Ngày Thánh Mẫu

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

Soạn dọn cho Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống 465 Thứ Sáu 7/8/2009

 

 

Hằng năm cộng đồng Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ vẫn cùng nhau cử hành Ngày Thánh Mẫu ở trụ sở trung ương Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ Carthage Missouri. Ngày Thánh Mẫu này đă thu hút được cả thành phần tu sĩ và giáo sĩ từ Việt Nam qua tham dự. Ngày Thánh Mẫu 2009, từ Thứ Năm mùng 6 đến Chúa Nhật mùng 9 tháng 8, là Ngày Thánh Mẫu thứ 32. Thật thế, Ngày Thánh Mẫu bắt đầu được tổ chức từ năm 1978, với con số tham dự khoảng 3000 người. Sau đó, con số tham dự Ngày Thánh Mẫu càng ngày càng gia tăng, cho tới khoảng giữa thập niên 1990, con số tham dự lên tới khoảng 50-60 ngàn người, đến từ khắp nơi trên Nước Mỹ. Trong mấy năm đầu Ngày Thánh Mẫu được tổ chức vào Tháng Sáu, nhưng v́ hay gặp mưa nên đă được dời vào Tháng Tám từ năm 1982. Khu vực của trụ sở trung ương Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ từ đó mỗi ngày được tân trang cho đầy đủ tiện nghi hơn và phong cảnh trở nên hữu t́nh hơn, xứng với một Trung Tâm Hành Hương Thánh Mẫu. Nào là Tượng Đài Đức Mẹ Tỵ Nạn và Công Trường Ḥa B́nh được khánh thành năm 1983, nào là Nhà Hưu Dưỡng cho các cha già cũng là nơi cho các cha và tu sĩ nam nữ tạm trú trong những Ngày Thánh Mẫu hằng năm, được khánh thành năm 1994, nào là Hội Trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cho các buổi hội thảo Giới Trẻ và Gia Đ́nh chứa được cả mấy ngàn người, được khánh thành năm 1999, nào là Đồi Canvê và 14 Chặng Đàng Thánh Giá được khánh thành năm 2005, nào là Nhà Đức Mẹ Fatima cho các tu sĩ hưu trí Đồng Công và khu Lễ Đài năm 2009. Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao có Ngày Thánh Mẫu này?

 

Nếu nói v ngun gc Ngày Thánh Mu th́ không th b qua biến c 12 tân linh mc ca riêng Ḍng Đồng Công và ca chung Cng Đồng Công Giáo Vit Nam Hoa K, nhng v linh mc đầu tiên ca Vit Nam được th phong trên Đất M ti Carthage Missouri, vi khong 1.500 người tham d. Trước con s tham d đông đảo chưa tng có này tr s ca nhóm anh em Đồng Công by gi chưa thành Chi Ḍng vào dp 12 tân linh mc th phong y, ư nghĩ t chc Ngày Thánh Mu hng năm đă được ny lên. Tuy nhiên, khi bt tay vào vic t chc ri mi thy nhiu cái nhiêu khê và phin phc, đến ni ch my năm sau tưởng chng không c̣n Ngày Thánh Mu na, k t năm 1981, nếu không có s can thip nhim mu t Tri Cao ca Đấng Bn Quyn địa phương by giĐức Cha Bernard Law. Như thế, nguyên nhân chính yếu v s hin hu và tn ti ca Ngày Thánh Mu này là do Thiên Chúa, Đấng mà M Maria vào ln hin ra th ba ngày 13/7/1917 đă cho biết đầu phn hai ca Bí Mt Fatima rng: “Thiên Chúa mun thiết lp ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M trên thế gii”.  Trong Cng Đồng Công Giáo Vit Nam c trong nước ln ngoài nước, Thiên Chúa qu thc đă s dng anh em tu sĩ Ḍng Đồng Công, mt hi ḍng đầu tiên ca người Vit Nam và cho người Vit Nam t đầu thp niên 1940, để thc hin ư “mun thiết ḷng ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M”. T Vit Nam, Ḍng Đồng Công đă loan truyn ḷng sùng kính Đức M vi 3 Mnh Lnh Fatima qua t nguyt san Trái Tim Đức M. Hoa K, Chi Ḍng Đồng Công có Đền Thánh Khiết Tâm M chính tr s trung ương ca Chi Ḍng, nơi t chc Ngày Thánh Mu hng năm. Thế nhưng, ít có ai biết đến nhng s kin liên quan trc tiếp và gián tiếp ti Ngày Thánh Mu này, nhng s kin cho thy “Thiên Chúa mun thiết lp ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhim Nguyên Ti M” trong Cng Đồng Công Giáo Vit Nam quc ni cũng như hi ngoi qua anh em Ḍng Đồng Công. S kin th nht trc tiếp liên quan ti Ngày Thánh Mu là s kin Tượng M Fatima Thánh Du Quc Tế đang được tôn kính ti Đền Thánh Khiết Tâm M ca Chi Ḍng Đồng Công và trong các Ngày Thánh Mu hng năm.

