"Đó là cốt lơi sâu xa nhất nơi sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô,

đồng thời cũng là yếu tính thực sự của thiên chức linh mục".

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI:

Bài Ging Tn Phong Giám Mc Th By 12/9/2009 ti Đền Th Thánh Phêrô

 

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Chúng ta thương mến gửi lời chào và thân ái chung niềm vui với 5 người anh em tư tế của chúng ta đă được Chúa gọi để làm thừa kế các vị Tông Đồ, đó là các Đức ông Giordano Caccia, Franco Coppola, Pietro Parolin, Raffaello Martinelli và Giorgio Corbellini. Tôi cám ơn từng vị về việc trung thành phục vụ của các vị giành cho Giáo Hội, khi làm việc ở Văn Pḥng Quốc Vụ Khanh, Thánh Bộ Tín Lư Đức Tin, và Cơ Quan Quản Trị Quốc Đô Vatican, và tôi tin rằng, với cùng tấm ḷng yêu mến Chúa Kitô và nhiệt thành với các linh hồn, các vị sẽ thi hành thừa tác vụ sắp được trao phó cho các vị hôm nay đây qua việc tấn phong giám mục về những lănh vực mới của hoạt động mục vụ. Theo Truyền Thống Tông Đồ th́ bí tích này được ban qua việc đặt tay và cầu nguyện. Việc dặt tay xẩy ra trong thinh lặng. Ngôn ngữ loại người không được tốt lên. Linh hồn âm thầm hướng về Thiên Chúa, Đấng giơ tay ḿnh ra với con người, Đấng nhận lấy con người cho chính ḿnh, đồng thời bao che họ bằng tay của ḿnh để bảo vệ họ, nhờ đó con người hoàn toàn là sở hữu của Chúa, trọn vẹn thuộc về Thiên Chúa và mang những người khác đến cùng bàn tay của Thiên Chúa. Thế nhưng, việc cầu nguyện sau đó như là một yếu tố căn bản thứ hai của tác động thánh hiến. Việc tấn phong giám mục là một biến cố của việc nguyện cầu. Không ai có thể làm cho một người khác làm linh mục hay giám mục. Chính Chúa là Đấng, bằng lời cầu nguyện và cử chỉ đặt tay, biến con người ấy hoàn toàn trở thành con người phục vụ Ngài, kéo họ vào vai tṛ linh mục của ḿnh. Chính Người là Đấng thánh hiến thành phần được tuyển chọn. Chính Người, Vị Thượng Tế duy nhất, Đấng đă hiến dâng một hy tế duy nhất cho tất cả chúng ta, làm cho họ được tham dự vào thiên cức linh mục của Người, nhờ đó lời Người nói và việc Người làm diễn ra ở tất cả mọi lúc đồng thời với nhau. 

 

Giáo Hội đă khai triển dấu hiệu sống động liên hệ này giữa lời nguyện cầu và tác động của Chúa Kitô trên con người trong phụng vụ của ḿnh. Trong khi đọc lời nguyện tấn phong, Cuốn Sách Phúc Âm mở sẵn, Cuốn Sách Lời Chúa, được đặt trên người được tấn phong. Phúc Âm cần phải thấm nhập họ, Lời hằng sống của Thiên Chúa có thể nói cần phải xâm chiếm họ. Bởi thế Phúc Âm không phải chỉ là lời nói – Chính Chúa Kitô là Phúc Âm. Cùng với Lời này, chính cuộc sống của Chúa Kitô cũng phải xâm chiếm con người này nữa, đến độ họ hoàn toàn trở nên một với Người, nhờ đó Chúa Kitô sống trong họ và khuôn đúc đời sống cả trong lẫn ngoài của họ.

 

Đó là những ǵ trong các bài đọc hôm nay cho thấy cái thiết yếu nơi thừa tác vụ linh mục của Chúa Kitô là những ǵ cần phải hiện thực nơi họ. Con người được thánh hiến cần phải tràn đầy Thần Linh Chúa và sống bởi Người. Họ cần phải mang tin mừng cho người nghèo khó, mang đến một thứ tự do và niềm hy vọng thực sự làm cho con người được sống động và chữa lành họ. Họ cần phải thiết lập thiên chức linh mục của Chúa Kitô nơi con người, thiên chức linh mục theo ḍng dơi Melchizedek, tức là vương quốc công lư và ḥa b́nh. Như 72 môn đệ được Chúa sai đi, họ cần phải là một người mang lại sự chữa lành, một người giúp băng bó các thương tích nội tâm của con người, t́nh trạng con người xa cách Thiên Chúa. Vương quốc của Thiên Chúa, một thực tại được Phúc Âm hôm nay nói tới, không phải là những ǵ “kế cận” với Thiên Chúa, một điều kiện của thế giới này; Nó là sự hiện diện của chính Thiên Chúa, Đấng thật sự là quyền năng chữa lành.

