*BÀI GIẢNG LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM 24-11-2009 NHÂN DỊP KHAI MẠC NĂM THÁNH 2010*

Tại Sở Kiện – Hà nội

Kính thưa Quư Đức Hồng Y, Quư Đức Cha,

Kính thưa quư vị quan khách,

Quư cha, quư nam nữ tu sĩ và toàn thể đồng bào lương cũng như giáo.

Chúng ta đang có mặt tại Sở Kiện, c̣n gọi là Kẻ sở, một trong những giáo xứ lớn với 8000 giáo dân của Tổng Giáo Phận Hà-nội.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta tự hỏi tại sao lại chọn nơi này làm địa điểm khai mạc năm thánh ? Có phải v́ tại đây có những công tŕnh kiến trúc nổi tiếng hay danh lam thắng cảnh không ? Thưa rằng không. Sở Kiện đă được chọn chỉ v́ nó mang nhiều vết tích lịch sử của Giáo Hội Việt Nam, cách riêng là của Giáo Hội miền Bắc.

Sau khi nhà thờ Kẻ Vĩnh, tức Vĩnh trị, bị quân triều đ́nh phá hủy năm 1858 và tiếp theo là thỏa ước trả lại tự do tôn giáo năm 1862, Đức Cha Hubert Jeantet đă chọn Sở Kiện làm trung tâm giáo Phận Tây Đàng Ngoài. Ṭa giám mục, chủng viện, trường la tinh, trường giáo lư, nhà quản lư, nhà in, Ḍng Mến thánh giá, trường học và nhà thương đă được tuần tự xây dựng tại đây. Năm 1867, Đức cha Puginier đă khởi công xây dựng ngôi nhà thờ chính ṭa đầu tiên của giáo phận tông ṭa. Đó chính là ngôi nhà thờ đang sừng sững trước mắt chúng ta đây. Nhiều vị giám mục đă được phong chức và mai táng trong nhà thờ này. Sở Kiện cũng là nơi Đức cha Gendreau triệu tập Công đồng Bắc Kỳ lần thứ hai, tiếp nối công đồng lần thứ nhất do Đức cha Lambert de la Motte triệu tập năm 1670. Gần chúng ta hơn cả, ngày 17-12-2008, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô quang Kiệt đă nâng Sở Kiện lên hàng đền thánh tử đạo, trung tâm hành hương của Tổng Giáo Phận Hà nội.

Và hôm nay đây, Sở Kiện lại ghi thêm một trang sử mới, có lẽ là vô tiền khoáng hậu. Chưa bao giờ giáo xứ Sở Kiện đón tiếp lượng khách thập phương đông đảo như ngày hôm nay. Chưa bao giờ con dân Sở Kiện được chứng kiến sự hiện diện của Giáo Hội Việt nam đầy đủ và hùng hậu như ngày hôm nay. Hồng Y, giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ, giáo dân về từ mọi nẻo đường đất nước và từ bốn phương trời hải ngoại, đang nghiêm trang, sát cánh, một ḷng một dạ cử hành lễ tạ ơn dưới bóng cờ bay phất phới của 26 giáo phận quê hương.

Không chỉ là một cuộc họp mặt mang tính bản xứ, cuộc họp mặt c̣n mang chiều kích Giáo Hội hoàn vũ. Ngoài sự quan tâm đầy t́nh phụ tử của Vị cha chung Giáo Hội là Đức Giáo Hoàng Bênêđitô thứ 16, của Đức Hồng Y Ivan Diaz tổng trưởng thánh bộ Truyền bá Tin Mừng, Sở Kiện hôm nay c̣n được hân hạnh tiếp đón các Đức Hồng Y và Giám Mục đến từ Ṭa Thánh Vatican, từ các giáo phận thuộc các châu lục khác. Ôi ! C̣n h́nh ảnh hiệp thông nào đẹp hơn ? Có người công giáo Việt Nam nào không nức ḷng v́ cảnh sum họp đại đồng rộng lớn ngày hôm nay ?