 

 

Tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế cho Việt Nam.

 

 

Tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quc Tế đang được tôn kính ti Đền Thánh Khiết Tâm M tr s trung ương ca Chi Ḍng Đồng Công Hoa K và là tượng được long trng cung nghinh vào chiu Th By ca Ngày Thánh Mu, được trung tâm Fatima cho biết là 1 trong 7 tượng được Đức Thánh Cha Gioan XXIII làm phép năm 1962. Có hai loi Tượng M Fatiam Thánh Du Quc Tế, mt loi tượng được gi là Tượng M Fatima Ḥa B́nh vi hai tay M chp trước ngc, và mt loi Tượng M Fatima vi Trái Tim l trước ngc. Tượng M Fatima Thánh Du Quốc Tế trong Cng Đồng Công Giáo Vit Nam hin nay là Tượng M Fatima Trái Tim. Đây là mt s t́nh c v lch s nhưng đầy quan pḥng ca Thiên Chúa.

 

Năm 1965, kỷ niệm giáp năm, Đạo Binh Xanh Đức Mẹ tổ chức một cuộc thánh du, với ước vọng cậy nhờ Đức Mẹ giải quyết nạn đấu tranh kỳ thị tôn giáo đang sôi động tại Việt Nam.  Người đề nghị đem Thánh Tượng Mẹ Fatima sang Việt Nam để cứu văn t́nh thế là một linh mục người Bỉ.  Người được ủy thác đem Thánh Tượng Mẹ tới Việt Nam là Ông R. Bergin, thuộc Đạo Binh Xanh Úc, lúc đó đang ở Âu Châu.  Thánh Tượng dự định đi thăm viếng Việt Nam là tượng Đức Mẹ Ḥa B́nh, hai tay chắp trước ngực.  Trước khi lên đường đi Sài-g̣n, Ông Bergin điện tín báo tin ngày giờ dự tính đến Việt Nam và xin trả lời gấp.  Nhưng v́ Sài-g̣n lúc đó vẫn chưa qua cơn ác mộng đă kéo dài từ khi xẩy ra biến cố đau thương 1/11/1963, nên những  người hữu trách dè dặt, chần chừ... tới khi trả lời th́ ông Bergin đă trở về Úc, v́ quá hẹn.  Ông Bergin để tượng Đức Mẹ Ḥa B́nh lại nơi trụ sở Đạo Binh Xanh Ư, và coi như Việt Nam không nhận lời đề nghị.

 

Tuy nhiên, anh em Đạo Binh Xanh Việt Nam, khi không thấy ông Bergin đem Thánh Tượng Mẹ đến Sài-g̣n, th́ tức tốc điện cho Fatima và xin được liên lạc gấp với ông Bergin.  Để giải quyết vấn đề mau chóng, ông Bergin, liền điều đ́nh để mượn Thánh  Tượng tỏ trái tim đang thăm viếng các bệnh viện Úc, để đem sang Việt Nam.  Được sự đồng ư của hàng Giáo Phẩm Úc, Ông Bergin vội vă đem Thánh Tượng Mẹ sang Việt Nam ngay.  Với tất cả niềm hân hoan, anh em Đạo Binh Xanh cùng với các đoàn thể, đă tổ chức cuộc tiếp đón và cung nghinh Thánh Tượng Mẹ từ phi trường Tân Sơn Nhất về Công Trường Ḥa B́nh, trước Vương Cung Thánh Đường Sài-g̣n một cách hết sức trọng thể.

