Lời Chủ chăn, 25.8.2009

Giáo dục Kitô giáo và Giáo huấn của Giáo Hội về xă hội

 

Anh em linh mục và anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đ́nh giáo phận,

      Ngày 27.6.2009, Đức Thánh Cha Bênêđitô XVI đă nhắn nhủ các Giám mục Việt Nam  " Người công giáo tốt là người công dân tốt" (xem bài huấn từ của ĐTC dành cho các Giám mục VN).  Ngày 7.7.2009, Ngài đă công bố Thông điệp "Bác Ái trong Chân Lư" cho Giáo Hội toàn cầu và cả thế giới.  Ngày 8.7.2009, trước cử toạ nhiều ngàn người thuộc nhiều quốc gia quy tụ trong Hội trường Phaolô VI, cạnh đền thờ Thánh Phêrô, chính Ngài đă giới thiệu Thông điệp đó như chỉ nam cho sự phát triển con người thành người tốt góp phần xây dựng một cộng đồng nhân loại mới sống trong chân lư và t́nh yêu, trong công lư và hoà b́nh.  Chân lư và t́nh yêu, công lư và hoà b́nh, là bốn giá trị trụ cột của Tin Mừng.  Xây nhà - nhà riêng hay nhà chung, nhà thờ hay nhà nước - trên bốn giá trị trụ cột đó là xây nhà trên nền đá vững chắc, và nhà sẽ tồn tại vững bền qua mọi thử thách của thời gian.  Tôi ước mong trong những tháng tới, khi chúng ta có bản dịch Việt ngữ trong tay, anh chị em hăy cố gắng dành thời giờ tổ chức cùng nhau học tập Thông điệp theo chiều cao, chiều sâu, chiều rộng và chiều dài của nó, cùng nhau rút ra những bài học thực hành cho mọi lănh vực văn hoá và xă hội, kinh tế và chính trị của cuộc sống hôm nay.

      Trong lời Chủ chăn này, tôi xin nhường lời cho Đức Thánh Cha giới thiệu về Thông điệp "Bác Ái trong Chân Lư" của Ngài.                                                                              

                                                                                                                   Gioan B. Phạm Minh Mẫn, Hồng Y Tổng Giám mục

 

     Thông điệp mới của tôi "Bác Ái trong Chân Lư", vừa được công bố hôm qua.  Nh́n từ nền tảng, Thông điệp phát xuất từ một đoạn văn trong thư Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Êphêsô: "Sống trong chân lư và trong t́nh bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Kitô, v́ Người là Đầu" (Eph 4,15).  (Đức Kitô vừa là Đầu của Giáo Hội, vừa  là Chân Lư,  vừa là hiện thân t́nh yêu cứu độ của Chúa Cha là Đấng tạo thành loài người theo h́nh ảnh của Người là T́nh Yêu).

     Do đó, t́nh yêu trong chân lư là động lực chính cho sự phát triển chính thực của mỗi người cũng như của toàn thể nhân loại.  Chính v́ thế, toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội về xă hội xoay quanh nguyên lư "Bác Ái trong Chân Lư".  Chỉ với t́nh yêu được lư trí và đức tin soi sáng, loài người mới có thể vươn tới những mục tiêu phát triển mang tính nhân bản và nhân hoá.  Là nguyên lư nền tảng cho giáo huấn của Giáo Hội về xă hội, t́nh yêu trong chân lư mang tính tiêu chuẩn cho mọi hành động luân lư của con người (xem số 6 của Thông điệp).

      Trong phần dẫn nhập, Thông điệp ghi nhận hai tiêu chuẩn: công lư và công ích.  Công lư là một thành phần toàn vẹn của t́nh yêu "trong việc làm và trong chân lư" (1 Ga,3,18).  Mến thương ai th́ muốn điều thiện hảo cho họ, và cố gắng mang lại điều thiện hảo cho họ.  Bên cạnh điều thiện hảo cho cá nhân, c̣n có điều thiện hảo cho đời sống xă hội...Càng nỗ lực mang điều thiện hảo phù hợp với nhu cầu của những người quanh cận, chúng ta càng yêu thương họ cách thiết thực (xem số 6 của Thông điệp).  Do đó có hai tiêu chuẩn cho mọi hành động của con người: công bằng và ích chung.  Gắn kết với ích chung, bác ái mang chiều kích xă hội.  Thông điệp mời gọi mỗi kitô hữu hăy thực thi bác ái, v́ cơ cấu tổ chức xă hội mở ra lối đi cho bác ái (xem số 7). 

