|
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:
Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư
25/6/2008
Bài Giáo Lư 77 trong Loạt bài về Giáo Hội
Hiệp Thông Tông Truyền:
Thánh Maximus the Confessor
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn tŕnh bày h́nh ảnh của một trong những đại Giáo Phụ của
Giáo Hội Đông phương vào những thời sau này. Ngài là một đan sĩ, Thánh
Maximus, vị có một tấm ḷng can đảm không biết hăi sợ trong việc làm
chứng – “tuyên xưng” – ngay cả trong lúc khổ đau, đức tin chân chính nơi
Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật, Đấng Cứu Thế, đă có
được danh xưng theo Truyền Thống Kitô giáo là Confessor. Thánh
Maximus được sinh ra ở Palestine, mảnh đất của Chúa, vào khoảng năm 580.
Khi c̣n là một cậu bé, ngài đă được khơi động về đời sống đan tu và học
hỏi Thánh Kinh nhờ các tác phẩm của giáo phụ Origen, một đại sư phụ vào
thế kỷ thứ ba đă “thiết lập” truyền thống dẫn giải thánh kinh của
Alaxandria.
Thánh Maximus đă di chuyển từ Giêrusalem đến Constantinople và từ đó, v́
những cuộc xâm lược của dân man di, ngài đă đến nương náu ở Phi Châu. Ở
nơi đây, ngài trở nên nổi nang nhờ ḷng can đảm hết sức ḿnh trong việc
bênh vực tính cách chính thống. Thánh Maximus đă không chấp nhận bất cứ
một giảm thiểu nào về nhân tính của Chúa Kitô. Một lư thuyết đă xuất
hiện, chủ trương rằng nơi Chúa Kitô chỉ có một ư muốn duy nhất, đó là ư
muốn thần linh. Để bênh vực cái duy nhất này nơi Ngôi Vị của Chúa Kitô,
người ta chối bỏ vấn đề Người có ư muốn loài người thật sự và thích đáng
của Người. Thoạt nh́n th́ vấn đề Chúa Kitô chỉ có một ư muốn là một điều
dường như tốt đẹp. Thế nhưng, Thánh Maximus lập tức nhận thấy rằng điều
này sẽ hủy hoại mầu nhiệm cứu độ, v́ nhân loại không có ư muốn, một con
người không có ư muốn, th́ không phải là một con người thực sự mà là một
con người hụt hẫng. Nếu là như thế th́ con người Giêsu Kitô không phải
là con người thực sự, Người sẽ không cảm nghiệm thảm cảnh của loài người
ở chỗ thực sự tuân hợp ư muốn của chúng ta với sự thật cao cả của hữu
thể. Bởi thế, Thánh Maximus đă hết sức cương quyết tuyên bố rằng: Thánh
Kinh không phác tả cho chúng ta một con người hụt hẫng chẳng có ư muốn
mà là một con người thực sự và toàn vẹn: Thiên Chúa, nơi Chúa Giêsu
Kitô, thực sự mặc lấy tất cả những ǵ là nhân loại – dĩ nhiên ngoại trừ
tội lỗi – bởi thế cũng có cả ư muốn loài người nữa. Khi nói như thế ngài
muốn làm sáng tỏ là Chúa Kitô một là người hai là không. Nếu Người là
một con người th́ Người cũng có một ư muốn. Thế nhưng đến đây vấn đề
được đặt ra là phải chăng chúng ta đi đến một thứ thuyết nhị nguyên?