 

Vị Khâm Sứ Ṭa Thánh tại Việt Nam, Đức Cha Angelos Palmas, sau khi chủ sự nghi lễ cung nghinh chào mừng Thánh Tượng, đă đưa ra sáng kiến phát động ngay chiến dịch "toàn quốc hiến dâng đau khổ" làm bó hoa thiêng dâng kính Trái Tim Mẹ, trong suốt thời gian Mẹ ở lại Việt Nam.  Sáng kiến này được mọi người nhiệt liệt hưởng ứng.  Khắp nơi khao khát được rước Thánh Tượng Mẹ đến an ủi viếng thăm, làm cho thời gian thánh du không c̣n phải vài ba tháng, nhưng là dài tới 3 năm, từ ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa bấy giờ là ngày 11/10/1965, kỷ niệm đúng 1 năm Phong Trào Đạo Binh Xanh được thành lập, đến ngày 12/5/1967, áp ngày Đức Thánh Cha Phaolô VI viếng thăm Linh Địa Fatima và đội triều thiên vàng cho Tượng Mẹ.

 

Quả thật, Thánh Tượng Mẹ đi tới đâu, th́ đều mang đến những ơn phúc cho con cái Mẹ, nhất là bằng an tâm hồn.  Mẹ đă làm cho những người chào đón Thánh Tượng Mẹ cảm thấy niềm vui tràn ngập tâm hồn.  Thánh Tượng Mẹ tới đâu th́ mọi người, lương cũng như giáo, đều lấy t́nh thương xóa bỏ mọi tranh chấp, hận thù, và coi như anh em con cùng một Mẹ.  Tại nhiều nơi, anh em Cao Đài, Ḥa Hảo, Phập Giáo c̣n cử nhiều phái đoàn cầm biểu ngữ đứng bên cạnh những linh mục Công Giáo, để hoan hô Thánh Tượng Mẹ.  Tại khu Bến Hải, nơi phân chia ranh giới hai miền quốc gia và cộng sản, khi nghe nói Thánh Tượng Mẹ sẽ tới thăm, th́ mọi người không phân biệt lương giáo, tất cả đều vui sướng rủ nhau kéo đến chào mừng, hoan hô Thánh Tượng Mẹ và xin cho ḥa b́nh thế giới và dân tộc.

 

Trong thời gian 3 năm ở tại Việt Nam, Thánh Tượng Mẹ đă lần lượt được rước đi thăm viếng hết giải đất Việt Nam tự do, từ Bến Hải đến tận mũi Cà Mâu: các tỉnh, giáo phận, giáo xứ, chủng viện, ḍng tu, bệnh viện, trụ sở, căn cứ và cả tới những lao tù cũng được Thánh Tượng Mẹ tới thăm an ủi con cái đau thương của Mẹ.  Những miền thiếu an ninh, đường xá nguy hiểm th́ đă liệu cho trực thăng đem Thánh Tượng Mẹ tới tận nơi an toàn để an ủi các con cái Mẹ với tất cả t́nh mến yêu, và cùng dâng lên Mẹ những đau khổ như của lễ hy sinh xin ơn ḥa b́nh.

 

Năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 2,000 năm Sinh Nhật Đức Mẹ, Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ đă nhờ ông John Haffner, Giám Đốc Đạo Binh Xanh Hoa Kỳ, và là nhân viên quan trong trong Ủy Ban Điều Hành Đạo Binh Xanh Quốc Tế can thiệp, để được đón Thánh Tượng Mẹ tới Hoa Kỳ, nơi hiện qui tụ một số người Việt Nam, Công Giáo và ngoài Công Giáo đông nhất tại Hải Ngoại. Đạo Binh Xanh Quốc Tế bằng ḷng để Chi Ḍng Đồng Công đưa Thánh Tượng Fatima này qua Hoa Kỳ thăm viếng Đoàn Con Việt Nam tại đây.

