DIỄN VĂN KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010

CỦA ĐỨC CHA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kính thưa Quư Đức Hồng y, quư Đức cha,

Kính thưa Các Vị Khách quư, 

 

Anh chị em thân mến, 

 

Giây phút này, giáo xứ Sở Kiện thuộc Tổng giáo phận Hà Nội đang là tâm điểm của Giáo Hội Việt Nam. Tất cả Hội đồng Giám mục Việt Nam có mặt ở đây. Các vị khách quư đến từ nhiều phương trời cũng đang hiện diện ở đây. Cả ngàn linh mục và tu sĩ nam nữ, hằng vạn tín hữu giáo dân, đại diện tất cả các giáo phận trong Giáo Hội Việt Nam đang có mặt ở đây. Và hằng triệu trái tim tín hữu Công giáo từ khắp mọi miền đất nước và từ hải ngoại cũng đang hướng ḷng về đây. Vâng, trong giây phút này, giáo xứ Sở Kiện thực sự là tâm điểm của Giáo Hội Việt Nam. Quả thực, chưa bao giờ chúng ta lại được sống mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm của Dân Thiên Chúa được qui tụ nên một ở đây, cách đặc biệt như thế. V́ vậy, trước hết, chúng ta hăy bắt tay nhau với lời chúc b́nh an và nụ cười thân thiện nhất để chào mừng Ngày Hồng Ân trọng đại này. 

 

Thưa Anh Chị Em, 

 

1. Từ khắp mọi miền đất nước, chúng ta quy tụ về đây để cử hành Lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010. Thời điểm này mời gọi chúng ta nh́n lại hành tŕnh lịch sử của Giáo Hội Chúa Kitô trên quê hương Việt Nam thân yêu: Từ những bước chân mạo hiểm của các vị thừa sai đầu tiên, Tin Mừng Chúa Kitô đă bắt đầu được loan báo trên mảnh đất quê hương chúng ta từ gần 500 năm về trước, để rồi nhờ ơn Chúa, Tin Mừng ấy mỗi ngày mỗi lan rộng cho đến cách đây 350 năm, hai giáo phận Tông toà đầu tiên đă được thiết lập tại Việt Nam. Rồi theo ḍng lịch sử, Giáo Hội ngày càng phát triển cho đến năm 1960, vào ngày 24-11, Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đă kư Tông sắc thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Hội Chúa Kitô trên đất nước chúng ta. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nh́n lại hành tŕnh lịch sử ấy, chúng ta khám phá ra mầu nhiệm Giáo Hội, mầu nhiệm của hạt cải thật bé nhỏ (x. Lc 13,18-19) khi gieo xuống ḷng đất, nhưng nhờ đâm rễ sâu trong đức tin nên đă không ngừng lớn lên trong hi vọng và trở thành cây to, phủ bóng mát t́nh yêu cho hằng triệu con người, trở thành một trong những Giáo hội có số tín hữu đông đảo nhất tại Á Châu. Mầu nhiệm ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, Đấng đă ban tặng cho ta món quà vô giá là Đức Giêsu Kitô, Con chí ái của Ngài, và đă dùng sức mạnh Thần Khí Ngài, thúc đẩy những bước chân thừa sai ra đi gieo văi hạt giống Tin Mừng trên quê hương chúng ta. V́ thế, khi nh́n lại lịch sử Giáo Hội địa phương, chúng ta phải cất cao lời cảm tạ: “Hăy tạ ơn Chúa v́ Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương” (Tv 118,1). 

 

2. Cùng với tâm t́nh tạ ơn Thiên Chúa, chúng ta hăy bày tỏ ḷng tri ân sâu xa đối với các bậc tiền nhân, các ân nhân và các chứng nhân anh dũng của đức tin. Nếu hạt cải nhỏ bé có nẩy mầm và vươn dậy nhờ ánh nắng là ân sủng Thiên Chúa, th́ hạt cải ấy cũng đồng thời được tưới bằng ḍng nước trong lành là ḍng máu của Các Thánh Tử Đạo, và những giọt mồ hôi hi sinh của các bậc tiền nhân và các ân nhân. Chính v́ thế, theo lời đề nghị của Đức Tổng giám mục Hà Nội, HĐGMVN đă chấp thuận tổ chức Lễ Khai Mạc Năm Thánh tại giáo xứ Sở Kiện là nơi c̣n lưu giữ nhiều thánh tích của các Chứng nhân Tin Mừng. Và trước khi cử hành Lễ Khai Mạc chính thức hôm nay, th́ tối hôm qua, chúng ta đă long trọng cử hành nghi thức tôn vinh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đồng thời, cũng để bày tỏ niềm tri ân đối với các ân nhân, chúng tôi đă mời các vị hồng y, giám mục – đại diện các Giáo hội đă và đang góp phần xây dựng và phát triển Giáo hội tại Việt Nam – đến tham dự Thánh Lễ khai mạc này. 

 

3. Khi bày tỏ niềm tri ân sâu xa đối với các bậc tiền nhân, chúng ta ư thức rằng đức tin thực sự là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa thương ban cho chúng ta qua người Con Một Chí Ái và được vun trồng bằng máu của Các Thánh Tử Đạo. V́ thế, chúng ta phải trân trọng hồng ân đức tin ấy và cùng nhau xây dựng Giáo Hội của Chúa ngày càng phát triển như ḷng Chúa mong muốn. 

