“Gia đ́nh – hiện thực bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội”

 

 

Trước hết, vấn đề đầu tiên hết sức quan trọng cần phải lưu ư và được đặt ra ở đây là tại sao Sách Toát Yếu Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo khoản 350 về lư do “tại sao gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia” không chỉ nói đến “bản chất cộng đồng của Giáo Hội” hay “bản chất gia đ́nh của Giáo Hội” mà lại nói “bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội”. “Gia đ́nh” chẳng phải là một “cộng đồng” hay sao? Phải, chính ở chỗ này chúng ta mới thấy được cái then chốt của vấn đề được đặt ra. Đó là lư do, ngay sau câu “gia đ́nh là biểu lộ và hiện thực bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội”, Sách Toát Yếu Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo liền thêm, “là gia đ́nh của Chúa”.

 

Đúng thế, “Giáo Hội là gia đ́nh của Chúa”, chứ không phải chỉ là một “cộng đồng”, một tổ chức có tính cách thuần túy xă hội. Giáo Hội, về h́nh thức, quả thực là một “cộng đồng”, là một tổ chức bao gồm nhiều phần tử khác nhau, thuộc mọi ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc trên thế giới, có cơ cấu quản trị và quyền bính, có luật lệ và điều kiện gia nhập.  Tuy nhiên, chính điều kiện gia nhập của Giáo Hội là một “cộng đồng” này đă làm cho Giáo Hội trở thành một “gia đ́nh”, “gia đ́nh Chúa”, “gia đ́nh” của một Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất là Cha trên trời, Đấng “đă yêu thương thế gian đến ban Con Một Ḿnh cho thế gian, để ai tin vào Người sẽ không phải chết nhưng được sự sống đời đời” (Jn 3:16).

 

Nếu yếu tố chính yếu bất khả thiếu làm nên gia đ́nh trần gian đó là yếu tố máu mủ ruột thịt th́ yếu tố làm nên “gia đ́nh Chúa”, một “gia đ́nh” thiêng liêng tức Giáo Hội, đó là đức tin, một đức tin được thể hiện qua việc con người chấp nhận Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, Đấng là tột đỉnh và là tất cả mạc khải thần linh của Thiên Chúa, Đấng được hạ sinh từ một người mẹ “bởi quyền phép Đấng Tối Cao” (Lk 1:35) và “tự hiến” (Jn 17:19) để thánh hóa những ai được Cha trao cho Người trên trần gian (xem Jn 17:19,6), nhờ đó họ được trở nên những đứa con thừa nhận của Ngài, thành Giáo Hội của Người, một Giáo Hội được Thánh Phaolô ở đoạn 5 câu 25 so sánh như một người vợ được chồng ḿnh là “Chúa Kitô đă yêu thương Giáo Hội và đă hiến ḿnh v́ Giáo Hội…”.

 

Vị Tông Đồ Dân Ngoại Phaolô đă cảm nhận và xác tín trong Thư Galata đoạn 4 câu 4 và 5 về những ǵ được Chúa Kitô khẳng định với nghị viên Nicôđêmô về vấn đề “sinh bởi trên cao” (Jn 3:3) như sau: “Đến thời gian ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ḿnh sinh ra bởi một người nữ, để giải cứu khỏi lề luật những ai lụy thuộc lề luật, hầu chúng ta được trở nên những đứa con thừa nhận”. Và điều kiện về phía nhân loại để được trở nên những đứa con thừa nhận của Thiên Chúa, theo Thánh Kư Gioan trong lời mở đầu cuốn Phúc Âm của ngài ở đoạn 1 câu 12 đó là: “Ai chấp nhận Người th́ Người ban cho quyền làm con Thiên Chúa” (Jn 1:12). Việc “chấp nhận” này, về h́nh thức, được thể hiện qua một bí tích gia nhập Giáo Hội là phép rửa, như Chúa Kitô Phục Sinh đă nói tới, được Phúc Âm Thánh Marcô ghi lại ở đoạn 16 câu 15 và 16, khi sai các môn đệ là “các con hăy đi khắp thế gian rao giảng tin mừng cho mọi tạo vật. Ai tin vào tin mừng này mà chịu phép rửa th́ được cứu độ, bằng ai không chịu tin vào tin mừng ấy th́ bị luận phạt”.

