“Sứ vụ của hết mọi vị linh mục cũng lệ thuộc trên hết vào tâm thức về thực tại bí tích của ‘cái là mới’ của ḿnh”.

 

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 1/7/2009 – Bài Giáo Lư 2 trong Lot bài Năm Cho Linh Mc – v Căn Tính Linh Mc

 

 

Anh chị em thân mến:

 

Như anh chị em biết, bằng việc cử hành Giờ kinh Phụng Vụ Tối Áp Lễ Trọng Kính Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô ở Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Năm Thánh Phaolô đă bế mạc – một năm đánh dấu mừng kỷ niệm 2000 năm sinh nhật của Tông đồ Phaolô. Chúng ta hăy tạ ơn Chúa về những hoa trái thiêng liêng được khơi động quan trọng này mang lại cho rất nhiều cộng đồng Kitô hữu.

 

Như là một gia sản quí báu của Năm Thánh Phaolô, chúng ta có thể gặt hái lời mời gọi của Vị Tông Đồ này để đi sâu vào kiến thức về mầu nhiệm Chúa Kitô, nhờ đó Người trở thành con tim và là tâm điểm của những thực tại riêng tư và xă hội

 

Thật thế, đó là điều kiện bất khả thiếu cho một cuộc canh tân đổi mới chân thật về thiêng liêng và giáo hội. Như tôi đă nhấn mạnh trong Thánh Lễ đầu tiên ở Nguyện Đường Sistine sau khi tôi được tuyển bầu làm vị Thừa Kế Thánh Tông Đồ Phêrô, chính từ mối hiệp thông trọn vẹn này với Chúa Kitô đă “xuất phát hết mọi yếu tố khác của đời sống Giáo Hội: trước hết là mối hiệp thông giữa tất cả mọi tín hữu, việc dấn thân loan báo và làm chứng cho Phúc Âm, ḷng nhiệt thành yêu thương đối với tất cả mọi người, nhất là thành phần nghèo khổ nhất và thấp hèn nhất” (1st Message at the End of the Eucharistic Concelebration With the Members of the College of Cardinals in the Sistine Chapel, April 20, 2005).

 

Điều ấy xác thực trước hết đối với các vị linh mục. V́ thế mà, tạ ơn Đấng Quan Pḥng Thần Linh, Đấng giờ đây cống hiến cho chúng ta cơ hội để cử hành Năm Cho Các Linh Mục. Tôi thành thực ước mong rằng đây là một cơ hội để canh tân nội tâm cho hết mọi linh mục, nhờ đó, các vị mạnh mẽ tái hăng say trong việc dấn thân cho sứ vụ của ḿnh.

 

Như trong Năm Thánh Phaolô, điểm liên lỉ qui chiếu của chúng ta là Thánh Phaolô thế nào th́ trong những ngày tháng tới chúng ta sẽ nh́n ngắm Thánh Gioan Vianney, Vị Cha Sở Thánh Thiện Họ A, nhân dịp kỷ niệm 150 ngày qua đời của ngài. Trong bức thư tôi đă viết cho các linh mục trong dịp này, tôi đă nhấn mạnh đến những ǵ chiếu tỏa ra trong đời sống của vị thừa tác viên của bàn thờ khiêm hạ này, ở chỗ “hoàn toàn đồng hóa con người với thừa tác vụ của ḿnh”.

 

Ngài thường nói rằng “một vị mục tử tốt lành, một vị mục tử theo cơi ḷng của Thiên Chúa, là một kho tàng lớn lao nhất được Chúa nhân lành ban cho một giáo xứ, và là một trong những tặng ân quí báu nhất của Ḷng Thương Xót Chúa”.

 

Và hầu như không thể nào nghĩ được về sự cao cả của tặng ân này cùng với công việc được trao phó cho một con người tạo vật cùng khốn, ngài đă than thở rằng: “Ôi cao cả biết bao thiên chức linh mụcc!... Nếu ngài hiểu được bản thân ḿnh th́ ngài sẽ chết mất thôi … Thiên Chúa vâng phục ngài: Ngài truyền hai lời th́ Chúa chúng ta từ trời xuống trước theo hiệu tiệu của ngài để nhập vào một Bánh Thánh bé tí”.

