Giáo Phụ Marcus Aurelius Cassiodorus

 

 

Marcus Aurelius Cassiodorus là người đồng thời với Boethius, một người Calabrian sinh ở Scyllacium vào khoảng năm 485 và chết ở tuổi rất thọ ở Vivarium năm 580. Cassiodorus, một con người có chỗ đứng uy thế về xă hội, cũng dấn thân hoạt động chính trị và phục vụ về văn hóa như một số ít người khác ở miền Tây Đế Quốc Rôma trong thời của ngài. Có lẽ chỉ có những con người có thể cân bằng trong cả hai lănh vực này là Boethius, vị chúng ta vừa đề cập tới, và Đức  Grêgôriô Cả, vị Giáo Hoàng tương lai ở Rôma (590-604). Nhận thức được nhu cầu cần phải tránh tất cả mọi gia sản về nhân bản và nhân văn đang gia tăng vào thời vàng son của Đế Quốc Rôma từ chỗ đang tiêu tan đến chỗ bị rơi vào quên lăng, Cassiodorus hợp tác, một cách dấn thân và bằng cấp độ cao nhất của trách nhiệm về chính trị, với những dân tộc mới đă vượt qua các biên giới của Đế Quốc để định cư ở Ư quốc. Ngài cũng là một mô phạm của việc gặp gỡ về văn hóa, của vấn đề đối thoại, của việc ḥa giải. Những biến cố lịch sử không cho phép những ước mơ về chính trị và văn hóa của ngài trở thành sự thật ; ngài muốn tạo nên một tổng hợp giữa truyền thống Rôma và Kitô giáo ở Ư với nền văn hóa Goths mới. Tuy nhiên, những biến cố tương tự đă chi phối ngài về sự quan pḥng liên quan tới  phong trào đan tu đang được đâm rễ sâu ở các mảnh đất Kitô giáo. Ngài đă quyết định ủng hộ phong trào này và cống hiến tất cả sự sang giầu về vật chất cùng với nghị lực thiêng liêng của ngài cho phong trào ấy. 

 

Ngài có ư nghĩ là trao phó cho các đan sĩ công việc phục hồi, bảo tŕ và truyền đạt cho những thế hệ mai hậu gia sản văn hóa lớn lao vĩ đại của cổ nhân nhờ đó nó không bị mất đi. Đó là lư do ngài đă thành lập Vivarium, một cộng đồng đan sĩ trong đó hết mọi sự được tổ chức để làm sao hoạt động về tri thức của vị đan sĩ được trân quí và bất khả thiếu. Ngài đă sắp xếp để thậm chí những đan sĩ không được huấn luyện về hàn lâm không chỉ lam lũ làm việc chân tay và đồng áng, mà c̣n được sao chép những bản thảo, nhờ đó giúp vào việc truyền đạt nền văn hóa cao cả này cho các thế hệ tương lai. Và điều đó không hề gây hại đến việc hiến thân sống tinh thần đan viện và Kitô giáo hay đến hoạt động bác ái đối với người nghèo. Trong giáo huấn của ḿnh, một giáo thuyết được dẫn giải ở nhiều tác phẩm khác nhau nhưng dặc biệt trong Luận Đề De Anima and in the Institutiones Divinarum Litterarum (cf PL 69, col. 1108), việc cầu nguyện được nuôi dưỡng bởi Thánh Kinh và đặc biệt bởi tận t́nh sử dụng các bài Thánh Vịnh (cf. PL 69, col 1149) bao giờ cũng là tâm điểm như dưỡng chất thiết yếu cho tất cả mọi sự. Thế nên, con người xứ Calabrian trí thức nhất này, chẳng hạn, đă dẫn nhập cho cuốn Expositio in Psalterium như thế này : «Khi phủ nhận và loại trừ ở Ravenna những đ̣i hỏi của một thứ nghề chính trị đầy những mùi vị tởm gớm của các thứ quan tâm trần thế, lúc được hoan hưởng Sách Thánh Vịnh, một cuốn sách xuất phát từ Trời, như một thứ mật ong thực sự của linh hồn, tôi say sưa lặn ngụp trong đó, khao khát khảo sát cuốn sách này không ngừng nghỉ, để được đắm ḿnh trong cái ngọt ngào tốt lành đó, khi đă trải qua đủ những thứ bất măn man vàn của đời sống hoạt động» (PL 70, col 10).

 

Việc t́m kiếm Thiên Chúa, khát vọng được chiêm ngắm Ngài, như Cassiodorus ghi nhận, tiếp tục là mục tiêu măi măi của đời sống đan viện (cf. PL 69, col 1107). Tuy nhiên, ngài nói thêm là, nhờ ân sủng thần linh giúp đỡ, có thể sẽ gặt hái được lợi ích hơn nữa từ Lời mạc khải nhờ việc sử dụng những khám phá khoa học và phương tiện văn hóa «phàm tục» là những ǵ đă được chiếm hữu bởi ngƯời Hy Lạp và Rôma trong quá khứ (cf PL 69, col. 1140). Về phần ḿnh, Cassiodorus đă dấn thân học hỏi triết lư, thần học và dẫn giải thánh kinh mà không gây ra bất cứ sáng tạo đặc biệt nào, nhưng chỉ chú trọng tới những minh thức được ngài cho là vững chắc nơi người khác. Ngài đă trân trọng và sốt sắng đọc Thánh Giêrônimô và đặc biệt là Thánh Âu Quốc Tinh. Ngài đă nói về Thánh Âu Quốc Tinh thế này: «Nơi Âu Quốc Tinh có cả một kho tàng lớn lao sách vở đến nỗi tôi cho là không thể nào t́m thấy bất cứ một cái ǵ mà lại không được ngài nói tới một cách phong phú» (cf. PL 70, col 10). C̣n trích dẫn Thánh Giêrônimô, ngài đă thôi thúc các đan sĩ trong cộng đồng Vivarium rằng: «Không phải chỉ có những ai chiến đấu tới độ đổ máu hay những ai sống đồng trinh là những người chiếm được ngành lá chiến thắng, mà c̣n tất cả những ai, nhờ ơn Chúa giúp, chiến thắng những thói tật về thể lư và bảo tŕ niềm tin chân chính của ḿnh. Tuy nhiên, để có thể nhờ ơn Chúa dễ dàng hơn thắng vượt được những áp đảo và quyến rũ của thế gian trong khi vẫn ở trong thế gian như là thành phần lữ hành liên lỉ bước tới, trước hết để t́m cách bảo toàn chính ḿnh sự trợ giúp hữu ích được nói đến trong bài Thánh Vịnh thứ nhất là bài khuyên hăy suy niệm ngày đêm lề luật của Chúa. Thật vậy, kẻ thù sẽ không t́m thấy bất cứ một khoảng cách nào nhờ đó tấn công các người nếu tất cả mọi chuyên chú của các người được chi phối bởi Chúa Kitô» (De Institutione Divinarum Scripturarum, 32: PL 69, col. 1147). Đó là một lời khuyên chúng ta có thể chấp nhận là có giá trị. Đúng thế, chúng ta đang sống trong một thời điểm đa văn hóa cùng với những đe dọa của bạo lực hủy diệt văn hóa, và việc quyết tâm cần phải có trong việc truyền đạt những giá trị quan trọng và dạy cho các thế hệ mới con đường của ḥa giải và ḥa b́nh. Chúng ta t́m thấy con đường này bằng việc hướng về Thiên Chúa có Dung Nhan con người, vị Thiên Chúa đă tỏ ḿnh cho chúng ta nơi Chúa Kitô.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080312_en.html