 

Chính v́ đức tin là máu mủ ruột thịt của “gia đ́nh Chúa” và là yếu tố then chốt bất khả thiếu làm nên “gia đ́nh Chúa” mà Chúa Giêsu, dù là người con trần gian thực sự của Mẹ Maria, được Mẹ thụ thai trong ngày Truyền Tin và hạ sinh ở Bêlem, được Mẹ ẵm bế và cho bú mớm như một đứa con cưng của Mẹ, Người cũng đă đối xử với Mẹ theo t́nh nghĩa thiêng liêng, khiến có những lúc Mẹ phải sống bằng đức tin, hơn là bằng t́nh mẫu tử tự nhiên. Chẳng hạn như khi Người cố ư ở lại đền thờ Giêrusalem năm lên 12 tuổi để lo việc cho Cha trên trời của Người (x Lk 2:49). Về phần ḿnh, Mẹ Maria đă sống t́nh nghĩa thiêng liêng này hết sức trọn hảo “v́ đă tin” (Lk 1:45), đến nỗi Mẹ đă được chính Người khen rằng Mẹ có phúc v́ đă “nghe lời Chúa và tuân giữ”, hơn là đă được diễm phúc cưu mang Người và cho Người bú (xem Lk 11:27-28). T́nh nghĩa thiêng liêng của “gia đ́nh Chúa” liên quan tới đức tin đây c̣n được Chúa Kitô, khi Người được một kẻ báo là Mẹ và anh em Người đang ở ngoài chờ gặp Người, đă khẳng định về t́nh nghĩa thiêng liêng khi đặt vấn đề và khẳng định với người ấy rằng: “’Ai là mẹ của Tôi? Ai là anh em của Tôi?’ Đoạn Người giơ tay chỉ vào các môn đệ của ḿnh mà nói: ‘Những người này là mẹ của Tôi và là anh em của Tôi. Bất cứ ai làm theo ư muốn của Cha Tôi đều là anh em của Tôi và là mẹ của Tôi’” (Mt 12:48-50).

 

Cho dù yếu tố chính yếu tự nhiên làm nên gia đ́nh là máu mủ ruột thịt, thế nhưng, thực tế phũ phàng cho thấy, chính các phần tử trong cùng một gia đ́nh lại trở thành thù địch của nhau, đến nỗi đă sát hại lẫn nhau. Điển h́nh là trường hợp Cain sát hại Abel em ḿnh (x Gen 4:8); hay trường hợp 10 người con lớn của Giacóp đă âm mưu sát hại Giuse em ḿnh (x Gen 37:12-36); hoặc trường hợp con là Absalon muốn phản loạn và sát hại vua cha của ḿnh là Đavít (2Sam 15:1-18) v.v. Hiện tượng ly dị và phá thai từ hậu bán thập niên 1960 tới nay càng cho thấy yếu tố máu mủ ruột thịt, cho dù bất khả thiếu để làm nên gia đ́nh, vẫn không phải là yếu tố chính yếu và thiết yếu trong việc xây dựng và bảo tŕ hạnh phúc gia đ́nh. Cũng thế nơi “gia đ́nh Chúa”. Cho dù là một “cộng đồng đức tin”, nhưng lịch sử cho thấy “cộng đồng đức tin” là “gia đ́nh Chúa” này đă từ từ chia rẽ nhau, qua những phân ly chính yếu theo thứ tự, trước tiên giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương từ năm 1054, sau đó giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma với Phong Trào Cải Cách Thệ Phản từ năm 1519, và sau hết giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma với Giáo Hội Hiệp Thông Anh Giáo từ năm 1535.