 

Chúa muốn chúng ta xây dựng Giáo Hội như gia đ́nh của Chúa, trong đó mọi người hoà thuận, hiệp nhất, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Hơn bao giờ hết, khung cảnh Lễ Khai Mạc hôm nay nói lên ư nghĩa đó. Chúng ta đến đây từ khắp các tỉnh thành, từ 26 giáo phận, thuộc mọi thành phần dân Chúa, làm nên một cộng đoàn đông đảo nhưng hợp nhất. Dù đông đảo, tất cả chúng ta cùng ăn một Bánh và cùng uống một Chén, cho nên chúng ta chỉ là một Thân Ḿnh, hiệp thông gắn bó với nhau nhờ được hiệp thông với Chúa Kitô (x. 1Cr 10,17). Sự hiệp thông này cần được thể hiện cụ thể trong đời sống hằng ngày theo gương mẫu của cộng đoàn tín hữu thời sơ khai: một ḷng một ư, hợp nhất với nhau, chuyên cần đào sâu giáo lư đức tin, tham dự Thánh lễ và cầu nguyện, chia sẻ mọi sự cho nhau (x. Cv 2,42-46; 4,32). Cha ông chúng ta đă cố gắng sống điều đó. Cử hành lễ Khai Mạc Năm Thánh tại Tổng giáo phận Hà Nội nhắc chúng ta nhớ đến cộng đoàn tín hữu đầu tiên trên đất Thăng Long. Các tín hữu thời ấy đă yêu thương gắn bó với nhau đến nỗi người ngoài gọi họ là những người theo “Đạo của T́nh yêu”. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Như thế, cử hành Năm Thánh 2010 mời gọi và thúc đẩy tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng một Giáo Hội hiệp thông; một Giáo Hội trong đó mỗi người đồng cảm với Giáo Hội, vui niềm vui của Giáo Hội và đau nỗi đau của Giáo Hội; một Giáo Hội trong đó mỗi người cảm nhận ḿnh được yêu thương chăm sóc, đồng thời có trách nhiệm chăm lo cho người khác cũng như cho ích chung của Giáo Hội. Đó chính là cách thể hiện tư cách người môn đệ chân chính của Chúa như Người đă truyền dạy: “Hăy yêu thương nhau như Thầy đă yêu thương anh em” (Ga 15,12) và “Cứ dấu này người ta nhận biết anh em là môn đệ của Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13,35). 

 

4. Ngoài ra, hồng ân đức tin Chúa đă ban cho chúng ta cũng cần được chia sẻ cho người khác, nhất là cho đồng bào của ḿnh, những người cùng sống trong một đất nước, cùng chia sẻ một lịch sử, cùng chung một vận mệnh quê hương. Thật vậy, càng ư thức hồng ân cao cả của đức tin và càng yêu thương đồng bào đồng loại của ḿnh, chúng ta lại càng được thúc đẩy loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho họ, đồng thời cố gắng đem những giá trị Tin Mừng thấm nhập vào mọi thực tại của đời sống hằng ngày. Đó chính là mệnh lệnh Chúa trao cho chúng ta: “Anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13.14) 

 

Phương thế tốt nhất để thi hành sứ mạng đó là xây dựng đời sống trên nền tảng Phúc Âm. Cách cụ thể, kể từ Năm Thánh này, theo lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, mỗi gia đ́nh công giáo hăy trở thành một trường dạy đức tin và đức mến, cũng như các giá trị và đức tính nhân bản. Mỗi người công giáo hăy cố gắng sống theo lương tâm ngay thẳng, bác ái, trung thực và quư trọng công ích. Như thế, chúng ta góp phần xây dựng một xă hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng, là xă hội mà mọi người mong ước, đồng thời làm chứng cho mọi người về vẻ đẹp và những giá trị tích cực của Đạo Chúa. 

 

Thưa Anh Chị Em, 

 

Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian là Giáo Hội lữ hành, nghĩa là một cộng đoàn c̣n đang trên đường đi, chưa đạt tới đích điểm là Nước Trời. V́ thế, chúng ta không tránh khỏi những lỗi lầm và thiếu sót của cá nhân cũng như cộng đoàn. Chúng ta khiêm tốn nh́n nhận những lỗi lầm thiếu sót đó, chân thành xin Chúa và mọi người tha thứ, để với tâm hồn thanh thản, chúng ta mạnh mẽ tiến lên trên con đường loan báo Chúa Giêsu và Tin Mừng của Người cho anh chị em đồng bào của ḿnh. 

 

Trong niềm tri ân cảm tạ cùng với quyết tâm xây dựng Giáo Hội như ḷng Chúa mong muốn và tin tưởng bước tới tương lai, nhân danh HĐGMVN, tôi long trọng và vui mừng tuyên bố khai mạc NĂM THÁNH 2010 CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI VIỆT NAM.

 

Sở Kiện, ngày 24-11-2009

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài phát biểu của Đức Hồng y Etchégaray

trước Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách đây đúng 20 năm, tôi đă đặt chân đến phần đất này. Mặc dù tuổi cao sức yếu, mặc dù đi lại khó khăn nhưng tôi đă ngay lập tức nhận lời khi nhận được lời mời của Đức Tổng Giám mục Hà Nội để đến đây gặp gỡ các bạn, gặp gỡ anh chị em, để đến một đất nước mà tôi rất yêu mến. Đất nước Việt Nam muôn năm và Giáo hội Việt Nam muôn năm! 

 

Mảnh đất Sở Kiện này quả thật là mảnh đất hồng phúc v́ được chọn làm nơi khai mạc Năm Thánh của Giáo hội Việt Nam, trong Tổng Giáo phận Hà nội này. Thật hạnh phúc cho Đức hồng y Tổng Giám mục Sài G̣n v́ được chủ sự thánh lễ hôm nay, là ngày lễ khai mạc của Năm Thánh Cứu Độ và là ngày bước vào năm thánh với vẻ long trọng và niềm hân hoan. 

 

Tôi sẽ cố gắng để nói rất ngắn, bởi những ǵ tôi nói sẽ được nhân lên gấp đôi v́ có bản dịch bằng tiếng Việt. Tôi chỉ nói một vài lời thôi, nhưng nếu có thể nói tiếng Việt nam được th́ tôi sẽ nói một ngàn lời, một ngàn lời cám ơn anh chị em! 

