Mẹ
Maria Mông Triệu
tham dự
vào cuộc
chiến
thắng
của
Chúa Kitô trên sự
chết
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI: Bài Giảng
Lễ
Mẹ
Mông Triệu
Thứ
Bảy
15/8/2009 tại
Nhà Thờ
Giáo Xứ
San Tommaso da Villanova
ở
Castel Gandolfo
Quí
Huynh khả kính trong hàng Giáo Phẩm và Linh Mục,
Anh Chị Em thân mến,
Lễ Trọng hôm nay là tột đỉnh của hàng loạt các việc cử hành phụng vụ
quan trọng chúng ta được kêu gọi để chiêm ngưỡng vai tṛ của Đức
Trinh Nữ Maria trong lịch sử cứu độ. Thật vậy, Lễ Mẹ Vô Nhiễm, Lễ
Mẹ Nhận Tin, Lễ Mẹ Thiên Chúa và Lễ Mẹ Mông Triệu là những mốc điểm
nền tảng tương liên qua đó Giáo Hội tôn tụng và ca ngợi thân phận
hiển vinh của Mẹ Thiên Chúa, thế nhưng chúng ta cũng có thể đọc lịch
sử của chúng ta nơi các lễ trọng này.
Mầu nhiệm Mẹ được hoài thai là những ǵ gợi lại cho thấy trang sử
đầu tiên về biến cố của con người, vạch ra cho chúng ta thấy rằng
nơi dự án thần linh của việc tạo dựng th́ con người đă từng có được
nét tinh tuyền và vẻ đẹp của Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm này.
Dự án này, bị hư hoại nhưng không bị hủy hoại bởi tội lỗi, nơi việc
Nhập Thể của Con Thiên Chúa, được loan báo và hiện thực nơi Mẹ
Maria, đă được tái tạo và phục hồi cho việc tự do chấp nhận của con
người sống đức tin.
Sau hết, nơi việc mông triệu của Mẹ Maria, chúng ta chiêm ngưỡng
những ǵ chính chúng ta được kêu gọi để chiểm đạt trong việc theo
chân Chúa Kitô và tuân theo lời của Người, ở vào lúc kết thúc cuộc
hành tŕnh trần gian của chúng ta.
Giai đoạn cuối cùng nôi cuộc hành tŕnh trần thế của Mẹ Thiên Chúa
kêu mời chúng ta hăy nh́n vào cách thức Mẹ đă hành tŕnh tiến về mục
đích vĩnh hằng hiển vinh.
Trong đoạn Phúc Âm vừa được công bố, Thánh Luca nói rằng, sau lời
loan báo của Thiên Thần, Mẹ Maria “đă chỗi dạy vội vă đến một miền
đồi núi” để viếng thăm bà Isave (Lk 1:39).
Với những lời ấy, vị Thánh Kư này muốn nhấn mạnh là đối với Mẹ
Maria, việc theo đuổi ơn gọi của Mẹ một cách dễ dạy đối với Thần
Linh của Thiên Chúa, Đấng đă thực hiện nơi Mẹ việc Nhập Thể của Lời,
nghĩa là việc theo một con đường mới và lập tức từ nhà lên đường
hành tŕnh theo sự dẫn dắt của một ḿnh Thiên Chúa.
Khi nhận định về “việc vội vă” của Mẹ Maria, Thánh Ambrôsiô đă nói
rằng: “ân sủng của Thánh Linh không chấp nhận thái độ chậm trễ”
(Expos. Evang. sec. Lucam, ii, 19: PL 15, 1560).
Đời sống của Đức Mẹ được dẫn dắt bởi một Đấng Khác: “Này tôi là nữ
tỳ Chúa; xin hăy thực hiện nơi tôi theo như lời ngài” (Lk 1:38); đời
sống này được khuôn đúc bởi Thánh Linh, nó được đánh dấu bằng các
biến cố và các cuộc gặp gỡ, chẳng hạn như với Bà Isave, thế nhưng
trên hết nhờ mối liên hệ rất đặc biệt của Mẹ với Người Con Giêsu của
Mẹ.