 

Thật vậy, chính việc quan tâm tới bộ đôi “căn tính và sứ vụ” mà hết mọi vị linh mục có thể thấy được hơn nữa cái nhu cầu cần sống mỗi ngày một đồng hóa hơn với Chúa Kitô là những ǵ bảo đảm cho ḷng trung thành của ngài và mang lại hoa trái nơi chứng từ phúc âm của ngài.

 

Chính đề tài của Năm Cho Linh Mục – Ḷng Trung Thành của Chúa Kitô, Ḷng Trung Thành của Các Linh Mục – cho thấy rằng tặng ân này của ân sủng thần linh là những ǵ có trước mọi đáp ứng của con người và việc hoàn thành mục vụ, nhờ đó, trong đời sống của vị linh mục, việc loan báo truyền giáo và việc tôn thờ bất khả tách biệt, như căn tính về bí tích theo bản thể và sứ vụ truyền bá phúc âm hóa bất khả tách biệt vậy.

 

Ngoài ra chúng ta có thể nói rằng mục tiêu sứ vụ của hết mọi linh mục là “sùng bái”: nhờ đó tất cả mọi người có thể hiến ḿnh cho Thiên Chúa như là một bánh thánh sống động, thánh hảo và hài ḷng Chúa (cf Rm 12:1), để nơi chính thiên nhiên tạo vật, nơi con người, nó trở thành việc tôn thờ và ca ngợi Đấng Hóa Công, khi nhận lănh một đức ái họ được kêu gọi đến để dồi dào ban phát cho nhau.

 

Chúng ta rơ ràng thấy được điều này nơi những thời gian đầu của Kitô giáo. Thánh Gioan Kim Khẩu chẳng hạn, đă nói rằng bí tích bàn thờ và “bí tích huynh đệ của con người ta”, hay “bí tích của người nghèo”, là hai khía cạnh của cùng một mầu nhiệm. T́nh yêu thương tha nhân, việc chú ư tới công lư và đến người nghèo, không phải chỉ là những đề tài thuộc khoa luân lư xă hội mà là biểu hiện của quan niệm về bí tích nơi luân lư Kitô giáo, v́ qua thừa tác vụ của linh mục, hy tế thiêng liêng của tất cả mọi tín hữu được thực thi, liên kết với hy tế của Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất: hy tế được các linh mục dâng hiến một cách không đổ máu và một cách bí tích đang đợi chờ việc tái xuất hiện của Chúa.

 

Đây là một chiều kích chính, chiều kích truyền giáo và năng động thiết yếu, của căn tính và thừa tác vụ linh mục, ở chỗ, nhờ việc loan báo Phúc Âm, những ai chưa tin được hạ sinh trong đức tin, nhờ đó họ có thể liên kết hy tế của họ với hy tế của Chúa Kitô, những ǵ được chuyển dịch thành t́nh yêu Thiên Chúa và tha nhân.

 

Anh chị em thân mến, đối diện với rất nhiều bất định và chống chọi cần phải tái phục hồi – trong cả việc thi hành thừa tác vụ linh mục nữa – một phán đoán minh bạch và không sai lầm về tính chất cốt yếu tối cao của ân sủng thần linh, khi nhớ lại những ǵ Thánh Tôma Aquinas đă viết: “Tặng ân nhỏ bé nhất của ân sủng trổi vượt hơn sự thiện tự nhiên của toàn thể vũ trụ này” (Summa Theologiae, I-II, q. 113, a. 9, ad 2).

 

Bởi thế, sứ vụ của hết mọi vị linh mục cũng lệ thuộc trên hết vào tâm thức về thực tại bí tích của “cái là mới” của ḿnh. Ḷng nhiệt thành mới mẻ của vị linh mục đối với sứ vụ của ngài bao giờ cũng lệ thuộc vào niềm tin tưởng về căn tính riêng của ngài, một căn tính không phải được cấu tạo nên một cách nhân tạo, mà là được ban tặng và lănh nhận một cách tự do và thần linh. Những ǵ tôi đă viết trong thông điệp “Thiên Chúa là T́nh Yêu” cũng đúng cho cả các vị linh mục nữa: “Việc là Kitô hữu không phải là hoa trái của một chọn lựa về đạo lư hay là một ư tưởng cao vời mà là cuộc gặp gỡ với một biến cố, một con người, những ǵ làm bừng lên một chân trời mới và một hướng đi quyết liệt” (khoản 1).