Phải chăng chúng ta tiến đến chỗ khẳng định có hai con người hoàn toàn:
lư trí, ư muốn, cảm thức? Làm thế nào có thể thắng vượt được thuyết nhị
nguyên này, để giữ được tính cách trọn vẹn của con người nhưng lại thành
đạt trong việc bảo tŕ mối hiệp nhất nơi Ngôi Vị của Chúa Kitô là Đấng
không bị tâm thần phân liệt? Thánh Maximus chứng
minh rằng con người không t́m thấy mối hiệp nhất của ḿnh, tính chất
nguyên vẹn của bản thân ḿnh hay cái toàn thể của ḿnh trong chính ḿnh
mà là bằng cách vượt lên trên ḿnh, bằng việc ra khỏi bản thân ḿnh. Như
thế, nơi Chúa Kitô cũng vậy, bằng việc ra khỏi ḿnh, con người t́m thấy
ḿnh trong Thiên Chúa, trong Người Con Thiên Chúa. Không cần phải cắt
cụt con người để giải thích việc Nhập Thể; tất cả những ǵ cần thiết đó
là hiểu được năng động tính của con người, thành phần được viên trọn chỉ
khi nào ra khỏi bản thân ḿnh; chính chỉ ở trong một ḿnh Thiên Chúa
chúng ta mới t́m thấy bản thân ḿnh, toàn thể ḿnh và trọn vẹn ḿnh. Thế
nên, chúng ta thấy rằng người nào thu ḿnh lại th́ không phải là một con
người trọn vẹn, mà là con người cởi mở, con người ra khỏi ḿnh, trở
thành hoàn toàn và t́m thấy ḿnh, t́m thấy nhân tính thực sự của ḿnh,
chính ở nơi Người Con Thiên Chúa. Đối với Thánh Maximus, quan niệm này
không phải chỉ là một thứ suy đoán theo triết lư; ngài đă thấy nó hiện
thực nơi đời sống thực sự của Chúa Giêsu, nhất là ở thảm trạng Vườn Cây
Dầu. Trong thảm trạng quằn quại này của Chúa Giêsu, của cái chết thống
khổ, của chống đối giữa ư muốn của con người không muốn chết với ư muốn
thần linh sẵn sàng chết, trong thảm trạng này ở Vườn Cây Dầu, toàn thể
thảm trạng của nhân loại đă được tỏ hiện, thảm trạng của việc cứu chuộc
chúng ta. Thánh Maximus nói với chúng ta rằng, và chúng ta biết rằng
điều ấy là thực, Adong (và chính chúng ta là Adong) đă nghĩ rằng cái
“không” là tột đỉnh của tự do. Ông nghĩ rằng chỉ có người nào dám nói
“không” mới thực sự tự do; nếu muốn thực sự đạt được tự do của ḿnh, con
người cần phải hô “không’ với Thiên Chúa; chỉ như thế họ tin rằng cuối
cùng họ mới là họ, họ đạt tới tột đỉnh tự do.
Khuynh hướng này cũng chất chứa nơi nó bản tính nhân loại của Chúa Kitô,
thế nhưng lại vượt ra ngoài nó, v́ Chúa Giêsu đă thấy rằng cái “không”
không phải là tột đỉnh của tự do. Tột đỉnh của tự do là cái “vâng”, tuân
hợp với ư muốn của Thiên Chúa.. Chỉ ở nới cái “vâng” này mà con người
thực sử trở nên bản thân ḿnh; chỉ ở nơi việc hết sức cởi mở của cái
“vâng”, trong mối hiệp nhất ư muốn của ḿnh với thần linh mà con người
trở nên rộng mở vô biên, trở nên “thần linh”. Điều Adong muốn đó là trở
nên như Thiên Chúa, tức là hoàn toàn tự do. Thế nhưng, con người nào thu
ḿnh lại th́ không phải là thần linh, không hoàn toàn tự do; họ tự do
bằng việc ngoi lên khỏi bản thân ḿnh, ở nơi cái “vâng” mà họ trở nên tự
do; và đó là thảm trạng Vườn Cây Dầu: không phải ư Con mà là ư Cha.
Chính nhờ việc chuyển ư muốn con người sang ư muốn thần linh mà con
người thực sự mới được phát sinh, chính nhờ thế chúng ta mới được cứu
chuộc. Đó là điểm chính yếu được tóm gọn trong mấy chữ về những ǵ Thánh
Maximus muốn nói, và ở đây chúng ta thấy rằng tất cả vấn đề đó là toàn
thể con người; tất cả vấn đề về đời sống của chúng ta là ở chỗ này.