     Như các tư liệu giáo huấn khác của Giáo Hội, Thông điệp này cũng đi sâu vào việc phân tích cùng suy tư của Giáo Hội về những vấn đề sống c̣n của nhân loại trong thế kỷ 21 nầy.  Nó gắn liền với những ǵ Đức Phaolô VI đă viết cách đây 40 năm trong Thông điệp "Sự Phát triển của các Dân tộc", trong đó Ngài phác thảo những đường nét chính, đến nay vẫn mang tính thời sự, cho sự phát triển toàn vẹn của con người cùng thế giới hôm nay.

      Theo như tin tức được phổ biến rộng răi trong những ngày tháng gần đây, t́nh h́nh thế giới liên tục làm xuất hiện những vấn đề nghiêm trọng, và chướng kỳ của những bất b́nh đẳng rơ ràng đang tiếp tục tồn tại bất chấp những nỗ lực trong thời gian qua.

     Một mặt, xuất hiện những dấu hiệu về sự mất cân đối trầm trọng trong lănh vực xă hội cũng như kinh tế.  Mặt khác, từ nhiều phía, có lời kêu gọi cải cách, không thể tŕ hoăn nữa, nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.  Hướng đến mục đích đó, hiện tượng toàn cầu hoá có thể là một cơ hội, nhưng chính v́ lẽ ấy, điều quan trọng là khởi động một cuộc đổi mới sâu xa về luân lư và văn hoá, là có một sự phân định mang tinh thần trách nhiệm đối với những quyết định hướng đến công ích.  Một tương lai tươi sáng hơn là điều khả thể cho mọi dân tộc, khi tương lai đó được xây trên nền tảng sự tái khám phá những giá trị căn bản của đạo đức.  Điều cần là có một hoạch định mới về tài chính nhằm tái thiết tổng thể công cuộc phát triển trên nền tảng tinh thần trách nhiệm đối với Thiên Chúa cũng như đối với nhân loại là tạo vật của Ngài.

     Tất nhiên, Thông điệp không nhằm cống hiến những giải pháp kỹ thuật cho những vấn đề xă hội rộng lớn trong thế giới hôm nay.  Điều này nằm ngoài chuyên môn của thẩm quyền giáo huấn trong Giáo Hội (xem số 9).  Thông điệp nhắc lại những nguyên tắc căn bản cần thiết cho công cuộc phát triển con người trong những năm sắp đến.  Những nguyên tắc đó gồm có trước hết là mối quan tâm đến sự sống con người, được coi như trọng tâm của công cuộc phát triển chính thực;  thứ đến là sự tôn trọng tự do tôn giáo là điều luôn luôn gắn liền với sự phát triển con người;  và từ bỏ quan điểm xác quyết chỉ có con người là tác giả tuyệt đối của vận mạng ḿnh.

     Niềm tin tuyệt đối vào tiềm năng của khoa công nghệ, đă được thời gian xác minh chỉ là ảo tưởng.  Điều chúng ta cần là những con người ngay chính trong lănh vực kinh tế cũng như chính trị, có ḷng thành quan tâm đến ích chung.  Đặc biệt, nh́n vào những t́nh huống nghiêm trọng trên thế giới,  điều khẩn thiết là hướng dư luận quần chúng về thảm kịch đói khổ và an toàn lương thực bao trùm một phần lớn nhân loại.  Thảm kịch này chất vấn lương tâm chúng ta:  đối diện với thảm kịch đó, giới hữu trách có nhiệm vụ xóa bỏ những nguyên nhân trong cơ cấu tổ chức, đồng thời cổ vơ phát triển nông nghiệp tại các nước nghèo nhất.  Tôi tin rằng con đường liên đới nhằm đến sự phát triển các nước nghèo nhất sẽ giúp t́m ra đáp số cho cuộc khủng hoảng toàn cầu hôm nay.  Rơ ràng là vai tṛ và quyền hạn chính trị của các nhà nước cần được thận trọng thẩm định lại vào một kỷ nguyên mà bối cảnh kinh tế, giao thương và tài chính của thế giới hạn chế quyền lực tối cao của họ.

     Mặt khác, không thể thiếu sự tham gia có trách nhiệm của mọi người dân trong lănh vực chính trị quốc gia và quốc tế, một phần nhờ sự dấn thân mới của các liên đoàn lao động hướng đến thiết lập những hiệp hội quốc gia cũng như quốc tế.  Trong lănh vực nầy, các phương tiện truyền thông xă hội phải đóng vai tṛ hàng đầu nhằm gia tăng đối thoại giữa các nền văn hoá cùng các truyền thống khác nhau.