 

Tuy nhiên, t́nh trạng sát hại lẫn nhau nơi gia đ́nh trần thế và chia rẽ nhau nơi “gia đ́nh Chúa” vẫn không làm mất đi những ǵ căn bản làm nên gia đ́nh tự nhiên là t́nh nghĩa ruột thịt hay làm nên gia đ́nh siêu nhiên là đức tin. Dù sao cũng không thể phủ nhận được rằng v́ t́nh trạng chia rẽ nhau, nơi cả cơ cấu gia đ́nh tự nhiên lẫn siêu nhiên ấy, cũng đă làm mất đi ít nhiều ư nghĩa đích thực của gia đ́nh và giá trị cao quí của gia đ́nh, biến gia đ́nh trở thành một “cộng đồng” thuần túy xă hội, một cơ cấu thường được làm nên bởi yếu tố lợi lộc, thích th́ gia nhập - không thích th́ rút lui, lợi th́ nhào vô - bất lợi th́ nhào ra.

 

Theo đúng ư nghĩa và ơn gọi của ḿnh th́, như Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo số 1669 định nghĩa, “gia đ́nh là một cộng đồng yêu thương và sự sống”, hay nói ngược lại, bất cứ một “cộng đồng” nào hội đủ hai yếu tố yêu thương và sự sống mới đích danh và trọn vẹn là “gia đ́nh”. Yếu tố “yêu thương” ở đây trước hết được căn cứ vào t́nh yêu phu thê giữa hai vợ chồng, nhất là trong trường hợp hai vợ chồng son sẻ không có con cái. “Sự sống” ở đây thường làm cho con người liên tưởng ngay đến vấn đề sinh sản con cái nói chung và con cái nói riêng, vậy th́ trường hợp của những đôi phối ngẫu không co con cái và không sinh nở được th́ chẳng lẽ họ không phải là một gia đ́nh hay sao?

 

Đó là lư do “yêu thương và sự sống” ở đây c̣n có một ư nghĩa sâu xa hơn nữa, liên quan tới mối hiệp nhất. Ở đâu không có hiệp nhất th́ không thể nào có “yêu thương và sự sống”. Nếu hiệp nhất là mục tiêu cho “yêu thương”, th́ hiệp nhất là chính thực tại của “sự sống”.  “Đoàn kết th́ sống chia rẽ th́ chết” là một nhận định rất đúng, đặc biệt nơi trường hợp hồn ĺa khỏi xác, tức trường hợp cái chết xẩy đến cho con người. Nếu hiệp nhất là chính thực tại của sự sống th́ yêu thương là con tim của sự sống. Nếu xác chết là một tử thi vĩnh viễn bất động không c̣n biết ǵ nữa v́ thiếu hồn sống là ư thức của nó thế nào, th́ không thể nào sống mà lại không có ư thức là tác động được thể hiện nơi yêu thương.

 

Nếu “gia đ́nh là một cộng đồng yêu thương và sự sống”, và “yêu thương và sự sống” được thể hiện nơi mối hiệp nhất nên một, th́ quả thực đă xẩy ra nơi Giáo Hội là “gia đ́nh Chúa” ngay từ ban đầu. Ở chỗ, như Sách Tông Vụ cho biết ở đoạn 4 câu 32-35 là “(32) Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một ḷng một ư. Không một ai coi bất cứ cái ǵ ḿnh có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. (33) Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ làm chứng Chúa Giêsu đă sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng. (34) Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, v́ tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, (35) đem đặt dưới chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu”.

