Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 24/5/2008 –

Bài Giáo Lư 71 trong Lot bài v Giáo Hi Hip Thông Tông Truyn:

V Giáo Ph Bút Danh Dionysius Công Đường mở màn với khoa thn học phụng vụ và thn bí

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong tiến tŕnh của các buổi Giáo Lư về các vị Giáo Phụ của Hội Thánh, hôm nay, tôi muốn nói về một nhân vật có vẻ bí nhiệm, đó là một thần học gia thuộc thế kỷ thứ sáu với tên tuổi không được biết đến và là vị đă viết dưới bút danh là Dionusius the Areopagite. Với bút hiệu này ngài ám chỉ đến đoạn Thánh Kinh chúng ta vừa nghe, một biến cố được Thánh Luca tŕnh thuật trong đoạn 17 Sách Tông Vụ, nơi vị thánh kư này nói cho biết cách thức Thánh Phaolô giảng dạy ở Công Đường thành Nhă Điển cho một nhóm quí phái thuộc thế giới trí thức quan trọng Hy Lạp. Cuối cùng đa số thính giả của Thánh Phaolô tỏ ra không thích nghe nữa và cười nhạo thánh nhân rồi bỏ đi. Tuy nhiên, theo Thánh Luca, có một số đă đến với Thánh Phaolô và mở ḷng đón nhận đức tin. Vị Thánh Kư này cho chúng ta biết 2 tên tuổi, đó là Dionysius là một phần tử ở Công Đường này và một phụ nữ tên là Damaris.

 

Nếu 5 thế kỷ sau, vị tác giả của những cuốn sách chọn bút hiệu là “Dionysius the Areopagite”, tức là vị này có ư đem sự khôn ngoan của người Hy Lạp ra phụng sự Phúc Âm, muốn nuôi dưỡng văn hóa và trí thức Hy Lạp với việc loan báo Chúa Kitô; ông muốn thực hiện những ǵ được Dionysius có ư định thực hiện, đó là làm cho tư tưởng Hy Lạp hội nhập với việc loan truyền của Thánh Phaolô; là một người Hy Lạp, ông muốn trở thành môn đệ của Thánh Phaolô, tức là môn đệ của Chúa Kitô.

 

Tại sao ông đă giấu tên của ḿnh và chọn bút hiệu ấy? Một phần của câu trả lời đă được tôi nêu lên đó là ông thực sự muốn bày tỏ ư định chính yếu này nơi đầu của ông. Thế nhưng, có hai giả thuyết liên quan tới vấn đề khuyết danh và biệt hiệu này. Giả thuyết thứ nhất đó là vấn đề cố t́nh làm sai lệch đi ngày tháng về những tác phẩm của ông khi đưa chúng trở lại thế kỷ thứ nhất, thời của Thánh Phaolô, mà ông muốn tác phẩm văn chương của ông có được một thẩm quyền hầu như tông truyền. Thế nhưng, có một giả thuyết khác hợp lư hơn là giả thuyết vừa rồi, đối với tôi đủ để khả tín, đó là chính ông muốn thực hiện một tác động khiêm nhượng; ông không muốn làm vẻ vang tên tuổi của ḿnh, ông không muôn xây dựng lên một tượng đài cho ḿnh bằng công cuộc của ông mà chỉ muốn thực sự phục vụ Phúc Âm, muốn tạo nên một nền thần học về giáo hội, chứ không phải là thứ thần học cá nhân hay căn cứ vào chính bản thân ḿnh. Thực sự là ông đă thành công trong việc soạn thảo một thứ thần học mà dĩ nhiên chúng ta có thể xác định ngày tháng ở thế kỷ thứ sáu nhưng không thể qui cho bất cứ một nhân vật nào trong giai đoạn ấy: nó là một nền thần học “phi cá nhân hóa” một cách nào đó, tức là một thứ thần học bày tỏ một ư nghĩ và ngôn ngữ chung. Đó là giai đoạn của những cuộc luận chiến nẩy lửa sau Công Đồng Chalcedon; thật vậy ông đă nói trong bứa Thư Thứ Bảy của ḿnh là: “Tôi không muốn làm bùng lên những cuộc bút chiến; tôi chỉ muốn làm bùng lên chân lư thôi. Tôi t́m kiếm chân lư”. Và ánh sáng của chân lư tự nó đánh tan những lầm lẫn sai lạc và làm sáng tỏ sự thiện. Để rồi với nguyên tắc ấy, ông đă thanh tẩy tư tưởng Hy Lạp và liên hệ nó với Phúc Âm. Nguyên tắc này, một nguyên tắc ông đă khẳng định trong bức thư thứ bảy của ḿnh, cũng là những ǵ bày tỏ cho thấy một tinh thần thực sự muốn đối thoại: không phải về việc t́m kiếm những ǵ tách biệt, mà là t́m kiếm sự thật nơi chính Sự Thật. Bởi đó điều này mới rạng ngời và đánh tan những lầm lỗi sai lạc.