 

Thế là đúng vào lúc 6 giờ chiều Thứ Sáu, giờ khai mạc Ngày Thánh Mẫu năm 1984 tại trụ sở Chi Ḍng Đồng Công, Mẹ đă trở lại với con cái Việt Nam đang gởi thân trên đất khách quê người, để rồi cũng từ đây, các con cái Mẹ có dịp đến với Mẹ hằng năm trong những Ngày Thánh Mẫu để cầu khẩn, yêu mến và tôn vinh Mẹ, và rồi từ nơi trụ sở Chi Ḍng này, Mẹ lại đến với các con cái Việt Nam của Mẹ rải rác trên khắp đó đây để ban bố t́nh thương của Ngài cho những con cái Việt Nam đau khổ.

 

Từ đó, từ ngày 16/9/1984, sau Ngày Quan Thày của Ḍng Đồng Công 15/9 hằng năm, trong khi chờ đợi ngày được về Việt Nam, Tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế này đă kể như ở lại luôn với cộng đồng Dân Chúa Việt Nam ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mẹ không chỉ ở một chỗ để chờ con cái đến tôn kính mà c̣n đến viếng thăm đoàn con ḿnh ở khắp nơi.

 

Nếu Tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế đang được Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ tạm bảo quản là tượng được Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima giành riêng cho Việt Nam, th́ Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ quả thực là Trung Tâm Thánh Mẫu Fatima của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam hải ngoại, và Ngày Thánh Mẫu hằng năm ở đây là một cơ hội đặc biệt để Mẹ con gặp nhau, một Ngày Thánh Mẫu được bắt đầu từ năm 1978, mà cao điểm là Cuộc Cung Nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima vào chiều Thứ Bảy.

 

 

Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ truyền bá Ḷng Sùng Kính Trái Tim Mẹ Fatima

 

 

Ngày Thánh Mẫu tại Chi Ḍng Đồng Công Hoa Kỳ, liên quan tới Tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế, v́ nguyên nhân sâu xa là do Thiên Chúa muốn dùng ḍng này “để làm cho Mẹ Maria được nhận biết và yêu mến”, nên Ngài đă tiền định để cho Tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế về với ḍng này. Và, theo dự án thần linh, để chọn ai làm ǵ cho ḿnh, Thiên Chúa bao giờ cũng sửa soạn cho họ đầy đủ những ǵ cần thiết để họ có khả năng lẫn tư cách xứng đáng làm việc của Ngài theo đúng những ǵ Ngài muốn. Trong trường hợp Ḍng Đồng Công ở Hoa Kỳ này, Thiên Chúa là Đấng “muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới” nói chung và  trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại hải ngoại nói riêng đây, đă sửa soạn cho hội ḍng này ra sao? Nếu không phải Ngài đă sử dụng chính vị sáng lập của hội ḍng này là Cha Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, vị đă tận hiến bản thân cho Mẹ Maria vào ngày 3/4/1941 theo chiều hướng Thánh Long Mộng Phố, như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sau ngài, vị giáo hoàng đă lấy khẩu hiệu tận hiến từ cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria: “Totus Tuus – Tất Cả của con là của Mẹ”. Chưa hết, một trong ba tinh thần chính và là tinh thần cao cả nhất của Ḍng ngài là tinh thần tận hiến, nên thánh bằng tinh thần tận hiến, đến nỗi có thể nói, đối với Cha Thủ nên thánh là sống đời tận hiến hay sống đời tận hiến là nên thánh vậy. Ngoài ra, Cha Thủ c̣n thành lập một tổ chức được coi là ḍng ba Đồng Công đó là tổ chức Gia Đ́nh Tận Hiến Đồng Công, để cả thành phần giáo dân cũng nên thánh bằng tinh thần tận hiến “Per Mariam Ad Jesum – Nhờ Mẹ Đến Với Chúa”. Ngay từ ban đầu, khi mới bắt đầu thi hành thừa tác vụ linh mục của một cha xứ, ngài đă truyền bá ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ ở các giáo xứ ngài coi sóc trong thập niên 1940, như giáo xứ Dương A và giáo xứ Liên Thủy. Chúng ta hăy cùng nhau đọc chính ngài kể lại, trong tác phẩm Lư Tưởng Thánh Đồng Công của ngài, những ǵ xẩy ra nơi hai giáo xứ này trước và sau khi ngài làm cha xứ của họ.