 

Chúa Giêsu tóm gọn tất cả những khía cạnh đa diện này của thiên chức linh mục trong một câu duy nhất: “Con Người đến không phải để được phục vụ mà là để phục vụ và hiến mạng sống ḿnh để cứu độ cho nhiều người” (Mk 10:45). Khi phục vụ là hiến bản thân ḿnh; không phải cho bản thân ḿnh mà là cho người khác, v́ Thiên Chúa và theo quan điểm của Thiên Chúa: Đó là cốt lơi sâu xa nhất nơi sứ vụ của Chúa Giêsu Kitô, đồng thời cũng là yếu tính thực sự của thiên chức linh mục. Nhờ đó, Người đă làm cho từ ngữ “tôi tớ” trở thành danh hiệu vinh dự nhất của Người. Như thế, Người đă chiếm lấy một thứ nghịch đảo về các thứ giá trị, Người đă cống hiến cho chúng ta một h́nh ảnh mới về Thiên Chúa và về con người. Chúa Giêsu không đến như là một trong những vị sư phụ của thế giới này, mà Người, Đấng chính là Vị Sư Phụ chân thực, đến để phục vụ. Thiên chức linh mục của Người không phải là một thứ thống trị mà là phục vụ: đó là vai tṛ linh mục mới của Chúa Giêsu Kitô theo gịng dơi Malchizedek.

 

Thánh Phaolô đă công thức hóa yếu tính này của thừa tác vụ tông đồ và linh mục này một cách rất rơ ràng. Trước những tranh luận trong Giáo Hội ở Côrintô về những vị Tông Đồ khác nhau, ngài đặt vấn đề là: Thế nhưng đâu là một vị Tông Đồ? Apollo là ai? Phaolô là ǵ? Họ đều là thành phần tôi tớ; mỗi người theo cách thức Chúa làm nơi họ (cf 1Cor 3:5). “Vậy chớ ǵ thiên hạ coi chúng tôi như những đầy tớ của Đức Kitô, những người quản lư các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mà điều cần ở nơi người quản lư đó là phải chứng tỏ ḷng trung thành của mỗi người” (1 Corinthians 4:1-2). Ở Giêrusalem, trong tuần lễ cuối cùng của cuộc đời ḿnh, chính Chúa Giêsu đă nói nơi 2 dụ ngôn về những người tôi tớ này, thành phần đă được ủy thác cho các sản vật trần thế của Người, và cũng đă cho thấy 3 đặc tính phục vụ một cách đúng đắn, những đặc tính cụ thể hóa h́nh ảnh của thừa tác vụ linh mục này. Bởi vậy, chúng ta hăy thoáng nh́n vào 3 đặc tính này, để thấy được, bằng con mắt của chính Chúa Giêsu, công việc mà anh em, các bạn thân mến, giờ đây đang được kêu gọi để lănh nhận.

 

Đặc tính thứ nhất Chúa đ̣i hỏi nơi người tôi tớ đó là ḷng trung thành. Người được ủy thác cho một sản vật lớn lao là những ǵ không thuộc về họ. Giáo Hội không phải là Giáo Hội “của chúng ta”, mà là Giáo Hội của Người, Giáo Hội của Thiên Chúa. Người tôi tớ cần phải trả lẽ về cách thức họ chăm sóc cho các sản vật được trao phó cho họ. Chúng ta không thắt buộc con người vào chúng ta; chúng ta không t́m kiếm quyền lực, thế giá, ḷng trọng kính cho bản thân ḿnh.

 

