TĨNH TÂM VỚI THÁNH VỊNH

BÀI 1

THÁNH VỊNH : LỜI CA NGUYỆN CỦA DÂN CHÚA.

1.    MỘT TUYỂN TẬP

Theo kinh thánh Hippri, Thánh vịnh được gọi là “Sách ca ngợi” (sêpher - tơhillim). Bản dịch hy ngữ LXX gọi là “Sách ca vịnh”(Psalmoi hay Biblos psalmôn). Từ đó, bản phổ thông La ngữ dịch Psalterium hay Liber Psalmorum.

Sách ca ngợi hay thuật ngữ thông dụng của chúng ta gọi là Thánh vịnh là một tuyển tập gồm 150 bài ca, chia làm 5 phần, có lẽ theo khuôn mẫu số 5 của bộ Ngũ kinh: Khởi nguyên, Xuất hành, Lêvi, Dân số và Thứ luật ; bởi lẽ, Ngũ Kinh là bộ sách nền tảng của Cựu ước, đồng thời cũng là bộ sách nền tảng của toàn bộ Thánh kinh :

Phần 1 gồm Tv 1 – 41, kết thúc bằng Tv 41,14

Phần 2 gồm Tv 42 – 72, kết thúc bằng Tv 72,18 -19

Phần 3 gồm Tv 73 – 89, kết thúc bằng Tv 89,53

Phần 4 gồm Tv 90 – 106, kết thúc bằng Tv 106,48

Phần 5 gồm Tv 107 – 150, kết thúc bằng Tv 150

Nh́n vào cách bố cục và nhất là câu kết của mỗi phần, chúng ta ghi nhận các câu kết đều được tŕnh bày dưới h́nh thức, một vinh tụng ca (doxologie). Cách riêng, ở phần cuối tác phẩm, chúng ta bắt gặp không phải chỉ có một hay hai câu, nhưng toàn bài Thánh vịnh 150 được sử dụng như một bản vinh tụng ca trang trọng, hùng vĩ. Nhờ đó, Tv 150 không những là bản Thánh vịnh kết thúc toàn bộ tác phẩm, nhưng nhờ cung giọng, âm điệu, tâm t́nh, nội dung … sẽ là bài ca mở rộng tâm hồn mọi người ra với thiên nhiên, vũ trụ, loài người, Thiên Chúa. V́ thế, tuy tác phẩm thánh vịnh kết thúc với Tv 150, nhưng phải nói là Tv 150 như kéo dài tới vô tận mọi tâm t́nh của con người hàm chứa trong toàn bộ tác phẩm thánh vịnh.

Một trong những đặc điểm khiến chúng ta lưu ư, có lẽ Sách Thánh vịnh là một trong những sách Kinh Thánh mà ta không thể nào đọc một mạch từ đầu chí cuối. Về điểm này, có tác giả có một nhận xét khá ngộ nghỉnh : Thánh vịnh được ví như một cuốn cuốn tự điển : người ta có thể tra ở đầu, ở cuối, hay ở giữa, tuỳ theo nhu cầu. Tuy nhiên , có lẽ khó tra hơn tự điển, v́ các thánh vịnh được xếp nối tiếp nhau mà dường như không theo một trật tự nào cả ; dầu cũng có ít chỉ dẫn khá mơ hồ ở đoạn dẫn nhập, cho thấy Thánh Vịnh được đưa vào danh mục phụng vụ như thế nào . Điều nầy giải thích nguồn gốc của Sách Thánh vịnh : Đó là tuyển tập các bài hát được sưu tập nhằm mục đích để xử dụng thường xuyên trong cộng đồng phụng vụ.

2. MỘT TUYỂN TẬP CÁC BÀI THƠ.

Dân chúng tất nhiên cần đến lề luật, nhưng văn chương luật pháp th́ lạnh lẽo và theo thứ logic khô khan của lư trí. Lịch sử và các truyện kể th́ khác, thường lôi cuốn v́ cách này hay cách khác, chúng ta cảm thấy như ḿnh đang ở trong đó. Tuy nhiên, không ǵ có thể diễn tả tâm t́nh, tâm sự và cảm xúc của con người đến mức như là thi ca ; hơn nữa chúng lại được sáng tác nhằm có thể hát lên, với nhạc khí phụ hoạ. Mỗi Thánh vịnh là một bài thơ, thậm chí là một tuyệt tác ; v́ đă trải qua thử thách của thời gian, cũng như đă in sâu vào tâm khảm và sự chấp nhận của ḷng người .

Thi nhân, theo bản chất, sáng tạo nên một điều ǵ đó độc đáo, nhưng không phải bao giờ cũng tuân theo trật tự luận lư. Chính đó là điều khiến chúng ta đôi khi lúng túng trước bản văn thánh vịnh. Khi mô tả một t́nh huống, các vịnh gia hẳn có thể đảo tŕnh tự các biến cố, hầu làm nổi bật điều mà họ coi là quan trọng hơn hoặc nhằm đưa ra ánh sáng những mối liên hệ phong phú và tế vi trên b́nh diện thần học.

Vả lại, ngôn ngữ của thi ca thường ḍ t́m mọi khả năng của trí tưởng và của trực giác biểu tượng. Ở đây, chúng ta cần phân biệt hai cấp độ khác nhau , qua đó thi ca biểu lộ.

Trí tưởng tạo ra những h́nh ảnh, nghĩa là các so sánh, các ẩn dụ. Nếu một vịnh gia mô tả chẳng hạn cuộc thần hiển như sau : “Thiên Chúa ta ngự đến, Người không nín lặng. Hàng tiền đạo : ḱa lửa hồng thiêu đốt, quân tả hữu : đây bạo vũ cuồng phong”(Tv 50,3), th́ rơ ràng ông đă phải dùng thứ ngôn ngữ vượt ra ngoài ranh giới văn hoá ; khiến ai cũng đều có thể hiểu ngay rằng, mô tả đó liên quan đến hành động can thiệp đầy uy dũng của Thiên Chúa. Quả vậy, lửa hồng thiêu đốt và băo táp cuồng phong nằm trong hành trang kinh nghiệm của mọi con người, bất kể chủng tộc,văn hoá. Nói đúng ra, đó là những biểu tượng hơn là những h́nh ảnh đơn thuần. Điều này có lẽ khiến độc giả thoáng nhận ra rằng, ngôn ngữ biểu tượng của các thánh vịnh có khả năng phản ánh, kinh nghiệm sâu xa nhất và phổ quát nhất của nhân loại, giống như một tấm gương trung thực.

3.    LỜI CON NGƯỜI HAY LỜI THIÊN CHÚA ?

Ở đây có một vấn đề đặt ra. Trong các cộng đoàn của chúng ta, chúng ta luôn nói và tin rằng tất cả Kinh Thánh là Lời Chúa. Nhưng điều đó có đúng với các Thánh Vịnh hay không ? Trong phần lớn các trường hợp, người nói là một kẻ nghèo đang kêu lên nỗi thống khổ của ḿnh. Trong một số thánh vịnh khác lại là tiếng hát ngợi ca Thiên Chúa của cộng đoàn. Nếu những thánh vịnh đó là Lời của Thiên Chúa th́ phải chăng Thiên Chúa đang nói với chính ḿnh ?

Rơ ràng chúng ta không thể hoài nghi về việc các Thánh Vịnh, cũng như phần c̣n lại của Kinh Thánh, vọng lại tiếng nói thực sự của con người. Đó là những bài thơ gắn chặt vào các t́nh cảnh cụ thể khác nhau mà chúng ta măi măi sẽ không thể nào nắm hết được các t́nh tiết . Thực ra, các thánh vịnh là những tấm gương phản chiếu cho chúng ta hôm nay. Các tác giả thánh vịnh đă diễn tả cách rất trung thực những ǵ họ suy nghĩ, những ǵ họ cảm nhận và sống.

Tuy nhiên, c̣n có điều hơn thế nữa. Mỗi lần chúng ta đọc hoặc cầu nguyện với một thánh vịnh là chúng ta thực sự mượn lời của Thiên Chúa. Đó là v́ Thiên Chúa đă đảm nhận toàn thể kinh nghiệm của dân Người, và qua đó đảm nhận kinh nghiệm của tất cả nhân loại. Có biết bao con người cảm thấy, một lúc nào đó, ḿnh kiệt sức, mỏi ṃn v́ cuộc sống hằng ngày, đến nỗi không c̣n có thể kêu lên nỗi đau đớn và ngay cả sự nổi loạn bên trong của ḿnh. Nếu họ không c̣n ǵ để thốt ra th́ Kinh Thánh lại đặt vào môi miệng họ những lời mang chiều sâu biểu tượng khôn sánh :

“Lạy Chúa Trời, xin cứu vớt con,

v́ nước đă dâng lên tới cổ.

Con bị lún sâu xuống chỗ śnh lầy,

Chẳng biết đứng vào đâu cho vững,

Thân ch́m ngập trong ḍng nước thẳm,

Sóng dạt dào đă cuốn trôi đi.

Kêu hoài nên kiệt sức, họng con đă ráo khô ;

Đôi mắt đă mỏi ṃn v́ trông chờ Thiên Chúa”

(Tv 69,2-4).

Những con người đó tự ḿnh chắc không bao giờ dám thốt lên:

“Lạy Chúa, xin tỉnh giấc ! Ngài cứ ngủ được sao ?

Xin trỗi dậy đi nào, đừng đuổi xua măi măi !

Sao Ngài c̣n ẩn mặt, quên rằng chúng con bị khổ cực đoạ đày ?

Mạng chúng con chôn vùi cát bụi,

Tấm thân này nằm bẹp dưới bùn đen.

Dám xin Ngài đứng lên phù giúp,

Lấy t́nh thương cứu chuộc dân Ngài” (Tv 44,24-27).

Khi cho những con người bị nghiền tán, bị tổn thương phẩm giá của ḿnh được có những lời lẽ như thế, Thiên Chúa cho họ phương thức cụ thể để đến với Ngài cách hết sức thân t́nh, như đến với một người chahiền lành, giàu ḷng thương xót và vô cùng gần gũi.

Trong những trường hợp khác, dẫu mọi sự tốt đẹp, đôi khi chúng ta không biết phải nói ǵ với Chúa. Lúc đó Ngài lại ban cho chúng ta những kiểu nói tuyệt vời, thốt ra từ trái tim nhân loại như chúng ta. Mặc dù sau bao nhiêu thế kỷ, những kiểu nói đó vẫn có sức nuôi dưỡng kỳ diệu kinh nguyện chung của chúng ta. Chẳng hạn :

“Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con,

lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu !”

(Tv 8,2).

Hay:

“Công tŕnh Ngài, lạy Chúa, quả thiên h́nh vạn trạng ! Chúa hoàn thành tất cả thật khôn ngoan” (Tv 104,24).

4.    CẤU TẠO BỘ THÁNH VỊNH

Bộ Thánh vịnh đă được h́nh thành như thế nào ? môi trường nào đă làm nảy sinh Thánh vịnh ? ta có thể xác định niên biểu của Thánh vịnh không ?

Trong việc t́m hiểu Thánh vịnh, chúng ta phải cố gắng t́m giải đáp khả dĩ trả lời cho các câu hỏi trên. Bởi lẽ, trong toàn bộ Thánh Kinh, Thánh vịnh là bộ sách tương đối lủng củng nhất, nếu chưa nói thuộc loại khó nhất của Thánh kinh.

Điều ghi nhận trước tiên, đó là Thánh vịnh chính là tập sách chính thức quy tụ các bài Thánh ca của Israel trong công việc phụng tự. Nếu như trong việc nghiên cứu về Thánh vịnh, có một số tác giả nghi ngờ về nguồn gốc phụng tự của Thánh vịnh – đa số các nhà nghiên cứu đều đồng nhất về nguồn gốc phụng tự của Thánh vịnh – th́ điều chắc chắn mà mọi người đều nhất trí, đó là Thánh vịnh được lưu truyền đến chúng ta nhờ con đường phụng vụ; bởi lẽ, các giai đoạn cấu tạo bộ Thánh vịnh hoàn toàn phù hợp với sự phát triển đời sống phụng vụ của Israel. Chính trong bầu khí phụng vụ, Thánh vịnh đưa chúng ta đi vào kinh nghiệm sống của những con người biết đối thoại với vị Thiên Chúa mà ḿnh tin và yêu mến.

Thoạt nh́n qua, chúng ta thấy tập Thánh vịnh được h́nh thành qua nhiều thời đại, do các chủ đề, điển tích, văn thể, ư tưởng, từ ngữ sử dụng . Nói như thế, chúng ta phải xác nhận Thánh vịnh là những bài ca vịnh do nhiều tác giả khác nhau, có những hoàn cảnh khác nhau, mang nhiều tâm trạng khác nhau, có những kinh nghiệm tôn giáo khác nhau, thậm chí có khi xem ra mâu thuẫn nhau. Những yếu tố tạo ra những nét phong phú cho Thánh vịnh, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều khó khăn, phức tạp cho chúng ta khi t́m hiểu Thánh vịnh.

Theo truyền thống, người ta gán cho Đavit là tác giả bộ Thánh vịnh, tương tự gán cho Môsê là tác giả bộ Ngũ kinh. Truyền thống này mang ít nhiều tính chất giả tạo, v́ như trong trường hợp bộ Ngũ kinh, chăc chắn là không phải cá nhân Môsê soạn ra ; bởi trong thực tế, bộ Ngũ kinh được h́nh thành ít nữa là do bốn nguồn khác nhau : nguồn Y (Yavit), nguồn E (Elohit), nguồn P (Priester Kodex, nguồn tư tế), và nguồn D (Thứ luật). Căn cứ trên lịch sử cấu tạo của bộ Ngũ kinh , ngày nay các tác giả đều xác quyết là các nguồn trên mang dấu vết của các thời đại từ thế kỷ XIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên. C̣n nhân vật Môsê lịch sử lại sống vào thế kỷ thứ XIII. Như thế, không thể nói Môsê là tác giả của bộ Ngũ kinh như truyền thống xưa nay vẫn dạy. Thế nhưng, điều đó không những không sai, nhưng c̣n rất sâu sắc và chính xác. V́ trong lịch sử thời Cưu ước, khuôn mặt Môsê được xem như tiêu biểu của lịch sử Dân Chúa, của Giao ước Sinai. Ông là khuôn mặt có tính chất quy tụ và là mẫu gương tiêu biểu nhất của dân Giao ước cũ. Các nguồn Y, E, P, D của Ngũ kinh, tuy được h́nh thành bởi nhiều tác giả, qua các giai đoạn khác nhau … nhưng đều chung quy phát xuất từ Môsê, con người của Giao ước Sinai (Ngũ kinh c̣n được gọi là sách Luật - Torah hay sách giao ước).

Cũng vậy, Đavit được Thánh kinh Cựu Ước xem như nhân vật “ca ngợi Thiên Chúa”một cách tuyệt hảo. Ông là hiện thân một con người được tuyển chọn một cách nhưng không, yêu mến, tin tưởng, ngoan ngoăn đi theo Thiên Chúa. Ông ca ngợi Thiên Chúa trong suốt cuộc đời, lúc sống đẹp ḷng Thiên Chúa cũng như khi sa ngă lỗi phạm. Trong trạng huống nào của cuộc sống, Đavit vẫn luôn luôn là con người hướng về và ca ngợi Thiên Chúa. V́ thế, lời ca ngợi của một Đavit, chính là lời ca ngợi, lời nguyện của những con người, của cả một dân tộc ư thức sâu xa ḿnh được Thiên Chúa yêu thương, tuyển chọn, nhưng đồng thời cũng ư thức thân phận yếu đuối mỏng ḍn và thường xuyên thất tín của ḿnh.