 

Anh chị em đă biết rơ chương tŕnh Năm Thánh. Khi c̣n ở Roma, tôi đă đọc đi đọc lại thư của Hội Đồng Giám mục Việt nam về Năm Thánh. Giáo hội Việt nam đă mạnh dạn, hân hoan  và vững vàng bước vào Năm Thánh với sự đồng ư của Đức Thánh Cha. Hôm nay, trong ngày trọng đại này, chúng ta cùng bước vào Năm Thánh. Đó là sự ḥa giải và niềm hy vọng.  

 

Ḥa giải – đó là một từ mà cả thế giới này đều mong ước và hết sức cần thiết. Bởi thế giới này đang bị chia rẽ bởi biết bao vấn đề khác nhau. Ngày nay có sự khác biệt rất lớn giữa những con người khác nhau. Các Giám mục của anh chị em đă can đảm và nhấn mạnh tới điều này, đó là sự ḥa giải, bởi v́ nhờ đó chúng ta có thể nối t́nh huynh đệ của chúng ta đối với mọi anh chị em trong cùng một quốc gia.  

Niềm hy vọng cũng như sự ḥa giải  đều đ̣i hỏi sự can đảm, bởi chúng ta đang sống trong một xă hội có rất nhiều những khó khăn thử thách, đối diện với biết bao thất vọng, với hàng ngàn khuôn mặt khác nhau, có khi có những khuôn mặt giả tạo của niềm hy vọng. Có khi chúng ta nói chúng ta hy vọng hay vui mừng v́ niềm hy vọng, nhưng thực tế chúng ta lại không có niềm hy vọng. Hy vọng – đó không phải là niềm mơ tưởng hăo huyền. Trái đất này không phải là một pḥng đợi để chúng ta ngồi đó mà đợi một niềm hy vọng hạnh phúc ở một tương lai xa vời. 

 

Trên chính mảnh đất này, chính tại nơi đây, chúng ta phải hành động để làm chứng cho Tin Mừng của Đức Giêsu. Hy vọng và con đường dẫn tới hy vọng, chúng ta đă từng nói tới với biết bao sức mạnh. Không có một thiên đàng dọn sẵn cho ta, một cộng đoàn và một giáo hội, được thực hiện với những con người tự do và hăng say thực hiện đức công chính và t́nh huynh đệ.   

 

Đất nước Việt nam chúng ta đă và đang mở ra với toàn thế giới. Hôm qua, chúng ta đă cùng tham dự buổi canh thức, tôi xin hoan nghênh và khen ngợi tất cả mọi người, nhất là các bạn trẻ đă tham dự vào buổi canh thức đó. Xin chúc mừng, chúc mừng và vỗ tay để hoan hô chúc mừng! Các bạn đă tỏ ra cho chúng tôi thấy rằng các bạn bước vào tương lai không phải như những con người thụ động mà là một bàn tay mở rộng để cùng nhau thực hiện đức công chính. Con người mà quên mất ḿnh th́ quả là con người bất hạnh – một nhà văn đă viết như vậy. Các bạn hăy dang rộng cánh tay, tất cả hăy dang rộng ṿng tay của ḿnh, trong suốt năm Thánh này, không chỉ với những tín hữu hiện diện nơi đây nhưng với tất cả các tu sỹ nam nữ, các linh mục và tất cả các Giám mục nữa, tất cả phải cùng hành động trong năm Thánh này, để giáo hội Việt nam trở thành giáo hôi gần gũi với Thiên Chúa hơn, và gần gũi với mọi người hơn, không để một ai bị loại trừ. Chúng ta có thể khác biệt về tôn giáo, về lư tưởng, nhưng chúng ta đều là anh chị em với nhau và là con của một Cha trên trời! 

 

Nước Việt Nam là như vậy, giáo hội Việt Nam là như vậy! 

 

Tôi xin cầu chúc cho anh chị em một Năm Thánh tốt lành và đầy t́nh thương, hồng ân của Thiên Chúa.  

 

Xin cám ơn!

  

Bài giảng trong Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài chia sẻ trong Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 của Giáo hội Công Giáo Việt Nam, do Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám mục giáo phận Thanh Hóa – soạn, tuy nhiên v́ lư do sức khỏe, ngài không thể tŕnh bày. Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên – Giám mục giáo phận Hải Pḥng – đă thay Đức Cha Nguyễn Chí Linh để đọc bài chia sẻ này với cộng đồng dân Chúa tham dự đại lễ.

 

Kính thưa Quư Đức Hồng Y, Quư Đức Cha,

Kính thưa quư vị quan khách,

Quư cha, quư nam nữ tu sĩ và toàn thể anh chị em đồng bào lương cũng như giáo.

 

Chúng ta đang có mặt tại Sở Kiện, c̣n gọi là Kẻ Sở, một trong những giáo xứ lớn với 8000 giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà-nội.

 

Có lẽ nhiều người trong chúng ta tự hỏi tại sao lại chọn nơi này làm địa điểm khai mạc năm thánh? Có phải v́ tại đây có những công tŕnh kiến trúc nổi tiếng hay danh lam thắng cảnh không? Thưa rằng không. Sở Kiện đă được chọn chỉ v́ nó mang nhiều chứng tích lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, cách riêng là của Giáo Hội miền Bắc.

