Mạn đàm với Chủ Tịch Liên Đoàn - Chuyến đi Thăm Việt Nam 
 

+ Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, đă có chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 20 tháng 11, 2009 đến ngày 10 tháng 12, 2009. Trong chuyến đi này, Cha tham dự nhiều biến cố quan trọng xảy ra trong Giáo Hội Việt Nam. Ngoài ra, Cha cũng đă có dịp hội kiến với nhiều vị chủ chăn Giáo Hội Việt Nam. Được tin Cha vừa về lại Hoa Kỳ, phóng viên của Website Liên Đoàn có cuộc tṛ chuyện thân mật với ngài. 
 

LĐ: Thưa Cha, xin cho biết mục đích của chuyến viếng thăm Việt Nam lần này?

LM Liêm: Trong tinh thần hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam qua các biến cố vui, buồn, chúng tôi về tham dự Lễ Khai Mạc Năm Thánh ở Sở Kiện và một số biến cố khác, cũng như gặp gỡ chào thăm các vị chủ chăn của Giáo Hội Việt Nam. Chúng tôi cũng muốn t́m hiểu thêm về t́nh h́nh cứu trợ băo lụt, và về hoàn cảnh sống của các Linh Mục hưu dưỡng tại Việt Nam. 
 

LĐ: Được biết Cha đến Hà Nội, xin cho biết t́nh h́nh sức khoẻ hiện nay của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt như thế nào?

LM Liêm: Chúng tôi đến Hà Nội ngày 20/11/09 và có dịp hội kiến, vấn an ngài. Ngài cho biết, vài năm lại đây, ngài mắc bệnh mất ngủ, khó ḷng tập trung suy nghĩ. V́ thấy t́nh trạng không thay đổi, và nhất là lo lắng cho Giáo Phận Hà Nội, nên ngài đă viết thư tŕnh bày sự việc với Ṭa Thánh, và đang chờ quyết định của Đức Thánh Cha.

Trong những ngày Đại Hội Khai Mạc Năm Thánh ở Sở Kiện, nhiều người nhận thấy dù công việc bận bịu trong vai tṛ Trưởng Ban Tổ Chức, ngài vẫn giữ được phong cách tự tại, vui vẻ và điềm tĩnh giải quyết các vấn đề lớn cũng như bé trong Đại Hội.

Không ai phủ nhận trí nhớ và sự minh mẫn của ngài, thể hiện rơ nét hơn bao giờ hết khi ngài đă lần lượt giới thiệu tất cả các vị Giám Mục, với tên Thánh, họ và tên, chức tước cùng nhiệm sở, không cần nh́n vào danh sách ǵ cả trong đêm Diễn Nguyện 23/11 và ngày Khai Mạc 24/11. Thật ra, theo tôi biết, Ban Tổ Chức đă có chuẩn bị một Danh Sách các quư khách để Đức Tổng tuyên đọc chào mừng, giờ chót không hiểu sao lại... lạc đi đâu! Nhờ đó, mọi người có dịp thưởng thức trí nhớ tuyệt vời của ngài. Có Đức Cha cũng thú thật: không có thể nhớ hết được từng ấy tên Giám Mục, từ người cũ đến vị mới, với đầy đủ chi tiết, không sai điểm nào!

Đại Hội đă được đánh giá là thành công hết sức tốt đẹp về mọi mặt, nhất là trong t́nh h́nh và hoàn cảnh khó khăn như hiện nay ở Miền Bắc, làm cho mọi người rất hài ḷng. Chúng tôi thấy ngài có phần phấn chấn, vui vẻ hơn trước nhiều. Nhiều người khi thấy những dấu hiệu đó, đều thầm vui mừng, nghĩ rằng sức khỏe của ngài có dấu hiệu phục hồi khả quan!