Nó là một cuộc hành tŕnh mà theo đó Mẹ Maria, yêu chuộng và suy
nghĩ trong ḷng ḿnh các biến cố xẩy ra trong đời ḿnh, nhận thấy
nơi chúng một cách sâu xa hơn bao giờ hết ư nhiệm của Thiên Chúa là
Cha cho phần rỗi của thế giới.
Thế rồi, bằng việc theo Chúa Giêsu từ Bêlem sang nơi tha hương ở Ai
Cập, theo Người cả khi Người sống ẩn dật và công khai, thậm chí cho
tới chân Thập Tự Giá, Mẹ Maria đă sống bằng một thái độ liên lỉ
hướng về Thiên Chúa bằng tinh thần của bài ca vịnh Ngợi Khen, hoàn
toàn gắn bó với dự án yêu thương của Thiên Chúa, thậm chí ở cả những
lúc tối tăm và khổ ải, và nuôi dưỡng trong ḷng ḿnh việc hoàn toàn
phó ḿnh vào bàn tay của Chúa để trở thành một mẫu nghi cho tín hữu
trong Giáo Hội (cf Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân, 64-65).
Toàn thể cuộc sống này là một cuộc hướng thượng, tất cả cuộc sống
này là một cuộc suy niệm, tuân phục, tin tưởng và hy vọng, thậm chí
trong cả những lúc tối tăm; và toàn thể cuộc sống này được đánh dấu
bằng “việc vội vă thánh hảo” ở chỗ coi Thiên Chúa bao giờ cũng ưu
tiên chứ không phải một sự ǵ khác làm cho cuộc sống của chúng ta
phải vội vă hấp tấp cả.
Sau hết, biến cố Mẹ Mông Triệu nhắc nhở chúng ta rằng đời sống của
Mẹ Maria, như đời sống của hết mọi Kitô hữu, là một cuộc hành tŕnh
theo đuổi, theo đuổi Chúa Giêsu, một cuộc hành tŕnh có một đích
điểm rất chính thực, một tương lai đă hiện lộ, đó là cuộc chiến
thắng tối hậu trên tội lỗi và sự chết và là cuộc hiệp thông trọn vẹn
với Thiên Chúa, v́ như Thánh Phaolô nói trong Thư Êphêsô là Cha
“nâng chúng ta lên với Ngài và trong Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta
được ngồi với Ngài trên thiên đàng” (2:6).
Điều ấy có nghĩa là nhờ Phép Rửa, chúng ta đă được thật sự nâng lên
và trong Chúa Giêsu Kitô được ngồi ở những chỗ trên thiên đàng, thế
nhưng chúng ta cần phải thực tế chiếm đạt những ǵ đă được bắt đầu
trước đó và có được nhờ Phép Rửa.
Nơi chúng ta, mối hiệp thông với Chúa Kitô phục sinh chưa trọn, thế
nhưng đối với Trinh Nữ Maria th́ lại trọn vẹn, cho dù Đức Mẹ có phải
thực hiện cuộc hành tŕnh của ḿnh. Mẹ đă hoàn toàn được hiệp nhất
với Thiên Chúa, với Con của Mẹ, Mẹ dẫn chúng ta vươn tới và hỗ trợ
cuộc hành tŕnh của chúng ta.
Nơi Mẹ Maria được đưa về Trời, bởi thế, chúng ta chiêm ngưỡng Vị,
nhờ một đặc ân chuyên nhất, được thông phần nơi linh hồn và thân xác
của Mẹ vào cuộc chiến thắng tối hậu của Chúa Kitô trên sự chết.