Ở Phi Châu, Thánh Maximus gặp trục trặc với việc bênh vực quan điểm này
về con người và về Thiên Chúa. Bởi thế ngài được triệu hồi về Rôma. Vào
năm 649 ngài đă đóng vai chủ động trong Công Đồng Latêranô, một công
đồng được tiệp tập bởi Đức Giáo Hoàng Martin I để bênh vực vấn đề 2 ư
muốn của Chúa Kitô chống lại Lệnh Hoàng Đế apro bono pacis cấm
chỉ bàn luận về vấn đề này. Đức Giáo Hoàng Martin I đă phải trả đắt giá
cho ḷng can đảm này của ḿnh. Mặc dù đang lâm vào một t́nh trạng sức
khỏe bất ổn, ngài cũng cũng bị bắt giam và mang tới Constantinople. Bị
xử an và lên án tử, vị Giáo Hoàng này đă được thế án thành án bị vĩnh
viễn lưu đầy ở Crimea, nơi ngài qua đời vào ngày 16/9/655, sau hai năm
trời bị đọa đầy và dằn vặt.
Sau đó ít lâu, vào năm 662, đến phiên Thánh Maximus cũng chống lại Hoàng
Đế, khi lập lại rằng: “không thể nào nói rằng Chúa Kitô chỉ có một ư
muốn duy nhất!”
(cf. PG 91, cc. 268-269). Bởi thế, cùng với hai môn đệ của ḿnh
đều là Anastasius,
Thánh Maximus đă phải trải qua một cuộc xử án cùng kiệt cho dù bấy giờ
ngài đă trên 80 tuổi. Ṭa án của Hoàng Đế đă lên án ngài về tội lạc
giáo, tuyên án ngài bị cắt lưỡi và bàn tay phải một cách dă man – hai bộ
phận nhờ đó nói năng và viết lách, Thánh Maximus đă chiến đấu chống lại
thứ tín lư sai lầm về ư muốn duy nhất của Chúa Kitô. Cuối cùng, sau khi
bị cắt hai phần chi thể này, vị đan sĩ thánh đức bị lưu đầy đến miền
Colchis ở Biển Đen là nơi ngài qua đời, kiệt sức bởi khổ đau chịu đựng,
ở tuổi 82, vào ngày 13/8 cùng năm 662.
Nó về đời sống của Thánh Maximus, chúng at đă đề cập tới tác phẩm văn
chương của ngài trong việc bênh vực tính cách chính thống. Chúng ta đặc
biệt muốn nói tới cuốn Disputaion with Pyrrhus, nguyên Thượng Phụ
Constantinople: trong cuộc tranh luận này, ngài đă thành công trong việc
thuyết phục được đối phương của ḿnh nhận ra lầm lỗi của họ. Thật vậy,
một cách hết sức thành thực, Thượng Phụ Pyrrhus đă kết thúc cuộc Tranh
Luận bằng những lời lẽ này: “Tôi xin ơn tha thứ cho tôi cũng như cho
những ai đă ra đi trước tôi: v́ vô tri chúng tôi đă tiến tới những ư
nghĩ và lập luận ngu muội này; và tôi xin có cách nào để loại trừ đi
những thứ ngớ ngẩn ấy đi để những ai sai lầm không bị nhớ tới nữa” (PG
91, c.352). Cũng có mấy tá tác phẩm quan trọng được lưu truyền cho chúng
ta, trong đó có cuốn Mystagogia là nổi bật. Đây là một trong
những văn tự quan trọng nhất của Thánh Maximus, một tác phẩm qui tụ tư
tưởng thần học của ngài thành một tổng luận rất mạch lạc.
Tư tưởng của
Thánh Maximus không bao giờ chỉ thuần thần học, suy đoán hay hướng nội,
v́ mục tiêu của nó luôn là thực tại cụ thể của thế giới cùng với việc
cứu độ của thế giới. Trong bối cảnh ấy, bối cảnh ngài đă phải chịu khổ
đau, ngài không thể nào thoát được những khẳng định thuần lư thuyết và
triết học. Ngài đă phải t́m kiếm ư nghĩa của đời sống, tự hỏi tôi là ai?
Thế giới này là ǵ? Thiên Chúa đă kư thác cho con người, được tạo dựng
nên theo h́nh ảnh Ngài và tương tự như Ngài, sứ vụ hiệp nhất vũ trụ này.
