|
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:
Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư
11/6/2008
Bài Giáo Lư 75 trong Loạt bài về Giáo Hội
Hiệp Thông Tông Truyền:
Thánh
Columban
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn nói về vị Đan Viện Phụ thánh đức Columban, một con
người Ái Nhĩ Lan nổi tiếng nhất ở đầu Thời Trung Cổ. V́ ngài đă hoạt
động như một đan sĩ, thừa sai và tác giả ở một số quốc gia khác nhau
thuộc miền Tây Âu Châu mà ngài xứng đáng được gọi là một vị Thánh “Âu
Châu”. Với người Ái Nhĩ Lan trong thời của ngài, ngài đă có được một cảm
thức về mối hiệp nhất văn hóa Âu Châu. Lời diễn tả “totius Europae –
của
tất cả Âu Châu”,
ám chỉ sự hiện diện của Giáo Hội ở Châu Lục này, được thấy lần đầu tiên
ở một trong những bức thư ngài viết khoảng năm 600 ngỏ cùng Đức Giáo
Hoàng Grêgôriô Cả (cf. Epistula I, 1).
Thánh Columban được sinh ra c. 543 ở Địa Hạt Leinster thuộc miền đông
nam Á Nhĩ Lan. Ngài được giáo dục tại gia bởi những người dạy kèm hảo
hạng, thành phần đă dẫn ngài tới việc học hỏi các khoa học nhân văn. Bấy
giờ ngài được trao phó cho sự hướng dẫn của Đan Viện Phụ Sinell thuộc
cộng đồng Cleenish ở miền Bắc Ái Nhĩ Lan, nơi ngài đă đào sâu việc học
hỏi Thánh Kinh. Vào khoảng 20 tuổi, ngài đă gia nhập đan viện ở Bangor,
ở miền đông bắc đảo này, nơi có đan viện phụ Comgall là một đan sĩ nổi
tiếng về nhân đức và khổ hạnh. Hoàn toàn hợp với vị đan viện phụ của
ḿnh, Thánh Columban hăng hái thực hành kỷ luệt nghiêm khắc của đan
viện, sống một cuộc đời cầu nguyện, khổ hạnh và học hỏi. Trong thời gian
ở đó, ngài cũng được thụ phong linh mục. Đời sống của ngài ở Bangor và
gương của vị Đan Viện Phụ này đă ảnh hưởng tới quan niệm đan tu nơi
Thánh Columban qua gịng thời gian và sau đó ngài đă lan truyền trong
cuộc đời của ngài.
Khi ngài gần 50 tuổi, theo lư tưởng khổ hạnh “peregrination pro
Christo” có đặc tính Ái Nhĩ Lan, tức là làm cho ḿnh thành một con
người hành hương v́ Chúa Kitô, Thánh Columban rời hải đảo của ḿnh cùng
với 12 đồng bạn để tham gia vào công cuộc truyền giáo ở Lục Địa Châu Âu.
Chúng ta thực sự cần phải nhớ rằng việc di dân của dân chúng từ miền Bắc
và miền Đông đă gây cho toàn thể những vùng đất trước kia được Kitô giáo
hóa trở lại với trào lưu ngoại đạo. Vào khoảng năm 590, có một nhóm nhỏ
thừa sai đă đổ bộ lên duyên hải Breton. Được ân cần tiếp đón bởi Vua của
những người Franks ở Austrasia (ngày nay là Pháp quốc), họ chỉ xin một
mảnh đất nhỏ chưa trồng cấy ǵ hết. Họ được cống hiến cho khu rừng Rôma
cổ xưa ở Annegray, hoàn toàn tàn rụi và bị bỏ hoang, chầp chùng rừng rú.
Quen thuộc với một cuộc sống hết sức gian khổ, trong ṿng mấy tháng
trời, các đan sĩ đă có thể dựng lên ngôi nhà hiu quạnh đầu tiên trên
những hoang tàn đổ nát. Như thế, cuộc tái truyền bá phúc âm hóa của họ
bắt đầu, trước hết, qua chứng từ đời sống của họ. Với việc trồng cấy mới
ở mảnh đất ấy, họ cũng bắt đầu một cuộc cấy trồng mới nơi các linh hồn.
Danh tiếng của những tu sĩ ngoại quốc này, thành phần sống cầu nguyện và
hết sức khổ hạnh, xây cất nhà cửa và trồng cấy đă làn nhanh, thu hút
thành phần hành hương và hối nhân. Đặc biệt là nhiều người trẻ đă xin
gia nhập cộng đồng đan tu này đ63 như các vị, sống đời sống gương mẫu đó
là canh tân việc trồng cấy đất đai và các linh hồn. Không bao lâu đă cần
phải có một đan viện thứ hai. Đan viện này được xây cất cách xa mấy cây
số trên những hoang tàn đổ nát của một suối nước khoáng xưa là Luxeuil.