 

Sau khi nhà thờ Kẻ Vĩnh, tức Vĩnh trị, bị quân triều đ́nh phá hủy năm 1858 và tiếp theo là thỏa ước trả lại tự do tôn giáo năm 1862, Đức Cha Hubert Jeantet đă chọn Sở Kiện làm trung tâm giáo Phận Tây Đàng Ngoài. Ṭa Giám mục, chủng viện, trường la tinh, trường giáo lư, nhà quản lư, nhà in, Ḍng Mến thánh giá, trường học và nhà thương đă được tuần tự xây dựng tại đây. Năm 1867, Đức cha Puginier đă khởi công xây dựng ngôi nhà thờ chính ṭa đầu tiên của giáo phận tông ṭa. Đó chính là ngôi nhà thờ đang sừng sững trước mắt chúng ta đây. Nhiều vị giám mục đă được phong chức và mai táng trong nhà thờ này. Sở Kiện cũng là nơi Đức cha Gendreau triệu tập Công đồng Bắc Kỳ lần thứ hai, tiếp nối công đồng lần thứ nhất do Đức cha Lambert de la Motte triệu tập năm 1670. Gần chúng ta hơn cả, ngày 17-12-2008, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt đă nâng Sở Kiện lên hàng đền thánh tử đạo, trung tâm hành hương của Tổng Giáo Phận Hà nội.

 

Và hôm nay đây, Sở Kiện lại ghi thêm một trang sử mới vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ Sở Kiện được đón tiếp lượng khách thập phương đông đảo như ngày hôm nay. Chưa bao giờ Sở Kiện được chứng kiến sự hiện diện của Giáo Hội Việt nam đầy đủ và hùng hậu như ngày hôm nay. Hồng Y, giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân từ mọi nẻo đường đất nước và từ bốn phương trời hải ngoại tuôn về Sở Kiện để cử hành lễ tạ ơn dưới bóng cờ bay phất phới của 26 giáo phận quê hương.

 

Không chỉ trên qui mô quốc gia, cuộc họp mặt hôm nay c̣n mang chiều kích hoàn vũ. Ngoài sự quan tâm đầy t́nh phụ tử của Vị cha chung Giáo Hội là Đức Giáo Hoàng Bênêđitô thứ 16, của Đức Hồng Y Ivan Diaz tổng trưởng thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, Sở Kiện hôm nay c̣n được hân hạnh tiếp đón các Đức Hồng Y và Giám Mục đến từ Ṭa Thánh Vatican, từ các giáo phận thuộc các châu lục khác. Ôi! C̣n h́nh ảnh hiệp thông nào đẹp hơn? Có người công giáo Việt Nam nào không nức ḷng v́ cảnh sum họp đại đồng rộng lớn ngày hôm nay?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bên cạnh nhau, cùng với nhau về với không gian đầy dấu xưa tích cũ này, chúng ta hành hương về quá khứ của Giáo Hội Việt Nam. Hành hương để ghi nhận và cảm tạ hồng ân Thiên Chúa trải dài suốt chặng đường 350 năm kể từ ngày khai sinh giáo phận Đàng ngoài, giáo phận tiên khởi miền Bắc. Nguyên cớ để chúng ta thực hiện cuộc hành hương này là 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt nam, một chặng đường đầy biến động nhưng cũng không bao giờ thiếu vắng t́nh yêu quan pḥng của Thiên Chúa.

 

Và thưa anh chị em,

 

Đây là thánh lễ chính thức đầu tiên của năm thánh 2010, thánh lễ mà chúng ta cử hành trước anh linh các thánh tử đạo Việt nam đang hiện diện tại đây. Thư công bố năm thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă viết: « Các Thánh Tử Đạo đă nhiệt tâm làm chứng cho đức tin đến độ dám hi sinh cả mạng sống. Máu các ngài đổ ra đă tưới thắm mảnh đất quê hương, trở nên hạt giống làm nẩy sinh nhiều cộng đoàn tín hữu trên đất nước Việt Nam ».

 

Thật ra, không riêng ǵ tại Việt Nam, lịch sử của Giáo Hội nói chung là lịch sử của bách hại. Đức Giêsu, Đấng sáng lập Đạo Thánh, đă là nạn nhân bị lên án tử h́nh. Hầu hết các môn đệ của Ngài cũng đă chết v́ nối gót thầy Chí Thánh Giêsu. Cac Kitô hữu đầu tiên tại Rôma đă bị truy bức suốt ba trăm năm. Khắp nơi và mọi thời, Đạo Chúa luôn luôn là đối tượng của nghi kỵ và phân biệt đối xử. Giáo Hội Việt Nam ngay từ lúc khai sinh, cũng đă trải qua những giờ phút đen tối đầm đ́a mồ hôi, nước mắt và máu đào. Những bộ hài cốt đang nằm im ĺm tại đền thánh Sở Kiện đây, chính là bằng chứng hùng hồn cho những trang sử đau thương ấy.

 

Lịch sử nhân loại cho thấy, một dân tộc hay một quốc gia chỉ có thể tồn tại khi có đủ sức mạnh quân sự hoặc chính trị để đương đầu với ngoại xâm và bạo loạn. Đang khi đó, Giáo Hội lại không phải là một chế độ chính trị, càng không phải là một thế lực quân sự. Lẽ ra những cuộc bách hại dai dẳng, liên lục và tàn bạo nhằm ngược đăi, tù đày, lừa lọc, kỳ thị, khai trừ, thậm chí triệt hạ, thủ tiêu, đă xóa tên Kitô giáo trên bản đồ nhân loại. Nhưng không, với con số một 1,14 tỉ tín đồ, chiếm một phần sáu dân số thế giới, Giáo hội công giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất trên hành tinh chúng ta hiện nay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bao nhiêu người đă ngă xuống v́ bách hại, nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại. Người Kitô hữu, nói theo ngôn từ của bài đọc thứ nhất chúng ta vừa nghe, vẫn là những người không sợ đau khổ và sự chết. Không có nghĩa họ là những người liều chết v́ bướng bỉnh chống đối nhà cầm quyền. Cái chết của họ là cái chết tự nguyện. Không giữ được phép nước, họ cam ḷng chịu chết để trung thành với Chúa, chứ không phải đành chết v́ bất lực. Điểm biệt loại của các thánh tử đạo là chết trong t́nh thương. Họ là loại tử tội duy nhất không hận thù kẻ lên án và kết liễu mạng sống ḿnh.