V́ thế, nói đến Môsê là nói đến dân Giao ước (Ngũ kinh), c̣n nói đến Đavit là nói đến dân biết ca ngợi, khẩn cầu Vị Thiên Chúa giao ước của ḿnh (= thánh vịnh). Trên cơ sở đó, đi sâu vào nội dung của việc sắp xếp 150 bài Thánh vịnh, chúng ta sẽ khám phá ra phương hướng của Thánh vịnh. Đó chính là đà tiến thiêng liêng của toàn dân Thiên Chúa, một dân biết diễn tả tâm t́nh tôn giáo của ḿnh qua lời thơ, câu hát của cuộc hành tŕnh con người đến với Thiên Chúa. Và trong cuộc hành tŕnh đó, h́nh ảnh và cuộc sống của những con người bị giằng co, xâu xé cùng với những phấn đấu nội tâm liên lỉ trước những yêu sách của giao ước sẽ được phơi bày ra một cách hết sức trung thực trong các bài Thánh vịnh.

Thật vậy, ngay từ lúc được Thiên Chúa mời gọi, Dân Chúa như đứng trước một lựa chọn cơ bản, tượng trưng bằng h́nh ảnh một con người đứng trước hai con đường :

Một bên là :

“thú vui để nơi thánh chỉ Yavê

Ngày đêm ngâm măi Thánh chỉ của Người” (Tv 1,2)

C̣n bên kia :

“như trấu lép gió cuốn bay” (Tv 1,4)

Đấy là hai con đường con người được mời gọi chọn lựa. Chọn con đường đem đến “thú vui, hạnh phúc nơi thánh chỉ Yavê, hoặc con đường mà cuối chặng sẽ thấy thân phận ḿnh “như trấu lép gió cuốn bay” ? Để thực hiện công việc chọn lựa này, con người có sự đấu tranh nội tâm, giằng co sâu sắc giữa công chính với gian tà, trung thành với vô đạo. Tâm trạng đó, các Thánh vịnh đầu tiên sẽ gợi lên cho chúng ta. Tiếp đó, ở các Thánh vịnh giữa, chúng ta hầu như lạc vào một thế giới thật nghịch lư, trong đó chúng ta như đối diện một cách ngỡ ngàng và phũ phàng với t́nh trạng những người chọn Yavê và sống trung thành với giao ứơc lại sẽ gặp biết bao gian nguy, thử thách, bao đau khổ oan ức ; trong khi những người khước từ Yavê, sống xa giao ước của Người, th́ h́nh như được toại nguyện ở đời ! Rồi một khi đi hết chặng đường đầy thử thách đó, người chọn lựa và sống trung thành với thánh chỉ Yavê sẽ thanh thản, an b́nh xướng lên từ thâm tâm lời hân hoan chúc tụng ngợi khen thiên Chúa trong những Thánh vịnh cuối cùng. C̣n những kẻ khước từ Lề luật của Thiên Chúa, mà đă có thời gian thành đạt, rốt cuộc không c̣n thấy tăm hơi để đi vào bóng tối và lăng quên.

**********

 

BÀI 2 :

THÁNH VỊNH : ÂM VANG CỦA GIAO ƯỚC  TRONG D̉NG LỊCH SỬ CỨU ĐỘ.

Như đă gợi ra, một chi tiết quan trọng mà các nhà chuyên môn lưu ư chúng ta: Thánh vịnh là những bài thơ. Minh xác điều ấy buộc chúng ta phải theo quy luật thi phú để học và hiểu Thánh vịnh. Một bài thơ nhằm giải bày tâm sự của tác giả, và tác giả muốn độc giả chia sẻ thật sự tâm t́nh của ḿnh.

V́ thế, xuyên qua Thánh vịnh, chúng ta được mời gọi chia sẻ tiếng nói, tâm t́nh, để cùng rung động, hoà nhịp với dân giao ước. Nếu như cho tới nay, chúng ta chưa cảm thông sâu sắc, chưa rung động hoà nhịp theo tâm t́nh của tác giả Thánh vịnh, th́ hoặc là chúng ta chưa cảm được thi hứng của tác giả, hoặc là chúng ta c̣n thật sự xa lạ với các h́nh ảnh biểu trưng được sử dụng trong các bài thơ. Thật vậy, một bài thơ hay, một tuyệt tác phải là một bài thơ không những tiềm ẩn thi hứng, mà c̣n sống động phong phú nhờ các h́nh ảnh biểu trưng. Tiếp xúc với Thánh vịnh, chúng ta dần dần khám phá ra nguồn thi hứng tiềm ẩn và xuyên suốt, chính là giao ước : trong khi đó, h́nh ảnh được sử dụng nhiều nhất là lịch sử Dân Chúa, hay nói cụ thể hơn là những chặng đường lịch sử của Dân Chúa. Đó là lịch sử của một dân có giao ước với Thiên Chúa, cộng thêm tâm t́nh của người Hippri, người Sêmit mà tự bản chất đă là thi sĩ, chiêm niệm, thần bí … Cho nên, các bài thơ tôn giáo của họ thật là tinh tế, sâu sắc, đầy sức sống, mang nhiều sắc thái thần bí.

1.    GIAO ƯỚC, NGUỒN THI HỨNG CỦA THÁNH VỊNH

Giao ước (Bơrit – Hipri ; Điathêkê – Hy-lạp) là mối liên hệ không thể chia ĺa giữa Yavê Thiên Chúa với đoàn dân được tuyển chọn. Thánh kinh Cựu ước dùng một từ ngũ chuyên môn để để diễn tả bản chất của giao ước, đó là Khêsed: từ ngữ này quá chuyên môn và phong phú, nên khó chuyển dịch cho hết ư bằng một chữ nào nhất định. Thông thường, các nhà nghiên cứu gọi Khêsed là T́nh thương, ḷng nhân nghĩa, đức trung thành, sự chân thật (Misericordia et Veritas). (Qua t́m hiểu các bản văn giao ước, chúng ta có thể nói khêsed là bản chất của giao ước cũ, và Agapê là bản chất của giao ước mới). Trong toàn bộ Thánh kinh, từ ngữ Khêsed được ghi khoảng 200 lần, th́ nội trong Thánh vịnh chúng ta đă gặp khoảng 100 lần. Chúng ta sẽ thấy, vịnh gia luôn luôn nhân danh Khêsed mà khẩn nài, thưa chuyện với Yavê Thiên Chúa. Một số học giả đă không ngần ngại gọi Giao ước là sợi dây nối kết một bên là Thiên Chúa, một bên là Dân Chúa. Mà tính chất của “sợi dây”đó là khêsed, nên lịch sử giao ước giữa Thiên Chúa với dân Người là cả một chuỗi biến cố chan hoà t́nh thương, ḷng nhân nghĩa và có giá trị vĩnh cửu.

Nh́n lại lịch sử Dân Chúa, chúng ta biết được những giao ứơc sau đây đă ghi dấu ấn quan trọng trong đời sống của Dân Chúa :

- Kn 3,15 giao ước với Adam - Eva, nguyên tổ loài người, từ miêu duệ của con người sẽ xuất hiện đấng chiến thắng satan, sự dữ :

“Ta sẽ đặt hận thù giữa ngươi và người đàn bà, giữa ḍng giống ngươi và ḍng giống nó. Ḍng giống nó sẽ đạp đầu ngươi, c̣n ngươi th́ táp lại gót chân”.

- Kn 6–9 : giao ước với Noê : Thiên Chúa hứa bảo tồn sự sống của con người :

“Ta lập Giao ước của Ta với các ngươi : Mọi loài có xác sẽ không c̣n bị nước Hồng thủy tiểu trư ... Sẽ không c̣n có Hồng thủy đến hủy diệt cơi đất”(Kn 6,11).

- Kn 15 và Kn 17 : giao ước với Abraham : từ một con người, đến một gia đ́nh, hướng tới một dân tộc, một tôn giáo dựa trên lời hứa của Thiên Chúa :

“Và Người đă dẫn ông ra ngoài trời và phán : “Hăy nh́n lên trời và hăy đếm tinh sao, nếu ngươi có tài đếm được chúng”. Đoạn Người phán bảo ông : “Ḍng giống ngươi sẽ như thế !”. Và Abram đă tin vào Giavê và sự ấy, Người đă kể cho ông như sự công chính”(Kn 15,5-6).

“Phần Ta, nầy giao ước của Ta với ngươi : ngươi sẽ là Cha của hằng hà sa số dân tộc. Tên ngươi không c̣n là Abram ; tên ngươi phải là Abraham, v́ Ta cho ngươi trở thành cha của hằng hà sa số dân tộc. Ta sẽ làm cho ngươi nảy nở sinh sôi đông lắm, đông lắm. Ta sẽ cho phát xuất từ ngươi dân dân và vua chúa. Ta sẽ lập giao ước giữa Ta và ngươi và ḍng giống ngươi sau ngươi qua các thế hệ, làm giao ước vạn đại, ngơ hầu Ta là Thiên Chúa của ngươi và của ḍng giống ngươi sau ngươi” (Kn 17,3-7).

- Xh. 19–24 : giao ước Sinai : qua trung gian của Môsê, đoàn dân Xuất Ai Cập trở nên “dân sở hữu”của Thiên Chúa : họ trở nên một dân, cùng chung một tôn giáo trên căn bản giao ước t́nh yêu nhưng không của Thiên Chúa :

“Vậy bây giờ, nếu các ngươi quyết nghe tiếng Ta mà giữ giao ước của Ta, th́ các ngươi sẽ là sở hữu của Ta giữa các dân hết thảy” (Xh. 19,5).

(“Dân sở hữu” = Am Sơgullah : kho tàng vô giá không thể thiếu được, trong khi tự bản chất không có chút giá trị ǵ. Đây chính là bản chất và là nội dung của Giao Ước Sinai).

- 2 S 7,14-16 : giao ước với Đavit : vương quốc được thiết lập. Thiên Chúa ban vương quyền cho ḍng tộc Đavit đến muôn đời :

“… Ta sẽ cho ḍng giống ngươi chỗi dậy kế vị ngươi, ḍng giống xuất từ ḷng dạ ngươi và Ta sẽ cho vương quyền nó kiên vững. Chính nó sẽ xây nhà cho Danh Ta và Ta sẽ cho ngai vương quyền nó kiên vững muôn đời. Ta sẽ là Cha nó và nó sẽ là con Ta” (2 Sam 7,12-14).

- Yr 31,31-34 (Cf. Ez 36,26-28) : lời hứa ban giao ước mới : Luật Chúa, tức là Thánh Thần sẽ được ban cho dân Chúa, sẽ được khắc ghi vào tấm ḷng của dân Chúa; nhờ đó, đưa tới hai hậu quả là : họ sẽ được ơn tha tội và sẽ được ơn biết Chúa :

“Này sẽ đến những ngày – sấm của Giavê – Ta kết với nhà Israel và nhà Yuđa, một Giao ước mới, không phải như Giao ước Ta đă kết với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay chúng để đem chúng ra khỏi đất Ai Cập. … V́ nầy là Giao ước Ta sẽ kết với Israel trong những ngày ấy – sấm của Giavê – Ta sẽ đặt luật của Ta vào bên trong chúng và Ta sẽ viết trên tim ḷng chúng ; và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, c̣n chúng, chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không c̣n, mỗi người, phải dạy bảo nhau, mỗi người phải nói với anh em ḿnh : “Hăy biết Giavê ! “V́ hết thảy chúng đều biết Ta, từ kẻ bé đến người lớn, sấm của Giavê – bởi Ta sẽ tha tội cho chúng và sẽ không c̣n nhớ đến lỗi lầm của chúng” (Luật Chúa trong Yêrêmya sẽ được Ezêkiel gọi là Thánh Thần).

Tất cả những Giao ước quan trọng nầy trong ḍng lịch sử đều hướng về Đấng Mêsia , Đấng Thiên Chúa sai đến trần gian để thực hiện sứ mạng cứu chuộc nhân loại. Và chúng ta biết rơ, Đấng đó, chính là Đức Giêsu Kitô.

Vậy, nếu thi hứng của các bài Thánh vịnh là Giao ước th́ rơ ràng Thánh vịnh chỉ được tṛn đầy ư nghĩa và đạt tới chóp đỉnh trong Đức Giêsu Kitô, Đấng hoàn tất các lời hứa và nội dung các Giao ước giữa Thiên Chúa với con người.

2.    NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ CỦA DÂN CHÚA : LỊCH SỬ CỨU ĐỘ.

Ngoài thi hứng của thánh vịnh là giao ước, chính những chặng đường lịch sử của Dân Chúa đă cung cấp cho các bài thơ những điển tích, những chủ đề, những kỷ niệm, những dấu ấn quan trọng. Do dó, khi chúng ta có một cái nh́n rơ ràng về lịch sử dân Chúa, chúng ta sẽ dễ hoà nhập với tâm t́nh của vịnh gia. Lịch sử cứu độ khởi từ tổ phụ Abraham cho đến sự xuất hiện của Đức Giêsu Kitô xoay quanh ba cao điểm, đó là Xuất hành , Lưu đày và Tử nạn –Phục sinh của Đức Giêsu.

Có thể nói, cao điểm Xuất hành đă chi phối lịch sử dân Chúa từ thời các tổ phụ đến thời Vương quốc, tức từ thế kỷ - XVIII đến thế kỷ -X, trong đó chúng ta bắt gặp những biến cố, những chủ đề căn bản như : ơn gọi, ơn tuyển chọn, Lời hứa, Xuất hành, giao ước Sinai, cuộc hành tŕnh sa mạc, vào đất hứa,thành lập vương quớc.

C̣n cao điểm Lưu đày lại chi phối lịch sử dân Chúa trong suốt khoảng thời gian 10 thế kỷ trước công nguyên. Đặc điểm của giai đoạn này là dân Chúa cảm nghiệm sự rạn nứt, chia rẽ trong vương quốc, chứng kiến những sụp đổ, tiêu diệt của Samaria và Giuda, sự mất mát to lớn khi Đền thờ bị phá hủy và dân Chúa phải lưu đày. Từ đó họ hiểu thế nào là tội, điều mà các tiên tri trong suốt ḍng lịch sử luôn khuyến cáo họ. Chính trong bối cảnh lưu đày, nhờ đọc lại các tiên tri, đối chiếu đời sống của ḿnh với giao ước mà họ nhận ra : tội chính là sống xa Thiên Chúa, đi ngược con đường dẫn đến Thiên Chúa.

Do đó, từ kinh nghiệm Lưu đày, họ ư thức phải hoán cải quay trở về với thiên Chúa. Sự hồi sinh thiêng liêng của cả một dân tộc, việc nội tâm hoá giao ước sẽ giúp dân Chúa từ sau cuộc hồi hương khám phá ra vai tṛ chủ động và quyết định của Thiên Chúa trong lịch sử và đời sống của ḿnh. Điều đó tạo điều kiện cho họ đón nhận giao ước mới sẽ được thực hiện sau này trong cao điểm thứ ba của lịch sử cứu độ là cuộc Tử nạn - Phục sinh của Đức Yêsu Kitô. Cao điểm này chi phối dân Chúa cho đến ngày Đức Kitô quang lâm.