 

Bởi vậy, khoa thần học của vị tác giả ấy có thể nói là siêu bản vị “supra-personal” thực sự là khoa thần học về giáo hội mà chúng ta có thể cho nó ở vào thế kỷ thứ sáu. Tại sao? Tinh thần của người Hy Lạp, một tinh thần ông mang ra phục vụ Phúc Âm, ông đă gặp thấy nơi những cuốn sách của Proclus, vị đă chết ở Nhă Điển năm 485. Vị tác giả này thuộc về phái hậu Plato, một trường phái tư tưởng đă biến triết lư của Plato thành một thứ tôn giáo, nhắm mục đích tối thượng là tạo nên một thứ hộ giáo mănh liệt cho thuyết đa thần của Hy Lạp, và, theo sau sự thành công của Kitô giáo, quay về với tôn giáo cổ điển của Hy Lạp. Vị tác giả này đă muốn chứng tỏ ra trên thực tế th́ các vị thần linh là những quyền lực chủ động trong vũ trụ này. Kết quả xuất phát từ điều ấy đó là chủ trương đa thần cần phải được coi là đích thực hơn là chủ trương độc thần chỉ có một Thiên Chúa Hóa Công duy nhất. Điều được tác giả Proclus tŕnh bày là một hệ thống thần linh về vũ trụ, về những quyền lực bí nhiệm, mà trong cái vũ trụ được thần linh hóa này, con người có thể tiến tới thần tính. Tuy nhiên, tác giả này đă phân biệt giữa những đường lối giành cho kẻ b́nh dân, thành phần không thể vươn cao tới đỉnh của chân lư – chỉ cần một số lễ nghi cũng đủ cho họ rồi – và những đường lối giành cho thành phần khôn ngoan tự thanh tẩy bản thân ḿnh để đạt tới ánh sáng tinh tuyền.

 