“Công Đồng Chung Vaticanô Hai nói rằng Vị Trinh Nữ Vô Nhiễm này “Khi
cuộc sống trần gian của Mẹ kết thúc, đă được đưa vào vinh quang
thiên đ́nh cả xác lẫn hồn… và được Chúa tôn làm Nữ Hoàng trên tất cả
mọi sự, để Mẹ có thể càng hoàn toàn nên giống hơn Con Mẹ là Chúa các
chúa (cf Rev 19:16) và là Đấng chiến thắng tôi lỗi và sự chết”
(Lumen Gentium, 59).
Nơi vị Trinh Nữ được đưa về Trời này, chúng ta chiêm ngưỡng mức hoàn
thiện của đức tin Mẹ, của cuộc hành tŕnh đức tin được Mẹ vạch ra
cho Giáo Hội cũng như cho từng người chúng ta: Vị mà, hết mọi giây
phút, đă đón nhận Lời Chúa, được đưa về Trời, nói cách khác, chính
Mẹ được Con Mẹ đón nhận vào “nơi cư ngụ” mà Người đă sửa soạn cho
chúng ta bằng cái chết và cuộc phục sinh của Người (cf Jn 14:2-3).
Đời sống của con người trên trái đất này, như Bài Đọc Thứ Nhất đă
nhắc nhở chúng ta là một cuộc hành tŕnh đang diễn tiến, một cách
liên lỉ, với một cuộc đối chọi gay go giữa con rồng và người nữ,
giữa sự thiện và sự dữ. Đó là t́nh trạng khốn khổ của lịch sử con
người: Nó là một cuộc hải hành, thường tăm tối và băo tố. Mẹ Maria
là v́ Tinh Tú soi dẫn chúng ta hướng về Chúa Giêsu Con Mẹ là “mặt
trời mọc lên bên trên tất cả mọi tối tăm của lịch sử” (cf Thông Điệp
Niềm Hy Vọng Cứu Độ, 49) và cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng
chúng ta cần: niềm hy vọng chúng ta có thể chiếm được, niềm hy vọng
Thiên Chúa đă chiếm lấy, và nhờ Phép Rửa chúng ta đă có được cuộc
chiến thắng này. Chúng ta vĩnh viễn không bị thua bại: Thiên Chúa là
Đấng cứu giúp chúng ta, Ngài là Đấng hướng dẫn chúng ta.
Niềm hy vọng của chúng ta là ở chỗ: Việc hiện diện này của Chúa
trong chúng ta trở nên hữu h́nh nơi Mẹ Maria được đưa về Trời. Một
chút nữa đây chúng ta đọc thấy trong Kinh Tiền Tụng cho Lễ Trọng này
là “Vị Trinh Nữ Chúa đă làm sáng tỏa ra như là một dấu hiệu của niềm
hy vọng và ủi an cho dân Chúa trong cuộc hành tŕnh của họ”.
Cùng với Thánh Bênađô, một thần bí gia, vị đă xướng lên những lời
chúc tụng ngợi khen Đức Trinh Nữ này, chúng ta hăy kêu cầu Mẹ:
“Chúng con nguyện cầu cùng Mẹ, Ôi Đấng Diễm Phúc, cho ân sủng Mẹ đă
chiếm hữu, đặc quyền Mẹ đă xứng nhận, Đấng T́nh Thương Mẹ đă cưu
mang, xin hăy chiếm lấy Đấng v́ Mẹ đă hạ cố thông phần vào t́nh
trạng khốn nạn và hèn yếu của chúng con, nhờ lời nguyện cầu của Mẹ
xin làm cho chúng con được tham dự vào các ân sủng của Người, vào
hạnh phúc của Người và vào vinh hiển đời đời của Người, Chúa Giêsu
Kityô, Con Mẹ, Chúa chúng con, Đấng ở trên hết tất cả mọi sự, là
Thiên Chúa Vinh Phúc muôn đời muôn kiếp. Amen”. (Sermo 2 "de
Adventu", 5: PL 183, 43).
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ
biến ngày 30/8/2009