 

Giáo Hội không phải là một tổ chức trần thế. Giáo Hội do Thiên Chúa thiết lập là một vương quốc thuộc thiên giới. Đó chính là chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội. V́ là một mầu nhiệm nên quy luật phát triển của nó không phải là quy luật b́nh thường, nhưng là quy luật của Đấng sáng lập, được Ngài phát biểu cách quyết liệt trong bài Tin Mừng hôm nay: « Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất không chết đi, nó chỉ trơ trọi một ḿnh; chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác».

 

Người đầu tiên tuân theo quy luật đó cách triệt để nhất, chính là Đức Giêsu. Thập giá và cái chết của Ngài đă làm phát sinh Giáo Hội và trở thành nội dung rao giảng cho môn đệ Ngài. Nhưng theo lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay, người đời coi thập giá là điên rồ, yếu đuối, nhưng đó lại chính là « sức mạnh của Thiên Chúa ». Đó cũng chính là bí quyết sức mạnh của các anh hùng tử đạo. Đó cũng chính là bí quyết tạo ra lịch sử thần thánh của Giáo Hội. Và đó cũng chính là con đường tương lai chúng ta sẽ đi và phải đi để xây dựng, ǵn giữ và phát triển Giáo Hội.

 

Để kết thúc, nhân danh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, thay mặt cho Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi xin được có đôi lời với tất cả những ai không cùng niềm tin tôn giáo.

 

Thưa quí vị,

 

Chúng tôi cảm thấy thật ấm ḷng và rất cám ơn sự chiếu cố tận t́nh của đại biểu chính quyền các cấp, ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn, bà con lương dân trong dịp đại lễ khai mạc năm thánh của Giáo Hội Công giáo. Nhiều người cho rằng người công giáo có xu hướng cục bộ, khép kín. Nhưng thực ra, sự hiện diện của quư vị và những ǵ diễn ra tại đây, đang chứng minh ngược lại. Do hoàn cảnh lịch sử xă hội phức tạp, do vô t́nh hoặc ác ư từ phía nọ phía kia, có khi do cách sống phần nào lệch lạc của một số tín đồ, mà h́nh ảnh Thiên Chúa đă bị xuyên tạ méo mó và Giáo Hội công giáo đă bị ngộ nhận hiểu lầm.

 

Qua ngày khai mạc năm thánh hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự ḥa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia xẻ khát vọng mở rộng ṿng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đă không hài ḷng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo.

 

Đă đến lúc người Việt nam phải thẳng thắn nh́n nhận rằng chúng ta đă làm khổ nhau quá nhiều v́ bảo thủ chính kiến và thành kiến, v́ độc tôn phe nhóm và tư lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hăy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xă hội, để giới trẻ của chúng ta an ḷng tin tưởng bước vào tương lai.

 

Tắt một lời: mang trái tim Việt Nam, trên đất mẹ thân yêu hay ở bất kỳ đâu, người Việt Nam là anh em một nhà. AMEN

 

Xin cám ơn mọi người. 

 

+ Giuse Nguyễn Chí Linh

Giám mục giáo phận Thanh Hóa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI

GỬI GIÁO HỘI VIỆT NAM NHÂN DỊP KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010 

 

Kính gửi Đc Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Giám mục giáo phận Đà lạt

Chủ tịch HĐGM Việt Nam 

 

Kính thưa Đức Cha, vào lúc khởi đầu cuộc cử hành năm thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận đại diện Tông Ṭa Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt nam, Tôi hết ḷng hiệp thông với niềm vui và lời kinh nguyện tạ ơn của các Đức Giám mục trên đất nước của Đức Cha – những vị mà tôi đă gặp gỡ trong hân hoan vào tháng 6 vừa qua, và của toàn thể các tín hữu thuộc các giáo phận do các ngài đứng đầu. 

 

Đức Cha đă muốn cho khởi đầu của cuộc cử hành Năm Thánh trùng với ngày lễ kính 117 vị thánh Tử đạo hiển vinh của đất nước Đức Cha. Việc nhớ lại chứng từ cao quư của các ngài sẽ giúp toàn thể dân Chúa tại Viêt Nam kích động đức mến, gia tăng đức cậy và củng cố đức tin mà đôi lúc bị thử thách bởi chính đời sống thường ngày. Trong số các vị  Tử Đạo này, nổi bật lên khuôn mặt đặc biệt của Thánh Anrê Dũng Lạc. Các nhân đức gắn liền với chức tư tế của ngài là mẫu gương sáng chói cho các linh mục và chủng sinh triều cũng như ḍng trên đất nước của Đức Cha. Chớ ǵ trong năm Linh Mục này, họ kín múc từ gương sáng của thánh nhân và của các bạn Tử Đạo với ngài một nghị lực mới khả dĩ giúp họ sống đúng chức Linh Mục một cách trung thành hơn nữa với ơn gọi của ḿnh. Trong sự hiệp thông huynh đệ, trong việc cử hành trang nghiêm các Bí tích của hội thánh và hăng say nhiệt t́nh làm việc tông đồ.  