 

LĐ: Có nhiều tin đồn nói rằng ngài phải xin từ chức... v́ chịu nhiều  áp lực, nhất là sau các vụ Khâm Sứ, Thái Hà  nổ ra, và lư do sức khỏe đưa ra chỉ  là... lư do để ngài có cớ rút lui chính đáng?

LM Liêm: Đức Tổng Hà Nội cho biết, đă viết thư báo tin t́nh trạng sức khỏe với Ṭa Thánh từ lâu, trước khi các vụ việc đó xảy ra. Các vụ việc tranh chấp đó... dĩ nhiên ảnh hưởng thêm vào t́nh trạng sức khỏe của ngài, nhưng đó không phải là nguyên nhân chính.

Cũng theo các thông tin trên các mạng mới đây, ngài có thể sẽ được Ṭa Thánh bố trí để dưỡng bệnh một thời gian, và ngày giờ có lẽ cũng sắp đến. Chúng ta cầu nguyện cho ngài sớm hồi phục. Các Đức Cha khác cũng nghĩ, về phương diện nhân bản, Ṭa Thánh và chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe của ngài trước hết. Mọi chuyện khác hậu xét.Tất cả mọi giải pháp xảy ra cho ngài, ngài khiêm nhường cho biết, sẵn sàng vâng phục theo ư Đức Thánh Cha. 
 

LĐ: Được biết Cha cũng đến thăm viếng Giáo xứ Giang Xá, nơi Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận bị quản thúc một thời gian trên đất Bắc. Xin Cha cho biết thêm chi tiết chuyến đi.

LM Liêm: Sáng ngày 21 tháng 11, 2009, Đức Hồng Y Law, Giám Quản Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Roma, có mặt tại Ṭa Tổng Giám Mục Hà Nội tham dự Đại Hội Khai Mạc Năm Thánh. Ngài có ư muốn đi thăm Giang Xá, nơi người bạn quí mến của ngài là Đức Hồng Y Thuận từng tạm trú. Chúng tôi cùng với vài Cha khác của giáo phận Hà Nội và Lạng Sơn tháp tùng ngài. Được nghe những câu chuyện về Đức cố Hồng Y, cũng như được thấy những vật dụng đương thời ngài sử dụng, chúng tôi thật xúc động. Đối với người dân địa phương, kư ức về Đức cố Hồng Y có lẽ khó phai. Cần phải nói thêm, Đức Hồng Y Law rất mến thương Đức cố Hồng Y Thuận, ngài cũng quư mến Giáo Hội Việt Nam cách đặc biệt, ngài cũng là vị ân nhân của nhiều người dân Việt Nam tị nạn định cư ở Hoa Kỳ sau biến cố tháng 4/1975. Trước khi ra về, Đức Hồng Y Law đă cầu nguyện và thắp nhang trước di ảnh Đức cố Hồng Y Thuận. Ngài cũng không quên dâng Giáo Hội và quê hương Việt Nam đang gặp những khó khăn và thử thách lên Thiên Chúa và Mẹ La Vang, qua lời chuyển cầu của Đức cố Hồng Y Thuận. 
 

LĐ: Sau Đại Hội Khai Mạc Năm Thánh ở Sở Kiện, Cha có về Đền Hùng, Phú Thọ, để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo lần thứ 8 của Giáo Tỉnh Hà Nội, do giáo phận Hưng Hóa đứng ra tổ chức vào ngày 26-27/11/09. Cảm tưởng của Cha?

LM Liêm: Rất xúc động khi nh́n thấy nhiều bạn trẻ từ nhiều nơi về  tham dự Đại Hội. Ước đoán có trên dưới 15,000 bạn trẻ tham gia. Các bạn đă tham dự đại hội với hết cả tấm ḷng và nhiệt huyết của ḿnh trong bầu khí thánh thiện, thiêng liêng, và dĩ nhiên tươi trẻ... Qua sự hiện diện đông đảo của Giới Trẻ, người ta cảm nghiệm được sức sống sung măn của Giáo Hội. Đức Cha Hưng Hóa Antôn Vũ Huy Chương, tuy đă có tí tuổi, nhưng tinh thần vẫn trẻ trung hăng say, cùng với sự cộng tác nhiệt t́nh của nhiều người, nhờ đó giúp cho Đại Hội thành công tốt đẹp. 
 

