cách của Chúa nhập thể làm người, đồng cảm và đồng hành với nhân loại, quảng đại yêu thương và khiêm tốn phục vụ cho sự sống và sự phát triển của họ cho đến cùng.

Toà TGM TP.HCM, 4.12.2009    

 Gioan B. Phạm Minh Mẫn