 

Đức Cha đă chọn Sở Kiện trong Tổng giáo phận Hà Nội làm nơi khai mạc cuộc cử hành Năm Thánh. Đó là một địa điểm mang tính biểu trưng và nói lên rất nhiều ư nghĩa với trái tim của Đức Cha. Nơi đây đă một thời là Ṭa Giám mục của địa phận đại diện Tông Ṭa đầu tiên tại Việt Nam và hiện nay vẫn c̣n lưu giữ những dấu vết vô giá của các Thánh Tử Đạo, cùng với những thánh tích cao quư của các ngài. Trong Năm Thánh này, chớ ǵ địa điểm rất thân thương như thế đối với Đức Cha trở thành trung tâm điểm của một công cuộc Phúc Âm hóa có chiều sâu, nhằm mang tới cho toàn thể xă hội Việt Nam những giá trị Phúc Âm như bác ái, chân lư, công bằng và ngay thẳng. Nếu chúng ta sống các giá trị này theo gương Chúa Kitô th́ chúng sẽ mang một chiều kích mới mẻ, vượt xa hơn ư nghĩa luân lư theo truyền thống như người ta thường hiểu, khi mà các giá trị ấy bén rẽ sâu vào Thiên Chúa – Đấng luôn ước ao điều thiện hảo cho mọi người và muốn mọi người được hạnh phúc. 

 

Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc ḥa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ư hướng đó, chúng ta nên nh́n nhận những sai lỗi chúng ta đă phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ. Đồng thời, chúng ta nên quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong giáo hội và xây dựng một xă hội công bằng, liên đới và b́nh đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau. 

 

Năm Thánh cũng là một thời gian đặc biệt dành cho chúng ta để làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng cho anh em đồng bào, và để chúng ta ngày càng trở nên một giáo hội của Hiệp Thông và Sứ Vụ.

 

Toàn thể giáo hội Việt Nam đă làm một tuần cửu nhật cầu nguyện chuẩn bị cho cuộc cử hành Năm Thánh, để cho biến cố phi thường này làm đẹp ḷng Thiên Chúa, góp phần làm cho mọi tín hữu thăng tiến về mặt thiêng liêng và củng cố sứ vụ truyền giáo của giáo hội. 

 

Tự nhiên, Tôi nghĩ đến các tu sỹ và các nữ tu – là những người muốn dùng đời sống ḿnh làm chứng cho tính triệt để của Phúc Âm qua đặc sủng của các Đấng lập ḍng đối với mỗi ḍng tu. Chớ ǵ họ tiếp tục lớn lên trong Thiên Chúa qua việc đào sâu đời sống thiêng liêng trong sự trung thành với ơn gọi của ḿnh và bằng sự dấn thân tông đồ có hiệu quả, theo gương Chúa Kitô.  

 

Tôi cũng dành một t́nh cảm tŕu mến từ phụ cho toàn thể các tín hữu giáo dân Việt Nam. Họ hiện diện trong tâm tưởng và kinh nguyện hàng ngày của Tôi. Chớ ǵ họ dấn thân sâu xa và tích cực hơn vào đời sống và sứ vụ của giáo hội. 

 

Thưa anh em Giám mục thân mến! 

 

Tôi cầu xin Thiên Chúa soi sáng và hướng dẫn anh em, để anh em trở nên những mục tử tốt theo gương Chúa và Thầy của chúng ta, hiến ḿnh cho việc chăn dắt đoàn chiên, khích lệ và khi cần th́ chữa trị đoàn chiên, trở nên những Giám mục can đảm và kiên tŕ làm chứng cho sự cao cả của Thiên Chúa và cho vẻ đẹp của đời sống trong Chúa Kitô. 

 

Nguyện xin Đức Mẹ Lavang – người Mẹ thân thương đối với các tín hữu trên đất nước của Đức Cha – đồng hành với mọi người trong t́nh âu yếm của một người mẹ hiền xuyên suốt Năm Thánh này. 

 

Thưa Đức Cha! 

 

Với tâm t́nh tŕu mến, Tôi gửi tới Đức Cha phép lành Tông Ṭa mà Tôi cũng sẵn sàng gửi tới các Giám mục, Linh mục, chủng sinh, tu sỹ và tất cả các tín hữu Việt Nam, cũng như mọi người tham gia cách này hay cách khác vào niềm vui của các cuộc cử hành mà Đức Cha đă lên chương tŕnh. 

 

Làm tại Vatican ngày 17 tháng 11 năm 2009 

+ Benedict XVI, Giáo hoàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sứ điệp của Bộ Phúc Âm hóa Các Dân tộc

gửi Đức cha Chủ tịch HĐGMVN nhân dịp Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam

  

Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc

Prot. 4522/09 

 

Ngày 14 tháng 11 năm 2009 

 

Kính gửi Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN NHƠN

 

Giám mục Giáo phận Đàlạt

Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

 

Trọng kính Đức Cha, 

 

Vào dịp khai mạc Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 350 năm thành lập hai Địa Phận Đại Diện Tông Toà “Đàng Trong” và “Đàng Ngoài”, và 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm công giáo tại Việt Nam, tôi rất hân hạnh gửi tới Đức Cha, quư Giám mục, linh mục, quư tu sĩ nam nữ, chủng sinh và toàn thể Dân Chúa tại Việt Nam, những lời chào thăm và chúc mừng nồng nhiệt nhất của Bộ Phúc Âm Hoá Các Dân Tộc. Tôi hoan hỷ bày tỏ với Đức Cha niềm hiệp thông của chúng tôi trong kinh nguyện tạ ơn, và sự thông dự của chúng tôi vào biến cố hồng phúc mang tính chất tôn giáo này, mà chắc chắn sẽ được mừng cách thật long trọng và sốt sắng. 