LĐ: Cha cũng hội kiến  với Đức Hồng Y JB. Phạm Minh Mẫn tại Sài G̣n?

LM Liêm: Vâng, vào ngày 28/11/09, chúng tôi được gặp lại ngài tại Ṭa Tổng Giám Mục. Thật là vui khi thấy ngài tươi tỉnh và hồi phục sức khỏe trở lại. Ngài cho biết, vừa kết thúc chuyến đi khá nhiều ngày ở Roma. Ngài vừa về lại Việt Nam, lại đi ngay ra Sở Kiện để Chủ Tế Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh. Sau những thăm hỏi sức khỏe, Đức Hồng Y đă chia sẻ về Đại Hội Năm Thánh sẽ diễn ra từ ngày 22-25/11/2010 tại Sài G̣n, mà ngài là Trưởng Ban Tổ Chức. Chúng tôi cũng xin ngài chia sẻ thêm về ư nghĩa, nội dung, mục đích và những việc làm cụ thể trong Năm Thánh này, và đă được ngài tận t́nh giải thích. 
 

LĐ: Đại Hội Dân Chúa vào cuối năm 2010 tại Sài G̣n, chắc chắn là một biến cố quan trọng của Giáo Hội Việt Nam, Liên Đoàn có dự định ǵ cho Cộng đồng dân Chúa tại Hoa Kỳ không?

LM Liêm: Việc đầu tiên, qua mạng liendoanconggiao.net cũng như liên lạc qua các email cho những vị trách nhiệm ở Giáo Xứ, Cộng Đoàn, Liên Đoàn đang phổ biến những tài liệu, chương tŕnh Năm Thánh của Giáo Hội Mẹ Việt Nam cách rộng răi đến cho mọi người. Năm nay cũng là năm Linh Mục, chúng tôi mời gọi các vị chủ chăn địa phương, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện của giáo xứ, cộng đoàn ḿnh kêu gọi mọi người cầu nguyện, học hỏi, t́m hiểu thêm về Ơn Gọi, cũng như về lịch sử truyền giáo, lịch sử Giáo Hội Việt Nam, đồng thời uyển chuyển áp dụng những chương tŕnh học hỏi đề ra trong Năm Thánh.

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng cho biết, trong cuộc họp ở Roma vừa qua, Ủy Ban Mục Vụ và Di Dân của Hội Đồng Giám Mục của các nước địa phương cũng đang được Ṭa Thánh khuyến khích để điều hợp tổ chức các Đại Hội Dân Chúa cho người di dân trong năm Thánh 2010 này, hay vào thời điểm thuận tiện nào đó, với mục đích giúp cho việc hội nhập vào các Giáo Hội bản địa, cũng như việc giữ ǵn bản sắc văn hóa, ngôn ngữ dân tộc được tốt đẹp hơn.

Chúng tôi sẽ bàn thảo với Ban Lănh Đạo để đưa ra chương tŕnh sau. 
 

LĐ: Tại Thủ Thiêm đang có vấn đề về quy hoạch đất đai.... Ṭa Tổng Giám Mục Sài G̣n đă làm những ǵ?

LM Liêm: Theo chúng tôi biết, cũng như các địa phận khác, Ṭa Tổng Giám Mục đă nhiều lần lên tiếng kêu gọi chính quyền địa phương lẫn trung ương giải quyết việc giao hoàn các cơ sở, đất đai, để Giáo Hội có phương tiện phục vụ người nghèo và công ích xă hội. Vấn đề đất đai hiện nay, theo nhiều người nhận định, là một trong vấn đề bức xúc nhất không riêng ǵ cho Giáo Hội Công Giáo, mà c̣n cho những tôn giáo, cá nhân khác nữa.