Tư tưởng này, như đă rơ, là những ǵ hoàn toàn phản Kitô giáo. Nó là một hậu phản ứng trước cuộc chiến thắng của Kitô giáo, một sử dụng Ploto chống lại Kitô giáo, trong khi đó đă xuất hiện việc dẫn giải về Kitô giáo của một đại triết gia. Vấn đề đáng chú ư ở đây là Pseudo-Diosysius đă dám tự lợi dụng chính tư tưởng này để chứng tỏ sự thật về Chúa Kitô; để biến vũ trụ đa thần này thành một vũ trụ được Thiên Chúa dựng nên, thành cảnh ḥa hợp nơi vũ trụ này của Thiên Chúa, nơi mà hết mọi quyền lực đều chúc tụng Thiên Chúa và cho thấy cảnh hết sức ḥa hợp này, một cuộc ḥa tấu của vũ trụ xuất phát từ Luyến Thần đến các Thiên Thần và Tổng Thần, đến loài người cũng như đến tất cả mọi tạo vật, thành phần cùng nhau phản ảnh vẻ đẹp của Thiên Chúa và chúc tụng Thiên Chúa. Như thế ông đă biến h́nh ảnh đa thần thành lời chúc tụng Đấng Hóa Công và tạo vật của Ngài. Nhờ đó, chúng ta có thể khám phá ra các đặc tính thiết yếu nơi tư tưởng của ông: trước hết và trên hết, nó là một chúc tụng của vũ trụ. Tất cả mọi tạo vật đều nói về Thiên Chúa và đều chúc tụng thiên Chúa. V́ tạo vật là sự chúc tụng Thiên Chúa mà khoa thần học của Bút Danh Dionysius đă trở thành khoa thần học về phụng vụ, ở chỗ, Thiên Chúa trên hết được thấy nơi việc chúc tụng Ngài, chứ không phải chỉ nơi việc suy tư về Ngài, và phụng vụ không phải là những ǵ do chúng ta tạo ra, là những ǵ được chế ra để có được một cảm nghiệm tôn giáo cho một khoảng thời điểm nào đó; nó là việc ca hát với ca đoàn tạo vật và là việc tiến vào chính thực tại của vũ trụ. Và nhờ chính cách thức ấy mà phụng vụ, dĩ nhiên là chỉ mang tính cách giáo hội, trở thành bao rộng và cao cả, nó trở thành việc chúng ta hiệp nhất với ngôn ngữ của tất cả tạo vật. Ông nói rằng: không thể nói về Thiên Chúa một cách trừu tượng; việc nói về Thiên Chúa – ông nói bằng một tiếng Hy Lạp là ‘hymnein’, là việc ca tụng Thiên Chúa với một bản thánh ca lớn lao của tạo vật được phản ảnh và cụ thể hóa nơi việc chúc tụng về phụng vụ. Tuy nhiên, cho dù khoa thần học của ông là khoa thần học về vũ trụ, giáo hội và phụng vụ, nó cũng là một khoa thần học hết sức cá thể. Ông đă tạo ra một khoa thần học lớn về thần bí đầu tiên. Thật vậy, với ông, chữ thần bí “mystic” có một ư nghĩa mới. Cho đến lúc bấy giờ, đối với Kitô hữu, một chữ như thế tương đương với chữ “bí tích”, tức là những ǵ liên quan tới “mysterion”, tới bí tích. Với ông, chữ bí nhiệm “mystic” trở thành cá thể hơn, thân mật hơn: nó diễn tả hành tŕnh của linh hồn hướng về Thiên Chúa. Và làm sao có thể t́m thấy Thiên Chúa? Ở đây chúng ta một lần nữa ghi nhận một yếu tố quan trọng trong việc đối thoại của ông giữa triết lư Hy Lạp và Kitô giáo, và đặc biệt với đức tin theo thánh kinh. Hiển nhiên là những ǵ Plato nói và những ǵ khoa triết học lớn lao này về Thiên Chúa nói đều cao quí hơn và chân thực hơn; Thánh Kinh là những ǵ ngày nay người ta có thể nói dường như “man di”, tầm thường và non dại làm sao ấy; thế nhưng ông nhận định rằng thực sự điều ấy là những ǵ cần thiết, nhờ đó chúng ta mới có thể hiểu được rằng những ư niệm về Thiên Chúa cao quí nhất cũng không bao giờ có thể đạt tới sự uy nghi cao cả của Ngài: chúng bao giờ cũng bị hụt hẫng. Thật vậy, những h́nh ảnh này giúp chúng ta có thể hiểu rằng Thiên Chúa là Đấng vượt trên hết mọi quan niệm; nơi tính chất đơn sơ của các h́nh ảnh, chúng ta t́m thấy được sự thật hơn là ở nơi những quan niệm hay ho. Chân Dung của Thiên Chúa là những ǵ chúng ta không thể diễn tả thực sự về Ngài. Như thế người ta có thể nói – và chính Bút Danh Dionysius cũng nói – về một “khoa thần học tiêu cực”. Chúng ta dễ nói về mặt trái của Thiên Chúa hơn là nói về mặt phải của Ngài. Chỉ qua những h́nh ảnh ấy chúng ta mới có thể trực giác thấy được Dung Nhan thực sự của Ngài, ngoài ra, Dung Nhan Thiên Chúa này là những ǵ rất cụ thể, là chính Chúa Giêsu Kitô.

 

