Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:

Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 18/6/2008 

Bài Giáo Lư 76 trong Loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền:

Thánh Isidore of Seville

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn nói về Thánh Isidore ở Seville. Ngài là em của Tổng Giám Mục ở Seville là Leander, và là một người bạn đặc biệt của Đức Giáo Hoàng Gregoriô Cả. Nói đến chi tiết này là một điều quan trọng v́ nhờ đó chúng ta có thể chú ư tới một đường lối về văn hóa và thiêng liêng bất khả thiếu để có thể hiểu được con người của Thánh Isidore. Thật vậy, ngài đă nặng nợ ông anh Leander, một con người nghiêm khắc, chuyên cần và khổ hạnh đă kiến tạo nên chung quanh người em của ḿnh một môi trường gia đ́nh có đặc tính khổ hạnh hợp với một đan sĩ, và đ̣i phải triệt để dấn thân học hỏi ở nơi làm việc của người anh. Ngoài ra, ĐTGM Leander đă lo đến việc có đủ tiền để đương đầu với t́nh h́nh chính trị và xă hội bấy giờ, bởi v́, trong những thập niên ấy thực sự những đám dân man di Visigoths và bè rối Ariô đă xâm chiếm Bán Đảo Iberian và chiếm hữu những lănh thổ thuộc Đế Quốc Rôma. Cần phải lấy lại những mất mát ấy cho thế giới Rôma và cho thế giới Công giáo. Ngôi nhà của anh em Leander và Isidore cung cấp cả một thư viện đầy những tác phẩm cổ điển, cả ngoại giáo lẫn Kitô giáo. Thánh Isidore, người cảm thấy thu hút cả hai thứ tác phẩm này, bởi thế đă được người anh có trách nhiệm của ḿnh dạy dỗ để phát triển một thứ kỷ luật rất nghiên khắc, trong vấn đề dấn thân học hỏi một cách khôn ngoan và nhận thức.

 

Bởi thế dinh giám mục ở Seville đă được bao phủ bởi một bầu không khí thinh lặng và cởi mở. Chúng ta có thể suy ra như thế từ những hào hứng của Thánh Isidore về văn hóa và thiêng liêng, v́ chúng xuất hiện từ chính những tác phẩm của ngài là những ǵ bao gồm một kiến thức uyên thâm về văn hóa dân ngoại cổ điển và một kiến thức thấu suốt về văn hóa Kitô giáo. Điều này cũng cho thấy đặc tính chiết trung nơi tác phẩm văn chương của Thánh Isidore, vị đă lướt qua một cách hết sức dễ dàng từ Martial đến Thánh Âu Quốc Tinh hay từ Cicero đến Thánh Grêgôriô Cả. Cuộc chiến đấu nội tâm mà con người trẻ Isidore phải đương đầu, sau khi kế vị người anh Leander trong vai tṛ giáo phẩm ở Seville năm 599, không phải là không quan trọng. Cái ấn tượng về một thứ ư chí quá độ hiện lên nơi thành phần đọc những tác phẩm của vị đại tác giả này, vị tác giả được coi là vị Giáo Phụ Kitô Giáo cuối cùng, thực sự có thể là v́ cuộc chiến đấu liên lỉ với bản thân ḿnh này của ngài. Sau mấy năm ngài qua đời vào năm 636, Công Đồng Toledo năm 653 đă diễn tả ngài như là “một bậc thày lừng lẫy của thời đại chúng ta và là vinh quang của Giáo Hội Công Giáo”.

 