Lá Thư chung của HĐGM VN ra vào năm 2008 cũng đă từng nêu lên các vấn đề liên quan đến đất đai, và cũng đề nghị với chính quyền VN những hướng giải quyết tích cực. Và có lẽ việc giải quyết vấn đề này một cách rốt ráo không dễ ǵ trong hoàn cảnh hiện tại, do vậy các chính phủ địa phương hiện nay có chung một giải pháp là biến những nơi ‘tranh chấp’ thành công viên, vườn hoa, Cung Thiếu Nhi... như người ta nhận thấy ở một số nơi. Hy vọng đây cũng chỉ là những giải pháp giai đoạn và tạm thời. Chúng ta cũng có quyền hy vọng rằng, một ngày nào đó, chính quyền nh́n ra được những ích lợi khi trao lại cho Giáo Hội Công Giáo các cơ sở hay đất đai của Giáo Hội, chỉ v́ Giáo Hội muốn dùng đó như là phương tiện để phục vụ cho công ích xă hội! 
 

LĐ: Cha cũng có đến thăm viếng Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGM VN, xin cho biết thêm chuyến thăm viếng này.  
 

LM Liêm: Vào chiều ngày 1/12/09 chúng tôi được gặp gỡ Đức Cha Chủ Tịch HĐGM VN. Được ngài chia sẻ về hiện t́nh mục vụ, các chương tŕnh và hướng đi tương lai của Giáo Phận Đà Lạt, nơi ngài đang chăm sóc. Qua những ǵ ngài chia sẻ, giáo phận Đà Lạt đang từng bước tiến vững chắc về mặt mục vụ, truyền giáo, tâm linh với nhân sự cộng tác thật dồi dào và phong phú.  
 

LĐ: Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt đang là ‘điểm nóng’ tại đây?

LM Liêm: Vâng, nhiều Linh Mục trong và ngoài nước cũng như giáo dân đang tỏ ra quan ngại về tương lai của Học Viện này. Nhiều vị đă từng được đào tạo tại Học Viện này trước biến cố tháng 4/1975. Về việc đất đai của cơ sở này, Đức Cha Chủ Tịch chia sẻ, trong những năm qua, Ṭa Giám Mục đă gởi thư liên tục nhiều lần với chính quyền địa phương, và với cả chính quyền trung ương, để mong giải quyết giao hoàn các cơ sở, tài sản của Giáo Hội. Lá thư của ngài kư tên mới nhất, thay mặt cho HĐGM Việt Nam, gởi cho chính phủ Trung Ương. Nghe nói, chính quyền địa phương muốn biến Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt này thành Cung Thiếu Nhi (?). Sáng hôm sau 2/12/09, khi được hướng dẫn thăm viếng Trung Tâm Mục Vụ và Chủng Viện, có dịp đi ngang qua học viện, chúng tôi thấy, nhiều người vẫn đang ráo riết đào xới, làm vườn... trong đó. Dĩ nhiên, họ không cho phép những người không có trách nhiệm vào bên trong khu vực! 
 

LĐ: Cha cũng đến thăm và có dịp chia sẻ về đề tài ‘Đời Sống Linh Mục’ ở các Chủng Viện tại Hà Nội và Sài G̣n. Cha nghĩ ǵ về Ơn Gọi của Giáo Hội Việt Nam và ở Hoa Kỳ?

LM Liêm: Nh́n thấy một số đông những người trẻ theo đuổi ơn gọi ở các nơi, chúng tôi rất mừng cho tương lai của Giáo Hội Việt Nam. Chúng tôi biết, các Giáo Phận và Chủng Viện cũng hết sức cẩn trọng để gạn lọc ra những ứng sinh đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn cho việc tiến chức sau này. Chúng tôi hy vọng, Giáo Hội Việt Nam cũng sẽ quảng đại chia sẻ Ơn Gọi này cho các quốc gia khác nữa. Hiện nay, ơn gọi tu tŕ có dấu hiệu suy giảm mạnh ở nhiều nơi trên thế giới, ngay tại Hoa Kỳ cũng vậy.