Thật vậy, như đă nói trong phần về Thi hứng của Thánh vịnh là Giao Ước chỉ thật sự trọn vẹn khi có Đấng thực hiện lời hứa về Giao ước mới : giao ước mới sẽ được Đức Giêsu Kitô thực hiện trong máu của Người, để nên ơn tha tội và cho con người được quyền biết Thiên Chúa, trong tư cách là con Thiên Chúa (cf Mt 26,27-28; Mc 14,22-26 ; Lc 22,19tt ; 1 C 11,23-25) ; th́ tất cả những biến cố, những nhân vật, những chặng đường lịch sử cứu độ cũng sẽ hướng về Đức Giêsu Kitô, Đấng là tâm điểm, đồng thời cũng là chóp đỉnh của lịch sử cứu độ. Và nếu Giao Ước cũng như Lịch sử cứu độ hướng về Đức Giêsu Kitô và gặp được ư nghĩa tṛn đầy nơi Đức Giêsu Kitô, th́ rơ ràng Thánh Vịnh, những bài thơ được sáng tác từ nguồn cảm hứng là Thánh vịnh và sử dụng những h́nh ảnh biểu trưng từ những chặng đường lịch sử của Dân Chúa cũng sẽ đạt tới đỉnh cao trong mầu nhiệm của Đức Giêsu Kitô, mầu nhiệm được diển ra trong các biến cố Tử nạn-Phục sinh và Quang lâm của Người. Đó là lư do sâu xa giúp chúng ta khi sử dụng Thánh vịnh đều hướng ḷng về Đức Giêsu ; và cũng là lư do mà Hội thánh vẫn măi măi dạy bảo con cái ḿnh dùng Thánh vịnh mà ca ngợi, tôn vinh, cảm tạ Thiên Chúa trong mọi trạng huống thăng trầm của lịch sử cho đến ngày Quang lâm vinh hiển của Chúa ḿnh.

3.    CẤU TRÚC TƯ TƯỞNG

Thông thường người Hippri rất ưa chuộng hai lối cấu trúc tư tưởng: đồng tâm và trôn ốc.

- Cấu trúc đồng tâm (construction concentrique). Trong toàn bài thơ thường có một tư tưởng là trọng tâm, là chủ đề. Trọng tâm được phong phú hoá bởi các tư tưởng, h́nh ảnh khác nhau, thậm chí có khi mâu thuẫn nhau. Mục đích là tô điểm thêm cho chủ đề, làm cho trọng tâm được thêm phong phú. Khi gặp lối cấu trúc này, điều quan trọng là ta cố t́m ra trọng tâm, đừng để ḿnh bị các h́nh ảnh khác đánh lạc hướng. V́ dụ : TV 8, trọng tâm là “Yavê, Chúa chúng tôi”. Các h́nh ảnh, tư tưởng khác diễn tả uy đức, t́nh thương của Yavê đều quay quanh trọng tâm đó.

- Cấu trúc trôn ốc (construction spirale). Với lối cấu trúc này, chủ đề được triển khai từng bước, ăn khớp với nhau theo h́nh trôn ốc, như các tầng của một toà nhà cao. Không thể lên đến chót đỉnh, nếu không tuần tự đi từ tầng dưới lên trên. Và khi đă lên đến chót đỉnh, ta sẽ bắt gặp chủ đề của bài thơ, cao điểm của bài thơ. Lối cấu trúc này rất được nhiều người Hippri ưa chuộng. Thoạt nh́n qua, ta thấy có vẻ độc điệu giống nhau, v́ h́nh như tác giả cứ lập đi lập lại một ư tưởng, hoặc một từ ngữ. Nhưng nếu quen, chúng ta sẽ khám phá ra nhịp điệu, âm thanh, tiết điệu sinh động, mang nhiều sắc thái khác nhau. Đây chính là nhịp co thắt đưa độc giả vào thế giới của tác giả, đến độ độc giả sẽ dần dần thâm nhiễm tâm t́nh của tác giả, để rồi đồng hoá với tâm t́nh của tác giả cho tới khi đạt tới cao điểm của bài thơ. Ví dụ : Tv 96.

* Hành văn biền ngẫu song đối

Thi phú Hippri không có lối gieo vận như một số thi ca của các dân tộc khác. Họ chuộng thế quân b́nh giữa các câu thơ, đồng thời bộc lộ tính cụ thể nhưng thần bí chiêm niệm của ḿnh qua lối hành văn biền ngẫu, song đối. Người Hippri rất thích lối diễn tả này:

“Đoạn họ lôi cậu (Yuse) đi mà vất cậu xuống hầm nước, nhưng hầm ấy trống rỗng không có nước” (Kn 37,24).

“Bà nói : khốn khổ, tôi goá bụa. Chồng tôi đă chết” (2 S 14,5)..

Có ba lối biền ngẫu song đối :

- Biền ngẫu đồng nghĩa (Parallélisme synonimique) sử dụng từ ngữ hay h́nh ảnh văn chương với mầu sắc khác nhau để diễn tả cùng một ư nghĩa, một tư tưởng như nhau. Hậu quả : tư tưởng vẫn là một nhưng được sinh động, phong phú nhờ nhiều âm thanh, màu sắc khác nhau :

“Yavê xin chớ theo giận mà sửa phạt tôi trong cơn lôi đ́nh, xin chớ trừng trị tôi”(Tv 38,2)

“nhà tạm của Người ở tại salem,

cung điện Người ngự ở Sion” (Tv 76,3)

“Ân nghĩa tín thành cùng nhau hội ngộ

Công chính b́nh an áp má hôn nhau

Từ đất tín thành nảy mầm

Từ trời công chính đoái lại” (Tv 85,11-12)

- Biền ngẫu đối nghĩa (Parallélisme antithetique). Hai câu thơ hoặc hai từ ngữ đối chọi nhau ở lời văn, ư tưởng, h́nh ảnh. Hậu quả : sử dụng phản đề cốt làm nội bật chủ đề.

“kẻ được Người chúc phúc sẽ làm chủ đất đai, kẻ Người nguyền rủa sẽ bị tru di” (Tv 37,22).

- Biền ngẫu tiệm tiến (Parallélisme Progressif ou syn-thétique). Sử dụng câu hoặc từ ngữ sau nhằm bổ túc cho câu hoặc từ ngữ trước được rơ và đầy nghĩa hơn :

“Tôi vui mừng khi người ta nói cùng tôi :

- nào ! ta đi nhà Yavê !” (Tv 122,1).

“Ví thử Yavê không xây nhà,

Có vất vả xây dựng rồi cũng luống công !

Ví thử Yavê không canh thành

Người canh giữ có thức tỉnh cũng uổng công” (Tv 127,1).

Tóm lại, sau khi đă xác định thánh vịnh là những bài thơ, tiếng nói của tâm t́nh, chúng ta đi vào thi hứng của vịnh gia là giao ước, đồng thời gặp thấy nơi các h́nh ảnh biểu trưng của bài thơ dấu vết của những chặng đường lịch sử của Dân Chúa. Điều này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc t́m hiểu và cảm nghiệm tâm t́nh của Thánh vịnh, khi chúng ta đọc và hát Thánh vịnh dưới ánh sáng của cao điểm tử nạn - phục sinh của Chúa Kitô trong giao ước mới và ḍng lịch sử của Dân Chúa lữ hành vươn tới ngày quang lâm. Rồi nhờ vào các lối cấu trúc tư tưởng đồng tâm và trôn ốc, cũng như lối hành văn biền ngẫu song đối, chúng ta bắt đầu có trong tay những ch́a khóa thích hợp để mở cửa toà nhà Thánh vịnh.

**********

Bài 3.

THÁNH VỊNH : DANH XƯNG CỦA D̉NG TỘC TIN YÊU THIÊN CHÚA.

Chúng ta hăy đặt Thánh vịnh vào môi trường lịch sử cứu độ, để từ đó, dưới ánh sáng của lịch sử dân Giao ước, chúng ta t́m hiểu các bài thơ thánh. Với cách đặt vấn đề như thế này, chúng ta sẽ có một kiểu nói vừa b́nh dân, vừa thân mật, vừa có tính lịch sử, lại vừa biểu lộ một mối tương quan sâu sắc giữa các Thánh vịnh với nhau: thay v́ gọi là văn thể Thánh vịnh, th́ chúng ta có thể gọi là “gia đ́nh Thánh vịnh”

Tại sao có ư tưởng này ? v́ chúng ta quan niệm toàn bộ Thánh vịnh phản ánh tâm t́nh chung của cả một dân tộc, là tiếng nói của toàn thể cộng đồng dân Chúa, trong đó cá nhân và cộng đồng hài hoà với nhau, cái “tôi” và cái “chúng tôi” gắn bó chặt chẽ với nhau, đến độ không thể và không nên phân biệt nữa ; đúng như cha Albert Gelin PSS đă có lần nhận định : “con người Thánh kinh không bao giờ là con người cô độc trước nhan Thiên Chúa ; ngược lại, đó là con người luôn có chỗ đứng ở giữa anh em ḿnh: v́ con người thánh kinh là con người của Giao ước” (kiểu nói “gia đ́nh Thánh vịnh” có lẽ xuất phát từ cha Albert Gelin pss ?)

Bởi thế, trong cái nh́n nầy, tác giả đích thực của Thánh vịnh không phải là một cá nhân nào ; và ở đây cũng không bao giờ phản ánh tâm t́nh của riêng một ai ! Nhưng chính là sự sống, tâm t́nh, tiếng ca ngợi của những con người có cùng chung với nhau một huyết thống: huyết thống Giao ước, huyết thống phát xuất từ niềm tin, ḷng mến và niềm cậy trông của những con người vào một vị Thiên Chúa đầy yêu thương và tín thành trong giao ước. Và bởi v́ Thánh vịnh là sản phẩm của những con người cùng chung một ḍng máu, một lẽ sống , một lịch sử, nên các Thánh vịnh có họ hàng với nhau, bà con với nhau. Trong một gia đ́nh, thường người ta có một nét giống nhau, mặt mũi, bộ đi, kiểu nói, t́nh cảm, truyền thống.. (dĩ nhiên cũng có những nố trừ như khi hai anh em ruột lại có thể khác hẳn nhau). Chính quan hệ trong một gia đ́nh tạo nên cho con cái những nét giống nhau, pha lẫn với nhau cũng như có cảm t́nh với nhau.

Trong lănh vực Thánh vịnh cũng thế, khi tiếp xúc với các bài Thánh vịnh, chúng ta ghi nhận các bản văn này có nhiều nét giống nhau về h́nh thức bên ngoài như cấu trúc, cách đặt câu, cung giọng, từ ngữ sử dụng, đến hoàn cảnh, môi trường của chúng, cũng như nội dung, chủ đề của bài thơ.

Căn cứ trên những nhận định này, chúng ta t́m hiểu các Thánh vịnh khởi từ h́nh thức để đi đến nội dung (v́ là quy luật của thi phú), và giới thiệu ba gia đ́nh lớn :

- Gia đ́nh Thánh vịnh ca ngợi

- Gia đ́nh Thánh vịnh lời nguyện

- Gia đ́nh Thánh vịnh Giáo huấn

1. Gia đ́nh Thánh vịnh ca ngợi

Gia đ́nh này gồm rất nhiều nhánh rải rác trong toàn bộ Thánh vịnh. Theo ư kiến của các nhà nghiên cứu, th́ đa số các bài Thánh vịnh ca ngợi được sáng tác để sử dụng trong các nghi lễ phụng vụ và ca hát vào các dịp đại lễ, ngày hội của Israel. Các Thánh vịnh thuộc gia đ́nh này phản ánh tính chất cộng đoàn rất rơ rệt : đối đáp nhau, ca đoàn, điệp khúc, lời tung hô, lời xướng đáp, những công thức như Amen, Alleluia … Bầu khí trang trọng và tham gia tích cực của cả cộng đoàn phụng vụ, như đoàn rước, kiệu, nhảy múa, vỗ tay, bái quỳ, phủ phục … đều thể hiện rơ trong gia đ́nh Thánh vịnh này.

Cấu trúc các bài Thánh vịnh ca ngợi có nhiều nét chung.

- Phần giáo đầu : tạo bầu khí hân hoan phù hợp với tâm t́nh của cộng đoàn trong ngày lễ hoặc bằng một lời mời gọi tổng quát, hoặc bằng một công thức đạo đức nâng tâm hồn lên, hoặc bằng một dấu hiệu nào đó.

- Phần thân đề : lư do, nội dung lời ca ngợi theo ư nghĩa của dịp lễ

- Phần kết đề : thừơng lập lại tâm t́nh của phần giáo đầu hoặc tóm lại các lư do ca ngợi hoặc kết bằng một lời chúc lành hoặc một lời nguyện chúc khác.

Đối tượng của các Thánh vịnh thuộc gia đ́nh ca ngợi là : Thiên Chúa, Đền thờ, Sion - Yerusalem, Đức Vua

a. Thánh Thi. Gọi là thánh thi những bài Thánh vịnh ca ngợi Thiên Chúa của giao ứơc, gồm 18 bài : Tv 8 ; 19 ; 33 ; 100 ; 103 ; 104 ; 111 ; 113 ; 114 ; 117 ; 135 ; 136 ; 145 ; 146 ; 147 ; 148 ; 149 ; 150 (ngoài ra hai Tv 78 và 105 đôi lúc cũng được xếp vào nhóm thánh Thi).

Trên căn bản giao ước, Israel biểu lộ niềm tin của ḿnh vào một vị Thiên Chúa duy nhất vĩnh cửu, toàn năng, toàn tri, Đấng tạo dựng muôn loài, chủ tể của lịch sử, luôn yêu thương, trung thành với đoàn dân mà Người đă tuyển chọn. Đây là lời dân giao ứơc đáp trả lời Chúa tín thành. Tâm t́nh này phát xuất từ kinh nghiệm và lịch sử của ḿnh. Dân Chúa có cảm nghiệm đă gặp Chúa, được Chúa dẫn dắt. Người vừa là Đấng thẩm phán, vừa là Đấng bầu chữa, vừa là Đấng giải thoát. Thiên Chúa hành động bằng Lời Hằng sống, bằng các dấu chỉ, bằng các cuộc thần hiển. Vị Thiên Chúa mà Israel ca ngợi không bao giờ đồng hoá với các hiện tựơng sức mạnh trong vũ trụ, nhưng là vị Thiên Chúa của lịch sử, Thiên Chúa của Israel.

b. Thánh vịnh về Nước Thiên Chúa : Tv 93 ; 96 ; 97 ; 98 ; 99 (Tv 47)

      Tương tự như các bài Thánh thi, đặc điểm của 5 Thánh vịnh trên nhấn mạnh đến tính phổ quát của vương quyền Thiên Chúa. Các bài thơ đượm tinh thần phấn khởi, náo nhiệt, ca ngợi Yavê Thiên Chúa làVua. Vịnh gia bộc lộ sự hân hoan, tràn đầy hạnh phúc khi được chiêm ngưỡng vị vua của ḿnh ngự trên ngai báu : Người là Vua của Israel và là chủ tể muôn loài. Vị minh quân của các dân, các nước. Loại Thánh vịnh nầy bắt nguồn từ việc phụng tự (Tv 96,8-9 ; 99,5). Đặc điểm của phụng tự Israel là điều hiện tại hiện tại hoá quá khứ và dự báo trước tương lai. Thật vậy, phụng tự làm cho quá khứ trở nên sống động trong hiện tại, tạo ra niềm hy vọng vào tương lai cho toàn thể cộng đồng Dân Chúa. Toàn dân hớn hở vui mùng như trong ngày đăng quang của Đưc vua : Israel, mọi dân tộc, các đảo xa xôi, muôn loài muôn vật trong vũ trụ và lịch sử vang tiếng ngợi khen, tưng bừng, phấn khởi.

c. Thánh vịnh ca ngợi Sion - hành hương. Loại Thánh vịnh này biểu dương Yerusalem và đền thờ ở Sion (Tv 46 ; 48 ; 76 ; 84 ; 87).

Ngoài ra có thể xếp vào loại này các Tv 24 ; 68 ; 122 ; đặc biệt có 15 Thánh vịnh thường được gọi là : “khúc ca lên đền”, từ Tv 120 – 134.