 

Lănh nhận một tặng sủng phi thường nhờ “việc thánh hiến” của ḿnh, các vị linh mục trở thành những chứng nhân vĩnh viễn của việc các vị gặp gỡ Chúa Kitô. Chính từ khởi điểm nhận thức nội tâm này mà các vị có thể làm trọn “sứ vụ” của ḿnh một cách phong phú, nhờ việc loan báo Lời Chúa và ban phát các phép bí tích. Sau Công Đồng Chung Vaticanô II, xẩy ra một ấn tượng đó là trong thời đại của chúng ta, có một cái ǵ đó khẩn trương hơn nữa nơi sứ vụ của các vị linh mục; một số người đă tin rằng các vị trước hết cần phải xây dựng một xă hội khác biệt. Đàng khác, những câu Phúc Âm chúng ta đă nghe lúc đầu khiến chúng ta chú ư tới hai yếu tố thiết yếu về thừa tác vụ linh mục. Chúa Giêsu sai các tông đồ đi, bấy giờ cũng như hiện nay, để loan truyền Phúc Âm và Người ban cho các vị quyền năng khu trừ các thần dữ.  “Việc loan truyền” và “quyền năng”, có thể nói là “lời” và “bí tích”, bởi thế là hai trụ cột chính nơi việc phục vụ của linh mục, ngoài nhiều h́nh ảnh khả hữu khác của việc phục vụ này.

 

Nếu không quan tâm tới “bộ tranh” thánh hiến và sứ vụ th́ thật sự là khó ḷng hiểu được căn tính của vị linh mục và thừa tác vụ của ngài trong Giáo Hội. Ai thật sự là linh mục đây, nếu không phải là một con người được Thần Linh hoán cải và đổi mới, một con người sống mối liên hệ riêng tư với Chúa Kitô, liên lỉ làm cho Phúc Âm trở thành các qui chuẩn của ḿnh? Ai là linh mục, nếu không phải là một con người của mối hiệp nhất và chân lư, ư thức được những giới hạn của ḿnh và đồng thời sự cao cả phi thường của ơn gọi ngài lănh nhận, ơn gọi giúp vào việc Vương Quốc Thiên Chúa lan rộng cho đến tận cùng trái đất?

 

Phải! Linh mục là một con người hoàn toàn thuộc về Chúa, v́ chính Thiên Chúa đă kêu gọi ngài và chỉ định ngài thi hành việc tông đồ. Và chính v́ hoàn toàn thuộc là của Chúa, ngài hoàn toàn là loài người, cho tất cả mọi người. Trong Năm Cho Linh Mục, một năm sẽ được tiếp tục kéo dài cho tới Lễ Trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu năm tới, chúng ta hăy cầu nguyện cho tất cả mọi vị linh mục. Chớ ǵ có được dồi dào những khởi động nguyện cầu và đặc biệt là chầu Thánh Thể xin ơn thánh hóa hàng giáo sĩ và ơn gọi linh mục – ở các giáo phận, các giáo xứ, các cộng đồng tu tŕ (nhất là các đan viện), các hội đoàn và các phong trào cũng như ở các nhóm mục vụ khác nhau hiện nay trên thế giới – đáp ứng lời mời gọi của Chúa Giêsu trong việc “cầu cùng chủ mùa để Ngài sai thợ đến làm mùa cho Ngài” (Mt 9:38).

 

Cầu nguyện là việc làm đầu tiên, là đường lối đích thực của việc thánh hóa các vị linh mục, và là hồn sống của một “thừa tác vụ ơn gọi” chân thực. Việc hiếm hoi về số thụ phong linh mục ở một số xứ sở không được gây ra t́nh trạng chán nản, trái lại, cần phải phát động nhiều cơ hội thầm lặng và lắng nghe Lời Chúa, và chú ư hơn nữa tới việc linh hướng và bí tích giải tội, nhờ đó tiếng của Thiên Chúa, Đấng luôn tiếp tục kêu gọi và củng cố, có thể được nhiều giới trẻ lắng nghe và mau mắn đáp ứng.

 

Con người nguyện cầu th́ không sợ hăi; con người nguyện cầu th́ không bao giờ lẻ loi cô độc; con người nguyện cầu được cứu độ! Thánh Gioan Vianney thật sự là một mô phạm của một cuộc đời sống nguyện cầu. Xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, giúp cho tất cả mọi vị linh mục noi gương bắt chước ngàiccc để như ngài là những chứng nhân của Chúa Kitô và là những tông đồ của Phúc Âm.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 1/7/2009

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)