|
ĐTC Biển
Đức XVI: Tông Du Thánh Địa
Diễn Từ
trong Lễ Nghi Làm Phép cho Viên Đá Đầu Tiên Đại Học Đường Madaba
của Ṭa
Thượng Phụ Latinh ở Jordan Thứ Bảy 9/5/2009
Chư Huynh Giám Mục thân mến,
Các bạn thân mến,
Tôi hết sức hân hoan làm phép viên đá đầu tiên cho Viện Đại Học Madaba
này. Tôi xin cám ơn Đức Thượng Phụ Tổng Giám Mục Fouad Twal, Thượng Phụ
Latinh ở Giêrusalem về những lời lẽ ưu ái nghênh đón tôi. Tôi muốn gửi
lời chào đặc biệt tới Đức Thượng Phụ hưu trí Michel Sabbah, vị đă khơi
động và nỗ lực rất nhiều cùng với Đức Giám Mục Salim Sayegh cho cơ cấu
mới này. Tôi cũng xin chào các vị thẩm quyền dân sự, các Giám Mục, linh
mục, tu sĩ và tín hữu cùng tất cả những ai hỗ trợ chúng tôi tổ chức nghi
thức quan trọng này.
Vương Quốc Jordan đă thực sự đặt ưu tiên cho công việc gia tăng và cải
tiến vấn đề giáo dục. Tôi thấy rằng trong sứ vụ cao quí này Nữ Hoàng
Rania đặc biệt đóng vai tṛ chủ động và viện dấn thân của bà làm phấn
khởi cho nhiều người. Trong khi tôi tỏ ḷng trân trọng trước những nỗ
lực của rất nhiều người thiện chí dấn thân cho việc giáo dục, tôi cảm
thấy hài ḷng nhận thấy có việc tham phần thông thạo và chuyên nghiệp
của các cơ cấu Kitô giáo, nhất là Công giáo và Chính Thống giáo, vào nỗ
lực tổng quan này. Chính trong bối cảnh ấy Giáo Hội Công giáo, được hỗ
trợ của các thẩm quyền Jordan, đă t́m cách mở rộng vấn đề giáo dục cấp
đại học ở xứ sở này và các nơi khác. Sáng kiến hiện nay cũng là những ǵ
đáp ứng đ̣i hỏi của nhiều gia đ́nh, v́ cảm thấy măn nguyện với việc huấn
luyện nơi các học đường do các thẩm quyền tôn giáo đặc trách, đang muốn
có một giải pháp tương tự ở cả cấp đại học.
Tôi
có lời khen tặng tới những khởi động viên cho cơ cấu mới này về sự tin
tưởng can trường của họ trong việc giáo dục tốt đẹp như là một tảng đá
dọn đường cho việc phát triển bản thân cũng như cho ḥa b́nh và tín bộ ở
miền đất này. Theo chiều hướng ấy Đại Học Đường Madaba sẽ chắc chắn chú
ư tới ba mục tiêu quan trọng. Bằng việc phát triển những tài năng và
thái độ cao quí cho các thế hệ sinh viên hậu sinh, nó sẽ sửa soạn cho họ
phục vụ cộng đồng rộng lớn và nâng cao những tiêu chuẩn sống của cộng
đồng này. Bằng việc truyền đạt kiến thức và làm thấm nhiễm vào sinh viên
một t́nh yêu chân lư, nó sẽ bồi dưỡng dồi dào ḷng gắn bó của họ với
những thứ giá trị lành mạnh và quyền tự do cá nhân của họ. Sau hết, việc
huấn luyện trí thức này cũng sẽ làm cho khả năng nhận thức của họ sáng
suốt hơn, đánh tan vô thức và thành kiến, cùng giúp vào việc khu trừ cái
bùa ngải của những thứ ư hệ cũ mới. Thành quả của tiến tŕnh này sẽ là
một đại học đường không phải chỉ là một giảng đài cho vấn đề củng cố
việc gắn bó với chân lư cùng những thứ giá trị của một nền văn hóa nào
đó, mà c̣n là nơi cảm thông và đối thoại nữa. Trong khi thấm nhiễm gia
sản riêng của ḿnh, giới trẻ Jordan và những sinh viên khác trong miền
sẽ được hướng dẫn có được một kiến thức sâu xa hơn về những thành đạt về
văn hóa của con người, sẽ được phong phú hóa bởi những quan điểm khác,
và được huấn luyện sống bao hàm, khoan nhượng và an b́nh.
Việc
giáo dục “bao rộng” này là những ǵ người ta mong đợi nơi các cơ cấu học
thức cao cũng như nơi môi trường văn hóa của những cơ cấu này, dù trần
thế hay đạo giáo. Thật vậy, niềm tin nơi Thiên Chúa không đè nén việc
t́m kiếm chân lư; trái lại, niềm tin này c̣n khuyến khích viện t́m kiếm
ấy nữa. Thánh Phaolô đă kêu gọi các Kitô hữu sơ khai là hăy mở ḷng ḿnh
ra cho “tất cả những ǵ là chân thực, tất cả những ǵ là cao quí, tất cả
những ǵ là thiện hảo và tinh tuyền, tất cả những ǵ chúng ta yêu chuộng
và tôn kính, tất cả những ǵ được coi là tuyệt hảo hay đáng ca ntụng”
(Phil 4:8). Dĩ nhiên, tôn giáo, như khoa học và kỹ thuật, triết lư và
tất cả những biểu hiệu của việc chúng ta t́m kiếm chân lư, có thể trở
thành băng hoại. Tôn giáo trở nên méo mó khi bị ép buộc phục vụ cho vô
thức hay thành kiến, khinh bỉ, bạo động và lạm dụng. Trong trường hợp
như thế, chúng ta thấy chẳng những một thứ xuyên tạc về tôn giáo mà c̣n
là một thứ bại hoại nơi tự do của con người nữa, một thứ co hẹp và mù
quáng của trí khôn. Hiển nhiên là một hậu quả như thế không phải là
những ǵ bất khả tránh. Thật vậy, khi chúng ta cổ vơ giáo dục là chúng
ta công bố niềm tin tưởng của chúng ta nơi tặng ân tự do. Ḷng con người
có thể trở nên chai cứng trước những giới hạn của môi trường sống, trước
những lợi lộc và đam mê. Thế nhưng, hết mọi người cũng được kêu gọi sống
khôn ngoan và liêm chính, kêu gọi thực hiện việc chọn lựa căn bản hết
sức quan trọng là sự lành hơn là sự dữ, chân lư hơn là bất lương, và họ
có thể được trợ giúp nơi công việc này.
