Giới thiệu tác phẩm ”Ở thượng nguồn thi ca Công giáo Việt Nam” 

 

Gần 400 năm đă trôi qua tính vào thời điểm các vị thừa sai đặt chân đến đất nước chúng ta trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng; cũng từ buổi ấy, như một hạt cải nhỏ bé, Lời Chúa đă dược gieo vào tâm trí và trái tim tiền nhân chúng ta qua nền văn hóa nước Việt, âm thầm nhưng có kết quả, qua biết bao thăng trầm của dân tộc, qua biết bao lao nhọc của các sứ giả Tin Mừng, để hôm nay, non  nửa thiên niên kỷ nh́n lại, chúng ta nhận ra một điều, đó là cả một kho tàng về đức tin và văn hóa đă được chuyển thành thơ, thơ, như một con thuyền mà từ ngàn đời trong văn hóa dân ta đă đă chuyên chở những ư tứ sâu xa, những văn phong mỹ miều, những sánh ví hài ḥa khi muốn dạy bảo, những nhân cách đáng soi rọi trong những tư cách của bậc hiền nhân, những câu ca dao vần điệu, những bài thơ để đời, những điển tích thơ hóa, khiến mỗi chúng ta khi đọc lại,  thấy như một giá trị luân lư, đồng hành với những giá trị văn chương. Quả thật, trong  kho tàng  vô giá của văn hóa, th́ thơ đă có một chỗ đứng rất thế giá, rất đáng trân trọng, và quan trọng hơn cả, là rất xứng đáng được bảo tồn. 

Thơ và nhạc, đă được các thi sĩ và nhạc sĩ Công giáo qua ḍng thời gian, sử dụng  như một phương tiện  để ca ngợi Thiên Chúa, để chuyển  tải  những cảm nhận thần linh mà tác giả đă thi hóa và nhạc hóa, nguồn thơ và nhạc ấy rải theo ḍng đời, với những biến thiên của kiếp nhân sinh, khi liền lạc, lúc gián đoạn, nhưng nét chính, vẫn là  ngợi ca, cảm tạ và cầu xin, xin cho ḿnh và xin cho người, chung mối đồng cảm trong thân phận con người yếu đuối, thiếu thốn và mỏng gịn !. 

Thơ và nhạc, có đấy, và tồn tại đấy, nhưng dường như chúng ta chỉ nghe  nói thế, hoặc đôi lúc luận bàn  rồi mọi sự lại được trả về vị trí của ḍng đời, mà ḍng đời  lại là người bạn thân của sự lăng quên.

Thơ và nhạc, từ chỗ phôi thai, mộc mạc chân chất, tới điểm  dược gọt dũa tinh xảo và tế vi, thơ và nhạc, cũng thăng cũng trầm như ḍng đời và như ngữ nghĩa thể hiện nơi chính kư tự, cũng có thăng và giáng, qua đó, tặng cho đời và tặng cho người những áng thơ cháy tận đáy ḷng người và những bản nhạc rung dến tận cùng tần số có dựoc của trái tim. 

Một tŕnh tự song hành với kiếp người, vẫn có đó và vẫn c̣n đó, thơ và nhạc, cách riêng, thơ và nhạc Công giáo Việt Nam, trong mấy trăm năm qua, là một hiện hữu cần phải dược sưu tầm, và hơn thế nữa, phải được ‘ǵn vàng giữ ngọc’ cho hôm nay và cho mai sau, không chỉ là “ mai sau nếu có bao giờ”(Kiều), mà phải là luôn luôn, luôn luôn  t́m thấy trong những cung trầm bổng, trong  những vận trắc bằng mà tiền nhân đă mượn để quảng diễn Lời, để khắc họa chân dung  và cái nh́n  tŕu mến của Chúa, mỗi lúc đó, thơ và nhạc không chỉ là nhạc và thơ thuần túy, nhưng có hồn của Tim Mừng. 

Nhà thơ Lê Đ́nh Bảng đă làm diều mà  chúng ta đang trăn trở, qua  nghiên cứu, sưu tầm,ông đă   trao cho chúng ta, ít là một cái nh́n tổng quát về thơ ca Công giáo Việt Nam từ ban đầu, tuy những mai một gập ghềnh  của những sáng tác ấy, trước hết là nhằm vào việc truyền bá Tin Mừng  qua thơ nhạc, nhưng thơ và nhạc lại luôn chịu tác động khách quan của lịch sử,  là môi trường cho tho và nhạc nảy sinh và phát triển.

Tôi không trích dẫn trong những ḍng này bất cứ một tác giả nào, bởi v́, không chỉ một vài câu thơ hay đoạn nhạc nào đấy mới  trân trọng, mà là, các trích dẫn của họ Lê, đều có thể thưởng lăm một cách thú vị, qua đó, chúng ta có một cái nh́n về những con người và những công việc họ đă làm, cần mẫn, lặng thầm, và như  thân thưa, hạt giống Lời Chúa âm thầm mà mănh liệt,  qua  đó, chúng ta thấy được việc Chúa làm. 