Bên cạnh nhau, cùng với nhau về với không gian đầy dấu xưa tích cũ của Sở Kiện, chúng ta hành hương về quá khứ của Giáo Hội Việt Nam. Hành hương để ghi nhận và cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa, âm thầm, bí ẩn nhưng lai láng chặng đường 350 năm kể từ ngày khai sinh giáo phận Đàng ngoài, giáo phận tiên khởi miền Bắc. Nguyên cớ để chúng ta thực hiện cuộc hành hương này là 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt nam, một chặng đường đầy biến động nhưng cũng không bao giờ thiếu vắng yêu thương quan pḥng của Thiên Chúa. Trong niềm tri ân cảm tạ, chúng ta cử hành thánh lễ đầu tiên của năm thánh 2010, trước anh linh các thánh tử đạo Việt nam đang hiện diện tại đây. Thư công bố năm thánh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă viết: « Các Thánh Tử Đạo đă nhiệt tâm làm chứng cho đức tin đến độ dám hi sinh cả mạng sống. Máu các ngài đổ ra đă tưới thắm mảnh đất quê hương, trở nên hạt giống làm nẩy sinh nhiều cộng đoàn tín hữu trên đất nước Việt Nam ».

Thật ra, không riêng ǵ tại Việt Nam, lịch sử của Giáo Hội nói chung là lịch sử của bách hại. Đức Giêsu, Đấng sáng lập Đạo Thánh, đă là nạn nhân đầu tiên bị bách hại. Thứ đến, hầu hết các môn đệ của Ngài đều đă chết v́ bách hại. Những người Kitô hữu đầu tiên tại Rôma đă bị bách hại suốt ba trăm năm. Giáo Hội Việt Nam ngay từ lúc khai sinh, cũng đă trải qua những giờ phút đen tối đầm đ́a mồ hôi, nước mắt và máu đào. Những bộ hài cốt đang nằm im ĺm tại đền thánh Sở Kiện đây, chính là bằng chứng hùng hồn cho những trang sử đau thương ấy.

Lịch sử nhân loại cho thấy, một dân tộc hay một quốc gia chỉ có thể tồn tại khi có đủ sức mạnh để đương đầu với ngoại xâm và bạo loạn. Đang khi đó, Giáo Hội không phải là một chế độ chính trị, càng không phải là một thế lực cạnh tranh kinh tế hay quân sự. Những cuộc bách hại dai dẳng, liên lục và tàn bạo nhằm ngược đăi, tù đày, lừa lọc, kỳ thị, khai trừ, thậm chí triệt hạ, thủ tiêu, lẽ ra đă xóa tên Kitô giáo trên bản đồ nhân loại. Nhưng không, với con số một tỉ hai tín đồ, chiếm một phần sáu dân số thế giới, Giáo hội công giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất trên hành tinh chúng ta hiện nay.

Bao nhiêu người đă ngă xuống v́ bách hại, nhưng Giáo Hội vẫn tồn tại, người Kitô hữu, nói theo ngôn từ của bài đọc thứ nhất chúng ta vừa nghe, vẫn là những người không sợ đau khổ và sự chết. Không có nghĩa họ là những người liều chết v́ bướng bỉnh chống đối nhà cầm quyền. Đạo Chúa là đạo t́nh thương. Điểm biệt loại của các thánh tử đạo là chết trong t́nh thương. Họ là loại tử tội duy nhất không hận thù kẻ lên án và kết liễu mạng sống ḿnh. Không giữ được phép nước, họ cam ḷng tự nguyện chịu chết để trung thành với Chúa, chứ không phải đành chết v́ thua cuộc.

Giáo Hội không phải là một tổ chức trần thế. Giáo Hội do Thiên Chúa thiết lập là một vương quốc thuộc thiên giới. Đó chính là chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội. V́ là một mầu nhiệm nên quy luật phát triển của nó không phải là quy luật b́nh thường, nhưng là quy luật của Đấng sáng lập, được Ngài phát biểu cách quyết liệt trong bài Tin Mừng hôm nay: « Nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất không chết đi, nó chỉ trơ trọi một ḿnh; chết đi, nó mới sinh được nhiều
hạt khác ».