Thánh Isidore chắc chắn là một con người nổi bật của những nghịch đảo biện chứng. Ngoài ra, ngài đă trải qua một t́nh trạng thường xuyên xung khắc nội tâm trong đời sống riêng tư của ngài, giống như những ǵ Thánh Grêgôriô Cả và Thánh Âu Quốc Tinh đă cảm nghiệm trước đó, giữa ước muốn sống quạnh hiu để hoàn toàn hiến ḿnh cho việc suy niệm lời Chúa, với những đ̣i hỏi bác ái đối với anh chị em ḿnh mà phần rỗi của họ, với tư cách Giám Mục, ngài cảm thấy ḿnh có trách nhiệm. Chẳng hạn ngài đă viết liên quan tới các vị lănh đạo của Giáo Hội là: “Con người có trách nhiệm đối với một Giáo Hội (vir ecclesiasticus) một mặt cần phải để ḿnh bị đóng đanh cho thế giới bằng việc hăm dẹp xác thịt của ḿnh, mặt khác cần phải chấp nhận quyết định của cấp trật trong giáo hội – khi xuất phát từ ư muốn của Thiên Chúa – trong việc khiêm tốn dấn thân quản trị, dù không muốn” (Sententiarum liber III, 33,1: PL 83, col 705 B). Đoạn ngay sau đó ngài thêm rằng: “Những con người của Thiên Chúa (sancti viri) thực sự không muốn dấn thân ḿnh cho những sự thế gian và than văn khi v́ nhiệm ư của Thiên Chúa phải chấp nhận những trách nhiệm nào đó… Họ làm hết sức để tránh né chúng nhưng chấp nhận những ǵ họ muốn xa tránh và làm những ǵ họ thích tránh né. Thật vậy, họ tiến vào thâm cung của cơi ḷng và ở đó t́m cách hiểu được nhiệm ư của Thiên Chúa đang muốn nơi họ. Để rồi khi họ nhận ra rằng họ cần phải thuận phục những dự án của Thiên Chúa, họ uốn ḷng ḿnh theo cái ách của quyết định thần linh” (Sententiarum liber III, 33, 3: PL 83, coll. 705-706).

 

Để hiệu được Thánh Isidore hơn nữa, trước hết cần phải nhắc lại cái phức tạp của những t́nh h́nh cính trị vào thời của ngài đă được tôi đề cập tới, đó là trong những năm thiếu thời của ngài, ngài đă buộc phải cảm nghiệm được nỗi đắng cay của kiếp lưu đầy. Tuy nhiên, ngài đă được thấm đẫm ḷng nhiệt thành tông đồ. Ngài đă cảm thấy say mê về việc góp phần cho vấn đề đào luyện một dân tộc cuối cùng đă tái khám phá ra mối hiệp nhất của ḿnh, cả về chính trị lẫn tôn giáo, qua cuộc trở lại đầy quan pḥng của Hermenegild, nhân vật thừa kế ngai vàng Visigoth, từ bè Ariô về với đức tin Công giáo. Tuy nhiên, chúng ta không được coi nhẹ những khó khăn khủng khiếp đầy những gian nan nơi các vấn đề rất trầm trọng liên quan tới thành phần bè rối và những người Do Thái. Đă xẩy ra một chuỗi những vấn đề có vẻ rất ư là cụ thể với cả chúng ta ngày nay nữa, nhất là khi chúng ta để ư tới những ǵ đang xẩy ra ở một số miền đất nào đó là nơi chúng ta dường như đang chứng kiến thấy tái diễn những t́nh trạng tương tự như t́nh trạng ở Bán Đảo Iberian vào thế kỷ thứ sáu bấy giờ. Với dồi dào kiến thức về văn hóa Thánh Isidore có được đă giúp ngài có thể liên tục so sáng tính cách mới mẻ của Kitô giáo với gia sản văn hóa Hy La, tuy nhiên, thay v́ là một tặng ân tổng hợp quí báu th́ dường như ngài được tặng ân collation, tức là tổng hợp, một tặng ân ngài bày tỏ qua tầm học thức uyên thâm ngoại thường của ḿnh, cho dù nó không phải lúc nào cũng được sắp xếp một cách thứ tự như ḷng mong muốn.