Và như Chúa Kitô hiệp nhất nhân loại nơi chính ḿnh Người thế nào th́
Đấng Hóa Công cũng hiệp nhất vũ trụ nơi con người như thế. Thánh Maximus
tỏ cho chúng ta thấy làm thế nào để hiệp nhất vũ trụ vào mối hiệp thông
của Chúa Kitô nhờ đó thực sự tiến tới một thế giới được cứu độ. Hans Urs
von Balthasar, một trong những thần học gia nổi tiếng nhất trong thế kỷ
20, đă nói tới nhăn quan cứu độ mănh liệt này khi, “tái khai mở” Thánh
Maximus – nhà thần học này đă định nghĩa tư tưởng của ngài bằng một diễn
tả sống động Kosmische Liturgie, “phụng vụ vũ trụ”. Chúa Giêsu,
Đấng Cứu Thế duy nhất của thế giới, bao giờ cũng là tâm điểm của thứ
“phụng vụ” trọng thể này. Hiệu quả của tác động cứu độ vĩnh viễn hiệp
nhất vũ trụ này của Người được bảo đảm nơi sự kiện là cho dù là Thiên
Chúa trong tất cả mọi sự, Người cũng là một con người một cách hội nhập
và có “nghị lực” cũng như ư muốn của một con người.
Đời sống và tư
tưởng của Thánh Maximus đă được mạnh mẽ sáng tỏ bằng ḷng can đảm phi
thường của ngài trong việc làm chứng cho thực tại nguyên vẹn về Chúa
Kitô, không giảm thiểu hay thỏa hiệp. Nhờ đó mới thấy được con người
thực sự là ai và chúng ta cần phải sống thế nào để có thể đáp ứng ơn gọi
của ḿnh. Chúng ta cần phải sống hiệp nhất với Thiên Chúa để hiệp nhất
với bản thân ḿnh và với vũ trụ, cống hiến cho chính vũ trụ và nhân loại
h́nh thức thích hợp của chúng. Tiếng “vâng” phổ quát của Chúa Kitô cũng
cho chúng ta thấy rơ ràng cách thức làm thế nào để đặt tất cả mọi thứ
giá trị khác vào đúng ch64 của chúng. Chúng ta nghĩ đến những thứ giá
trị đang được chính đáng bênh vực ngày nay như sự khoan nhượng, tự do và
đối thoại. Thế nhưng một sự khoan nhượng không c̣n phân biệt giữa thiện
ác sẽ trở thành những ǵ là chao đảo và tự diệt, cũng như một thứ tự do
không biết tôn trọng tự do của người khác hay t́m thấy tiêu chuẩn chung
cho những thứ tự do chung của chúng ta sẽ trở thành hỗn loạn và tiêu
diệt quyền bính. Đối thoại không biết những ǵ cần đối thoại th́ trở
thành cuộc nói chuyện trống rỗng. Tất cả những thứ giá trị này là quan
trọng và thiết yếu, thế nhưng chúng chỉ có thể măi là những giá trị thực
sự nếu chúng có một điểm tựa hiệp nhất chúng và cống hiến cho chúng cái
xác thực tính chân chính. Cái qui điểm này là tổng luận giữa Thiên Chúa
và vũ trụ, là h́nh ảnh Chúa Kitô là Đấng trong Người chúng ta học biết
chân lư về chính ḿnh và nhờ đó là nơi cúng ta xếp đặt tất cả các thứ
giá trị khác, v́ chúng ta khám phá ra những ư nghĩa đích thực của chúng.
Chúa Giêsu Kitô là điểm qui chiếu sáng soi cho tất cả mọi thứ giá trị
khác. Đó là kết luận của chứng từ nơi vị Đại Tuyên Xưng này. Và chính
nhờ thế, sau cùng Chúa Kitô muốn cũ trụ cần phải trở thành một thứ phụng
vụ, là vinh quang của Thiên Chúa, và việc tôn thờ ấy là khởi điểm của
việc biến đổi thực sự, của việc canh tân thực sự thế giới này.
Thế nên tôi
muốn kết luận bằng một đoạn chính yếu từ một trong những tác phẩm của
Thánh Maximus: “Chúng ta tôn thờ Người Con duy nhất cùng với Cha và
Thánh Linh, như ngay từ ban đầu trước khi có thời gian, như hiện nay và
măi măi, cho tất cả mọi lúc và vĩnh viễn. Amen!” (PG 91, c 269).
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của
Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080625_en.html
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những
điểm chính yếu quan trọng)
|
|