Sion - Jerusalem được vịnh gia khoác cho những tước hiệu hết sức huy hoàng : thủ đô của triều đại Đavit, trung tâm tôn giáo, nơi cực thánh trong số các nơi Đấng tối cao cư ngụ, thành của Thiên Chúa, đô thị của Đức vua đại đế. Vịnh gia mặc cho Sion - Jerusalem một chuỗi vô tận các tước hiệu, v́ lẽ Sion - Yerusalem gắn liền với Thiên Chúa, Đấng đă tuyển chọn Sion làm nơi Người ngự. Sự hiện diện của Thiên Chúa là đảm bảo cho sự kiên vững, an toàn của Sion. Từ đó Sion trở nên nơi nương náu bất khả xâm phạm cho Dân Chúa. Họ có một niềm tin tuyệt đối vào điều đó, ngay cả giữa những lúc bi đát nhất trong lịch sử của họ. Các bài Thánh vịnh ca ngợi Sion mở ra một chiều kích thần bí, lư tưởng hoá thành thánh Yerusalem. Họ xem đó là nơi sẽ quy tụ mọi dân mọi nước trong tương lai (Tv 87). Từ tư tưởng đó, các nhà chú giải có khuynh hướng đề cập đến thời cánh chung của lịch sử cứu độ. Thật ra, chúng ta chỉ cần lưu ư đến ư nghĩ phụng tự của Israel như đă nói ở trên, th́ có thể hiểu rơ chiều kích thần bí đó : chính phụng tự mở ra cho ta thấy tương lai.    

Trong các Thánh vịnh ca ngợi Sion, chúng ta c̣n gặp một số Thánh vịnh thường được gọi là : “khúc ca lên Đền” (Tv 120 – 134). Theo sách Mishna,các thầy Levi xuống và hát các Thánh vịnh này tại 15 bậc cấp tiến về cửa Nicanor của đền thờ. Các khúc ca này thường được khách hành hương hát mỗi dịp lên Yerusalem trẩy hội.

d. Thánh vịnh ca ngợi Đức vua - Đấng Mesia : Tv 2 ; 18 ; 20 ; 21 ; 45 ; 72 ; 89 ; 110 ; 132 ; 144

Nếu các Thánh vịnh ca ngợi Nước Thiên Chúa nhằm đề cao Thiên Chúa là Vua vũ hoàn, th́ loại Thánh vịnh này nhằm tán dương các vị vua Israel trong lịch sử cụ thể. Các dịp lễ tấn phong, đăng quang, các ngày kỷ niệm, ngày thành hôn của Đức vua, trước khi vua xuất trận, sau một chiến thắng, lúc gặp khủng hoảng hay khi thành công … tất cả biến cố trên đều có các nghi lễ hoặc tại đền vua, hoặc tại đền thờ. Những hoàn cảnh khác nhau đă tạo nên những bài thơ, bài hát khác nhau : tán dương Đức vua và triều đại của người, tạ ơn, khẩn nài, chúc mừng … chính những hoàn cảnh khác nhau trong thể văn ca ngợi Đức vua tạo nên nét phong phú trong cấu trúc tư tưởng, từ ngữ sử dụng, tiết điệu … phù hợp với các lễ nghi ở cung đ́nh. Một trong những đặc điểm của các lời ca ngợi này là hướng tâm hồn mọi người đến vị chủ tế tối cao, đó là Thiên Chúa ; v́, theo chế độ thần quyền, nhà vua thuộc ḍng tộc Đavit được gọi là “con Thiên Chúa”, là “thiên tử”, “Đấng được xức dầu” tưc Đấng Mesia. Và từ đó, các Thánh vịnh này làm nổi bật lời sấm của tiên tri Natan, loan báo về sự tồn tại măi măi của Vương quyền thuộc ḍng tộc Đavit. Tâm t́nh này nuôi dưỡng niềm hy vọng của toàn dân hướng về Đấng được xức dầu một cách hoàn hảo, mà truyền thống Dân Chúa gọi là Đấng Mesia hay là Đấng Kitô. Do đặc điểm này, các Thánh vịnh ca ngợi Đức vua - đấng Mesia có tương quan chặt chẽ với các Thánh vịnh ca ngợi nước Thiên Chúa, ca ngợi Sion - Yerusalem ; đồng thời hướng tâm hồn toàn dân Chúa về lời hứa ban Đấng Mesia, về vương quốc vĩnh cửu của Thiên Chúa, về thành thánh lư tưởng quy tụ muôn dân nước thành Dân của Thiên Chúa.

2. Gia đ́nh lời nguyện

Gia đ́nh thứ hai là gia đ́nh lời nguyện. Gia đ́nh này cũng có màu sắc tương tự như gia đ́nh ca ngợi. Vị Chúa công chính, đầy uy quyền, giàu ḷng thương xót, cách riêng trong những lúc dân Chúa kêu cứu, tin tưởng và tạ ơn.

Gia đ́nh này đông đảo nhất và có ba nhánh chính : kêu cứu, tin tưởng, tạ ơn. Ba nhánh này có nhiều nét rất giống nhau v́ có cùng một nguồn gốc chung, một xuất xứ chung, đó là hoàn cảnh hiện sinh khốn cùng của con người. Trong cuộc sống, khi gặp khủng hoảng, thử thách, người ta kêu cứu ; trong cơn khủng hoảng, lúc phải chiến đấu vất vả, hy sinh, khổ nhục, tâm t́nh tin tưởng nổi bật lên như ngọn đèn soi lối, tạo sức mạnh và niềm hy vọng cho người gặp thử thách ; rồi một khi đă gặp qua khủng hoảng, người ta có tâm t́nh tạ ơn đối với vị Thiên Chúa giao ước, luôn đồng hành và hỗ trợ họ trong lúc gặp gian nguy. V́ có cùng một nguồn gốc chung, nên có khi chúng ta bắt gặp cả ba tâm t́nh : kêu cứu, tin tuởng, tạ ơn ngay trong một bài Thánh vịnh (x. Tv 22 ; 30 ; 31 ; 54 ; 56 ; 61).

Các Thánh vịnh thuộc gia đ́nh này có khi phát xuất từ lời nguyện riêng lẻ của một cá nhân đạo đức nào đó, có khi là lời nguyện của cộng đoàn phụng vụ. Tuy nhiên trong quá tŕnh t́m hiểu loại Thánh vịnh này, chúng ta không nên quá phân biệt lời nguyện cá thể hay cộng đoàn, tâm t́nh đạo đức của một cá nhân hay lời cầu của một cộng đoàn phụng vụ ; v́ như chúng ta đă biết, trong năo trạng của dân Giao ước, người tín hữu không bao giờ cô độc, dầu có cầu nguyện một ḿnh ; ngược lại, qua lời cầu nguyện, người tín hữu luôn luôn liên đới với mọi thành phần Dân Chúa (x. Tv 25,6 ; 28,9 ; 61,7 ; 65,12 ; 69,36) và hoà nhập tâm t́nh của ḿnh với bầu khí phụng tự của cộng đoàn dân Chúa (x. Tv 5,8 ; 28,2 ; 140 ; 13-14). Thêm vào đó, một bài thơ, dù phát xuất từ lời nguyện của một cá nhân, nhưng khi đă được tuyển chọn và xếp vào bộ Thánh vịnh, th́ bài thơ đó đă trở nên của chung của cả cộng đoàn dân Chúa.

a. Thánh vịnh kêu cứu

Tv 5 ; 6 ; 6 ; 12 ; 13 ; 7 ; 22 ; 5 ; 26 ; 28 ; 31 ; 36 ; 38 ; 39 ; 42 ; 43 ; 44 ; 51 ; 54 ; 55 ; 56 ; 57 ; 58 ; 59 ; 60 ; 61 ; 63 ; 64 ; 69 ; 70 ; 71 ; 74 ; 79 ; 80 ; 83 ; 85 ; 86 ; 90 ; 94 ; 102 ; 108 ; 109 ; 120 ; 123 ; 130 ; 137 ; 140 ; 141 ; 142 ; 143 (Tv 77 ; 82 ; 106 ; 126)

Trong số 51 Thánh vịnh kêu cứu chúng ta đặc biệt lưu ư đến 7 Thánh vịnh mà truyền thống Kitô giáo gọi là “Thánh vịnh sám hối” (Tv 6 ; 32 ; 38 ; 51 ; 102 ; 130 ; 143)

Loại Thánh vịnh này thường có tiết điệu 4 th́ :

- khẩn cầu nại đến danh Thiên Chúa

- phơi bày hiện trạng bi đát của ḿnh

- khẩn nài ḷng thương xót của Thiên Chúa

- tin tưởng Thiên Chúa chí công sẽ chấp nhận, lắng nghe lời van xin của ḿnh

Thánh vịnh kêu cứu chiếm hơn 1/3 toàn bộ Thánh vịnh. Người kêu cứu giăi bày tâm sự bất ổn, không vui của ḿnh. Các bài thơ mô tả những cảnh khốn cùng, quẫn bách của con người ; t́nh trạng tội lỗi, đau yếu, bị bách hại, bị hàm oan, bị lưu đày … Họ đang đối diện với biết bao nghịch cảnh. Ho sử dụng một chuỗi từ ngữ và tâm t́nh trong truyền thống văn chương khôn ngoan của Dân Chúa để mô tả những kẻ làm khổ họ: là những người lính chiến, những thợ săn luôn giăng bẫy mai phục họ, những kẻ ḷng lang dạ sói, loại sư tử hung hăn, ḅ rừng, trâu, chó, rắn rết … kẻ địch thù của họ dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để hăm hại họ, mà thủ đoạn gây đau khổ nhất cho họ là những lời nói ác ư : chứng gian, vu cáo, nói xấu, những lời nguyền rủa …

Trong cơn quẫn bách, vịnh gia nại tới đức công chính của Thiên Chúa ; có khi họ đ̣i trả oán theo luật “mắt thế mắt, răng thế răng” (luật talion). Tâm trạng khốn quẫn của họ khiến ta liên tưởng đến những lời than văn nổi tiếng của Yêremia hoặc của Yob. Họ mong đợi Thiên Chúa can thiệp để giải thoát họ khỏi cảnh khốn cùng - và cảnh khốn cùng khiếp hăi nhất đối với họ chính là sự chết, v́ cái chết sẽ đưa họ vào thế giới tối tăm, im lặng và quên lăng (Sheol). V́ thế một khi quan niệm rằng tội lỗi là nguyên nhân đem tới h́nh phạt của Thiên Chúa, họ tin tưởng rằng việc xưng thú tội lỗi sẽ làm giảm cơn giận của Thiên Chúa, đem lại cho họ ơn tha thứ và ơn giải thoát. Trong số 7 “Thánh vịnh sám hối” (Tv 6 ; 32 ; 38 ; 51 ; 102 ; 130 và 143) th́ truyền thống và phụng vụ kitô giáo trân trọng đặc biệt hai Thánh vịnh 51 “Miserere, lạy Thiên Chúa, xin thương xót tôi” và Tv 130 “De Profundis, từ chốn thẳm sâu tôi kêu lên Người”. Hai Thánh vịnh sám hối này bộc lộ chiều kích nội tâm và thiêng liêng rất sâu xa của vịnh gia.

b. Thánh vịnh tin tưởng

Tv 3 ; 4 ; 11 ; 16 ; 23 ; 27 ; 62 ; 115 ; 121 ; 125 ; 129 ; 131 (Tv 91)

Trong lúc kêu cứu, tâm t́nh tin tưởng của Dân Chúa đă được biệu lộ rơ ràng. Tuy nhiên có một số Thánh vịnh đề cao đặc biệt tâm t́nh này, khiến chúng ta gặp được một nền đạo đức thiêng liêng thật siêu thoát. Có lẽ loại Thánh vịnh này phát xuất từ môi trường Lêvi. Qua các bài thơ, bài hát, chúng ta như được chia sẻ sự an b́nh, thanh thản và niềm vui nội tâm bất tận của những con người đă chọn Chúa làm gia nghiệp, tin tưởng, phó thác tuyệt đối vào sự quan pḥng của Thiên Chúa. Ngoài chiều kích nội tâm sâu xa, chúng ta c̣n thấy được niềm tin kiên vững của vịnh gia giữa bao gian truân, uẩn khúc của cuộc đời. Niềm vui, sự an b́nh của những con người có đời sống nội tâm kết hợp với Thiên Chúa c̣n được phơi bày ra qua ḷng yêu mến, gắn bó của họ với đền thờ, nơi Chúa ngự. Từ đó họ thường kết thúc bài Thánh vịnh tin tưởng bằng cách mời gọi mọi t́n hữu hăy t́m cách nương thân nơi Thiên Chúa bằng cách ẩn náu nơi nhà Chúa.

c. Thánh vịnh tạ ơn

Tv 9 ; 10 ; 30 ; 32 ; 34 ; 40 ; 41 ; 66 ; 67 ; 92 ; 116 ; 118 ; 124 ; 138 ; (Tv 65 ; 68 ; 107)

Sau khi lời kêu cứu được Thiên Chúa đáp trả, người tín hữu thường lên đền thờ – cùng với họ hàng và bạn hữu – để chu toàn điều mà họ đă khấn hứa cùng Thiên Chúa. Có lẽ điều này diễn ra trong một nghi lễ phụng vụ. Vịnh gia bắt đầu bằng lời ca ngợi Thiên Chúa, rồi nhắc lại các mối hiểm nguy họ đă trải qua, chia sẻ lại cho mọi người những lời nguyện cầu họ đă dâng lên Thiên Chúa trong cơn thử thách, để rồi công bố hồng ân mà họ đă lănh nhận do ḷng nhân từ của Thiên Chúa ; sau cùng họ mời mọi người hiện diện hiệp ư với họ trong tâm t́nh tạ ơn. Thánh vịnh 107 gợi ra 4 hạng người đặc biệt cần sự trợ giúp của Thiên Chúa và tâm t́nh của các Thánh vịnh tạ ơn cũng thường phát xuất từ những người này, đó là những khách lữ hành qua sa mạc an toàn, người bị tù đày được trả tự do, người đau yếu được chữa lành, người vượt biển đến bến b́nh an.

3. Gia đ́nh giáo huấn

Thật ra, yếu tố giáo huấn gồm những lời giảng khôn ngoan nhằm mục đích huấn luyện Dân Chúa cũng đă tiềm ẩn trong hai gia đ́nh ca ngợi và lời nguyện rồi. Thế nhưng, chúng ta c̣n gặp thấy một số bài Thánh vịnh nhằm mục đích giáo huấn dân Chúa một cách đặc biệt. Vịnh gia sử dụng nhiều phương pháp có tính chất sư phạm để giáo dục, như các bài học về lịch sử của dân giao ước, các lời khuyến dụ theo kiểu các tiên tri, những lời dẫn nhập mời gọi cộng đoàn chuẩn bị tâm hồn tham dự các nghi lễ phụng vụ, các suy niệm của các bậc hiền nhân về một vài kinh nghiệm trong đời sống đạo đức, đời sống luân lư…

Theo truyền thống khôn ngoan trong Israel, vịnh gia sử dụng lối văn cách ngôn, lối dạy học ở nhà trường, như loại Thánh vịnh mà mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái trong mẫu tự (Acrostiche alphabétique), mục đích là giúp cho người học dễ nhớ, dễ thuộc ḷng.

Cấu trúc, cung giọng, từ ngữ sử dụng cũng như nội dung của các Thánh vịnh thuộc gia đ́nh giáo huấn không được linh hoạt, sống động, phong phú như các Thánh vịnh thuộc hai gia đ́nh trên, thậm chí khô khan, v́ ít h́nh ảnh biểu trưng và thi hứng. Điều đó cũng dễ hiểu, v́ các Thánh vịnh này không nhằm chia sẻ tâm t́nh của ḿnh cho bằng giáo dục độc giả - tức các thế hệ con cháu - về các đề tài mà vịnh gia quan tâm.