Chúng ta dẫn con người về cùng Chúa Giêsu Kitô nhờ đó về cùng Vị Thiên Chúa hằng sống. Làm như thế chúng ta mang họ về với chân lư, và tự do xuất phát từ chân lư. Ḷng trung thành là những ǵ vị tha, và chính v́ thế nó là những ǵ giải phóng đối với chính thừa tác vụ cũng như đối với những ai được trao phó cho thừa tác vụ này. Chúng ta biết rằng những sự việc nơi xă hội dân sự, và thường cả ở trong Giáo Hội nữa, trở thành tệ hơn v́ những ai có trách nhiệm hoạt động cho bản thân ḿnh chứ không phải cho cộng đồng, cho công ích. Bằng một vài hàng chữ, Chúa đă vạch ra h́nh ảnh của người đầy tớ gian ác, thành phần bắt đầu huyênh hoang, say sưa, đánh đập đồng bạn tôi tớ của ḿnh, v́ thế ứng xử phản lại với yếu tính của phận vụ ḿnh. Theo tiếng Hy Lạp th́ chữ có nghĩa là “ḷng trung thành” trùng với chữ có nghĩa là “ḷng tin tưởng”. Ḷng trung thành của người tôi tớ Chúa Giêsu Kitô cũng thực sự ở sự kiện là họ không t́m cách thích ứng ḷng tin tưởng của ḿnh với những kiểu cách thời đại. Chỉ có một ḿnh Chúa Giêsu mới có những lời sự sống đời đời, và chúng ta cần phải mang những lời ấy đến cho dân chúng. Chúng là sản vật quí báu chúng ta được ban cho. Ḷng trung thành này không phải là những ǵ cằn cỗi hay tĩnh tại; nó là những ǵ sáng tạo. Ông chủ đă trách người tôi tớ mang giấu đi sản vật được trao cho ở dưới đất để tránh né bất cứ rủi ro ǵ xẩy ra. Nơi ḷng trung thành bề ngoài này, hắn đă gạt sản vật của chủ ḿnh sang một bên để hoàn toàn hiến ḿnh cho các việc riêng của ḿnh. Ḷng trung thành không biết đến sợ hăi, thế nhưng được tác động bởi yêu mến và tính chất năng động của ḷng mến yêu này. Ông chủ đă khen người tôi tớ làm sinh hoa kết trái các sản vật của ḿnh. Đức tin cần phải được chia sẻ: đức tin được ban cho chúng ta không phải cho riêng ḿnh chúng ta, cho phần rỗi riêng của linh hồn chúng ta, mà là cho kẻ khác, cho thế giới này và cho thời đại của chúng ta. Chúng ta cần phải mang đức tin đến cho thế giới này, nhờ đó đức tin trở thành một quyền năng sống động, làm gia tăng việc hiện diện của Thiên Chúa trên thế giới.

 

Đặc tính thứ hai Chúa Giêsu đ̣i hỏi nơi người tôi tớ đó là sự khôn khéo. Ở đây chúng ta cần phải loại trừ ngay một thứ hiểu lầm. Sự khôn khéo là những ǵ khác với cái khôn lanh. Sự khôn khéo, theo truyền thống triết lư Hy Lạp, là nhân đức đầu tiên trong các nhân đức trụ; nó cho thấy cái nền tảng của chân lư, một nền tảng trở thành qui chuẩn cho việc chúng ta tác hành nhờ “sự khôn khéo”. Sự khôn khéo đ̣i phải có ḷng khiêm tốn, kỷ cương, và lư trí tinh tường, (một thứ lư trí có thể bị mù quáng bởi thành kiến); nó không phán đoán theo các ước muốn và đam mê, nhưng t́m kiếm chân lư – cho dù là chân lư không vui thú ǵ. Sự khôn khéo là ở chỗ thực hiện việc theo đuổi chân lư và tác hành một cách am hợp với chân lư. Người tôi tớ khôn khéo trước hết là một con người của sự thật và của lư trí chân thành.

 

Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô, đă mở toang cửa ra cho chúng ta thấy được chân lư là những ǵ nếu để mặc chúng ta sẽ vẫn là những ǵ đóng chặt và chỉ hơi hé mở một chút mà thôi. Ngài đă tỏ cho chúng ta, nơi Thánh Kinh cũng như nơi niềm tin của Giáo Hội chân lư thiết yếu về con người, chân lư cống hiến cho các hành động của chúng ta hướng đi đúng đắn. Bởi thế, nhân đức trụ đầu tiên của vị linh mục là thừa tác viên của Chúa Giêsu Kitô là ở chỗ để cho ḿnh được chân lư do Chúa Kitô tỏ cho chúng ta khuôn đúc. Nhờ đó chúng ta trở thành những con người thực sự hữu lư, thành phần phán đoán căn cứ vào toàn diện chứ không phải chỉ ở những chi tiết phiếm diện. Chúng ta không để cho ḿnh bị dẫn dắt bởi cái cửa số nho nhỏ tinh khôn riêng tư của ḿnh, nhưng bằng cái cửa số lớn được Chúa Kitô mở ra cho chúng ta thấy tất cả sự thật, nhờ đó chúng ta thấy thế giới và con người và từ chân lư này chúng ta thấy được những ǵ thực sự giá trị trong đời sống.