Chúng tôi cũng ước ao, Giáo Hội Việt Nam có được những cơ sở rộng răi hơn, để có thể phục vụ cho một số đông người thường xuyên sử dụng. Các cơ sở hiện tại cần được tân trang, sửa chữa lại v́ nhiều chỗ đă xuống cấp trầm trọng. Vấn đề an toàn và vệ sinh cần được chú trọng hơn hết.  
 

LĐ: Một vấn đề lớn khác, đường hướng tương lai của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ra sao?

LM Liêm: Đức Cha Chủ Tịch HĐGM Việt Nam có chia sẻ, đường hướng tương lai của Giáo Hội Việt Nam có lẽ tùy thuộc rất nhiều vào Đại Hội Dân Chúa tổ chức vào tháng 11 năm 2010. Những ư kiến đóng góp cho Đại Hội có thể là những kim chỉ nam cho Giáo Hội trong những năm tháng tới đây. Với cá nhân ngài, ngài quan tâm hơn đến vai tṛ, trách nhiệm và sự cộng tác của người Giáo Dân trong Giáo Hội. Như vậy, việc huấn luyện cho các Linh Mục, nam nữ tu sĩ và cho chính giáo dân nhằm nâng cao tŕnh độ nhận thức, hiểu biết trong các việc mục vụ, lănh đạo, điều hành, hay truyền giáo là điều cần thiết hầu có thể cùng giúp đỡ nhau dễ dàng, và công việc có kết quả tốt đẹp.

 

LĐ: Được biết, Cha thay mặt cho Ban Lănh Đạo Liên Đoàn mời Đức Cha Chủ Tịch HĐGM VN đến với Hành Hương Đức Mẹ Lavang tại thủ đô Washington D.C, vào ngày 17-19, tháng 06, 2010, kết quả ra sao?

LM Liêm: Vâng, Đức Cha Chủ Tịch đă chính thức nhận lời mời. Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ cùng Ban Tổ Chức Hành Hương chuẩn bị để tiếp đón ngài và tiếp đón khách hành hương khắp nơi về thủ đô được chu đáo.  
 

LĐ: Cha có ghé thăm Đức TGM Stephanô Nguyễn Như Thể và Đức Cha Phụ Tá vào ngày Chúa Nhật 6/12/09, thưa, t́nh h́nh giáo phận Huế ra sao, và t́nh trạng sức khỏe của Cha Nguyễn Văn Lư lúc này như thế nào?

LM Liêm: Vâng, sinh hoạt mục vụ của Giáo Phận Huế, có lẽ cũng lệ thuộc vào t́nh h́nh kinh tế chung của xă hội Việt Nam rất nhiều. Hiện nay, các ngài đang quan tâm đến việc thất thoát nhân sự! T́nh h́nh kinh tế và xă hội, đă khiến cho rất nhiều người trẻ đă đi vào Nam kiếm t́m việc làm. Do vậy nhiều giáo xứ, cộng đoàn không c̣n người có tài năng nữa.

Về Cha Lư, Hai Đức Cha cho biết, đều đă lần lượt đi thăm Cha Lư tại bệnh viện của Công An ở Hà Nội trước và sau Đại Hội ở Sở Kiện vừa rồi. Cha Lư luôn tỏ ra lạc quan, vui vẻ. Cha có thể cử động tay và chân phải cách chậm chạp, tuy nhiên t́nh h́nh sức khoẻ chung chung của Cha Lư th́ có vẻ không được...tốt cho lắm!

Đức Tổng Thể cho biết thêm, trong dịp đến thăm lần này, ngài cũng đă yêu cầu viên chức của Bộ Công An trả tự do cho Cha Lư về nhà dưỡng bệnh. Hiện gia đ́nh đă làm đơn xin cho Cha Lư được tại ngoại và đang chờ trả lời. Ṭa Giám Mục Huế cũng sẵn sàng đón nhận Cha Lư về nghỉ dưỡng nếu gia đ́nh yêu cầu.