Gia đ́nh giáo huấn chia làm 4 nhánh chính :

a. Thánh vịnh về lịch sử thánh Tv 78 ; 105, 106

Trong loại Thánh vịnh này vịnh gia nêu lên những chủ đề căn bản trong lịch sử Dân Chúa, đó là : truyền thống về các tổ phụ, đất hứa và giao ước,biến cố xuất hành cùng các kỳ công Thiên Chúa đă thực hiện cho dân trong cuộc hành tŕnh sa mạc, vào hứa địa. Vịnh gia kể lại những chuyện quá khứ của dân tộc như chính ḿnh là nhân chứng cụ thể. Điều đó bộc lộ ảnh hưởng của phụng tự Israel trong đời sống của Dân Chúa. Bài Thánh vịnh về lịch sử nhằm đề cao vinh quang của Thiên Chúa, đồng thời mời gọi các thế hệ sau này sống trung thành với giao ước, kiên tŕ, nhẫn nại, cậy trông vào ḷng nhân nghĩa của Thiên Chúa. Ảnh hưởng của văn chương thứ luật sâu đậm đối với loại Thánh vịnh này.

b. Thánh vịnh phụng vụ Tv 15 ; 24 ; 134 - (Tv 91,95)

Các Thánh vịnh này nhằm chuẩn bị tâm hồn dân Chúa tham dự các nghi lễ phụng vụ ở đền thờ : thái độ, tư cách phải có khi vào đền thờ, đến trước nhan Thiên Chúa

c. Thánh vịnh tiên tri - Tv 14 ; 50 ; 52 ; 53 ; 75 ; - (Tv 95)

Chúng ta bắt gặp một số Thánh vịnh theo cách thức giáo huấn kiểu thứ luật với một số đặc điểm sau đây : trong bài thơ c̣n có các lời sấm, lời hứa và ngay cả những lời răn đe kiểu các tiên tri. Qua các Thánh vịnh này, chúng ta thấy tinh thần và ảnh hưởng tiên tri rất rơ ; bài thơ phơi bày tội lỗi, bất trung của con người, nhắc nhở toàn dân quay trở về với thiên Chúa, nhớ lại giao ước để sống công chính đạo đức.

d. Thánh vịnh về lề luật-Tv1; 49; 57; 73; 112; 119; 127; 133; (Tv 128; 139)

Các bậc hiền nhân, các bậc niên trưởng trong dân Chúa suy ngắm lề luật với niềm tin và ḷng yêu mến. Lề luật là nguồn vô tận ban phát mọi hồng ân. Vịnh gia công bố niềm hạnh phúc dành cho người công chính và số phận diệt vong mà kẻ dữ phải chuốc lấy. Trong các Thánh vịnh này, xuất phát từ kinh nghiệm sống cụ thể, các bậc hiền nhân, sau khi nêu ra những thành đạt nhất thời của kẻ dữ và những đắng cay khổ nhục tạm thời của người công chính sẽ cho ta bắt gặp sự công minh của Thiên Chúa và thẳng thắn khuyên nhủ mọi người đi vào con đường đem tới nguồn hạnh phúc, đó là con đường “thú vui để nơi thánh chỉ Yavê, ngày đêm ngâm măi thánh chỉ của Người”.

**********

 

BÀI 4.

THÁNH CA TIN MỪNG

1. Magnificat : Hồn tôi tôn dương Chúa (Lc 1,46-55)

2. Benedictus: Chúc tụng Chúa (Lc 1,68-79

3. Nunc dinittis : Giờ đây, lạy Chúa (Lc 2,29-32)

Trước khi phân tích ba bản thánh ca này, chúng ta hăy đặt vào trong mạch văn Lc 1, 5-2,52 để thấy được chủ ư của tác giả trong công tŕnh biên soạn này.

Theo nhiều nhà nghiên cứu về thánh Luca, th́ chúng ta biết thánh sử đă ghi lại tác phẩm của ḿnh trên quan điểm lịch sử cứu độ, khởi từ lời hứa về ơn cứu độ, thời gian dân Chúa chuẩn bị đón nhận ơn cứu độ, cho đến lúc Thiên Chúa thực hiện ơn cứu độ.

Do đó, việc đặt các bản thánh ca này : Lc 1,46-55 ; 1,68-79 và 2,29-32 vào mạch văn của chúng sẽ soi sáng cho chúng ta rất nhiều trong việc t́m hiểu ư nghĩa của ba bài thánh ca mà chúng ta xướng lên mỗi ngày trong kinh thần vụ.

Cấu trúc của Lc 1,5 – 2,52

Luca tŕnh bày cho chúng ta hai điệp vận (diptyques) về truyền tin và giáng sinh, trước khi hé mở mầu nhiệm Đức Yêsu.

a. Điệp vận về truyện tin (Lc 1,5-56)

– Truyền tin cho Zacaria (Lc1,6-25)

+ sứ thần : Gabriel

+ Người nhận : Zacaria

+ nơi chốn : đền thờ Yerusalem

+ kết thúc : “ông đi về nhà”.

– Truyền tin cho Đức Maria (Lc 1,26-38)

+ sứ thần : Gabriel

+ Người nhận : mẹ của Đức Giêsu

+ nơi chốn : nhà của Đức Maria ở Nazareth

+ kết thúc : “sứ thần từ giă và ra đi”.

Mối liên hệ giữa hai câu chuyện truyền tin :

Cuộc thăm viếng của hai người mẹ (Lc 1,39-56)

–     Thánh ca “hồn tôi tôn dương Chúa” (Lc 1,46-55)

Kết thúc : “Đức Maria trở về nhà”.

b. Điệp vận về giáng sinh (Lc 1,57 - 2,40)

– Yoan (Lc 1,57-80)

+ sinh ra

+ cắt b́, đặt tên

+ tiếng đồn khắp nơi

+ trong gia đ́nh

+ Thánh ca “chúc tụng Chúa” (Lc 1,68-79)

+ “C̣n hài nhi th́ lớn dần, nên dũng mănh về thần khí và lưu lại nơi hoang tịch cho đến ngày thụ mệnh đến với Israel”      .

– Đức Yêsu (Lc 2, 1-52)

+ sinh ra

+ tiếng đồn khắp nơi

+ cắt b́ đặt tên

+ dâng cho Thiên Chúa ở đền thờ Yerusalem

+ Thánh ca “giờ đây, lạy Chúa” (Lc 2,29-32)

+ “C̣n hài nhi th́ lớn dần, nên dũng mănh , tràn đầy khôn ngoan. Và ân sủng của Thiên Chúa đậu trên Ngài”.

c. Mạc khải mầu nhiệm Đức Giêsu (Lc 2,41-52)

Đức Giêsu từ Nazareth lên đền thờ Yerusalem để mạc khải: Thiên Chúa là Cha của ḿnh.

Như thế, trên quan điểm lịch sử cứu độ, nhận ra vị trí của ba bài thánh ca trong cấu trúc của mạch văn Lc 1,51-2,52 chúng ta đă có một cái nh́n sơ khởi :

- Bài “hồn tôi tôn dương Chúa” được đặt trong điệp vận truyền tin, trong bối cảnh cuộc gặp gỡ giữa hai người mẹ diễm phúc. Đây chính là tâm t́nh tạ ơn của những con người phận nhỏ tiêu biểu cho dân Chúa trong ḍng lịch sử cứu dộ (Cựu ước và Tân ứơc) ;

- Bài “chúc tụng Chúa” trong điệp vận giáng sinh, gắn liền với sự xưất hiện của Yoan, vị tiền hô của Đấng Cứu Thế, chuẩn bị tâm hồn đón nhận hồng ân cứu chuộc ;

- Bài “giờ đây, lạy Chúa” gắn liền với chính Đức Yêsu Kitô, mạc khải sứ mạng cứu thế của Người.

Chúng ta sẽ tuần tự t́m hiểu từng bài thánh ca.

 

1. MAGNIFICAT, HỒN TÔI TÔN DƯƠNG CHÚA (Lc 1,46-55)

46. Và, Maria nói :

“hồn tôi tôn dương Chúa

47. và thần khí tôi nhảy mừng Thiên Chúa,

Cứu Chúa của tôi.

48. V́ Người đă đoái nh́n thân phận mọn hèn

Tớ nữ của Người.

Này từ đây mọi đời sẽ khen tôi có phúc

49. V́ Đấng quyền năng đă làm cho tôi những điều cao cả

Danh Người là thánh

50. Và ḷng nhân nghĩa của Người suốt đời nọ đến đời kia

Trên những kẻ kính sợ Người

51. Người đă ra oai sức mạnh cánh tay Người

Làm cho tan tác lũ kiêu căng ḷng trí

52. Hạ kẻ quyền năng khỏi ngôi báu

Và suy tôn những người khiêm nhượng

53. Đói khó Người cho no phỉ sự lành

Giàu sang Người xua đuổi về không

54. Người đă nâng đỡ Israel tôi tớ Người

Bởi nhớ lại t́nh nhân nghĩa

55. Như Người đă phán cùng tổ tiên chúng ta

Hứa với Abrham và ḍng dơi cho đến muôn đời”.

Bài Magnificat theo lối cấu trúc của một bài Thánh vịnh tạ ơn, sử dụng từ ngữ, nguồn cảm hứng từ Cựu ước, từ đầu đến cuối. Bài thánh ca tạ ơn này diễn tả tâm t́nh của Đức Maria (1,46-49) và của toàn dân Chúa trong ḍng lịch sử (1,50-55). V́ thế chúng ta có thể chia bài thơ này làm hai phần :

Lc 1,46-49 tâm t́nh tạ ơn của Đức Maria

1,50-55 ḷng nhân nghĩa của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ

- Tâm t́nh tạ ơn của Đức Maria :

Trước lời chúc phúc của bà Elizabeth : “trong nữ giới, có người là diễm phúc ! và đáng chúc tụng thay hoa quả ḷng Người ! … phúc cho người là kẻ đă tin rằng viên thành sẽ đến cho mọi điều Chúa truyền phán dạy cho người !”

Đức Maria đă hiểu, và như để đáp trả lời chúc phúc của con người đầy Thánh Thần đó, Đức Maria chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao của ḿnh :

“Hồn tôi tôn dương Chúa

Và thần khí tôi nhảy mừng Thiên Chúa

Cứu Chúa của tôi”

Đức Maria đă bộc lộ tâm t́nh “tôn dương” và “nhảy mừng”. Không phải là tiếng nói của tâm t́nh mà thôi, nhưng là tiếng nói của “hồn”, của “thần khí” Đức Maria ; tức la tiếng nói của con ngừơi Maria đang sống (= hồn) và đang ngoan ngoăn để Thánh Thần Thiên Chúa (Thần Khí) tác động và hướng dẫn ḿnh.

Đối tượng của “tôn dương” và “nhảy mừng” chính là Chúa. Đức Maria muốn xác định rơ hơn khi biểu lộ niềm tin của ḿnh vào Vị Chúa đó, chính là Thiên Chúa, Cứu Chúa của ḿnh (ho Kyrios - ho theos ho sôter mou).

Tâm t́nh hoan lạc tri ân phát xuất từ thâm tâm Đức Maria dựa trên những hành động cụ thể của Thiên Chúa. Hai trạng từ “v́” (hoti) ở câu 48 và 49 nói lên lư do tạ ơn :

“V́ Người đă đoái nh́n thân phận mọn hèn tớ nữ của Người,

- này từ đây mọi đời sẽ khen tôi có phúc ;

v́ Đấng toàn năng đă làm cho tôi những điều cao cả,

- Danh Người là Thánh”

Theo cha Albert Gelin Pss , câu này là tâm điểm của bài thơ !

Đó là bài ca của người nghèo, của người hèn mọn. Từ ngữ ṇng cốt ở đây là “thân phận mọn hèn” (tapeinosis). Theo một số học giả, từ ngữ này nói lên địa vị khiêm tốn, tầm thường, bị lăng quên của Đức Maria. V́ thế, tapeinosis như muốn diễn tả thân phận cùng khốn của Đức Maria xét như một con người trong xă hội, trong thế giới, trong lịch sử.

Nhưng nét đặc sắc của từ ngữ này, là Thánh kinh lại thường sử dụng để nói tới thân phận hèn mọn, khiêm nhu, nhục nhă của chính dân Chúa, cf 1 S 1,11 ; Nê 9,9 ; Tv 25,18; 31,8 ; 119,153 ; Tv 149,4

Dân Chúa, từ trong thân phận khốn cùng, bị đoạ đày, khổ nhục … đă kêu lên cùng Chúa. Lời kêu cũng như lời ca ngợi của những người Anawim này chính là lời kêu, lời ca ngợi chân thành nhất ; bởi lẽ, theo cách hiểu của Thánh kinh, người nghèo của Yavê Thiên Chúa là người sống đặt tin tưởng hoàn toàn và tuyệt đối vào Yavê.

Khi xưng ḿnh là “thân phận mọn hèn”, Đức Maria chắc chắn đă tự nhận ḿnh thụôc hạng Anawim, nói lên tâm t́nh và tiếng nói của họ, để bộc lộ niềm tin và sự trung thành, phó thác nơi Yavê Thiên Chúa. Trong cương vị đó, Đức Maria quả là người “tớ nữ” của Thiên Chúa. Người tôi tớ là người tin vàyêu mến Thiên Chúa.

Động từ “đoái nh́n” luôn gắn liềnvới t́nh thương, ân sủng. Đó là cái nh́n có tính chất tạo dựng của Thiên Chúa (Kn 1) ; đó cũng là cái nh́n có tính chất cứu độ (Xh 3,7). V́ lẽ đó mà từ nay về sau, mọi đời, mọi thế hệ sẽ công bố chân lư này là Dân Chúa – tức hạng người Anawim mà Đức Maria là nhân vật tiêu biểu – chính là hạng người có phúc, v́ họ là đối tượng của cái nh́n tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa.

Lư do thứ hai của tâm t́nh tạ ơn là việc Thiên Chúa đă thực hiện cho Đức Maria “những điều cao cả” (mirabilia). Từ t́nh trạng một người trinh nữ, son sẻ, Đức Maria đă trở thành mẹ một cách nhiệm mầu mà vẫn là người nữ đồng trinh. Thánh kinh Cựu ứơc đă sử dụng từ ngữ “những điều cao cả” để nói về việc Thiên Chúa tạo dựng (Yb 5,9), biến cố xuất hành (Xh 3,20 ; 34,10 ; Ys 3,5) và việc Thiên Chúa ban luật thánh của Người cho dân (Tv 119,18). Nay tất cả những điều đó như được kết tinh một cách diệu kỳ nơi con người của Đức Maria. Do đó, cũng như bà Anna xưa (1S2,2), Đức Maria đă tuyên xưng Thiên Chúa là “Đấng thánh” khác hẳn các tà thần ngẫu tượng. Đó là tiếng nói của đức tin.

- Ḷng nhân nghĩa của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ (1,50-55)

Tới đây, Đức Maria như chiêm ngắm hành động của Thiên chúa nơi bản thân ḿnh: Người đang cưu mang Đấng là hiện thân của ḷng nhân nghĩa của Chúa (to eleos, Hy lạp; khêsed, Hipri). Nh́n vào ḿnh, nh́n lại lịch sử của Dân Chúa, hứơng về tương lai với tâm hồn con người, Đức Maria khẳng định:

“Ḷng nhân nghĩa của Người suốt đời nọ đến đời kia trên những kẻ kính sợ Người”

Mệnh đề không có động từ ! Lời tuyên xưng đó diễn tả tính chất phi thời gian của ḷng nhân nghĩa của Thiên chúa.

“Kẻ kính sợ Thiên Chúa” chính là những người mọn hèn, người Anawim (cf 22, 26-27 ; 34,3-8). Như thế, theo mạch văn, họ là những kẻ bị bỏ rơi, bị coi thừơng, không được xếp vào hàng những người được gọi là hạnh phúc của xă hội trần thế. Đó là những người “khiêm nhượng”, những người “đói khó” đối lại hạng người “kiêu căng ḷng trí”, hạng người quyền thế, “giàu sang”, chính từ nghèo hèn khiêm nhượng mà nảy sinh ra mầm mống của hạnh phúc siêu nhiên. Tại sao thế ? - v́ do ḷng nhân nghĩa (khêsed) của Thiên Chúa. Từ đó trật tự bị đảo lộn : Thiên Chúa đứng về phía những con người phận nhỏ, những kẻ biết kính sợ Người.