 

Việc khai mạc Năm Thánh được cử hành vào chính ngày Lễ Kính 117 Vị Tử Đạo Việt Nam, điều đó mang một ư nghĩa đặc biệt. Thật vậy, cơ hội này mời gọi chúng ta hiệp ḷng dâng lời cầu nguyện để cảm tạ các vị anh hùng đức tin đă đổ máu ḿnh làm chứng cho ḷng trung thành và t́nh yêu mến đối với Chúa Giêsu-Kitô. Những giọt máu đào các ngài đổ ra trên mảnh đất Việt Nam, kết hợp với Máu Chúa Kitô trên Thánh giá, nay đă làm nẩy sinh một Giáo Hội công giáo phồn vinh, đang tăng trưởng nhanh chóng và mang đầy hứa hẹn giữa vô vàn khó khăn và thử thách. Năm Thánh 2010 mời gọi chúng ta nh́n lại, với tâm t́nh tri ân cảm tạ, lịch sử ngót 500 năm công cuộc Phúc Âm hoá một Đất Nước, nơi mà vào năm 1533, Chúa Quan Pḥng nhân hậu đă gửi tới vị thừa sai tiên khởi, gieo văi những hạt giống Phúc Âm đầu tiên, để rồi những hạt giống ấy triển nở cách lạ lùng xuyên qua những bước thăng trầm của lịch sử. Năm Thánh 2010 cũng đánh dấu chặng đường nửa thế kỷ lịch sử kể từ khi Đức Giáo Hoàng, Chân Phước Gioan XXIII, thiết lập Hàng Giáo Phẩm công giáo vào năm 1960 và quyết định kư thác các Giáo Hội địa phương tại Việt Nam cho sự hướng dẫn mục vụ của các Giám mục bản xứ. Nh́n lại lịch sử đầy ân sủng và phúc lành do Thiên Chúa ban, chúng ta chỉ biết cảm tạ Thiên Chúa và cất tiếng hát ngợi khen: “v́ Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương !” (Tv 136,1). 

 

Tôi hết ḷng cầu chúc cho mục tiêu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra cho cuộc cử hành Năm Thánh sẽ được thực hiện một cách cụ thể, đó là: khích lệ và cổ vũ Dân Chúa đáp lại t́nh yêu bao la của Thiên Chúa và canh tân Giáo Hội tại Việt Nam theo ba chiều kích: Mầu nhiệm, Hiệp thông và Sứ vụ. Mục tiêu này đáp lại một cách thích đáng chương tŕnh bao quát do Đức Gioan Phaolô II đề ra cho Giáo Hội toàn cầu trong Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: “Xuất phát lại từ Chúa Kitô”, từ một Chúa Kitô mà chúng ta “cần hiểu biết, yêu mến và noi theo, để sống đời sống của Ba Ngôi Thiên Chúa trong Người, và để cùng với Người biến đổi lịch sử cho đến khi lịch sử được hoàn tất nơi Thành Thánh Giêrusalem thiên quốc” (Khởi đầu Ngàn năm mới, số 29). Thế nên, tôi nguyện xin Chúa cho Năm Thánh trở thành một năm ân sủng và một cơ hội thuận lợi để cho mỗi thành phần Dân Chúa thực sự dấn thân sống trọn vẹn điều mà các Mục Tử dũng cảm của Đất Nước cũng như vị Mục Tử của Giáo Hội toàn cầu đă đề ra, và nhất là tiếp tục theo đuổi “đời sống Kitô hữu viên măn” và “đức ái trọn hảo” (GH, 40), tức là sự “thánh thiện”, đó phải là mối bận tâm hàng đầu của chúng ta trên trần gian này. Vậy, tôi mời gọi mọi người hăy quảng đại đáp lại lệnh truyền của Chúa: “Hăy đi…, công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo” (Mc 16,15). Dân tộc và xă hội Việt Nam chờ đợi Tin Mừng loan báo cho họ biết Con Đường, Sự Thật và Sự Sống vĩnh cửu. “Hăy ra khơi và thả lưới bắt cá” (Lc 5,4). Vâng, bây giờ là thời điểm ra tay hành động, là lúc để chúng ta mượn lời ông Simon mà nói lên trong kỷ nguyên mới này của lịch sử: “Thưa Thầy…, vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới” (Lc 5,5). 

 

Với những tâm t́nh đó, tôi hết ḷng khẩn xin phúc lành dồi dào của Thiên Chúa và sự chở che từ mẫu của Đức Mẹ La Vang xuống trên mọi người và mỗi người. 

 

Trọng kính Đức Cha, xin Đức Cha vui ḷng chấp nhận những tâm t́nh huynh đệ và trân trọng của tôi dành cho Đức Cha trong Trái Tim Mẹ Maria. 

Hồng Y Ivan DIAS, Tổng trưởng

+ Robert SARAH, Thư kư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỜI CÁM ƠN CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI GIUSE NGÔ QUANG KIỆT

 

THÁNH LỄ KHAI MẠC NĂM THÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1- Thánh lễ Khai mạc Năm Thánh đă gần kết thúc, con xin thay mặt cho Hội đồng Giám mục, Ban Năm Thánh và Ban Tổ chức lễ Khai mạc dâng lời cảm tạ. 

 

2- Chúng con hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa v́ biết bao hồng ân ban cho Giáo hội VN trong suốt 350 năm, đặc biệt trong 50 năm vừa qua. Xin tạ ơn Chúa, v́ muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn t́nh thương. 

 

3- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chúng con tưởng nhớ công ơn của các vị thừa sai đă đổ bao mồ hôi nước mắt lẫn xương máu vất vả gieo văi hạt giống Tin mừng trên quê hương Việt nam . 

 

4- Với ḷng thành kính, chúng con tri ân các bậc Tổ Tiên Anh Hùng, đă dâng hiến mạng sống như hạt lúa chịu mục nát, để hôm nay chúng con được hưởng mùa gặt phong phú dồi dào. 

 

5- Chúng con tạ ơn Mẹ Hội Thánh đă luôn quan tâm, bằng mọi phương tiện giúp cho Giáo hội Việt nam được h́nh thành, phát triển và vững mạnh như hiện tại. 