Khi ở Hà Nội, chúng tôi cũng biết Đức Tổng Kiệt có cử người liên lạc với Bộ Công An để Ṭa Giám Mục Hà Nội có thể vào thăm Cha Lư hầu chăm lo đời sống tâm linh cho ngài. Đức Cha Phụ Tá Hà Nội sau đó đă được đến thăm Cha Lư trong bệnh viện. Và như tin tức đăng tải mấy hôm nay, Cha Lư không c̣n ở bệnh viện nữa, mà đă bị đưa về nhà tù Ba Sao rồi. Không biết việc gia đ́nh xin tại ngoại để chữa bệnh có kết quả ǵ không? 
 

LĐ: Vụ việc  Trường Học ở Loan Lư nay đến đâu? Cha có nghe thêm tin tức ǵ không?

LM Liêm: Tại trường học Loan Lư, nơi xảy ra tranh chấp, chúng tôi thấy, hiện có 1 bức tường màu xanh do chính quyền địa phương dựng nên. Đức Tổng Thể đă lên tiếng trong cuộc gặp gỡ chính thức với Ủy Ban Tôn Giáo của Tỉnh, phản đối hành động đơn phương giải quyết vấn đề liên quan đến tôn giáo của chính quyền địa phương. Ngoài ra, lá thư của ngài về vụ việc này đă được phổ biến rộng răi. Hy vọng trong thời gian gần, sẽ có một giải pháp khả thi để giáo xứ có nơi phục vụ con trẻ tốt đẹp và an toàn. 
 

LĐ: Vụ việc Tam Ṭa? Cha có nghe ǵ không?

LM Liêm: Theo chúng tôi biết qua cuộc tiếp xúc với Đức Cha địa phận Vinh, t́nh h́nh cũng tạm ổn, chính quyền địa phương có phương án cấp đất cũng gần gần khu vực đó. Hiện hai bên đang làm việc để có một giải pháp chung.

 

LĐ: Miền Trung cũng là  nơi hằng năm hứng chịu nhiều trận lụt lội. Cha có  thể cho biết thêm, việc cứu trợ diễn ra như  thế nào?

LM Liêm: Trong dịp gặp Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư Kư Ủy Ban Bác Ái Xă Hội của HĐGM VN vào sáng ngày 28/11/09 tại văn pḥng Ủy Ban được đặt tại 72/12 Trần Quốc Toản, Sài G̣n, Cha Sơn cho biết hậu quả của những cơn băo lụt vừa qua do ‘thiên tai’ lẫn ‘nhân tai’ tạo ra: nhiều đập thủy điện xây bừa băi ở một số địa phương, cây rừng bị khai thác quá sức, từ đó dẫn đến hệ thống sinh thái, môi trường biến đổi, nạn xâm thực của biển mỗi ngày mỗi trầm trọng v.v.. ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống người dân. Cha cũng đề cập đến các chương tŕnh cứu trợ của Ủy Ban, nhất là các nỗ lực giúp cho đồng bào nạn nhân sau cơn băo lụt.

Năm nay, Miền Trung, vùng Cao Nguyên, và một số tỉnh Miền Bắc gánh chịu rất nhiều khó khăn. Việc cứu trợ là một công tác hết sức khó khăn, v́ khả năng tài chánh có hạn, trong khi nhu cầu cần được giúp đỡ th́ quá bao la.

Chúng tôi cũng được biết, ngày 2-7-2008, Caritas đă được phép tái lập và hoạt động trở lại cấp Trung Ương và Giáo Phận ở Việt Nam, cho nên việc tổ chức công tác cứu trợ trở nên dễ dàng, chính xác hơn do sự điều hợp khéo léo từ văn pḥng Caritas trung ương với các giáo phận địa phương. Về phần Liên Đoàn, vẫn đang tiếp tục vận động giúp nạn nhân băo lụt cho đến Lễ Giáng Sinh 2009. 
 

