GIÁM MỤC BỊ TÙ

Một làn gió mới

Tại lễ tấn phong cha Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản làm giám mục Ban Mê Thuột, người giảng lễ là đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá Sàig̣n. Đọc bài giảng của ngài, tôi có cảm giác được một làn gió nhẹ thoảng qua giữa lúc trời oi bức. Thật ra những điều đức cha Khảm nói không mới. Cái mới là những điều đó lại do một giám mục nói ra, trong một cuộc lễ đặc biệt long trọng, với sự hiện diện của 20 giám mục, hơn 700 linh mục và tu sĩ, với trên 4.000 giáo dân. Xin ghi lại sau đây một vài cảm nghĩ.

Giám mục mù

Đức cha Khảm nói : … mỗi người –kể cả giám mục và linh mục– … có những lúc sống trong t́nh trạng mù loà và mất tự do. Như vừa nói ở trên, ư tưởng này không mới, và trong hoàn cảnh cụ thể của xă hội và Giáo Hội Việt Nam, nhiều người đă nói rồi. C̣n phía các giám mục, thật ra trong thâm tâm, các ngài cũng nghĩ vậy thôi. Cái mới là có một giám mục không chỉ nghĩ, nhưng đă nói, và nói công khai. Thiết tưởng đây là cách gián tiếp trả lời cho những ai đă từng than phiền, đă từng trách móc : tại sao đối diện với bao nhiêu vấn đề nhức nhối, bao nhiêu chuyện động trời trong xă hội mà các giám mục cứ nhắm mắt làm ngơ. Nay đă có được một câu trả lời.

Giám mục thành tù nhân

Hiện tại các giám mục của chúng ta có khá nhiều tự do (dĩ nhiên c̣n phải xin phép, nhưng dễ được phép hơn xưa rất nhiều). Ví dụ tự do xây cất, tự do truyền chức linh mục, tự do tổ chức tĩnh tâm mỗi tháng hay mỗi năm, tự do đi ra nước ngoài… Nhưng ai cũng biết đó là những thứ tự do có điều kiện, theo một thứ luật bất thành văn. Có ǵ đâu : bánh ít đi, bánh quy lại. Nói chuyện thiêng liêng, chuyện trên trời, th́ cứ thoải mái. C̣n chuyện dưới đất, chuyện xă hội, th́ phải coi chừng. Có nói th́ cũng chỉ nói xa nói gần, nói cách chung chung, vô thưởng vô phạt. Nhất là những đề tài nhạy cảm th́ chớ có dại mà xía vô : chuyện bất công, chuyện tham nhũng, chuyện dân oan… Các tín hữu Công Giáo cứ mỏi mắt dài cổ chờ một tiếng nói từ phía các giám mục mà không hề thấy. Nay th́ đức cha Khảm đă cho chúng ta ch́a khoá của mầu nhiệm. Đức cha Khảm nói : bản thân giám mục… cũng có thể… bị giam giữ trong những ngục thất vô h́nh. Các giám mục của chúng ta không được tự do như chúng ta mong muốn đâu. Bao nhiêu “ân huệ” Nhà Nước rộng tay ban phát là bấy nhiêu sợi dây thừng trói buộc các ngài.

Người dám chặt sợi dây thừng

Như mọi người đều biết : vị giám mục đầu tiên cả gan chặt đứt sợi dây thừng vừa nói là đức cha Giu-se Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, qua việc phản bác cơ chế xin-cho theo nội dung lá thư ngỏ của HĐGM/VN năm 2002 gửi lănh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà Nước Việt Nam. Vào thời điểm 2002, rất ít ai biết đến nội dung lá thư ngỏ này. Nhưng 5 năm sau, đích xác là ngày 21-09.2007 tại trụ sở UBND Tp Hà Nội, khi đức Tổng Kiệt công khai phản bác cơ chế xin-cho với những ví dụ cụ thể, và thông tin đó được loan đi rộng răi trên toàn thế giới, th́ ngay tức khắc, ngài đă một thân một ḿnh lănh một đ̣n chí tử từ chính quyền Hà Nội.