Mặc dù Dionysius đă cho chúng ta thấy, theo Proclus, mối ḥa hợp của các ca đoàn trời cao một cách đường như chúng tất cả đều lệ thuộc vào nhau, thật ra trong cuộc chúng ta hành tŕnh tiến về Thiên Chúa chúng ta vẫn c̣n rất cách xa Ngài. Bút Danh Dionysius cho chúng ta thấy rằng cuối cùng th́ cuộc hành tŕnh đến cùng Thiên Chúa là chính Thiên Chúa, Đấng làm cho ḿnh gần gũi với chúng ta nơi Chúa Giêsu Kitô. Bởi vậy, một khoa thần học lớn lao và bí nhiệm cũng có thể trở thành rất cụ thể thực tiễn, cả nơi việc giải thích về phụng vụ cũng như cả nơi vấn đề bàn luận về Chúa Giêsu Kitô: bằng tất cả những điều này, Dionysius Công Đường đă tạo được ảnh hưởng rất sâu nặng trên tất cả khoa thần học thời trung cổ cũng như trên tất cả khoa thần học thần bí, cả ở Đông phương lẫn Tây phương. Ngài đă được thực sự tái khám phá ra vào thế kỷ thứ 13, nhất là bởi Thánh Bonaventura, đại thần học gia ḍng Phanxicô, vị thánh ở nơi khoa thần học thần bí này đă t́m thấy dụng cụ về tri thức để tái cắt nghĩa về gia sản – đơn sơ và sâu xa – của Thánh Phanxicô. Cùng với Dionysius, “Poverello”nói với chúng ta rằng cuối cùng th́ yêu thương thấy hơn là lư trí. Ở đâu ánh sáng của yêu thương chiếu soi th́ bóng tối của lư trí bị đánh tan; yêu thương là những ǵ trông thấy, t́nh yêu là con mắt và là cảm nghiệm cống hiến cho chúng ta hơn là suy tư. Thánh Bônaventura đă thấy nơi Thánh Phanxicô những ǵ chất chứa nơi cảm nghiệm này: đó là cảm nghiệm về một cuộc hành tŕnh rất tầm thường, rất thực tiễn, ngày qua ngày, nó là việc bước đi với Chúa Kitô, chấp nhận Thập Giá của Người. Nơi cái nghèo khó này cũng như trong sự khiêm hạ này, trong sự khiêm hạ cũng được sống trong giáo hội, đó là một thứ cảm nghiệm về Thiên Chúa cao quí hơn cả những ǵ đạt được bằng suy tư. Nơi nó chúng ta thự csự chạm tới Tâm Can của Thiên Chúa.

 

Ngày nay Dionysius Công Đường đang có được những ǵ là thích đáng mới: ông hiện lên như là một đại trung gian nơi cuộc đối thoại tân tiến giữa Kitô giáo và các khoa thần học thần bí ở Á Châu, những khoa thần học thần bí mang tính chất đặc biệt nơi niềm xác tín rằng không thể nào nói được Thiên Chúa là đấng nào, mà chỉ có thể gián tiếp nói về Ngài thôi; rằng chỉ có thể nói về Thiên Chúa bằng cái “không’, và chỉ có thể vươn tới Ngài bằng việc có được cái cảm nghiệm “không” này. Ở đây, chúng ta có thể thấy được cái tương tự giữa tư tưởng của nhân vật Công Đường này với tư tưởng của các đạo giáo Á Châu; ngày nay ông có thể là một trung gian như ông đă là giữa tinh thần Hy Lạp và Phúc Âm vậy.

 

Nơi bối cảnh này chúng ta có thể thấy rằng cuộc đối thoại không chấp nhận tính cách hời hợt bề ngoài. Thật vậy chính khi nào con người tiến sâu vào cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô mới có thể cởi mở cho việc đối thoại. Khi nào người ta gặp được ánh sáng chân lư, người ta mới nhận ra rằng nó là một thứ ánh sáng cho hết mọi người; những cuộc luận chiến biến mất và có thể hiểu được nhau, hay ít là nói với nhau, tiến đến gần nhau hơn. Con đường của việc đối thoại thực sự là ở tại việc gần gũi với Thiên Chúa nơi Chúa Kitô, nơi một cuộc gặp gỡ sâu xa với Ngài, nơi cảm nghiệm về thứ sự thật hướng chúng ta về ánh sáng và giúp chúng ta vươn ra với kẻ khác – bằng ánh sáng chân lư, ánh sáng yêu thương. Sau hết ông nói với chúng ta rằng hăy sử dụng đường lối cảm nghiệm, cảm nghiệm khiêm tốn, hằng ngày. Bấy giờ tấm ḷng được mở rộng và có thể thấy cũng như có thể soi sáng trí khôn, nhờ đó nó thấy được vẻ đẹp của Thiên Chúa. Chúng ta hăy cầu nguyện cùng Chúa xin Người giúp chúng ta ngày nay cũng biết đặt sự khôn ngoan của thời đại chúng ta đây vào việc phục vụ Phúc Âm, khám phá một cách mới mẻ vẻ đẹp của đức tin, cuộc gặp gỡ Thiên Chúa nơi Chúa Kitô.

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080514_en.html