 

Ở Giáo Xứ Dương A

 

"Quả thật Mẹ đă cải thiện giáo dân xứ Dương A: Khi con mới về, th́ dân chỉ mải miết làm ăn v́ nghèo túng, họ có màng chi đến việc thờ phượng Chúa, Mẹ. Con và các anh em con đă bao ngày ráo riết hoạt động, nào thăm viếng, nào giảng dạy, khuyên răn, thế mà họ cứ trơ trơ, lễ lạy cứ rời rạc thưa thớt, những người bỏ xưng tội rước lễ lâu năm chưa thấy nhúc nhích, chưa thấy tỏ dấu ăn năn, họ cứ điềm nhiên như vô sự vậy Mẹ ạ. Thế mà sau khi đă tôn Mẹ làm Nữ vương các gia đ́nh trong toàn xứ, th́ bầu trời xứ Dương A đă thay đổi hẳn : trước kia, cả năm chỉ có bảy, tám ngày chầu Phép Lành trọng thể mà giáo dân đi dự vốn thưa thớt ; nay tuần nào cũng có chầu Thánh Thể, tháng nào cũng có ngày Thứ Bảy Đầu Tháng chầu Mẹ cả ngày, thế mà dân cứ đi đông đúc sầm uất như ngày đại hội. Trước kia, hàng ngày lễ thường hầu không ai đi hết, may mắn th́ được năm, bảy người. Lễ cả, lễ trọng, rất thưa thớt, nhà thờ vốn thiếu người, thừa chỗ, nhiều lắm số người đi dự lễ cả lễ trọng, chỉ vỏ vẹn 5, 6 trăm là cùng. Nay dù là ngày thường, giáo dân dự lễ cũng đông bằng lễ Cả ngày trước, c̣n lễ Cả lễ trọng, nhà thờ đông nghẹt chật ních, phải đứng cả ngoài nhà thờ nữa. Số người bỏ xưng tội trước tới hơn 200, nay đă cải tà qui chánh hết” (tr 70 - 71). “Nhờ ḷng Thương xót vô biên của Trái Tim Mẹ, đă đưa họ về với Thánh Tâm Chúa, Mẹ đă lôi kéo họ vào ṭa cáo giải, họ đă trở về với Cha nhân lành… Ngợi khen Chúa Mẹ muôn đời, v́ Mẹ đă cứu thoát số người bị Satan xiềng xích cầm buộc" (tr 71).

 

"Trước hết, nói ngay đến việc đặt Trái Tim Mẹ làm Nữ vương các gia đ́nh trong toàn xứ. Anh em chia tay nhau đi mua ảnh Trái Tim Mẹ và khám ảnh. Thật là một việc rất khó khăn, t́m đâu ra tiền? Gần 500 gia đ́nh, mỗi gia đ́nh một ảnh Trái Tim Mẹ và một khám ảnh!  Thế mà trong mấy tuần lễ đă có đủ ảnh Trái Tim Mẹ phát cho mỗi gia đ́nh một mẫu có cả khám" (tr 67-68). “Khi đă sửa soạn mọi sự, bắt đầu tôn Trái Tim Mẹ làm Nữ vương các gia đ́nh tại họ nhà xứ trước tiên, rồi tiếp đến  các họ.  Con và anh em con rất lấy làm hân hạnh đến từng họ, đi từng nhà, để đem Trái Tim Mẹ đến với họ, dầu có khó nhọc vất vả thật… Khi Trái Tim Mẹ đến gia đ́nh nào, họ đều tiếp đón rất sốt sắng. Gia đ́nh nào cũng sửa soạn, dọn dẹp tấp nập, nào chăng vải xanh đỏ, cờ xí, nào hoa nến." (tr 68).

 

"Nói đến việc tổ chức cho toàn xứ xưng tội. rước lễ ngày thứ Bảy Đầu Tháng, mới lôi thôi vất vả. Lôi thôi vất vả cho giáo dân v́ họ nghèo túng, phải bỏ mất ngày giờ để dọn ḿnh xưng tội. Họ quan niệm vào xưng tội như vào tù vậy! … Điều bất tiện nhất là nhiều họ đạo ở cách xa nhà xứ quá, thành ra một tuần trước ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, con phải đi đến các họ xa để giải tội cho họ. Nhưng nhiều tháng con cũng chẳng đi được… Đến tháng 10 năm 1944, hai phần ba đă giữ xưng tội rước lễ ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, các họ xa gần  đi dự lễ Thứ Bảy Đầu Tháng y như đi dự lễ cả, lễ trọng vậy, c̣n hơn lễ Cả nữa, v́ thêm sự xưng tội rước lễ” (tr 68).