Tù nhân được tự do lại bắt người khác bỏ tù

Khi đề cập đến bối cảnh xă hội, đức cha Khảm nói : có những người bị giam giữ trong nhà tù với hàng rào kẽm gai vây bọc, và chỉ mong được tự do. Nhưng khi đă được tự do rồi, th́ chính họ lại dựng lên những nhà tù khác để giam giữ đồng loại của ḿnh và để bảo vệ cái gọi là tự do của ḿnh. Lời khẳng định này chỉ mang tính nguyên tắc, thế nhưng bất cứ ai sống trên đất nước Việt Nam mà không thấy những ví dụ rất ư cụ thể kể từ năm 1945 ngoài miền Bắc và từ năm 1975 trên cả nước Việt Nam ? Và nhận định mang tính nguyên tắc này có thể áp dụng cho nhiều phạm vi khác. Chẳng hạn có những người xuất thân là bần cố nông từ nhiều đời liên tiếp, nhưng khi đuổi được thực dân bóc lột rồi, triệt tiêu hết các đồng ḿnh của ḿnh rồi, thâu tóm hết quyền lực trong tay rồi, th́ tha hồ vơ vét, cướp cả đất đai của những người nghèo thấp cổ bé họng.

Kết luận

Chẳng phải bài giảng của đức cha Khảm đă giải toả được mọi thắc mắc, giải quyết được mọi vấn đề : ta không có quyền đ̣i ngài làm phép lạ. Thế nhưng theo thiển ư, lời lẽ của ngài cho ta có lư do để hy vọng, như vừa ghi nhận trên đây. Trong những năm qua, ta thấy xuất hiện trong hàng ngũ giám mục những khuôn mặt tương đối trẻ, dám ăn dám nói, có khi dám làm. Tiếp theo sau đức Tổng Kiệt không chịu đi xin ơn, nhưng nhất quyết đi đ̣i quyền, đến lượt đức cha Tân không muốn câm, nay đức cha Khảm không muốn mù, đức cha Bản không muốn què, cương quyết “bước đi trong Thần Khí” có vẻ như từ ḷng Giáo Hội Việt Nam đang bừng lên một khí thế mới, dưới sự thúc đẩy của Thần Khí :

“Dậy mà đi !”

Sài-g̣n, ngày 17 tháng 05 năm 2009
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com

 

 

BƯỚC ĐI TRONG THẦN KHÍ (Galata 5,16)

Nhân ngày lễ phong chức giám mục cho Đức Cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản

 

 

“Thần Khí Chúa ngự trên tôi v́ Chúa đă xức dầu tấn phong tôi,

để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.

Người đă sai tôi đi

công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha,

cho người mù biết họ được sáng mắt,

trả lại tự do cho người bị áp bức,

công bố năm hồng ân của Chúa.”

 

Chúa Giêsu đă dơng dạc đọc những lời này trong hội đường Nagiarét và sau đó, Người công bố : “Hôm nay đă ứng nghiệm lời Thánh Kinh quư vị vừa nghe” (Lc 4,18-21).

 

Thế nhưng tôi tự hỏi, có thực sự là lời Kinh Thánh đă được ứng nghiệm? Có thực sự là mọi người mù được sáng mắt? Dĩ nhiên không thể phủ nhận rằng Chúa Giêsu đă chữa lành một vài người mù như Phúc Âm kể lại, nhưng chẳng nhẽ trên cả đất nước Israel lúc ấy, chỉ có vài người mù đó thôi sao? C̣n cả trăm cả ngàn người mù khác nữa, liệu họ có được sáng mắt không? Mà nếu chưa được th́ sao có thể gọi là ứng nghiệm?

 

Thế rồi, có thực sự là mọi kẻ giam cầm đều được tha và mọi kẻ bị áp bức đều được trả lại tự do? Ngay cả Gioan Tẩy giả, người thân của Chúa Giêsu, lúc ấy đang ngồi tù, cũng đă phải sai các môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu : “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến hay chúng tôi c̣n phải đợi ai khác?” (Mt 11,2-3). Nghe trong câu hỏi có nỗi nghi ngờ, nghi ngờ v́ đợi măi vẫn không được tha, nghi ngờ v́ chờ hoài vẫn không thấy tự do! Đă thế, liệu có thể nói là lời Kinh Thánh đă ứng nghiệm không?

 

Đi xa hơn nữa đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, khi chính Người bị bắt, bị giam cầm, bị áp bức… liệu chính Người có khả năng thoát khỏi xiềng xích ngục tù, khỏi bàn tay áp bức chăng? Các sách Tin Mừng kể lại rằng Chúa Giêsu đă bị đánh đập dă man, bị vác khổ giá và cuối cùng bị đóng đinh trên thập giá. Đến chính bản thân Chúa Giêsu cũng không thoát khỏi ngục tù th́ lấy đâu ra tự do để ban tặng cho các tù nhân? Đến chính Chúa Giêsu cũng bị áp bức th́ lấy đâu ra sức mạnh để giải thoát những người bị áp bức?