 

Đặc tính thứ ba được Chúa Giêsu nói tới trong dụ ngôn về người tôi tớ đó là ḷng nhân lành: “Hỡi người tôi tớ tốt lành và trung tín… hăy vào hoan hưởng niềm vui của chủ ngươi” (Mt 25:21,23). Đặc tính “ḷng nhân lành” này trở nên sáng tỏ cho chúng ta nếu chúng ta nghĩ về cuộc gặp gỡ goiữa Chúa Giêsu và người thanh niên giầu có. Con người này hướng về Chúa Giêsu, gọi Người là “Lạy Thày Nhân Lành”, và đă nhận được câu trả lời ngỡ ngàng: “Tại sao gọi Tôi là nhân lành? Không ai nhân lành ngoài Thiên Chúa” (Mk 10:17-18). Chỉ có Thiên Chúa là nhân lành với đúng nghĩa của nó. Ngài là Sự Thiện, Sự Thiện trên hết, Sự Thiện có ngôi vị. Nơi một thụ tạo – nơi con người – trở nên nhân lành v́ thế cần phải dựa trên một hướng chiều nội tâm sâu xa về Thiên Chúa. Sự thiện hảo gia tăng theo mối hiệp nhất nội tâm với Vị Thiên Chúa hằng sống này. Sự thiện hảo trước hết bao gồm một mối hiệp thông sống động với Thiên Chúa, với Sự Thiện, một mối hiệp thông nội tâm gia tăng với Ngài. Thật vậy, con người có thể học biết về sự thiện hảo chân thực này từ ai khác ngoài Đấng đă yêu thương chúng ta cho tới cùng, cho tới tận cùng (cf. 13:1)? Chúng ta trở thành những người tôi tớ nhân lành nhờ mối liên hệ sống động của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Chỉ khi nào đời sống của chúng ta diễn tiến bằng cuộc đối thoại với Người, chỉ khi nào hữu thể của Người, các đặc tính của Người thấm nhập chúng ta và khuôn đúc chúng ta, chúng ta mới thực sự trở nên tốt lành nhân ái.

 

Theo lịch của Giáo Hội, hôm nay chúng ta tưởng nhớ Thánh Danh Mẹ Maria. Nơi Mẹ là Đấng đă và đang hoàn toàn hiệp nhất với Người Con, với Chúa Kitô, con người đang sống trong tăm tối và khổ đau của thế giới này thấy được đức tin của một Người Mẹ cống hiến cho chúng ta ḷng can đảm tiến bước. Theo truyền thống tây phương th́ tên “Mary” được chuyển dịch là “Sao Biển”. Kinh nghiệm này được thể hiện nơi danh hiệu ấy, ở chỗ, biết bao nhiêu lần lịch sử chúng ta sống đă diễn ra như một là một biển cả tối tăm với những triều sóng xô lấn một cách rùng rợn con tầu nhỏ bé của chúng ta? Đôi khi đêm tối này đường như bất khả xuyên thấu. Người ta thường có cảm giác là chỉ thấy có sự dữ tung hoành c̣n Thiên Chúa th́ hoàn toàn ở măi tận đâu đâu. Chúng ta thường chỉ thoáng thấy từ rất xa vời Ánh Sáng cao cả là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đă chiến thắng sự chết và sự dữ. Thế nhưng, giờ đây chúng ta thấy ánh sáng chiếu tỏa gần chúng ta hơn khi Mẹ Maria thưa rằng: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa”. Chúng ta thấy ánh sáng của sự thiện hảo tỏa lan ra từ Mẹ. Nơi sự thiện hảo được Mẹ sử dụng để đón nhận và hằng nhờ đó đáp ứng những khát vọng lớn nhỏ của nhiều người, chúng ta nhận thấy sự thiện hảo của chính Thiên Chúa một cách nhân bản. Người đă ban cho chúng ta Mẹ của Người để Mẹ làm Mẹ của chúng ta, nhờ đó chúng ta học nơi Mẹ thưa tiếng “xin vâng” là tiếng làm cho chúng ta nên tốt lành thiện hảo.

 

Các bạn thân mến, vào giờ phút này đây, chúng tôi hăy cầu cùng Người Mẹ của Chúa cho anh em, để Mẹ luôn dẫn dắt anh em hướng về Con Mẹ là nguồn của sự thiện hảo. Và chúng tôi cầu xin để anh em  được trở thành những người tôi tớ trung thành, khôn khéo và tốt lành, nhờ đó anh em, một ngày kia, có thể nghe được từ Vị Chúa của lịch sử phán rằng: Hỡi đầy tớ tốt lành và trung thành, hăy chung hưởng niềm vui với chủ của ngươi. Amen. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 13/9/2009

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)