Chính lịch sử dân Chúa đă chứng minh chân lư đó. Abraham và miêu duệ ông – tức những người Anawim – măi măi là đối tượng của ḷng nhân nghĩa của Thiên Chúa. Ysaya II đă lớn tiếng công bố niềm hạnh phúc của dân Chúa :

“Trời hăy reo vui, đất hăy nhảy mừng !

Núi non hăy hớn hở ḥ reo !

V́ Yavê an ủi dân người

Người chạnh thương những kẻ cùng khốn của Người” (Ys 49,13)

Qua bài Magnificat, Đức Maria quả là kết tinh của lời ca ngợi, lời tạ ơn của toàn thể dân Chúa trong xă hội loài người thụôc muôn thế hệ.

 

2. BENEDICTUS, CHÚC TỤNG CHÚA (Lc 1,68-69)

68. Chúc tụng Chúa, Thiên Chúa của Israel

V́ Người đă thăm viếng và cứu chuộc dân Người

69. Người đă làm chỗi dậy cho ta uy cứu độ

Trong nhà Đavit tôi tớ Người

70. Như Người đă phán nhờ miệng chư thánh

Các tiên tri từ muôn thuở

71. Nguồn cứu độ khỏi quân thù ta

Khỏi tay mọi kẻ ghét ta

72. Trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên chúng ta

Và nhớ lại giao ứơc thánh của người

73. Lời nguyền đă thề với Abraham cha chúng ta, để cho ta

74. Hết khiếp sợ, thoát tay địch thù, được thờ phụng Người

75. Trong thánh thiện và công minh

Trước mặt Người mọi ngày đời ta

76. Hài nhi, con ơi, con sẽ được gọi là tiên tri của Đấng tối cao,

V́ con sẽ đi trứơc mặt Chúa, dọn lối cho Người

77. Để ban cho dân Người biết ân cứu độ

Bởi ơn tha thứ các tội khiên

78. Nhờ ḷng Thiên Chúa chúng ta chạnh thương nhân nghĩa

Làm cho thái dương từ cao xanh khấn viếng thăm ta

79. Sáng soi những kẻ ngồi trong tối tăm bóng chết

Và hướng chân ta thẳng đường b́nh an.

Trong ngày lễ đặt tên cho người con của ḿnh, ông Zacaria sau khi viết ḍng chữ: “Yoan là tên nó” (1,63) và trước sự bở ngỡ của mọi người, “tức khắc miệng lưỡi ông mở ra và ông tuyên lời ngợi khen Thiên Chúa” (1,64), thánh Luca ghi rơ thêm : “Zacarya được đầy Thánh Thần, nói tiên tri rằng:

“Chúc tụng Chúa, Thiên Chúa của Israel ...”

Như vậy, bài thánh ca này chính là lời tiên tri, làm vang vọng lại âm hưởng sứ điệp các tiên tri trong quá khứ, chuẩn bị tâm hồn của toàn dân đón tiếp hồng ân trong giai đoạn mới của lịch sử dân Chúa.

Bản thánh ca có cung giọng thâm trầm, b́nh thản, tin tưởng. Đây là cung giọng của con người có đời sống nội tâm sâu xa (tiên tri) biết đón nhận mọi biến cố trong niềm vui “chúc tụng Chúa”. Bài ca diễn tả đúng chủ đề : “sự thăm viếng cứu độ của Thiên Chúa”.

Chúng ta có thể chia bài thơ làm 3 phần :

Lc 1,68-75 sự thăm viếng cứu độ của Thiên Chúa :

a. Ơn cứu độ là bảo chứng Thiên Chúa trung thành (1,68,71)

b. Ơn cứu độ để ta được thờ phượng Thiên Chúa (1,72-75)

Lc 1,76-77 sứ vụ của hài nhi Yoan

Lc 1,78-79 thời cứu độ đă đến

1. Sự thăm viếng cứu độ của Thiên Chúa (1, 68-75)

“Chúc tụng Chúa”. Đây là một công thức chúc tụng thường gặp trong Cựu ước (cf Kn 9,26 ; 14,20 ; 24,27 ; Xh 18,10 ; 1S 25,32 ; 1 V 1,48 ; 8,15…), diễn tả đức tin và ḷng đạo đức của dân Chúa (Yb 1,21). Zacarya nói rơ vị Chúa mà ḿnh chúc tụng chính là Thiên Chúa của Israel : đây là niềm tin căn bản của toàn dân Giao ước :

“Hăy nghe, hỡi Israel,

Yavê Thiên Chúa của chúng ta là Yavê độc nhất

Người sẽ yêu mến Yavê Thiên Chúa của ngươi hết ḷng ngươi, hết linh hồn ngươi, hết sức lực ngươi” (Tl 6,4-5)

Zacarya tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa mà ḿnh yêu mến, điều đó thật hợp lư, v́:

“Người đă thăm viếng và cứu chụôc dân Người”

Israel có kinh nghiệm về sự “thăm viếng” của Thiên Chúa. Từ ngữ đó gợi lại bao kỳ công Thiên Chúa đă thực hiện v́ “thăm viếng” gắn liền với ân sủng, cứu độ (cf Kn 21,1 ; 50,24-25 ; Xh 3,16 ; Yr 29,10) ; “thăm viếng” đồng thời cũng gắn liền với h́nh phạt (cf Xh 32,34 ; Ys 10,12 ; Ez 23,21 ; 34,11-12)

Ở đây, Zacarya nhận ra sự thăm viếng của Thiên Chúa gắn liền với hoạt động cứu chuộc. Từ câu 69-75, Zacarya mô tả ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa sẽ thực hiện.   

a. Ơn cứu độ là bảo chứng Thiên Chúa trung thành. Trước hết, từ hoàng tộc Davit, Thiên Chúa đă cho chỗi dậy “uy cứu độ”. Trong nguyên ngữ Hy Lạp viết là “sừng cứu độ”. Theo Cựu ước, sừng chỉ sức mạnh 1S 2,10 ; Tv 89,25 ; 132,17

Kiểu nói “làm chỗi dậy… uy cứu độ” có hai nội dung :

- Thiên Chúa cho xuất hiện vị cứu tinh, Đấng Mesia từ ḍng tộc Davit

- Từ ngữ chuyên biệt của cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi để ám chỉ việc Đức Kitô phục sinh từ cơi chết (cf Mt 16,21 ; 17,9 ; Cv 3,15 ; 4,10 ; 5,30)

Cho nên “uy cứu độ” chính là đấng Mesia (Kitô) và là Đấng Mesia (Kitô) phục sinh.

“Quân thù” và “mọi kẻ ghét ta” ở đây là ai ? ư thơ gợi hứng từ Tv 106,10 :

“Người đă cứu họ khỏi tay kẻ chết

Người đă chụôc họ khỏi tay kẻ thù”

Tức là những kẻ đàn áp, bách hại dân người như trong thời Xuất hành thuở xưa.

b. Ơn cứu độ để ta được thờ phượng Thiên Chúa. Các câu thơ ở tiểu đoạn này như lập lại ư các câu thơ trên : câu 72 // câu 68 ; câu 73 // câu 69-70 ; câu 74-75 // câu 71.

Giới thiệu song song hai khuôn mặt Đavit và Abraham, Zacarya như muốn nói lên chiều kích thân mật giữa Thiên Chúa với Dân người. Tương quan thân mật đó chỉ đem đến cho Dân Người một hậu quả là “ơn cứu độ” và nhờ được cứu độ mà dân Người nhận ra và sống ơn gọi đích thực của ḿnh : “thờ phượng Thiên Chúa trong thánh thiện và công minh”

Thánh Phaolô trong Ep 4,24 đă viết :

“Hăy mặc lấy người mới đă được dựng nên tạo theo Thiên Chúa trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”

Thánh Gioan đă ghi mạc khải của Đức Giêsu (Yn 4,24)

“Thờ phượng trong Thánh Thần và Sự Thật”

      Đó sẽ là đời sống của con người như tổ phụ Abraham, tự do đi đứng trứơc mặt Thiên Chúa, ở trọn nghĩa với Người. Cf 17,1 : “hăy bước đi trước mặt ta”.

2. Sứ vụ của hài nhi Yoan (1,76-77)

Ca tụng sự thăm viếng cứu độ của Thiên Chúa rồi, trong tâm t́nh của con ngừơi thật sự hạnh phúc, Zacarya âu yếm nh́n vào đứa con bé nhỏ của ḿnh: “hài nhi, con ơi …”

Từ ngữ “hài nhi” (Paidion, Pais) nói lên sự thân mật gần gũi. Với tâm t́nh yêu thương tŕu mến, Zacaria nói tiên tri về sứ mạng của người con thân yêu :

“Con sẽ được gọi là tiên tri của Đấng tối cao

v́ con sẽ đi trứơc mặt Chúa, dọn lối cho Người”

Sứ mạng tiên tri là nói thay cho Thiên Chúa, công bố cho dân ư muốn của Thiên Chúa. Yoan sẽ thi hành sứ mạng này bằng cách : “đi trứơc mặt Chúa, dọn lối cho Người”. Đó là sứ mạng tiền hô của Đấng Cứu Thế mà tiên tri Malaiki đă loan báo (3,1). Trong vai tṛ đó, Yoan sẽ là tiên tri, công bố sứ điệp, chuẩn bị ḷng dân đón nhận Đấng cứu thế. Vị tiền hô sẽ khơi dậy trong tâm hồn dân Chúa ḷng khao khát ơn cứu độ : ơn cứu độ đă thực hiện trong thời xuất hành, giải thoát dân Chúa, ban cho họ Giao ước và đưa về đất hứa ; ơn cứu độ đă thực hiện trong thời lưu đày, giúp dân Chúa ư thức về tội để biết hoán cải nếp sống, đào sâu đời sống nội tâm sau khi được hồi hương xây dựng lại đền thờ ; ơn cứu độ hoàn hảo mà Thiên Chúa đă thực hiện trong giao ứơc mới khi Người tha thứ tội lỗi cho dân Chúa. V́ thế, sứ mạng tiên tri của Yoan sau này sẽ nhằm vịêc mời gọi dân Chúa hoán cải nếp sống để đón nhận ơn tha tội.

3. Thời cứu độ đă đến (1,78-79)

Zacarya kết thúc bài ca chúc tụng của ḿnh khi cho ta biết ḷng nhân nghĩa của Thiên Chúa được tỏ hiện v́ Người “chạnh thương” chúng ta. “Chạnh thương” (les entrailles) là một từ ngữ rất gợi h́nh trong cựu ước, diễn tả ḷng củaThiên Chúa khác nào ḷng của một người mẹ, cảm thông sâu xa, chia sẻ tâm t́nh sâu đậm nhất (cf Ys 54,7 ; 63,7 ; yr 31,20 ; Za 1,16 ; Tv 79,8, 119,77 ; 145,9). Chính v́ ḷng nhân nghĩa (khêsed) mà “thái dương từ cao xanh khấn viếng thăm ta”

“Thái dương” trong cựu ứơc có hai nghĩa :

- Chồi lộc cứu độ mọc ra rừ nhà Davit (cf Yr 23,5 ; Za 3,8 ; 6,12)

- Ngôi sao Đấng Mesia trong lời sấm của Balaam (cf Ds 24, 17 ; Ma 3,20)

Như vậy, “thái dương”chính là đấng Mesia, Đấng Kitô của Thiên Chúa khấn viếng thăm ta, do ḷng nhân nghĩa của Người ; nhờ đó Người sẽ:

“Sáng soi những kẻ ngồi trong tối tăm bóng chết”

(cf Ys 9,1)

“Và hướng chân ta thẳng đường b́nh an”

(cf Ys 9,5-6 ; Mi 5,4)

Tâm t́nh của Zacarya mở ra con đường đầy hy vọng của dân Chúa.

 

4.    NUNC DIMITTIS, GIỜ ĐÂY, LẠY CHÚA (Lc 2,29-32)

29. Giờ đây, lạy Chúa,xin thả tôi tớ Người về

Chiếu theo lời Người, trong b́nh an

30. Bởi chứng mắt tôi đă thấy ơn cứu độ

31. Người đă dọn sẵn trước mặt muôn dân

32. Ánh sáng mạc khải cho dân ngoại

Và vinh quang của Israel dân Người

Chúng ta thấy được chỗ đứng và tác dụng của bài thánh ca này trong mạch văn của tin mừng theo thánh Luca. Bài ca này gắn liền với mầu nhiệm Đức Yêsu trong bối cảnh Người được dâng vào Đền Thánh.

Cụ già Simeon, “một người công chính và mộ đạo” (2,25) “những ngóng đợi niềm an ủi của Israel và Thánh Thần ở trên ông” không theo h́nh thức một bản Thánh vịnh, nhưng bộc lên tíêng nói, tâm t́nh của chính thánh kinh mạc khải về mầu nhiệm của Đức Yêsu.

Thật vậy lời mạc khải này phát xuất từ một con người đầy tràn Thánh Thần và là lời mạc khải từ đền thờ Yerusalem, tâm điểm và là cao điểm của ḍng lịch sử cứu độ theo cái nh́n thần học của Luca.

Khi nói Simeon là “người công chính và mộ đạo”, Luca diễn tả đay là con người “những ngóng đợi niềm an ủi của Israel”, Luca làm sống lại lời sấm của Ysaya II về h́nh ảnh của người sứ giả loan báo tin mừng b́nh an, tin mừng cứu độ cho dân Chúa, cf Ys 52,7-10

Đặt lời sấm Ys 52,7-10 gợi hứng cho đoạn Lc 2,29-32 chúng ta sẽ hiểu sâu xa hơn ư nghĩa của bài thánh ca mạc khải này:

2,29 “Giờ đây, lạy Chúa, xin thả tôi tớ Người về

chiếu theo lời Người, trong b́nh an”

Với danh hiệu “tôi tớ của Chúa”, Simeon trở nên đại diện cho tất cả những ai mang tước hiệu đó trong lịch sử dân Chúa.

“Giờ đây” mang tính hiện đại của thời gian. Thế nhưng trong phụng vụ của Israeel, “hôm nay” luôn gắn liền với “hôm qua” và “ngày mai”. “Hôm qua” của cả một quá khứ của một đoàn dân chuẩn bị đón nhận ơn cứu độ và bắt đầu khai mở cánh cửa tương lai.

Tất cả những ǵ Thiên Chúa đă hứa với người tôi tớ, hôm nay Người thực hiện ; và hậu quả của việc đó la dẫn đưa Người tôi tớ đến b́nh an. Đây là lời nói tạ ơn của một tâm hồn đă gặp được hạnh phúc.

Nguồn hạnh phúc đem lại sự b́nh an trong đời sống người tôi tớ phát xuất từ lư do nào?

2,30 “bởi chưng mắt tôi đă thấy ơn Người cứu độ

Người đă dọn sẵn trước mặt muôn dân”

Ơn cứu độ được hiểu như một sức mạnh (Lc 1,69) giải thoát người tôi tớ khỏi tay quân thù và mọi kẻ ghen ghét (Lc 1,71) bằng cách tha thứ các tội khiên (Lc 1,77)

Ơn Cứu độ đó đă tỏ hiện trước mắt Simeon và đang ở trong ṿng tay của ông : đó là hài nhi Yêsu. Đối với Simeon, hài nhi Yêsu là hiện thân của sự chạnh thương của Thiên Chúa. Từ niềm vui gặp gỡ đó, Simeon thấy trải rộng ra trước mắt ông cảnh “muôn dân” cũng sẽ được hưởng hồng ân cứu độ.