 

Nêu lên những vấn nạn như thế không nhằm khước từ lời khẳng định của Chúa Giêsu, “Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh anh chị em vừa nghe”, nhưng là để đọc lại những lời này trong một ánh sáng mới.

 

Mù loà không chỉ đơn thuần là khuyết tật thể lư nhưng có thể c̣n là khuyết tật tri thức, tâm lư và tâm linh. Có những khi ta nh́n một sự kiện, một biến cố mà không rơ ngọn nguồn sự việc v́ thiếu hiểu biết, nghĩa là mù loà về mặt tri thức. Có những khi ta mở mắt thật to để nh́n mà vẫn không thấy được cái tốt của người khác chỉ v́ ta cố chấp, đó là một thứ mù loà về tâm lư. Và nhiều khi ta nh́n rơ thế giới vật chất này nhưng lại không thấy mối tương quan giữa thế giới này và Đấng tạo dựng nên nó, tức là một thứ khuyết tật tâm linh, cho nên mới có lời cầu nguyện : “Xin mở cho con đôi mắt, để thấy t́nh yêu Chúa khắp nơi”.

 

Cũng thế, có nhiều thứ ngục tù. Có những thứ ngục tù không giam hăm nổi tự do của con người, và ngược lại, có những thứ tự do biến con người thành tù nhân. Những nhà tù với hàng rào kẽm gai vây bọc chỉ có thể giam hăm thân xác con người chứ không thể giam hăm tự do hiểu như một giá trị tinh thần, không thể giam hăm suy tư và cảm xúc, tắt một lời, đời sống tinh thần của con người. Ngược lại, có những hành động được gọi là tự do nhưng thực ra chỉ là cái vỏ bên ngoài che đậy t́nh trạng nô lệ sâu xa bên trong, nô lệ những đam mê và ham muốn trần tục, nô lệ những tính toán quyền lực và phe nhóm…

 

Hiểu về sự mù loà và ngục tù như thế, mỗi người – kể cả giám mục và linh mục - bỗng khám phá ra ḿnh cũng có những lúc sống trong t́nh trạng mù loà và mất tự do. Và cũng hiểu rơ hơn lời Thánh Kinh ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu như thế nào. Chúa Kitô và chỉ có Chúa Kitô là ánh sáng để trong ánh sáng đó, ta có thể nh́n thấy chân tướng của sự vật và của đời người. Anh sáng đó là ánh sáng chân lư và chỉ khi sống trong chân lư, ta mới có tự do đích thực. Kinh nghiệm lịch sử nói với ta rằng có những người bị giam giữ trong nhà tù với hàng rào kẽm gai vây bọc, và chỉ mong được tự do. Nhưng khi đă được tự do rồi th́ chính họ lại dựng lên những nhà tù khác để giam giữ đồng loại của ḿnh và để bảo vệ cái gọi là tự do của ḿnh. Ay là v́ họ mới chỉ được giải thoát khỏi thứ nhà tù vật chất mà chưa được giải thoát khỏi ngục tù của những đam mê và ham muốn quyền lực, của hận thù và ích kỷ. Nelson Mandela đă hiểu ra được điều đó nên khi bước chân ra khỏi nhà tù đă giam giữ ông suốt 30 năm, ông tự nhủ : nếu tôi c̣n giữ ḷng hận thù với những tên cai ngục, th́ tôi vẫn c̣n bị giam giữ, chưa trở thành người tự do thực sự. Và chính điều đó khiến cho mọi người kính nể ông.

 

Chúa Kitô đến không phải để giải thoát con người khỏi những ngục tù bằng hàng rào kẽm gai nhưng giải thoát con người khỏi t́nh trạng nô lệ và tha hoá sâu xa nhất, và chúng ta cần đến ơn giải thoát đó. Chúng ta cần đến ơn giải thoát đó ngay giữa ḷng một thế giới tưởng chừng rất đỗi tự do. Chúng ta cần đến ánh sáng đó ngay giữa một thời đại phát triển tri thức khoa học đến mức cao nhất. Và Giám mục cũng như linh mục là những người được trao cho trách nhiệm loan báo ơn giải thoát đó, trách nhiệm tiếp nối sứ mạng của Chúa Kitô, sứ mạng “loan báo Tin Mừng cho người nghèo, cho người mù được sáng mắt, cho kẻ bị giam cầm được tha, trả tự do cho người bị áp bức”.