 

6- Lời cám ơn đặt biệt trân trọng chúng con muốn gửi đến các vị khách danh dự: ĐHY Roger Etchegaray, người với chuyến viếng thăm lịch sử 20 năm trước đem lại nhiều hi vọng cho Giáo hội Việt nam; ĐHY Bernard Law, người luôn quan tâm giúp đỡ Giáo hội và người Việt nam; ĐHY André Vingt-Trois, người thắt chặt thêm mối thân t́nh cố cựu giữa hai Giáo hội Pháp và Việt nam;  Cha Jean-Baptiste Etcharren, bề trên Hội Thừa sai Balê, Hội liên tục góp phần xây dựng GH VN từ 350 năm qua; Đức cha Todd David Brown, Giáo phận Orange kết nghĩa luôn sát cánh bên Tổng Giáo phận Hà nội. Sự hiện diện của Quư Ngài hôm nay là dấu chỉ hữu h́nh của t́nh hiệp thông trong GH, t́nh bác ái huynh đệ, t́nh liên đới mật thiết dành cho Giáo hội Việt nam và Tổng Giáo phận Hà nội. Chúng con xin ghi khắc những t́nh cảm thân thương cao quí này.

 

7- Chúng tôi nhiệt liệt chào mừng đại diện của các Ṭa Đại sứ :  Anh, Aó, Ba lan, Bỉ, Đan mạch, Đức, Hoa kỳ, Pháp, Thụy sĩ, Uc, Ư và các Ṭa Đại sứ khác trong thánh lễ này. Cám ơn Quư Vị đă đến để nói lên ḷng trân trọng đối với các giá trị tâm linh và sự quan tâm đến tôn giáo là nhu cầu và quyền lợi của con người.  

 

8- Lời chào huynh đệ gửi đến Đức Ong Thomas Choi, cha J.B Jung và phái đoàn Hàn quốc. Xin cám ơn t́nh thân của Quư Cha dành cho Việt nam và Tổng giáo phận Hà nội. 

 

9- Chúng tôi cám ơn thịnh t́nh của MTTQ TW, Ban Tôn giáo Chính phủ, UBND, Ban Tôn giáo và  MTTQ tỉnh Hà nam, UBND và CA huyện Thanh liêm và thị trấn Kiện Khê, trường PTCS thị trấn Kiện Khê, đă giúp điều phối các ban ngành liên quan, đến tặng hoa chúc mừng, bố trí địa điểm giữ xe, cho mượn trường học, giữ ǵn trật tự. Sự cộng tác của Quư Ban góp phần quan trọng cho ngày lễ được an toàn và trang trọng.  

 

10- Chúng tôi vô cùng cảm kích trước sự hiện diện của các vị chức sắc các tôn giáo bạn. Khác niềm tin nhưng chúng ta cùng một thao thức phát triển phần tâm linh cao quí để con người được sống hạnh phúc. Với sự hiện diện của Quư Vị, sự cộng tác giữa các tôn giáo chắc chắn sẽ ngày càng tốt đẹp.  

 

11- Thay mặt cho Ban Tổ chức Lễ Khai mạc Năm Thánh, chúng con trân trọng bày tỏ ḷng biết ơn lên Hội đồng Giám mục Việt nam, không những đă tin tưởng trao nhiệm vụ quan trọng mà c̣n quan tâm giúp đỡ để Tổng Giáo phận Hà nội có thể hoàn thành công việc. 

 

12- Chúng con cám ơn Quư Đức Cha, Quư Cha, Quư Tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân khắp nơi trong và ngoài nước, đặc biệt trong 10 giáo phận miền Bắc, đă tích cực đóng góp ư kiến, nhân lực,tài lực cho việc tổ chức. Đặc biệt các nhạc sĩ Phạm đức Huyến, Văn Duy Tùng, các đoàn diễn nguyện, các nhạc sĩ, ca trưởng, ca sĩ, các đội kèn, trống và các ca đoàn đă góp phần làm cho buổi lễ long trọng sốt sắng. 

 

13- Chúng tôi không quên sự cộng tác của công ty điện lực, công ty vận tải, các hăng âm thanh, ánh sáng, màn h́nh phẳng, các cơ sở phục vụ ẩm thực, cung cấp lễ đài, ghế nhựa, bồn nước, nhà vệ sinh và lều bạt đă tích cực góp phần vào sự thành công của thánh lễ.  

 

14- Tâm t́nh mến thương đặc biệt xin gửi đến Đức cha Lôrenso, Đức cha Giuse, Quư Cha, Quư Tu sĩ nam nữ, Chủng sinh và Anh Chị Em giáo dân trong Tổng giáo phận nhà. Suốt mấy tháng qua tất cả các ban và tất cả mọi người đă hết sức vất vả chuẩn bị cho ngày lễ với một tinh thần hăng say quảng đại không ǵ so sánh được. Và trong giờ phút trọng đại này, anh chị em lại tận tâm phục vụ làm cho buổi lễ được thập phần hoàn hảo. Chúng ta cùng tạ ơn Chúa và cám ơn nhau.  

 

15- Sau cùng xin cám ơn tất cả mọi người từ khắp nơi đă quan tâm tới công tác tổ chức, đang theo dơi thánh lễ và đặc biệt anh chị em lương cũng như giáo đang tham dự thánh lễ này. Anh chị em đă góp phần tích cực vào sự thành công của thánh lễ hôm nay khi tham dự thật trang nghiêm sốt sắng đầy tinh thần cầu nguyện, hi sinh và vui tươi. Xin Chúa ban muôn phúc lành cho anh chị em. 

 

16- Cuộc lễ thật lớn lao, năng lực chúng con lại hạn hẹp, dù đă cố gắng hết sức chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, xin mọi người hăy rộng t́nh tha thứ cho chúng con. 

 

17- Trước khi ra về, chúng con kính chúc Quư Đức Hồng Y, Quư Đức Cha, Quư Cha, Quư Tu sĩ nam nữ, Quư chủng sinh, Quư Khách và toàn thể Anh Chị Em giáo dân được nhiều ơn lành và nhiều kết quả thiêng liêng trong Năm Thánh này. Chúng con xin cảm tạ.