     V́ thế, nếu muốn hoạch định một dự án phát triển không mang tính tŕ trệ và méo mó như hiện nay, điều cần là suy nghĩ nghiêm túc về ư nghĩa và mục đích của phát triển.  T́nh trạng sức khoẻ của môi trường hành tinh đ̣i hỏi điều đó.  Cuộc khủng hoảng văn hoá và luân lư khắp nơi trên địa cầu yêu cầu điều đó.  Kinh tế cần những chuẩn mực đạo đức để có thể góp phần phát triển con người, cần khám phá sự đóng góp quan trọng của nguyên tắc nhưng không, "lôgich của quà tặng", trong nền kinh tế thị trường mà quy luật không thể chỉ là lợi nhuận.

     Tuy nhiên, điều này chỉ khả thi khi có sự dấn thân của mọi người thuộc mọi giới, kinh tế cùng chính trị, sản xuất cũng như tiêu dùng.  Điều này giả thiết lương tâm phải được huấn luyện và phải biết chú tâm đưa những tiêu chuẩn luân lư vào trong phác thảo những dự án.  Nhiều người lên tiếng nhắc nhở rằng những quyền con người phải đi đôi với những nghĩa vụ làm người, bằng không quyền đó có nguy cơ trở nên độc tài. 

     Điệp khúc ngày càng được lặp lại là toàn thể nhân loại cần chọn một lối sống khác, một lối sống bao hàm sự gắn kết giữa hai loại nhiệm vụ, một là những nhiệm vụ của mỗi người đối với môi trường, hai là những nhiệm vụ của mỗi người đối với bản thân người khác cũng như đối với mối liên hệ của họ với mọi người.

     Nhân loại là một gia đ́nh, và cuộc đối thoại giữa niềm tin cùng lư trí chỉ phong phú hoá gia đ́nh nhân loại, chỉ làm cho công việc từ thiện trong đời sống xă hội có hiệu quả hơn, đồng thời mở ra một lối đi cho sự hợp tác giữa người tín hữu với người không tín ngưỡng, cho mọi người cùng đồng hành trên con đường kiến tạo công lư và hoà b́nh cho thế giới hôm nay. 

     Trong Thông điệp, tôi có nêu ra nguyên tắc "phụ đới và liên đới".  Hai nguyên tắc nầy gắn liền với nhau, như tiêu chuẩn và đường lối cho sự hợp tác huynh đệ nêu trên. 

     Cuối cùng, trước những vấn đề với chiều sâu và chiều rộng của nó trong thế giới hôm nay, tôi cũng lưu ư cần có một cơ cấu tổ chức quyền lực chính trị quốc tế, theo luật định, biết tôn trọng hai nguyên tắc vừa nêu, có quyết tâm thực hiện ích chung, đồng thời quan tâm tôn trọng những truyền thống đạo đức và tôn giáo trong nhân loại.

     Tin Mừng nhắc nhở chúng ta rằng con người không chỉ sống bằng cơm bánh:  Không thể lắp đầy cơn khát của ḷng người chỉ bằng những của cải vật chất.  Rơ ràng là chân trời của nhân loại cao hơn và rộng hơn của cải vật chất...  V́ thế, mỗi chương tŕnh phát triển cần phải quan tâm hướng con người - gồm xác và hồn - đến sự tăng trưởng không những về phương diện thể xác, song c̣n về phương diện tâm linh.  Giáo huấn của Giáo Hội về xă hội không ngừng quy chiếu về sự phát triển toàn vẹn đó, một sự phát triển có định hướng và động lực là "t́nh yêu trong chân lư". 

     Tôi cầu mong Thông điệp này giúp cho nhân loại cảm thấy ḿnh thuộc một gia đ́nh đang dấn thân kiến tạo một thế giới sống trong công lư và hoà b́nh.  Tôi nguyện cầu cho người tín hữu đang hoạt động trong lănh vực kinh tế và chính trị, hiểu rằng chứng từ Tin Mừng của ḿnh thật sự quan trọng trong nhiệm vụ phục vụ đất nước và thế giới hôm nay.  Cách riêng, tôi mời gọi các vị lănh đạo các nước đang gặp gỡ nhau..., hăy cùng nhau đi đến thống nhất những định hướng và những quyết định hữu ích cho sự phát triển toàn vẹn và vững bền của các dân tộc, đặc biệt những dân tộc nghèo khổ nhất...