Đan viện này đă trở thành trung tâm cho việc vươn ḿnh của truyền thống
đan tu và truyền giáo của Ái Nhĩ Lan trên Lục Địa Âu Châu. Một đan viện
thứ ba đă được cất lên ở Fontaine, về phía bắc đi bộ mất một tiếng đồng
hồ.
Thánh Columban đă sống ở Luxeuil gần 20 năm. Ở đây, Thánh nhân đă viết
cho các môn đồ của ḿnh Regula monachorum – có một thời gian đă
được truyền bá ở Âu Châu rộng răi hơn cả Bản Qui Luật của Thánh Biển Đức
– là những ǵ phác tả h́nh ảnh lư tưởng về người đan sĩ. Nó là bản qui
luật đan tu của người Ái Nhĩ Lan xưa duy nhất chúng ta có được ngày nay.
Thánh Columban đă ghép nó với Regula coenobialis, một thứ luật
trừng phạt về việc vi phạm của các đan sĩ, với những h́nh phạt một cách
nào đó khiến cho cảm quan tân tiến của chúng ta cảm thấy lạ lùng và chỉ
có thể được giải thích bởi tâm thức và môi trường của thời bấy giờ mà
thôi. Với một tác phẩm nổi tiếng khác tựa đề de poenitentiarum misura
tazanda, cũng được viết ở Luxeuil, Thánh Columban đă mang việc Xưng
Tội và việc thống hối thường xuyên riêng tư vào Châu Lục này. Tác phẩm
này được biết tới như là vấn đề thống hối “định giá” v́ cái tương xứng
giữa tính cách trầm trọng của tội lỗi với loại thống hối do vị giải tội
ban bố. Những cái mới mẻ này đă gây ngờ vực cho các vị Giám Mục địa
phương, một mối ngờ vực đă trở thành nỗi thù ghét khi Thánh Columban can
đảm công khai trách các vị về những việc làm của một số các vị. Cuộc
tranh luận về ngày Lễ Phục Sinh là cơ hội để các vị bày tỏ việc chống
đối của ḿnh: Thật vậy, Ái Nhĩ Lan đă theo truyền thống Đông phương hơn
là truyền thống Rôma. Đan sĩ Ái Nhĩ Lan được triệu tập vào năm 603 để
giải thích cho Hội Nghị ở Chalon-sur-Saône về những việc thựa hành của
ngài liên quan tới vấn đề thống hối và Lễ Phục Sinh. Thay v́ đích thân
tŕnh diện trước Hội Nghị này, ngài đă gửi một bức thư trong đó ngài
giảm thiếu hóa vấn đề, mời gọi các Nghị Phụ chẳng những bàn luận về vấn
đề ngày Lễ Phục Sinh, một vấn đề theo ư nghĩ của ngài bị lơ là, “nhưng
cũng bao gồm tất cả những qui chuẩn cần thiết về giáo luật nữa mà – có
những điều quan trọng hơn – bị nhiều người coi thường” (cf. Epistula
II, 1). Đồng thời ngài cũng viết cho Đức Giáo Hoàng Bônifaciô IV –
như mấy năm trước ngài đă hướng về Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả (cf.
Epistula I) – xin người bênh vực truyền thống Ái Nhĩ Lan (cf Epistula
III).
Bất khoan nhượng ở tất cả mọi vấn đề về luân lư,
Thánh Columban bởi vậy đă xung khắc với vương gia v́ đă khắc nghiệt
trách móc Vua Theuderic về những liên hệ ngoại t́nh của vua. Điều này đă
tạo nên cả một mưu đồ và vận động có hệ thống về cá nhân, tôn giáo và
chính trị, một biến cố mà vào năm 610 đă lên tới tột đỉnh ở Sắc Lệnh
trục xuất Thánh Columban cùng tất cả mơi đan sĩ gốc Ái Nhĩ Lan khỏi
Luxeuil và kết án vĩnh viễn lưu đầy họ. Họ được hộ tống cho tới biển, và
được triều đ́nh đài thọ chi phí, họ đă xuống tầu về Ái Nhĩ Lan. Tuy
nhiên, không xa bờ là bao, chiều tầu bị mắc cạn và người thuyền trưởng,
thấy đó như là một dấu hiệu từ Trời, đă băi bỏ chuyến đi, và v́ sợ bị
Thiên Chúa nguyền rủa, đă mang các đan sĩ trở lại đất liền. Thay v́ trở
lại Luxeuil, họ đă quyết định một công việc truyền bá phúc âm hóa mới.
Bởi thế, họ đă xuống một chiếc thuyền Rhine và đi suốt con sông này. Sau
chặng dừng đầu tiên ở Tuggen gần Hồ Zunich họ đă đi đến miền Bregenz,
gần Hồ Constance, để truyền bá phúc âm hóa the Alemanni.
Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, v́ những biến cố chính trị không thuận
lợi cho công việc của ḿnh, Thánh Columban đă quyết định băng qua dặng
núi Alps với đa số môn đồ của ḿnh. Chỉ có một đan sĩ duy nhất tên là
Gallus đă ở lại mà thôi; chính từ cái địa điểm ẩn tu của vị này mà sau
đó phát triển thành Đan Viện Thánh Gall nổi tiếng ở Thụy Sĩ. Sau khi tới
Ư, Thánh Columban đă được Vương Triều Lombard ân cần tiếp đón, thế nhưng
lập tức đă bị đương đầu với những khó khăn đáng kể, đó là đời sống của
Giáo Hội bấy giờ đang bị tan nát bởi bè rối Arian là bè rối vẫn c̣n
thịnh hành nơi những người Lombards, và v́ cuộc ly giáo đă tách ĺa hầu
hết Giáo Hội ở Miền Bắc Ư quốc khỏi mối hiệp thông với Giám Mục Rôma.
Thánh Columban đă nhập cuộc một cách có uy tín vào môi trường này, bằng
cách viết một tờ châm biếm chống lại bề Arianism và một bức thư cho Đức
Giáo Hoàng Bonifaciô IV để thuyết phục người thực hiện một số hành động
quyết liệt để tái thiết mối hiệp nhất (cf. Epistula V). Vào năm 612 hay
613, khi Vua của người Lombard cấp cho ngài một mảnh đất ở Bobbio, trong
Thung Lũng Trebbia, Thánh Columban đă thiết lập một đan viện mớiở đó là
nơi sau này trở thành một trung tâm văn hóa ngang hàng với đan viên nổi
tiếng Monte Cassino. Ở đây ngài đă sống những ngày cuối đời của ḿnh:
ngài đă chết vào ngày 23/11/615 và ngày này được tưởng nhớ theo lễ nghi
Rôma.
Sứ điệp của Thánh Columban được tập trung vào một lời kêu gọi mănh liệt
là hăy hoán cải và đừng dính bén với những sản vật trần gian, hướng về
gia sản vĩnh hằng. Bằng đời sống khổ hạnh của ḿnh và hành động bất thỏa
hiệp với t́nh trạng bại hoại của thành phần quyền lực, ngài gợi nhớ tới
h́nh ảnh nghiêm thẳng của Thánh Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, việc khổ hạnh
của ngài không bao giờ tự nó là đích điểm mà chỉ là phương tiện nhờ đó
ngài tự do hướng về t́nh yêu Thiên Chúa và làm cho cả con người của ngài
tương xứng với các tặng ân ngài lănh nhận từ Chúa, nhờ đó, phục hồi nơi
ngài h́nh ảnh Thiên Chúa, trong khi đó ngài cũng trồng cấy đất đai và
canh tân xă hội loài người. Tôi xin trích lại những lời hướng dẫn
Instructionies của ngài sau đây: “Nếu người ta sử dụng xác đáng
những khả năng Thiên Chúa đă ban cho linh hồn họ, họ sẽ giống như Thiên
Chúa. Chúng ta hăy nhớ rằng chúng ta cần phải phục hồi cho Người tất cả
những tặng ân được Người đặt để nơi chúng ta khi chúng ta ở trong t́nh
trạng nguyên thủy của chúng ta. Người đă dạy chúng ta biết đường lối
bằng các Giới Luật của Người. Giới luật đầu tiên bảo chúng ta phải kính
mến Chúa hết ḷng, v́ Người đă yêu thương chúng ta trước, từ ban đầu
thời gian, ngay cả trước khi chúng ta xuất hiện trên thế gian này” (cf.
Instructiones XI). Vị Thánh Ái Nhĩ Lan này thực sự làm hiện thực những
lời này trong đời sống của ngài. Là một con người của nền văn hóa lớn
lao – ngài cũng viết thi ca bằng tiếng Latinh và một cuốn sách văn phạm
– ngài cho thấy ḿnh phong phú về các tặng sủng. Ngài là một thiết lập
viên không mệt mỏi các đan viện cũng như là một giảng viên thống hối bất
khoan nhượng, vị đă dốc toàn lực để nuôi dưỡng các căn gốc Kitô giáo của
Âu Châu bấy giờ đă hiện hữu. Với nghị lực thiêng liêng của ḿnh, với đức
tin của ḿnh, với t́nh yêu mến Thiên Chúa và tha nhân của ḿnh, ngài
thực sự trở nên một trong những vị Tổ Phụ của Âu Châu. Ngài chứng tỏ cho
chúng ta thấy ngay cả hôm nay đây những căn gốc nhờ đó Âu Châu có thể
được tái sinh.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của
Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080611_en.html
|
|