Luca có chủ ư khi sử dụng từ ngữ muôn dân (tôn laôn). Trong thánh kinh, từ ngữ “dân” (ho laos) là một từ ngữ chuyên biệt để chỉ Dân Giao ước. Khi sử dụng từ ngữ “Ho laos” ở số nhiều, Simeon như báo trứơc hiệu quả của ơn cứu độ do hài nhi Yêsu thực hiện là biến “muôn dân” trở nên “dân giao ước ” (từ ngữ thánh kinh thừơng dàng để chỉ “dân ngoại” là “Hoi ethnoi”, tiếng Hipri là “Goyim”)

2,32 “ánh sáng mạc khải cho dân ngoại và vinh quang của Israel dân Người”

Theo ngữ pháp, th́ từ “ơn Người cứu độ” được triển khai bằng hai mệnh đề:

Ánh sáng mạc khải cho dân ngoại

Vinh quang của Israel dân Người (Ho laos)

Nhờ hai mệnh đề này mà chúng ta thấy được vai tṛ và sứ mạng của Đức Yêsu : Người thực sự là “người tôi tớ Yavê” mà tiên tri Ysaya đă loan báo :

“Này đây tôi tớ của Ta…

Ta đặt ngươi làm ánh sáng các nước” (Ys 42,1.6)

“…Tôi tớ của Ta

Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng các dân tộc

để ơn cứu độ của Ta đạt thấu mút cùng cơi đất” (49,6)

“vinh quang Yave sẽ tỏ ḿnh

và mọi xác phàm một trật đều thấy” (Ys 40,5)

Như vậy, hài nhi Yêsu mà Simeon đang ẵm trong ṿng tay chính là “nguồn an ủi của Israel”, là “ơn cứu độ của Thiên Chúa” biểu lộ qua hai chiều kích : ánh sáng dân ngoại và vinh quang của Israel.

Từ đó, bài thánh ca xác định vai tṛ của hài nhi Yêsu chính là người tôi tớ của Yavê và sứ mạng của Người là thực hiện ơn cứu độ mà Ysaya II đă vẽ ra cho người tôi tớ: con đường đau khổ của người vô tội, con đường cứu độ bằng hành động vâng phục của người tôi tớ.

Và một khi Đức Yêsu thực hiện hoàn toàn con đường đó, th́ ơn cứu độ của Thiên Chúa sẽ đến với muôn dân.

**********

 

BÀI 5.

THÁNH VỊNH : TẬP HỒI KƯ CỦA DÂN CHÚA.

1.    Thánh vịnh là tập hồi kư của Dân Chúa

Đối với dân Chúa thời Cựu ước,chắc chắn thánh vịnh không phải là cuốn sách duy nhất chiếm vai tṛ độc tôn trong sinh hoạt phụng vụ - v́ c̣n Lề luật, Ngôn sứ và các sách khác - nhưng trong thực tế Thánh vịnh đă chiếm một chỗ đứng rất đặc biệt trong sinh hoạt phụng vụ và ngay cả trong đời sống thừơng nhân của Israel qua ḍng lịch sử. Thật vậy, đối với dân giao ước, một khi xác tín ḿnh là “dân sở hữu”, “dân cưng” của Thiên Chúa (Xh 19,5) và Thiên Chúa là kho báu riêng tư của ḿnh, họ đă không có ǵ mà không bộc lộ, phơi bày ra với Thiên Chúa. Họ chia sẻ mọi biến cố, mọi tâm t́nh của ḿnh với Thiên Chúa ; đến độ ta có thể nói họ đă biến lịch sử đời ḿnh trở thành kinh nguyện. Mà chính bởi v́ lịch sử th́ phức tạp và đời sống th́ đa dạng, nên những nét đa dạng và phức tạp của các trạng huống trong lịch sử dân Chúa được phơi bày ra một cách trung thực trong kinh nguyện của họ, trong tập Thánh vịnh. Khi nhận ra t́nh Chúa yêu thương họ, khi niềm tin dâng cao, họ hát lên những bài ca ngợi ; khi được giải thoát khỏi gian nguy, bệnh tật, thử thách, họ dâng lên Người những tâm t́nh tạ ơn và quư mến ; trên đường tiến về Đền thánh, ḷng hân hoan vui sứơng hứơng về nơi Thiên Chúa hằng sống ngự trị, tâm hồn họ rộn ră hát bài ca hành hương, ca ngợi Sion ; có những khi suy nghĩ về t́nh yêu, về Giao ứơc, họ trầm tư qua những Thánh vịnh suy niệm về luật Chúa, về giáo huấn của Người ; rồi trong những ngày hội lớn của toàn dân, tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ thiết lập vương quốc của Người ở trần gian, họ vang ca bài Thánh vịnh hy vọng ca tụng Đấng Mesia của Thiên Chúa ; ngay cả khi toàn dân gặp khủng hoảng, niềm tin bị lung lạc, họ cũng không ngần ngại bộc lộ với Thiên Chúa tâm t́nh chua chát đến tuyệt vọng của ḿnh.

V́ thế, không phải là quá đáng, nếu chúng ta gọi Thánh vịnh là “tập hồi kư” của dân Chúa.

Nhưng gọi là “tập hồi kư” chúng ta có sợ làm cho Thánh vịnh trở nên một tuyển tập những bài thơ phản ánh tâm t́nh Dân Chúa trong quá khứ không ? - thưa không ! bởi các bài thơ bài ca trong Thánh vịnh luôn luôn được dân Chúa “đọc lại” (re-lecture) dưới ánh sáng các cao điểm trong lịch sử dân Chúa. Và mỗi dịp “đọc lại” này, trong các cộng đoàn phụng vụ hoặc trong gia đ́nh, dân Chúa lại càng thấm thía nội tâm hoá lịch sử giao ước giữa Thiên Chúa với họ ; đồng thời họ càng ư thức hơn rằng họ phải sống trung thành với Thiên Chúa của họ. Về điểm này, chúng ta co thể mượn lời của André Chouraqui để kết luận : “Dân Chúa yêu mến Thánh vịnh, v́ tập Thánh vịnh chính là tập hồi kư, ghi lại lịch sử của dân tộc họ. Họ đă sinh ra và lớn lên trong lịch sử đó”.

2.    Thánh vịnh với Đức Giêsu

Chỗ đứng của Thánh vịnh trong đời sống Israel như thế.

Nhưng đối với Hội Thánh là Israel mới, và cách riêng đối với Đức Giêsu th́ sao ?

Trước tiên, nh́n vào Tân Ước, chúng ta bắt gặp có khoảng 300 câu Cựu ước được trích dẫn ; trong số đó có tới 1/3 xuất phát từ Thánh vịnh, thậm chí có người quả quyết khoảng một nửa câu trích dẫn Cựu ước đă được lấy từ Thánh vịnh. Như thế, Thánh vịnh là cuốn sách Cựu Ước đă được đă được Tân ước trích dẫn nhiều nhất. Điều hấp dẫn chúng ta ở đây là xem coi Đức Giêsu có thái độ thế nào đối với Thánh vịnh ?

Qua nghiên cứu t́m hiểu, chúng ta thấy Đức Yêsu có hai tương quan sau đây với Thánh vịnh :

- Đức Yêsu cầu nguyện bằng Thánh vịnh

- Đức Yêsu là tâm điểm của Thánh vịnh

* Đức Giêsu cầu nguyện bằng Thánh vịnh

Trong Tân Ước và cách riêng trong các sách Tin Mừng, không ai cầu nguyện nhiều và liên lỉ như Đức Yêsu. Người đối thoại thường xuyên với Chúa Cha và kết hợp mật thiết với Ngài qua lời nguyện, lời ca ngợi. Tâm t́nh cầu nguyện của Đức Yesu phản ánh thái độ tin tưởng, vâng phục. Người c̣n bộc lộ cho thấy một nhu cầu kết hợp với Chúa Cha, đến độ ta có thể nói là Đấng luôn luon hướng về Thiên Chúa : “Ad Patrem” (hướng về Cha) như các nhà thần học nhận định ; hoặc “pros ton Thêon” (ở nơi Thiên Chúa, apud Deum, touné vers Dieu - TOB), như thánh Yoan khẳng định trong lời tựa sách Tin mừng (Yn 1,1)

Thánh Luca ghi lại Đức Yesu cầu nguyện trong mỗi giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Ngài : lúc chịu phép rửa, chọn 12 tông đồ, lên núi, đặt Phêrô làm đầu, biến h́nh … trong vườn Ghetsemani, hấp hối trên thập giá…

Nh́n sâu vào lời cầu nguyện của Đức Yesu, chúng ta sẽ khám phá ra Người đă dùng Thánh vịnh để cầu nguyện. Thật vậy, Người đă sử dụng lối cầu nguyện, ca ngợi theo truyền thống của dân Người và Người soi sáng lời nguyện của dân Người bằng chính con người của Người. Người không đến “để băi bỏ lề luật hay các tiên tri, mà là để làm cho trọn” (Mt 5,17). Từ đó ta có thể nói : Người không đến để băi bỏ lời ca ngợi, lời nguyện đă có từ ngàn xưa trong lịch sử dân tộc, nhưng để đem lại ư nghĩa trọn vẹn cho những lời ca ngợi đó. Đúng như thánh Augustinô nhận định : “Iste Cantator Psalmorum” (Người là vị ca sĩ kỳ tài diễn đạt Thánh vịnh một cách tuyệt hảo).

Năm lên 12 tuổi, tuổi trưởng thành về mặt tôn giáo, Đức Yesu đă theo cha mẹ và đoàn khách hành hương tiến về Yerusalem (Lc 2,41-42). Chắc hẳn Người đă hát các Thánh vịnh 122, Tv. 84 … Trong thời gian hoạt động công khai, Người luôn luôn trung thành với các ngày lễ (Vượt qua, Ngũ tuần, Lều, Cung hiến đền thờ). Cùng đồng hành và tham dự các nghi lễ phụng vụ, làm sao Người có thể lặng thinh giữa một cộng đoàn luôn ca ngợi, cầu nguyện bằng Thánh vịnh ? Người c̣n thường xuyên đến các hội đừơng vào các ngày hưu lễ. Đây cũng là dịp Người hát Thánh vịnh với đồng bào của Người.

Rồi, khi tự xưng ḿnh là Đấng “hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (Mt 11,29), Người đă minh nhiên tự giới thiệu ḿnh là thành viên thuộc hạng người Anawim trong Kinh thánh : hiền lành, nghèo khó … sống theo truyền thống các Anawim trong lịch sử dân Chúa. Chính trong quỹ đạo của người “hiền lành”, “nghèo khó”, chúng ta mới hiểu được tâm tt́nh của Đức Yêsu khi Người nói với Yuda trong bữa tiệc ly (Yn 13,18 ; cf Tv 41), khi Người bộc lộ lời tín thác ở trên thập giá (Lc23,46 ; cf Tv 31,6) hoặc Người phải bật ra tiếng kêu của người nghèo, ngừơi công chính bị bách hại (Yn 19,28 ; cf Tv 22,16 ; Mt 27,46 // Mc 15,34 ; cf Tv 22,2). Những tiếng kêu này, đối với năo trạng Kinh thánh, không phải là tiếng kêu tuyệt vọng, phản kháng, nhưng là tiếng kêu của người Anawim luôn phó thác, tín nhiệm Thiên Chúa của ḿnh ; đồng thời nại đến giao ước để biểu lộ tâm t́nh ḿnh thật sự gắn bó với Thiên Chúa của giao ước, ngay cả trong những lúc khốn quẫn, đầy nguy nan, thử thách.

Thật đúng như lời thánh Augustinô : “Người là Vị ca sĩ kỳ tài diễn đạt Thánh vịnh một cách tuyệt hảo”.

* Thánh vịnh nói về Đức Yêsu

Ở đây, chúng ta dựa vào câu tuyên bố của chính Đức Yêsu : “các ngươi truy tầm kinh thánh, v́ nghĩ rằng trong đó các ngươi có sự sống đời đời ; ấy mà chính kinh thánh lại làm chứng cho Ta” (Yn 5,39). Rồi sau khi sống lại, Đức Yêsu Kitô cũng đă nói : “phải nên trọn mọi điều đă viết về Ta trong luật Môsê và các tiên tri cùng Thánh vịnh “ (Lc 24,44)

Đối với chúng ta, đức tin dạy cho biết Đức Yêsu - Kitô là tâm điểm kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, tâm điểm của lịch sử cứu độ. Trong cuộc tranh luận về Đấng Mesia xảy ra tại Yerusalem, trung tâm tôn giáo, nơi toàn dân mong đợi Đấng Mesia. Đức Yêsu đă sử dụng Tv 110 để biện minh (x. Mt 22,41-46). Rơ ràng Người nói về Người ! Rơ ràng Người sử dụng Tv 110, Thánh vịnh ca ngợi Đấng Mesia, để tự giới thiệu ḿnh với toàn dân.

Kết hợp tŕnh thuật ghi lại ở Mt 22,41-46 với câu chuyện tiệc cưới Cana trong Yn 2,1-11 ; chúng ta thấy rơ hơn Đức Yêsu mạc khải cho ta biết Người chính là Đấng Mesia, nhưng là Đấng Mesia thực hiện sứ mạng của ḿnh trong “giờ của Người”. Từ đó, thánh Yoan cũng như các tác giả Tin mừng khác đều mô tả khuôn mặt của Đức Yêsu - Mesia chính là khuôn mặt của “người tôi tớ Yavê”, người công chính bị bách hại, đau khổ, dùng cái chết của ḿnh để thực hiện ơn cứu độ. Cuộc đời của Đức Yesu qủa đă thực hiện điều mà Tiên tri Ys 52,13 – 53,12 đă loan báo. Điểm này hàm chứa trong tŕnh thuật của Yoan và Matthêô về cuộc khổ nạn và tử nạn của Đức Yêsu. Họ đă ghi lại các lời lăng nhục, chia áo của Người … dưới ánh sáng của Tv 22, đặc biệt ở các câu 8, 19 và sau này trong lời rao giảng tiên khởi (kerygma) thánh Phêrô đă không ngần ngại sử dụng Tv 16,10 :

“Người sẽ không thí bỏ mạng tôi cho âm phủ

Người sẽ không để kẻ thành tín phải thấy mồ chôn”

để nói về sự sống lại của Đức Yêsu (x. Cv 2,31). Như vậy ta có thể nói, tất cả các Thánh vịnh đều quy chiếu, nói về Đức Yêsu. Chính hội thánh sơ khai (x. Sách Công vụ) minh xác điều đó, v́ Người được tin và được hiểu là Vị Ebed Yavê, Người tôi tớ của Yave, người Anaw trọn hảo.

3.    Nhờ Thánh vịnh, Hội Thánh nói với Đức Yêsu

Tập Thánh vịnh không phải chỉ nói về Đức Yêsu, nhưng c̣n nói với Chúa Yêsu. Điều này sẽ khiến chúng ta vô cùng ngạc nhiên, v́ một khi hiểu Đức Yêsu và Thánh vịnh, chúng ta sẽ không ngần ngại thay thế Danh Yavê trong Thánh vịnh bằng chính Danh Yêsu.

Plinius Junior trong một bức thư viết cho hoàng đế Roma, để báo cáo về sinh hoạt của giáo đoàn kitô hữu tiên khởi, có đoạn viết : “carmen Christo tamquam Deo” (bài thơ ca ngợi Đức Kitô như thể Ngài là Thiên Chúa)

Đây là một chứng từ quư báu nói về đức tin và sinh hoạt của hội thánh sơ khai : họ hoàn toàn đồng hoá Đức Yêsu Kitô với Thiên Chúa. Họ ca ngợi Đức Kitô, cầu nguyện với Đức Kitô bằng những bài Thánh vịnh ca ngợi Yavê, cầu nguyện với Yavê Thiên Chúa.