 

Thế nhưng chính ở đây lại xuất hiện một nghịch lư : xét như là con người, bản thân giám mục và linh mục cũng có thể ở trong t́nh trạng mù loà và bị giam giữ trong những ngục thất vô h́nh. Vậy làm sao có thể làm cho người khác sáng mắt khi chính ḿnh đang ở trong t́nh trạng mù loà? Làm sao loan báo tự do khi chính ḿnh đang bị giam trong ngục thất? Henri Nowen đă có lư khi gọi các thừa tác viên trong Giáo Hội là wounded healer, nghĩa là những người có sứ mạng chữa lành cho người khác nhưng chính ḿnh lại đang mang thương tích. Tuy nhiên, chính nghịch lư này thúc đẩy các giám mục và linh mục thi hành sứ vụ trong khiêm tốn và cậy trông vào quyền năng của Thánh Thần. Khiêm tốn v́ nhận biết rằng tự thân ḿnh không phải là ánh sáng và chân lư, nhưng chỉ đón nhận ánh sáng và chân lư từ một Đấng khác. Cậy trông v́ xác tín rằng ḿnh không thể chu toàn sứ vụ với sức riêng ḿnh nhưng chỉ có thể chu toàn nhờ quyền năng của Thánh Thần. Chính v́ thế, nghi thức chính yếu trong việc phong chức giám mục là việc đặt tay và lời nguyện phong chức. Đặt tay chính là cử chỉ nói lên việc thông ban Thánh Thần, cùng với lời cầu nguyện xin Chúa ban Thánh Thần thủ lănh xuống trên vị tân giám mục.

 

Hơn ai hết, Đức Tân Giám mục xác tín điều đó, cho nên đă chọn khẩu hiệu cho đời giám mục của ḿnh là “Bước đi trong Thần Khí” (Spiritu ambulate) (Galata 5,16), đồng thời ngài giải thích “bước theo Thần Khí” là “sống trong sự tự do mà Đức Kitô đem lại chứ không quá lệ thuộc vào cách suy nghĩ của người đời… là sống theo sự hướng dẫn của Thần Khí chứ không theo quan điểm của xác thịt”. Chỉ khi giám mục bước đi trong Thần Khí và hoạt động trong quyền năng của Thánh Thần th́ ngài mới có thể chu toàn sứ vụ giám mục hết sức cao cả nhưng cũng rất nặng nề đă được trao phó.

 

Quyền năng của Thánh Thần chính là quyền năng của t́nh yêu, là sức mạnh thúc đẩy vị giám mục bước theo Chúa Giêsu Mục Tử, hiến thân trọn vẹn cho đoàn chiên đă được trao phó cho ḿnh. Đây cũng là tâm t́nh của Đức Tân Giám mục. Nhớ lại khi vừa nghe tin Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI bổ nhiệm cha Vinh sơn Nguyễn Văn Bản làm giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, trang web của HĐGMVN đă lập tức phỏng vấn ngài, và khi hỏi rằng “Lời đầu tiên Đức Cha muốn gửi đến cộng đồng Dân Chúa Ban Mê Thuột là ǵ?”, ngài đă trả lời, “Tôi muốn nói với cộng đồng Dân Chúa Ban Mê Thuột rằng tôi thuộc trọn về giáo phận và từ hôm nay, giáo phận Ban Mê Thuột, từng cộng đoàn, từng người Kitô hữu trong giáo phận là chính cuộc sống của tôi.” “Kể từ hôm nay, tôi thuộc trọn về giáo phận.”  Nghe thật “mùi mẫn” ! Cứ như là chú rể đang nói với cô dâu, “Kể từ nay, anh thuộc trọn về em”!

 

Mà đúng như thế, lát nữa đây, sau lời nguyện phong chức, vị chủ sự sẽ xỏ nhẫn vào tay của đức tân giám mục cùng với lời nhắn nhủ, “Hăy nhận chiếc nhẫn này như ấn tín đức tin.. hăy ǵn giữ hiền thê của Chúa là Hội Thánh được vẹn toàn.” Nhẫn cưới đấy! Theo một nghĩa nào đó, lễ phong chức hôm nay chính là lễ cưới, cử hành cuộc hôn nhân thánh thiêng giữa Đức tân giám mục Vinh sơn Nguyễn Văn Bản và Giáo Hội tại Ban Mê Thuột. Thế th́ theo truyền thống văn hoá Việt Nam, xin cầu chúc cho đôi tân hôn được trăm năm hạnh phúc.

 

 

Ngày 12.5.2009

 

Gm. Phêrô Nguyễn Văn Khảm