Tiếng
gọi sống liêm chính là những ǵ được con người đạo hạnh đích thức nhận
thức, v́ Vị Thiên Chúa của chân lư, yêu thương và mỹ lệ không thể nào
được phục vụ bằng cách nào khác hơn. Niềm tin tưởng trưởng thành vào
Thiên Chúa giúp rất nhiều trong việc hướng dẫn việc thâu nhận và áp dụng
cách thích đáng kiến thức. Khoa học và kỹ thuật cống hiến những lợi ích
ngoại lệ cho xă hội và đă cải tiến rất nhiều cho phẩm chất của đời sống
nơi nhiều người. Thật sự đó là một trong những niềm hy vọng của những ai
đang cổ vơ Đại Học Đường này, một đại học có khẩu hiệu là Sapientia et
Scientia – Khôn Ngoan và Khoa Học. Đồng thời các thứ khoa học cũng có
giới hạn của chúng. Chúng không thể nào giải đáp tất cả mọi câu hỏi về
con người và viện hiện hữu của con người. Thật thế, con người, vị thế
của họ và mục đích của họ trong vũ trụ này không thể b ị chất chứa trong
những giới hạn của khoa học. “Bản chất tri thức của nhân loại t́m thấy
tầm mức trọn hảo của nó trên hết nơi sự khôn ngoan, một sự khôn ngoan
lôi kéo trí khôn con người t́m kiếm và yêu chuộng những ǵ là chân thiện”
(cf. Vui Mừng và Hy Vọng, 15). Việc sử dụng kiến thức khoa học cần đến
ánh sáng soi dẫn của sự khôn ngoan về đạo lư. Sự khôn ngoan như thế đă
gây hứng khởi cho Lời Thề Hippocratic, cho Bản Tuyên Ngôn Chung về Nhân
Quyền 1948, cho Công Ước Geneve và các thứ luật lệ tác hành quốc tế đáng
ca ngợi khác. Bởi thế sự khôn ngoan về đạo giáo và đạo lư, bằng việc
giải đáp những vấn nạn về ư nghĩa và giá trị, đóng một vai tṛ chính yếu
trong việc huấn luyện chuyên nghiệp. Thành quả đó là những đại học đường
nào t́m cầu chân lư th́ cũng đồng thời t́m kiếm những ǵ là thiện hảo và
cao quí, cống hiến việc phục vụ bất khả thiếu cho xă hội.
Với
những ư nghĩ đó trong trí, tôi đặc biệt phấn khích các sinh viên Công
giáo ở Jordan và các miền lân cận hăy dấn thân một cách hữu trách cho
việc thụ huấn thích đáng về chuyên nghệ và luân lư. Các bạn được kêu gọi
để trở thành những người xây dựng nên một xă hội chân chính và an b́nh
bao gồm các dân tộc thuộc những tôn giáo và chủng tộc khác nhau. Những
thực tại này – tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa – cần phải dẫn đến chỗ
không phải là chia rẽ mà là làm cho nhau thêm phong phú. Sứ vụ và ơn gọi
của Đại Học Đường Madaba chính là để giúp các bạn them phần hơn nữa vào
công việc cao quí ấy.
Các bạn thân mến, tôi muốn lập lại lời chúc mừng của tôi tới Ṭa Thượng
Phụ Latinh ở Giêrusalem và việc phấn khích của tôi tới tất cả những ai
ấp ủ thiết tha với dự án này, cùng với những ai đang dấn thân cho việc
tông đồ giáo dục ở đất nước đây. Xin Chúa chúc lành cho các bạn và nâng
đỡ các bạn. Tôi cầu xin để những ước mơ của các bạn được hiện thực, để
các bạn thấy được các thế hệ nam nữ Kitô hữu Hồi hữu và các tôn giáo
khác có đầy đủ phẩm năng, đóng vai tṛ của ḿnh trong xă hội, được trang
bị bằng những khả năng chuyên nghiệp, kiến thức theo phạm vi của họ, và
được giáo dục theo những giá trị khôn ngoan, liêm chính, khoan dung và
an b́nh. Xin muôn vàn ân phúc của Thiên Chúa Toàn Năng ban xuống cho các
bạn và tất cả những sinh viên và giáo chức sau này của Đại Học Viện đây
cùng với gia đ́nh của họ.
Đaminh
Maria Cao tấn
Tĩnh,
BVL chuyển
dịch
trực
tiếp
tù mạng
điện
toán toàn cầu
của
Ṭa Thánh
(những
chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20090509_pietra-madaba_en.html
|
|