 

"Tiếp đến việc tổ chức cho cả xứ chầu Mẹ ngày Thứ Bảy Đầu Tháng. Sau thánh lễ ngày Thứ Bảy Đầu Tháng, họ nhà xứ và các họ khác cắt phiên nhau chầu Mẹ. Mỗi họ một phiên, chầu cho tới 4, 5 giờ chiều th́ chầu chung, chầu phép lành Thánh Thể” (tr. 69).

 

Ở Giáo Xứ Liên Thủy

 

"Ông già bà lăo, thanh thiếu niên, nhi đồng đều hăng say hoạt động cho Việt minh.  Dân lại c̣n những thói xấu khác như đàn ông coi thường tật chửi tục, tắm ḿnh trần, không đoàn kết… Nếu không có bàn tay vạn năng của Chúa Mẹ nhúng vào th́ chúng con ở đây làm sao nổi? C̣n trông ǵ việc cải thiện để đưa họ về với chân lí, với chính lộ?” (tr 122). "Để cứu họ thoát tinh thần Cộng sản … cả xứ xưng tội rước lễ,  chầu Đức Mẹ suốt cả ngày thứ Bảy đầu tháng… Các ngày thứ Bảy đầu tháng dân chúng xưng tội và rước lễ đông như ngày lễ Sinh nhật, Phục sinh vậy…. Trót ngày thứ Bảy đầu tháng, tổ chức chầu Mẹ luân phiên, bốn nhà Phước bốn phiên, bốn họ bốn phiên, c̣n bao nhiêu giờ chia cho thanh niên một phiên,Thiếu nhi Thánh Thể một phiên… Dân chúng hầu hết xưng tội rước lễ hàng tháng và đọc kinh Mân Côi kính Mẹ. Như vậy Mẹ đâu có thể để họ khô khan được?" (tr 141).

 

"Tiếp đến, con khuyên mỗi gia đ́nh sắm một ảnh Trái Tim Mẹ để tôn TTĐM làm Nữ vương các gia đ́nh. Gia đ́nh nào chả thích Mẹ ngự trị trong gia đ́nh ḿnh? V́ thế, toàn dân đều hưởng ứng"(tr 141) "Mẹ ơi, thế là qua một vài năm, từ ngày con về nhận xứ, t́nh thế và ḷng trí dân chúng đă khác nhiều rồi. Trái Tim Mẹ thật đă chiếm ngự xứ Liên T5hủy. Họ đă hiểu thế nào là Cộng sản vô thần... Đó là ơn rất đặc biệt Mẹ đă làm cho xứ Liên Thủy, để người ta nhận biết những đứa con bé dại Đồng Công là chân tay Mẹ dùng để chống lại với thế giới vô thần duy vật, có đúng không thưa Mẹ?"

 

"Nếu con không lầm th́ ba Mệnh lệnh Fatima đă được các chiến sĩ Đồng Công tiên khởi truyền bá và hoạt động tại xứ Dương A, rồi đến xứ Liên thủy, dần dần sang xứ Trung lao, Thủy nhai, Cát phú…sau lan tràn nhiều nơi trong địa phận Bùi chu. Chính các anh em Đồng Công đă được bổ đi giúp các xứ kể trên tổ chức hoạt động truyền bá 3 Mệnh lệnh của Mẹ."  (tr 138-139).

 

 

Cung Nghinh Tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế trong Ngày Thánh Mẫu

 

 

Tột đỉnh của Ngày Thánh Mẫu hằng năm, đó là cuộc cung nghinh Thánh Tượng Mẹ Fatima Thánh Du Quốc Tế, đi qua nhiều blocks đường, toàn là những nhà của anh chị em Tin Lành.