 

Tuy nhiên, nỗi lo lắng day dứt của ngài trong việc không coi thường bất cứ những ǵ kinh nghiệm loài người đă có được trong gịng lịch sử của quê hương ngài cũng như của cả thế giới là những ǵ đáng ca ngợi. Thánh Isidore không muốn mất đi bất cứ sự ǵ con người có được qua các thời đại cổ xưa, bất kể chúng là dân ngoại, Do Thái hay Kitô giáo. Bởi thế không lạ ǵ nếu phải theo đuổi mục tiêu ấy ngài đă không luôn luôn thực hiện được việc luyện lọc kiến thức có được một cách đầy đủ thành những thứ nước tinh ṛng của đức tin Kitô giáo như ngài mong ước. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là theo những ư hướng của Thánh Isidore, những dự định được ngài thực hiện bao giờ cũng theo chiều hướng đức tin Công giáo là những ǵ ngài trung thành chấp nhận. Trong việc bàn luận về những vấn đề thần học khác nhau, ngài đă chứng tỏ là ngài nhận thấy được cái phức tạp của chúng và thường khôn khéo đề nghị những giải pháp gồm tóm và thể hiện tất cả sự thật Kitô giáo. Điều này đă giúp cho tín hữu qua các thời đại và cho cả thời đại của chúng ta có thể gặt hái được lợi ích với ḷng tri ân từ những định nghĩa của ngài. Một thí dụ quan trọng về điều này được cho thấy nơi giáo huấn về những liên hệ giữa đời sống hoạt động và chiêm niệm của Thánh Isidore.  Ngài viết: “Những ai t́m cách đạt được t́nh trạng thư giăn chiêm niệm th́ trước hết cần phải luyện trong vận động trường của đời sống hoạt động; để rồi, thoát được cặn bă của tội lỗi, họ sẽ có thể thể hiện một con tim tinh tuyền là yếu tố duy nhất có thể chiêm ngưỡng Thiên Chúa” (Differentiarum Lib. II, 34, 133: PL 83, col 91A).. Tuy nhiên, cái thực tế của một vị mục tử đích thực đă khiến ngài thấy được cái nguy cơ mà thành phần tín hữu gặp phải khi chỉ nhắm vào một chiều kích duy nhâá. Bởi thế, ngài đă thêm như sau: “Cái trung độ, bao gồm cả hai h́nh thức sống này, b́nh thường sẽ mang lại lợi ích hơn trong việc giải quyết những căng thẳng thường trở thành thái quá bởi việc theo một cách sống duy nhất, thay vào đó nên ḥa trộn một thứ xen kẽ giữa hai h́nh thức sống này” (op. cit. 134; ibid., col 91B).

 

Thánh Isidore đă t́m thấy nơi gương của Chúa Kitô một xác quyết tối hậu cho một hướng đi chính đáng của đời sống, ngài nói: “Chúa Giêsu Cứu Thế cống hiến cho chúng ta một gương mẫu v ề đời sống hoạt động, ở chỗ, trong ngày Người đă dấn thân thực hiện những dấu kỳ và pháp lạ nơi phố xá, nhưng Người đă cho thấy đời sống chiêm niệm khi Người rút lui lên núi để cầu nguyện thâu đêm” (op. cit. 134: ibid.).  Theo chiều hướng gương lành của vị Thày thần linh này, Thánh Isidore có thể đúc kết giáo huấn về luân lư ngắn gọn này như sau: “Bởi thế, thành phần tôi tớ của Thiên Chúa, trong việc noi gương bắt chước Chúa Kitô, hăy hiến ḿnh chiêm niệm nhưng không chối từ sống đời hoạt động. Tác hành khác đi sẽ không đúng. Thật thế, như chúng ta cần phải kính mến Thiên Chúa trong chiêm niệm thế nào, chúng ta cũng phải yêu thương tha nhân của chúng ta bằng hoạt động như vậy. Do đó không thể sống mà lại thiếu sự hiện diện của cả hai h́nh thức sống này, và chúng ta không thể nào sống mà lại thiếu kinh nghiệm cả hai” (op. cit., 135; ibid. col 91C). Tôi co rằng đó là tổng hợp của một đời sống vừa t́m cách chiêm niệm Thiên Chúa, đối thoại với Thiên Chúa trong nguyện cầu và đọc Thánh Kinh, vừa hoạt động phục vụ cộng đồng nhân loại và tha nhân của chúng ta. Tổng hợp này là bài học được vị đại Giám Mục ở Seville trối lại cho chúng ta, thành phần Kitô hữu hôm nay, thành phần được kêu gọi để làm chứng cho Chúa Kitô vào đầu tân  thiên kỷ này.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080618_en.html