Nhà thơ Lê Đ́nh Bảng, với hoàn cảnh không  có nhiều thuận lợi, gánh phong trần với những mối lo cố hữu  làm ơằn vai nhiểu kẻ , trong đó có họ Lê, những chuẩn bị và vốn liếng kiến thức của ông, sau 1975, tưởng chừng không c̣n đất dụng vơ, th́ Chúa lại tính khác, cái vất vả của đời thường,  đă đẩy họ Lê tiến vào sâu nhất cho những cuộc gặp gỡ, những buổi dạy học nơi những miền xa tít tắp với những cộng đoàn mà số tu sĩ xấp xỉ với số ngón của một bàn tay, nhưng qua đó, ông học dược nhiều hơn ông dạy. Cơ duyên ấy, ông đă tận dụng để nghe, để hỏi,  để gom góp, và hôm nay, để ông cống hiến cho chúng ta như một tặng vật, quư và hiếm. Quư, là v́ tặng vật của ông chính là sưu tầm lại, t́m lại những giá trị thơ và nhạc trải dài và điểm họa, nhấn nhá theo ḍng thời gian, một giá trị không thể tính bằng con số hay cân lường; hiếm, v́ không có nhiều, không có sẵn như bất kỳ một mạch chảy của những thể loại văn chương, thường rất dễ hao ṃn, mất mát so với thời gian, đơn giản ở chỗ, những người tâm đắc với văn chương, với thi ca nhạc họa thường là bởi ḷng đam mê. 

Đam mê của ông, đă kết trái, xin được gửi tới độc giả, theo tŕnh tự thời gian và thể loại, thượng nguồn thi ca theo kư ức ḍng đời (Philipphê Bỉnh, Phaolô Nguyễn Trường Tộ, Petrus Trương Vĩnh Kư, Huỳnh Tịnh Paulus Của, Phêrô Giuse Nguyễn Hữu Bài, GB Nguyễn Bá Ṭng, Mai Lăo Bạng, Giuse Phúc Dân, Giacôbẻ Nguyễn Ngoc Quang, Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến), thượng nguồn thi ca  trong miền thơ Huấn ca (Thánh Phipipphê Phan văn Minh, Trần Lục, Hồ Ngoc Cẩn, Trần văn Trang, Lê Thiện Bá, Trần văn Thi, Đoàn văn Hàm), thượng nguồn thi ca trong kinh cầu nguyện (Sảng Đ́nh Nguyễn văn Thích, Đỗ Đ́nh, Hàn Mac Tử, Bàng Bá Lân, Phạm đ́nh Tân, Bùi Tuân, Hồ Dzếnh, Mgọc Minh, Nguyễn Duy Diễn, Vũ D́nh Trác, Trần thị Hoa, Huỳnh Thị Kim Hải), thượng nguồn trong Phúc Âm diễn ca (Lữ Y Đoan, Tống Viết Toại, Mai Lâm. Gérard Gagnon, Trần Đức Huân, Nguyễn Thế Thuấn, Long Giang Tử, Nguyễn Xuân Văn) thượng nguồn thi ca trong thánh nhạc thánh ca (…..), thượng nguồn thi ca trong kinh nguyện (…..)

* * *

Chưa thể kể là vẹn toàn chi mỹ, chưa thể nói là uyên bác khoa học, nhưng với Lê Đ́nh Bảng, miệt mài với nghiệp thi ca, nhiệt thành với di sản của Giáo Hội Cong giáo, đă trao vào tay chúng ta những điều mà thực sự cần thiết đối với những ai tha thiết với sự nghiệp, với tiền đồ của Giáo Hội, trong ṭa nhà của Giáo Hội , những nguy nga tráng lệ nơi thượng tầng kiến trúc,  mấy ai nghĩ tới những giá trị trường cửu, cấu thành bởi móng và nền, là phần ch́m, là phần khuất, là phần ẩn; mà những cống hiến của các tiền nhân chúng ta sắp thưỡng thức là một điển h́nh. 

Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hàng Giáo phẩm Giáo Hội Công giáo Việt Nam, qua ‘Ở thượng nguồn thi ca Cong giáo Việt Nam’, chúng ta  có dịp nh́n lại những ǵ các bậc tiền bối đă cống hiến cho Giáo Hội, chúng ta cảm tạ Thiên Chúa nhân lành qua chặng đừơng dài với Giáo Hội Công giáo Việt Nam.

Xin Chúa chúc lành cho công tŕnh khiêm tốn nhưng cần thiết và đúng lúc của Nhà thơ Lê Đ́nh Bảng, và hân hạnh giới thiệu công tŕnh này với quư độc giả. 

Saigon, ngày 20 tháng 9 năm 2009

Bạch Lư Nhân 

 

Tác phẩm “Ở Thượng nguồn thi ca công giáo Việt Nam” ( một bộ gốm sáu cuốn, hơn 4000 trang sách ) sẽ được Nhà Sách Đức Mẹ tổ chức phát hành vào lúc 16g30 ngày Chúa Nhật 4 tháng 10 năm 2009 ( lễ Đức Mẹ Mân Côi ), địa điểm tổ chức : Lầu 3, Hội trường thánh An Phong, nhà Sinh hoạt mục vụ ( ngôi nhà mới ) trong khuôn viên Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3.

Chương tŕnh gồm : sau thánh lễ tạ ơn tại Hội trường sẽ có buổi  tṛ chuyện cùng tác giả và các nhà nghiên cứu văn học công giáo, một số bạn bè hát thánh ca.

Kính mời tất cả những ai trân trọng các tác phẩm văn học Giáo Hội, quí mến tác giả, tha thiết với sách báo công giáo, vui ḷng đến tham dự và tiếp cận với tác phẩm.

Xin gởi xe nơi hầm để xe, v́ sân nhà thờ có cuộc vui Trung Thu của thiếu nhi, nên quí vị nào tham dự sẽ sử dụng thang máy ngay trong hầm để lên lầu 3 ( có người hướng dẫn).

Trân trọng kính mời

Nhà sách Đức Mẹ.

21/9/2009