 

Sở dĩ chúng ta tôn vinh Mẹ long trọng như thế là v́ như Mẹ đă tiên báo trong Ca Vịnh Ngợi Khen của Mẹ rằng: “Từ nay muôn đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lk 1:48). Và Mẹ sở dĩ “diễm phúc” không phải chỉ v́ “Thiên Chúa ở cùng Mẹ” (Lk 1:28) mà c̣n nhờ “Mẹ được ơn nghĩa với Chúa” (Lk 1:30), qua việc Mẹ “nghe và giữ Lời Chúa” (Lk 11:28), bằng cách đối với tất cả những ǵ Chúa tỏ ra cho Mẹ thấy, Mẹ luôn “ghi nhớ và suy niệm trong ḷng” (x. Lk 2:19,51), chủ đề của Ngày Thánh Mẫu XXXII năm 2009.

 

Sở dĩ chúng ta tôn vinh Mẹ long trọng như thế là để đáp ứng những ǵ Mẹ đă tuyên bố trong Bí Mật Fatima đầu phần thứ hai vào ngày 13/7/1917 rằng: “Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới”, đúng như lời tiên báo của Thánh Louis Montfort trong cuốn Thành Thực Sùng Kính của ngài từ đầu thế kỷ 18 ở đoạn 50 và 55 rằng: “Vào những thời buổi ấy, Thiên Chúa muốn Người Mẹ Thánh của Ngài được nhận biết, mến yêu và tôn kính hơn bao giờ hết”.

 

Sở dĩ chúng ta tôn vinh Mẹ long trọng như thế là v́ chính Thiên Chúa đă làm gương cho chúng ta, khi Ngài đă hóa thành nhục thể trong ḷng Mẹ, trở nên một thai nhi hoàn toàn lệ thuộc vào Mẹ, và là một hài nhi yếu dại trong tay Mẹ, một thiếu nhi học tập với Mẹ và vâng lời Mẹ. Ngài đă sống 90% cuộc đời trần gian của Ngài với riêng Mẹ ở Nazarét, và trước khi chết đă trao Giáo Hội cho Mẹ và trao Mẹ cho Giáo Hội như là một Trinh Mẫu, mô phạm của Giáo Hội và cho Giáo Hội vừa là hiền thê c ủa Chúa Kitô vừa là mẹ Kitô hữu là chi thể của Chúa Kitô.

 

Kết thúc cuộc cung nghinh Mẹ Maria trong Ngày Thánh Mẫu bao giờ cũng là nghi thức dâng Nước Việt Nam cho Mẹ, sau khi nổ pháo mừng Mẹ và thả bong bóng cùng là cờ Việt Nam bay lên bầu trời. Thật vậy, nếu Nước Nga được ĐTC Piô XII hiến dâng ngày 7/7/1952 và ĐTC GPII hiến dâng ngày 25/3/1984 đă thực sự hoàn toàn từ bỏ chủ nghĩa và chế độ cộng sản vô thần vào ngày 25/12/1991 thế nào, th́ một quê hương và dân tộc Việt Nam thân yêu nhỏ bé đầy đau thương của chúng ta vẫn được đặc biệt long trọng hiến dâng cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ hằng năm trong Ngày Thánh Mẫu đây, chẳng lẽ cứ măi quằn quại dưới ách cộng sản hay sao? Nhờ lời chuyển cầu vạn năng của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Đồng Công, xin Thiên Chúa là Chúa lịch sử sớm cho đất nước và con dân Việt Nam được hoan hưởng một Mùa Xuân của Văn Minh Yêu Thương và Văn Hóa Sự Sống.

 

Tung Hô Mẹ Maria Thiên Chúa Thánh Mẫu

Tung Hô Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Tung Hô Mẹ Maria Trọn Đời Đồng Trinh

Tung Hô Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời

Tung Hô Mẹ Maria Nữ Vương Ḥa B́nh của Quê Hương Việt Nam

Tung Hô Mẹ Maria Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo trên Đất Việt

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời Nhập Thể.

Chúa là Đấng Tự Hữu và Hằng Hữu nhưng khi tới thời gian viên trọn,

Chúa đă được hạ sinh bởi một nữ nhân tạo vật của Chúa là Trinh Nữ Maria.

Nếu Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan và toàn năng đă không đến với chúng con

bằng con đường nào khác ngoài Con Đường Maria,

th́ chúng con cũng không c̣n con đường nào khác,

ngắn tắt nhất, dễ dàng nhất, bảo đảm nhất

và trọn hảo nhất, để đến với Chúa.

Xin Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi cho con nương náu

và là đường đưa chúng con đến cùng Thiên Chúa. Amen.