Thư Hippri 1,10 nói về địa vị Chúa Kitô vượt trên các thiên thần. Tác giả đă trích dẫn Thánh vịnh 102 nói về chỗ đứng trỗi vượt của Yavê. Khải huyền 2,23 đề cập đến Đức kitô la Đấng thấu suốt tâm can của con người. Đây chính là đặc điểm của Yavê theo tinh thần Thánh vịnh 7,10 :

“Người là Đấng ḍ thấu ḷng dạ can trường

Lạy Thiên Chúa chí công”

Khi diễn tả Đức Yesu lên trời, vinh thăng, toàn thắng, thánh Phaolô trong Ep 4,8-10 đă sử dụng tư tưởng của Tv 68,19.

Lời mời gọi của vịnh gia Tv 34,9 :

“Hăy nếm và xem Yavê tốt lành dừơng bao !

Phúc cho ai ẩn náu bên Người”

đă được thánh Phêrô trong 1 P 2,3 lặp lại : “quả anh em đă được nếm biết Chúa (Kitô) tốt lành nhường bao !”

Ngoài ra, trong các bài phụng vụ của lễ Hiển linh, lễ Chúa Lên Trời, Lễ Chúa Biến h́nh, lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, Lễ Chúa Yêsu Kitô Vua … Hội Thánh đă mời gọi con cái ḿnh hát lại những bản Thánh vịnh nói về Yavê Thiên Chúa, để ca ngợi, cầu nguyện với chính Đức Yêsu Kitô.

**********

BÀI 6

THÁNH VỊNH, TIẾNG NÓI CỦA CON NGƯỜI BẤT TOÀN

Thấy được chỗ đứng của Thánh vịnh trong ḍng lịch sử cũng như đời sống của dân Israel, đồng thời khám phá ra con người và thái độ của Đức Yêsu Kitô đối với Thánh vịnh, chắc hẳn chúng ta không những yêu quư Thánh vịnh mà c̣n muốn thật sự biến Thánh vịnh trở nên như “tập hồi kư” của bản thân,của hội thánh ḿnh.

Thế nhưng, trong việc sử dụng Thánh vịnh, h́nh như chúng ta đôi khi vẫn cảm thấy Thánh vịnh là tập sách xa lạ, khô khan, khó hiểu, thậm chí c̣n chứa đựng những tư tửơng thần học xem ra như nghịch với sứ điệp tin mừng. Dầu có thiện chí muốn t́m hiểu và có khát vọng muốn biến Thánh vịnh thành lời ca ngợi, lời kêu cứu, lời giáo huấn của chính ḿnh, nhưng h́nh như c̣n có một cái ǵ ngăn cách giữa ta với tư tưởng, ngôn từ, tâm t́nh Thánh vịnh .

Vậy làm thế nào để “những ai tham dự vào kinh thần vụ, phải hoà hợp tâm hồn ḿnh với lời kinh ḿnh đọc” như lời dạy của công đồng Vatican II trong hiến chế về phụng vụ thánh (PV 90) ?

Để góp phần vào công vịêc này,chúng ta hăy có cái nh́n của dân Chúa, dựa trên cơ sở giao ước. Từ đó, khi đọc, hát Thánh vịnh, ta “đọc lại” “tập hồi kư” của Dân Chúa, nhờ đó ta sẽ khám phá ra Thánh vịnh là tiếng nói của con người bất toàn, đồng thời là tiếng nói của con người liên kết với dân Chúa thụôc mọi thời đại.

1. Thánh vịnh, tiếng nói của con người bất toàn.

Những thế hệ đă ca ngợi, đă cầu nguyện bằng Thánh vịnh, dĩ nhiên là những con ngừơi chưa hoàn hảo. Đó là những con người đang c̣n khắc khoải t́m kiếm, đang vươn lên … Không những thế, họ c̣n là những con người đầy dẫy mâu thuẫn trong tâm hồn, luôn t́m kiếm bản thân ḿnh, luôn phải dằng co với cuộc sống, luôn phải đấu tranh cam go để sống c̣n, để giữ vững niềm tin, để t́m ra lẽ sống.

Thế giới của Thánh vịnh là một thế giới chưa gặp được b́nh an một cách trọn vẹn, chưa hoàn toàn được giao hoà.

Thế giới của Thánh vịnh như muốn chứng minh rằng công lư đích thực chưa hoàn toàn ngự trị trên mặt đất này, giữa những con người mà ta vẫn tin tưởng, vẫn gọi là anh em.

Thế giới của Thánh vịnh là thế giới trong đó dung mạo Thiên Chúa như ẩn như hiện, và h́nh như Thiên Chúa thường giấu mặt và im lặng hơi nhiều.

Thế giới của Thánh vịnh phơi bày một thực tại phũ phàng : xă hội c̣n đầy dẫy những con người t́m cách lợi dụng kẻ khác, những con người châm biếm, phản bội nhau, những con người c̣n đùa giỡn trên đau khổ, trên niềm hy vọng hay niềm tin của kẻ khác …

V́ thế, Thánh vịnh là tiếng nói của những tâm hồn tôn giáo chưa gạt bỏ hết được mọi mâu thuẫn, bạo lực chứ chưa nói đến t́onh trạng chan hoà tâm t́nh ca ngợi tinh trong.

Vậy mà, đă có biết bao người, trong số đó có chúng ta là những đồ đệ của sứ điệp tin mừng tân ước, đôi khi cũng đă phải thốt lên :

- Làm sao tôi có thể ca ngợi, cầu nguyện cách trung thực, khi ḷng tôi, môi tôi c̣n phải khẩn khoản cầu xin với một danh Thiên Chúa xa lạ : “Thiên Chúa các đạo binh”, “Thiên Chúa một trang dũng sĩ” ?

- Làm sao tôi có thể khẩn xin Thiên Chúa của Đức Yêsu là Thiên Chúa của t́nh yêu, phải “trả thù”, “báo óan” cho tôi ?

- Làm sao, trong một xă hội khoa học tân tiến, tôi lại c̣n phải gọi Thiên Chúa là “Chúa chiên tôi” ?

* Qua Thánh vịnh, con người khám phá ra chính ḿnh

Có thể nào, qua kinh nghiệm bản thân, chúng ta gặp được Thiên Chúa, nếu chúng ta chưa bao giờ t́m kiếm Người ? Có thể nào chúng ta bắt gặp được sự b́nh an, nếu chúng ta không phải dày gian nan tranh đấu ? có thể nào chúng ta đạt tới hạnh phúc v́ được yêu thương, nếu chúng ta không bao giờ phải đau khổ ? có thể nào chúng ta hiểu được sự gần gũi, thân mật, nếu chúng ta chưa bao giờ kinh nghiệm những đau xót v́ phải chia ly ? Trên môi miệng, không ai trong chúng ta chấp nhận bạo lực, chấp nhận cảnh con người bóc lột, đàn áp… nhưng thực tại của thời đại hôm nay như thế nào ? xă hội hôm nay đă hoàn toàn hết bạo lực, chèn ép, bóc lột nhau chưa ?

V́ thế, lời nguyện trung thực mà con người dâng lên Thiên Chúa là lời nào, nếu không phải là tiếng nói tâm t́nh hồn nhiên, chân thật nhất, phản ánh trung thực nhất hiện trạng của xă hội hôm nay ? Đối với Chúa, chúng ta có cần gọt dũa lời nguyện thành một bài diễn văn chải chuốt, hay là chỉ cần nói với Chúa bằng ngôn ngữ cụ thể, chứa đựng những phản ứng của con người bất toàn, với giận dữ, khắc khoải, đau khổ hoặc sung sướng ? trong tâm hồn chúng ta đă chắc không c̣n một phần đất nhỏ nào dành cho những tâm t́nh xấu xa là giận giữ, thù hận, oán ghét không ?

V́ vậy, tâm t́nh của vịnh gia đâu có quá xa lạ với tâm t́nh trung thực của chúng ta và của xă hội hôm nay ?

* Qua Thánh vịnh, con người dần dần hiểu được tương quan Giao Ước với Thiên Chúa

Đọc Thánh vịnh, chúng ta biết Thiên Chúa đă nhiều lần kư kết giao ứơc với loài người, đặc biệt là giao ứơc cũ và giao ứơc mới với dân Người.

Chúng ta hăy tự hỏi : để hiểu và sống giao ứơc với Thiên Chúa, Môsê và đoàn dân Do Thái trong cuộc hành tŕnh sa mạc đă có những thái độ nào ? Davit, người tôi trung, người con ngoan của Thiên Chúa, đă hành động ra sao ? các ngôn sứ, chẳng hạn như Yêremia, khi t́m cách đáp lại tiếng Yavê, đă cảm thấy tâm hồn tan nát đến chừng nào ? Từ lời nói ngoan ngoăn : “vâng, con xin theo Ngài” đến tiếng than đầy bất măn “tại sao ngài lại quyến rũ tôi?” Yeremia đă hiểu Chúa nhiều hơn trong giai đoạn nào ?

Rồi ngay các tông đồ, là những người đă chia sẻ cuộc sống và sứ vụ với Đức Yesu, các ngài đă sống thế nào ? Từ tâm t́nh nhiệt thành của Phêrô : “lạy Thầy, bỏ Thầy th́ chúng con biết theo ai, v́ Thấy mới có lời ban sự sống” đến lời phản bội “không, tôi không biết người ấy bao giờ” - thử hỏi lúc nào Pherô đă thực sự hiểu Thầy ḿnh ?

Bởi thế, từ tâm t́nh hiền dịu theo Chúa đến thái độ phản kháng khi thấy Người im lặng và có vẻ bất lực, con người chúng ta h́nh như được dẫn dắt từng bứơc đi vào giao ứơc với Thiên Chúa, để khám phá ra những yêu sách của giao ứơc, những bất trung thừơng xuyên của ḿnh đối diện với ḷng nhân nghĩa bao la của Người.

* Qua Thánh vịnh, con người c̣n được đi sâu vào tâm t́nh của một dân được tuyển chọn

Thánh vịnh giúp chúng ta đi sâu vào tâm t́nh của một dân được Thiên Chúa tuyển chọn riêng. Dân đó đă thành h́nh trong tư thế là một “dân cưng”, sở hữu riêng của Thiên Chúa (Xh 19,5), từ ngày được Thiên Chúa giải thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập, được Người giáo dục, dẫn dắt từng bứơc như một người mẹ tập cho đứa con thơ chập chững bứơc đi… cho đến ngày vào Đất Hứa, sống niềm tin của ḿnh qua những bứơc thăng trầm vinh nhục, vấp ngă rồi chỗi dậy … (Cf. “Lời trối trong ḷ lửa” – Tes-tament dans la fournaise).

Qua bao biến cố, Dân ấy dầu lắm bao phen bất trung, vẫn không bao giờ quên được Yavê Thiên Chúa của họ. Họ biết tâm sự với Chúa lúc tràn trề niềm vui hay khi được hạnh phúc. Họ cũng biết giăi bày tâm sự với Chúa lúc tức giận, căm hờn hay trong cơn tuyệt vọng. Họ c̣n biết xích lại gần Đấng mà họ yêu mến, dầu h́nh như Người cứ lánh xa, ruồng rẫy họ ! c̣n ǵ sâu sắc và trung thực hơn tiếng nói của con người đau khổ sau đây:

“Tôi nhẩm lại những ngày xưa kia

Tôi hoài tưởng lại những năm quá văng

Ḷng với ḷng tôi ôn lại thâu đêm

Tôi ngẫm nghĩ, trí óc tôi cố t́m ra manh mối

Phải chăng Chúa bỏ cho đến muôn muôn đời

Và không c̣n thương đoái nữa” (Tv 77,6-8).

* Qua Thánh vịnh, con người bắt gặp tiếng kêu của người nghèo : “Anawim”

Thánh vịnh c̣n đưa chúng ta đến gặp gỡ những ngừơi anh chị em nghèo của ta. Tâm t́nh và lời nói của họ, dẫu là tâm t́nh và lời nói của cá nhân, cũng đều được nuôi dưỡng múc nguồn từ lịch sử của toàn dân họ. Bởi thế, chỉ có thể sử dụng Thánh vịnh để ca ngợi, cầu nguyện, nếu chúng ta cũng thuộc hạng người nghèo, hạng ngừơi không giữ riêng ǵ cho bản thân, nhưng có tâm hồn rộng mở ra với Thiên Chúa và mọi người. Chỉ những ai chọn con đừơng đó mới có thể cầu nguyện bằng Thánh vịnh, v́ Thánh vịnh chính là lời ca của hạng người nghèo “Anawim”.

Do đó, nếu chúng ta sống ích kỷ, sống sa hoa, sống đóng kín, ta không thể chia sẻ được tâm t́nh hàm chứa trong các Thánh vịnh. Và khi ấy, nếu chúng ta sử dụng Thánh vịnh, th́ Thánh vịnh cũng chỉ dừng lại trên môi miệng, chứ không thâm nhập vào tâm hồn ta được.

2. Thánh vịnh, tiếng nói của con người liên kết với dân Chúa thụôc mọi thời đại.

Môi sinh phát xuất ra Thánh vịnh là dân Chúa, một Dân tin và nhận biết Chúa là lẽ sống của ḿnh.

Khung cảnh tiêu biểu của Dân Chúa là Yerusalem : Yerusalem của Cựu Ứơc cũng như của Tân ước.

Chúng ta cùng đưa mắt, lắng tai, hướng ḷng về Yerusalem, chúng ta sẽ thấy được chân lư này : Thánh vịnh quả là tiếng nói của một con người liên kết với dân Chúa thụôc mọi thời đại.

Tại Yerusalem, trên ngoạn đồi Sion hôm nay, chúng ta đang thấy ǵ ? - bên cạnh những con người đang gục mặt vào vách từơng ngày đêm đọc, hát Thánh vịnh bằng ngôn ngữ Hipri, chúng ta c̣n nghe tiếng hát Thánh vịnh xen lẫn tiếng chuông của biết bao kitô hữu thuộc các hệ phái khác nhau (khoảng 31 hệ phái có mặt tại Yerusalem), thuộc các nghi lễ khác nhau (La tinh, chính thống, thệ phản, Copte..). tất cả những con người ấy đều xứơng lên những bài thơ, bài hát đă được dịch ra trên 2000 ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

Họ là ai ?

- Là những thầy Rabbi, là những giám mục, linh mục, những mục sư, những tu sĩ, những khách hành hương, những tín hữu từ mọi phương trời quy tụ về Yerusalem. Họ khác nhau về hệ phái, về tôn giáo, khác nhau về màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, tuổi tác, địa vị, lập trường chính trị… nhưng họ đều gặp nhau tại một điểm cốt yếu : tất cả đều ca ngợi Thiên Chúa, cầu nguyện cùng Thiên Chúa bằng một bản văn duy nhất. Bản văn đó có địa vị và sức mạnh nào để có thể trở nên yếu tố hợp nhất, trở nên chất keo liên kết mọi thành phần Dân Chúa thụôc mọi thời đại ?

V́, trong bản văn đó, con người của mọi thời đại cùng đối diện với những khó khăn, thử thách như nhau ;

V́, cũng trong bản văn đó, con người của mọi thời đại cùng múc được một nguồn hy vọng cứu độ như nhau ;

Và hôm nay, khi dùng bản văn đó để ca ngợi, cầu nguyện cùng Thiên Chúa, mọi tín hữu đều làm công việc đó nhân danh toàn thể nhân loại.

V́ thế, chúng ta có thể nói một cách thâm tín rằng :

THÁNH VỊNH quả thực là LỜI NGUYỆN CỦA DÂN CHÚA LUÔN ĐỒNG HÀNH VỚI LỊCH SỬ CON NGƯỜI.

Lm. Giuse Vơ Đức Minh