Người đầu tiên tuân theo quy luật đó cách triệt để nhất, chính là Đức Giêsu. Thập giá và cái chết của Ngài đă làm phát sinh Giáo Hội và trở thành nội dung rao giảng cho môn đệ Ngài. Người đời coi thập giá là điên rồ, yếu đuối, nhưng theo lời Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay, đó lại chính là «sức mạnh của Thiên Chúa ». Đó cũng chính là bí quyết sức mạnh của các anh hùng tử đạo. Đó cũng chính là bí quyết tạo ra lịch sử thần thánh của Giáo Hội Việt Nam. Và đó cũng chính là con đường tương lai chúng ta sẽ đi và phải đi để xây dựng, ǵn giữ và phát triển Giáo Hội.

Những ǵ chúng ta đă chia xẻ trên đây cho phép chúng ta kết luận rằng dung mạo của Giáo Hội nói chung, dung mạo của Giáo Hội Việt Nam nói riêng, được cấu tạo bằng một quá khứ mầu nhiệm, một hiện tại hiệp thông và một tương lai sứ vụ. Đó cũng chính là những tiêu đề Ủy Ban Năm Thánh, dưới sự lănh đạo của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn, đă chọn để dân Chúa Việt Nam thể hiện cách đặc biệt trong năm toàn xá này. Đó cũng chính là sứ điệp căn bản phát đi từ Sở Kiện, nơi cử hành lễ khai mạc năm thánh 2010.

Cuối cùng nhân danh Giáo Hội Công giáo Việt Nam, thay mặt cho Đức Giám Mục Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi xin được có đôi lời với các vị khách mời và với tất cả những ai không cùng niềm tin tôn giáo.

Thưa quí vị,

Chúng tôi cảm thấy thật ấm ḷng và rất cám ơn sự chiếu cố tận t́nh của đại biểu chính quyền các cấp, ngoại giao đoàn, tôn giáo bạn, bà con lương dân không cùng niềm tin, trong dịp đại lễ khai mạc hôm nay. Nhiều người cho rằng người công giáo có xu hướng cục bộ, khép kín. Nhưng sự hiện diện của quư vị và những ǵ diễn ra tại đây, đang chứng minh ngược lại.

Do hoàn cảnh lịch sử, xă hội phức tạp, do vô t́nh hoặc ác ư từ phía nọ phía kia, có khi do cách sống phần nào lệch lạc của một số tín đồ, mà h́nh ảnh Thiên Chúa đă bị xuyên tạc méo mó và Giáo Hội công giáo đă bị ngộ nhận hiểu lầm. Qua ngày khai mạc năm thánh hôm nay, chúng tôi muốn gửi đến tất cả những ai không cùng niềm tin, thông điệp của Đức Giêsu, Đấng sáng lập Kitô giáo, thông điệp của sự ḥa đồng không biên giới, “mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ và màu da”. Chúng tôi muốn chia xẻ khát vọng mở rộng ṿng tay thân ái của người có đạo, của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi muốn nói lời xin lỗi với tất cả những ai, cách này hay cách khác, đă không hài ḷng về người công giáo và về Giáo Hội công giáo. Đă đến lúc người Việt nam phải thẳng thắn nh́n nhận rằng chúng ta đă làm khổ nhau quá nhiều v́ bảo thủ chính kiến và thành kiến, v́ độc tôn phe nhóm và quyền lợi. Phải khép lại quá khứ tị hiềm, ngờ vực để thế hệ mai sau không quy trách thế hệ chúng ta. Hăy cùng nhau chia xẻ một giấc mơ chung về đất nước, quê hương, dân tộc, xă hội, để giới trẻ của chúng ta an ḷng tin tưởng tương lai. Tắt một lời: mang trái tim Việt Nam, trên đất mẹ thân yêu hay ở bất kỳ đâu, người Việt Nam là anh em một nhà.

Tôi đề nghị mọi người chúng ta hăy vỗ tay biểu đồng t́nh.

Xin cám ơn mọi người.

GM. Giuse Nguyễn Chí Linh