LĐ: Cha cũng có dịp gặp gỡ và tiếp xúc với các vị Giám Mục khác trong chuyến thăm viếng này. Suy nghĩ của Cha qua những cuộc tiếp xúc? 
 

LM Liêm: Trong chuyến đi này chúng tôi may mắn có nhiều cơ hội tiếp xúc, tṛ chuyện chung hoặc riêng với các Đức Cha trong Ban Thường Vụ HĐGM VN, đức Hồng Y, các Đức Tổng Giáo Tỉnh, các Đức Giám Mục chủ chăn hay phụ tá giáo phận, được nghe các ngài chia sẻ về những nỗ lực trong các chương tŕnh mục vụ, giáo dục, bác ái, ngắn hạn và dài hạn cho giáo phận; cũng như chia sẻ những trăn trở, ưu tư và những khó khăn đang đương đầu.

Khách quan nhận xét, các đấng có tinh thần đoàn kết, cảm thông và nâng đỡ lẫn nhau, đặc biệt nổi bật nơi các đấng là ḷng nhiệt thành, tận tụy, yêu thương và trung tín phục vụ.

Chúng tôi cũng nhận ra, mỗi giáo phận có những vấn đề riêng trong giáo phận, không giáo phận nào giống giáo phận nào do lịch sử, hoàn cảnh, con người và môi trường khác nhau, và qua những ǵ các ngài đă làm hay đang làm, các ngài cũng tỏ ra cố gắng hết sức để chu toàn trách nhiệm ḿnh được Ṭa Thánh tín nhiệm giao phó.  
 

LĐ: Các Đức Giám Mục có nhắn nhủ ǵ với cộng đồng Công Giáo ở hải ngoại không?

LM Liêm: Các ngài đánh giá cao tinh thần hiệp thông và trân trọng những đóng góp quư báu của Cộng Đồng Công Giáo ở hải ngoại cho Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong các chương tŕnh mục vụ, giáo dục, bác ái, và nhân đạo.

Các ngài cũng mong hải ngoại hăy cảm thông cho người sống ở Việt Nam, có hoàn cảnh, điều kiện và môi trường hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài. Những người có trách nhiệm phải đương đầu với vô vàn khó khăn, có những hạn chế nhất định về hoàn cảnh và môi trường xă hội, không thể phát huy hết vai tṛ và trách nhiệm của ḿnh, dù rất muốn. Xin hăy cầu nguyện cho nhau! 
 

LĐ: Trong vai tṛ Cố Vấn Quốc Gia đặc trách về người Việt Nam cho Ủy Ban Á Châu Thái B́nh Dương thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Cha nhận thấy Liên Đoàn có vai tṛ hay ảnh hưởng ǵ với HĐGM Hoa Kỳ?

LM Liêm: Trước hết, HĐGM Hoa Kỳ qua các phát biểu của những vị hữu trách, luôn đánh giá cao về những đóng góp của hàng giáo sĩ và giáo dân Việt Nam cho Giáo Hội Hoa Kỳ từ bao nhiêu năm qua. Chúng ta có thể tự hào rằng, đă và đang làm cho đời sống đức tin ở đất nước này thêm phần sinh động, khởi sắc và phong phú.

Chúng tôi cũng vừa nhận được thư mời tham dự ‘Catholic Cultural Diversity Network Convocation’ diễn ra vào ngày 6-8 tháng 5, 2010, tại University of Notre Dame, South Bend, Indiana. Đại Hội ước tính sẽ quy tụ khoảng 300 đại biểu được mời về từ nhiều nơi trên Hoa Kỳ, trong đó có các Giám Mục đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Đại Hội nhằm ǵúp cho các nhà lănh đạo tôn giáo các sắc dân có cơ hội ngồi lại trao đổi ‘những Hy Vọng, Ước Mơ và Thử Thách’. Đại Hội cũng mong, qua những cuộc trao đổi ư kiến và kinh nghiệm, sẽ đua ra những đường hướng thực tiễn giúp cho công việc mục vụ và truyền giáo cho các sắc dân được dễ dàng trong Giáo Hội Hoa Kỳ.

Liên Đoàn luôn nỗ lực làm nhịp cầu trong khả năng và điều kiện của ḿnh, để hai Giáo Hội Hoa Kỳ và Việt Nam mỗi ngày mỗi hiểu nhau hơn, hầu gắn bó và giúp đỡ cho nhau nhiều hơn.  
 

LĐ: Những h́nh ảnh nào ấn tượng nhất trong Cha ở chuyến đi thăm Việt Nam lần này?

LM Liêm: Ấn tượng nhất với riêng chúng tôi là “Những Bàn Tay” ở Đại Hội Khai Mạc Năm Thánh ở Sở Kiện, và “Những Đôi Chân” trong Đại Hội Giới Trẻ Công Giáo VN lần thứ 8 tại Đền Hùng, Việt Tŕ, Phú Thọ!

Tại Sở Kiện, khi trao Ḿnh Thánh Chúa cho mọi người ở Thánh Lễ Khai Mạc Năm Thánh, tôi chợt nhận ra tuyệt đại đa số những bàn tay đưa ra đón nhận Chúa thật là xấu xí, gầy guộc, sần sùi, nhớp nhúa trên những khuôn mặt khắc khổ, đen đủi v́ dầm mưa dải nắng của quư lăo ông, lăo bà, và của những bà mẹ, bà chị, hay của các cha già, anh trai, suốt ngày lam lũ trên ruộng đồng, ao vườn, hay ngoài chợ búa.

Tôi cũng không quên những đôi chân thô sơ, bám đầy bụi đất của các bạn trẻ, nam có, nữ có, trong Đại Hội Giới Trẻ lần thứ 8 ở Đền Hùng năm nay. Các em đang ‘tha’ những đôi dép cũ kỹ, bạc mầu, trong đó có đôi, quai dép gần như sắp ĺa. Tôi thấy các em vẫn nhanh nhẹn đồng bước với các bạn ḿnh trong những cử điệu, khúc ca vui nhộn, trẻ trung nhưng vẫn rất thánh thiện! Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt thầm thỉ: ‘Đó là những em thuộc gia đ́nh nghèo, quá nghèo, không có tiền để sắm cho được một đôi giày tử tế!’. 

Chúng tôi chợt nghĩ, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đang ở trong những ngày Hội lớn khi kỷ niệm các biến cố lịch sử. Chắc chắn những ǵ Giáo Hội có được hôm nay đều là nhờ hồng ân của Thiên Chúa, của Mẹ La Vang, cũng như những cống hiến và hy sinh của nhiều vị thừa sai, và của tiền nhân, ông bà, cha mẹ chúng ta nữa. Tuy nhiên, Giáo Hội Việt Nam trưởng thành và lớn mạnh được, theo thiển ư, có lẽ cũng là nhờ chính những đôi bàn tay xấu xí, gầy guộc, sần sùi, nhớp nhúa giơ ra đón nhận Thiên Chúa một cách mộc mạc, chân t́nh, và những bàn chân thô sơ, nhớp bẩn của biết bao nhiêu người đă âm thầm hy sinh cuộc đời hằng ngày trên những ruộng đồng, ao mương, chợ búa, xí nghiệp, để nuôi nấng và dưỡng nuôi Giáo Hội Mẹ chúng ta!

Trong mắt chúng tôi, những đôi bàn tay và những bàn chân đó gần gũi, thân thiết và đẹp hơn bao giờ hết!

 

LĐ: Cám ơn những chia sẻ và tâm t́nh của Cha.