 

Bởi vậy, “gia đ́nh hiện thực bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội là gia đ́nh của Chúa” đây nghĩa là làm sao cho gia đ́nh ḿnh trở thành một “cộng đồng yêu thương và sự sống”, như Giáo Hội sơ khai, luôn hiệp nhất nên một, giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con cái, và giữa con cái với nhau. Vấn đề then chốt được đặt ra ở đây là làm thế nào để gia đ́nh có thể hiệp nhất nên một? V́, như thực tế cho thấy, dù là ruột thịt với nhau, các phần tử gia đ́nh tự nhiên vẫn không thương yêu nhau, trái lại, vẫn ghen ghét nhau, hận thù nhau, thậm chí sát hại nhau. Và thực tế cũng cho thấy, nếu không thực sự yêu thương nhau, các phần tử trong cả gia đ́nh tự nhiên lẫn thiêng liêng sẽ không thể nào sống với nhau, chưa nói chi đến vấn đề hiệp nhất nên một là chính sự sống đích thực của gia đ́nh và cho gia đ́nh.

 

Để giải quyết vấn đề then chốt này, trước hết, chúng ta cần phải ư thức rằng, theo ơn gọi của ḿnh th́ “gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia”, mà Giáo Hội là “gia đ́nh Chúa”, “một cộng đồng yêu thương và sự sống”, như Giáo Hội thời sơ khai, nên gia đ́nh Kitô hữu chúng ta cũng phải làm sao để “hiện thực bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội”, ở chỗ hiệp nhất nên một với nhau trong t́nh nghĩa thiêng liêng của đức tin, chứ không phải theo bản tính tự nhiên. Đúng thế, nếu các phần tử trong gia đ́nh Kitô hữu biết sống với nhau bằng t́nh nghĩa thiêng liêng, bằng đức tin chân thực, sâu xa và mạnh mẽ, một đức tin được thể hiện qua đức ái (xem Gal 5:6), th́ gia đ́nh họ chắc chắn càng ngày càng trở thành một “giáo hội tại gia”, một “cộng đồng yêu thương và sự sống”.

 

Theo tính toán tự nhiên th́ chỉ khi nào chia cho nhau hay nhân với nhau th́ 2 con số 1 mới trở thành 1 thế nào, th́ trong đời sống của con người nói chung, đặc biệt là đời sống “gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia” nói riêng, các phần tử trong gia đ́nh cũng chỉ hiệp nhất nên một với nhau, khi biết sống với nhau như một bài toán chia (1/1=1) và toán nhân (1x1=1) mà thôi. Bằng không, nếu họ chỉ sống với nhau như một bài toán cộng, họ sẽ không bao giờ hiệp nhất nên một, trái lại, măi măi họ vẫn là 2 (1+1), là một “cộng đồng” bao gồm số người chứ không hiệp nhất t́nh người. Thựỉc tế c̣n cho thấy con người ở trong t́nh trạng thuần túy “cộng đồng” chỉ bao gồm số người mà lại thiếu t́nh người th́ thường là đi đến chỗ trở thành bài toàn trừ, chia rẽ nhau: 1-1=0.

 

Thế nên, hiệp nhất nên 1 chỉ xẩy ra khi các phần tử trong gia đ́nh biết sống cho nhau như một bài toán chia, (bao giờ chia cũng trước nhân), ở chỗ, yêu nhau như bản thân ḿnh, ư thức ḿnh được kêu gọi để sống cho người khác, ḿnh thuộc về người khác, trở nên quà tặng cho nhau, chứ không phải sống cho riêng bản thân ḿnh, và với ư thức sống cho nhau và yêu nhau như bản thân ḿnh ấy, con người sẽ tiến đến chỗ và mới tiến đến chỗ yêu nhau hơn bản thân ḿnh, đến chỗ “như Thày yêu” (Jn 13:34, 15:12), khi cố gắng trở nên mọi sự cho mọi người, chứ không bắt mọi người nên giống ḿnh, đến độ dám hy sinh cho tới cùng. Chính Chúa đă dạy thành phần môn đệ của ḿnh sống cho nhau ở chỗ “bỏ ḿnh đi” và chấp nhận nhau ở chỗ “vác thập giá”, theo gương của Người là Đấng đă đến “không phải để được phục vụ” (sống cho nhau) mà là “phục vụ và hiến mạng sống ḿnh cho nhiều người” (chấp nhận nhau).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL