“GIA Đ̀NH - GIÁO HỘI TẠI GIA

 

(Lumen Gentium 11; Familiaris Consortio, 21;

Compendium of The Catechism of The Catholic Church, 350)

 

 

Tại sao gọi Gia Đ́nh là Giáo Hội Tại Gia?

 

“Gia đ́nh Kitô hữu được gọi là giáo hội tại gia v́ gia đ́nh biểu lộ và sống bản chất cộng đồng và gia đ́nh của một Giáo Hội là gia đ́nh của Chúa. Tùy theo vai tṛ của ḿnh, mỗi một phần tử trong gia đ́nh thực thi vai tṛ linh mục phổ quát và góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành một cộng đồng ân sủng và nguyện cầu, một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo, và là một nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái”.

 

Trên đây là câu hỏi kèm theo câu trả lời của Giáo Hội trong cuốn Toát Lược Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo ở số 350, một vấn đề đă được Gia Đ́nh Tận Hiến Đồng Công cùng nhau t́m hiểu trong Khóa Tĩnh Huấn 36 và 37 HK, để nhờ đó gia đ́nh chúng ta có thể sống đúng ư nghĩa của gia đ́nh theo giáo huấn của Giáo Hội và dự án thần linh của Thiên Chúa trong thế giới càng văn minh càng bạo loạn ngày nay.

 

Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, chưa bao giờ cơ cấu gia đ́nh được cấu tạo bởi hôn nhân lại trở thành vừa là một nạn nhân vừa là một tai họa cho xă hội như vậy. Gia đ́nh là nạn nhân của xă hội v́ gia đ́nh trở thành mục tiêu tấn công của nền văn hóa sự chết. Gia đ́nh là tai họa cho xă hội v́ cá nhân chủ nghĩa đă càng ngày càng tạo nên những đứa con mồ côi bất đắc dĩ từ các cuộc ly dị, thậm chí đă pro choice đến độ muốn tự hủy diệt ḿnh đi bằng những cuộc phá thai, có nơi số sinh c̣n thấp hơn số tử. 

 

Nguyên nhân sâu xa gây ra t́nh trạng khủng hoảng gia đ́nh hầu như bất khả cứu văn theo tự nhiên như thế là v́ gia đ́nh đă bị mất đi ư nghĩa và giá trị đích thực của nó theo dự án thần linh về nó. Thậm chí gia đ́nh trong thế giới văn minh hầu như tuyệt đỉnh ngày nay về vật chất, nhất là về nhân bản, c̣n trở thành méo mó dị dạng với những cuộc hôn nhân đồng tính. Để phần nào có thể cứu văn t́nh thế, ít là từng gia đ́nh hay một nhóm gia đ́nh, chúng ta cần phải cùng nhau tái nhận thức ư nghĩa và giá trị đích thực của gia đ́nh theo dự án thần linh của Thiên Chúa về nó.

 

Vậy, đâu là ư nghĩa và giá trị đích thực của gia đ́nh theo dự án thần linh, nếu không phải “gia đ́nh – giáo hội tại gia”? Nếu thực sự “gia đ́nh – giáo hội tại gia” th́ gia đ́nh vĩnh viễn sẽ không c̣n là nạn nhân và là tai họa cho xă hội nữa, trái lại, gia đ́nh sẽ trở thành muối đất men bột, giữ cho thế gian khỏi bị hư hoại mà c̣n làm cho xă hội được trở thành một đại gia đ́nh đúng như Thiên Chúa Hóa Công mong muốn khi dựng nên con người.

 

Gia đ́nh – giáo hội tại gia”, một câu nói nghe quen, dường như đă trở nên một thành ngữ. Thế nhưng, nó lại là một câu định nghĩa về gia đ́nh rất chính xác và sâu xa, v́ nó liên quan đến mạc khải thần linh về gia đ́nh và dự án thần linh về gia đ́nh, cần phải được t́m hiểu cho tường tận, để có thể sống trọn bản chất mầu nhiệm của gia đ́nh và ơn gọi cao cả của gia đ́nh. 

 

Đúng thế, theo dự án thần linh, ngay từ ban đầu, Thiên Chúa Hóa Công muốn tạo dựng nên con người theo h́nh ảnh Ngài và tương tự như Ngài là một Cộng Đồng Thần Linh “chúng ta” (Gen 1:21). Thế rồi, theo mạc khải thần linh của Ngài qua gịng lịch sử, từ Cựu Ước đến Tân Ước, Ngài đă từ từ cho thấy rơ ư định của Ngài muốn qui tụ tất cả loài người lại nơi Chúa Kitô là trưởng tử của một đàn em đông đúc, “là đầu của thân thể Người là Giáo Hội” (Col 1:18).

 

Giáo Hội Chúa Kitô, tuy nhiên, không phải chỉ là một cộng đồng thuần túy về h́nh thức, giống như một tổ chức xă hội trần thế, mà là một gia đ́nh thiêng liêng, tức một “Cộng Đồng Yêu Thương và Sự Sống” (Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, 1669), trung thực và sống động phản ảnh Cộng Đồng Thần Linh “chúng ta” nơi Thiên Chúa. Đó là lư do, ngay từ ban đầu, con người đă được dựng nên “có nam có nữ” (Gen 1:27), để có thể yêu thương và nên một với nhau (x. Gen 1:24), trở thành một Cộng Đồng Yêu Thương và Sự Sống. 

 

Thế nhưng, nói đến gia đ́nh là nói đến một liên hệ ruột thịt. Vậy đâu là mối liên hệ “ruột thịt” trong “Giáo Hội là Gia đ́nh của Chúa”? Trong câu giáo lư 350 của cuốn Toát Yếu Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo, sau khi cho biết lư do tại sao “gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia”, Giáo Hội đă cho biết mối liên hệ “ruột thịt” nơi “gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia” này, đó là mối liên hệ hoàn toàn thiêng liêng, liên quan tới phép rửa và chức linh mục phổ quát bởi phép rửa mà có: “Tùy theo vai tṛ của ḿnh, mỗi một phần tử trong gia đ́nh thực thi vai tṛ linh mục phổ quát…”.

 

Và chính nhờ sống với nhau bằng mối liên hệ “ruột thịt” thiêng liêng theo vai tṛ linh mục phổ quát bởi phép rửa này mà các phần tử trong “gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia” mới có thể, như Giáo Hội dạy ngay sau đó rằng: “góp phần vào việc làm cho gia đ́nh trở thành một cộng đồng ân sủng và nguyện cầu, một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo, và là một nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái”.

 

Như thế, nếu không sống theo t́nh nghĩa thiêng liêng này, t́nh nghĩa của những con người đă được phép rửa thánh hiến để trở thành những vị thánh, với vai tṛ tư tế phổ quát, không một gia đ́nh nào có thể trở thành “một cộng đồng ân sủng và nguyện cầu, một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo, và là một nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái”.

 

Đó là lư do, ngay trong câu giải thích “tại sao gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia”, Giáo Hội đă nhấn mạnh về hai khía cạnh nhờ đó “gia đ́nh” mới có thể thực sự “được gọi là giáo hội tại gia”, đó là khía cạnh chẳng những “biểu lộ” mà c̣n “sống – live out” (hay “hiện thực”) nữa… Nhưng, “biểu lộ” những ǵ và “sống” những ǵ để “gia đ́nh được gọi là giáo hội tại gia”? Giáo Hội cho biết đó là “biểu lộ và hiện thực” “bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội”.

 

Thật vậy, nhờ bí tích hôn phối, tức nhờ được thánh hiến trong “mầu nhiệm cao cả … liên quan tới Chúa Kitô và Giáo Hội” (Eph 5:32), mà gia đ́nh Kitô giáo, theo nguyên tắc và về lư thuyết, đă thực sự “biểu lộ” những ǵ được gọi là “bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội”. Thế nhưng, thực tế cho thấy, ít gia đ́nh nào, sau khi đă được h́nh thành bởi bí tích hôn phối, đă “sống” trọn hay “hiện thực” được “bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội”, nhờ đó xứng đáng “được gọi là giáo hội tại gia”.

 

Bởi thế, vấn đề thực tế hết sức cụ thể và quan trọng được đặt ra ở đây là làm thế nào để gia đ́nh Kitô hữu có thể: 1)hiện thực bản chất cộng đồng và gia đ́nh của Giáo Hội”, nhờ đó gia đ́nh của họ trung thực và sống động trở thành”: 2) một cộng đồng ân sủng và nguyện cầu - liên quan tới đời sống phụng vụ và nội tâm, 3) “một trường dạy nhân đức làm người và Kitô giáo - liên quan tới đời sống luân lư và tu đức, 4) một nơi đầu tiên loan truyền đức tin cho con cái - liên quan tới việc tông đồ và truyền giáo.

 

Chủ đề “Gia Đ́nh - Giáo Hội Tại Gia” cho Khóa Tĩnh Huấn 36 và 37 HK đầu Tháng 7/2009 đă được quảng diễn qua 4 bài dẫn giải chủ yếu trên đây. Hy vọng anh chị em tham dự  khóa này đă không nhiều th́ ít hiểu được ư nghĩa sâu xa của nó và nỗ lực “biểu lộ và hiện thực” – “Gia Đ́nh là Giáo Hội Tại Gia”.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL