Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 10/6/2009 – Bài Giáo Lư 86 trong Lot bài v Giáo Hi Hip Thông Tông Truyn: v Hai Thánh Cyril và Methodius

 

Anh chị em thân mến:

 

Hôm nay tôi muốn nói về hai thánh Cyril và Methodius, hai an hem cùng cha với mẹ và cùng một đức tin, được nhận biết như là những vị tông đồ của sắc dân Slavic. Thánh Cyril được sinh ra ở Thessalonica, con của quan Leon của quốc Rôma, vào khoảng năm 826-827. Ngài là út trong 7 người con. Là một con trẻ, ngài đă học ngôn ngữ Slavic. Vào năm 14 tuổi, ngài được đến Constantinople học và được làm bạn với vị hoàng đế trẻ Michael IIỊ Trong những năm học này, ngài làm quen với những môn đại học khác nhau, trong số đó có môn biện chứng, và Photius là thày dạy của ngàị Sau khi bác bỏ cuộc hôn nhân sáng ngời, ngài đă quyết định thụ phong linh mục và trở thành viên thủ thư viện ở ṭa thượng phụ. Sau đó ít lâu, muốn rút lui khỏi xă hội, ngài đă ẩn ḿnh ở một đan viện, nhưng chẳng bao lâu bị khám phá ra và được trao phó nhiệm vụ giảng dạy các khoa học thánh và trần tục, một việc làm ngài đă hoàn tất rất hay tới độ ngài được mang danh là “triết gia”. Trong khi đó, ông anh Michael (được sinh vào khảng năm 815), sau khi hành nghề quản trị quần chúng ở Macedonia, đă từ bỏ thế gian khoảng năm 850 để sống đời đan tu trên Núi Olympus, ở Bithynia, nơi ngài được đổi tên là Methodius (tên theo đan viện này phải được bắt đầu bằng mẫu tự giống như tên rửa tội) và trở nên thành phần cấp thấp nhất của đan viện ở Polychron.

 

Được thu hút bởi gương sáng của anh ḿnh, Thánh Cyril cũng quyết định bỏ việc giảng dạy để chuyên tâm suy niệm và nguyện cầu trên Núi Olympus. Tuy nhiên, những năm sau đó (khoảng năm 861), chính quyền đế quốc đă ủy thác cho ngài một sứ vụ nơi những người Khâars (biệt chú của người dịch: dân bán du mục Thổ Nhĩ Kỳ) ở Âov Sea, đám dân yêu cầu gửi đến cho họ một vị học giả biết tranh luận với những người Do Thái và những người Saracens (biệt chú của người dịch: thành phần được gọi là Fatamids lănh đạo Hồi Giáo cho ḿnh là trực hệ của Fatima, con gái của giáo tổ Muhammed). Thánh Cyril, được hộ tống bởi người anh của ḿnh là Methodius, đă sống lâu năm ở Crimea là nơi ngài đă học tiếng Do Tháị

 

Ở đó, ngài cũng t́m kiếm thân xác của Đức Giáo Hoàng Clement I được chôn táng quanh địa điểm ấỵ Ngài đă t́m thấy mộ của vị giáo hoàng này và khi trở về với anh ḿnh, ngài đă mang theo cả hài tích quí báu nàỵ Trở về Constantinople, hai an hem được Hoàng Đế Michael III sai đến Moravia; ông hoàng ở Moravia là Ratislav đă thỉnh cầu chính xác với vị hoàng đế này như sau: “Quốc gia của chúng tôi, từ khi từ bỏ ngoại giáo đang tuân giữ lề luật Kitô giáọ Thế nhưng, chúng tôi không có một vị thày nào có thể giải thích cho chúng tôi đức tin chân thực bằng ngôn ngữ của chúng tôi”. Sứ vụ này đă đạt được thành công ngoại lệ lập tức. Trong việc chuyển dịch phụng vụ sang ngôn ngữ Slavic, hai an hem này đă chiếm được nhiều cảm t́nh nơi dân chúng.

 

Tuy nhiên, điều này lại làm bừng lên mối hận thù chống lại các vị nơi hàng giáo sĩ Frankish, thành phần đă đến Moravia trước và coi lănh địa này thuộc thẩm quyền giáo hội của họ. Để minh định cho ḿnh, vào năm 867, hai an hem đă đến Rômạ Trong chuyến đi này, các vị đă dừng chân ở Venice, nơi xẩy ra một cuộc bàn căi nẩy lửa với những người bênh vực lạc giáo được gọi là tam ngôn ngữ: Những người này cho là chỉ có 3 ngôn ngữ Thiên Chúa có thể được chúc tụng một cách hợp lệ, đó là tiếng Do Thái, Hy Lạp và Latinh. Tất nhiên là hai anh em này chống lại với quyết định ấỵ

 

Ở Rôma, Thánh Cyril và Methodius đă được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Adrian II, vị tiến ra ngoài để gặp hai anh em này trong cuộc cung nghinh hầu nhận lănh cách xứng đáng hài tích của Thánh Clement. Đức Giáo Hoàng cũng đă hiểu tầm quan trọng lớn lao của sứ vụ đặc biệt của cả hai an hem. Thật vậy, từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất, sắc dân Slavic đă trở nên đông đảo ở những vùng đất giữa hai phần của Đế Quốc Rôma – miền Đông và miền Tây, những miền cảm thấy t́nh trạng căng thẳng nơi ḿnh. Vị Giáo Hoàng này đă trực giác thấy rằng các sắc dân Slavic có thể thực thi vai tṛ bắc cầu trung gian, nhờ đó góp phần vào việc bảo tŕ mối hiệp nhất Kitô hữu giữa cả hai phần đất của Đế Quốc. Thế nên ngài đă không ngần ngại chuẩn nhận sứ vụ của hai anh em này nơi vùng Đại Morovia, đón nhận và chuẩn nhận việc sử dụng tiếng Slavic trong phụng vụ. Các sách bằng tiếng Slavic được thay thế trên bàn thờ của Santa Maria di Phatmé (Đền Thờ Đức Bà Cả) và phụng vụ tiếng Slavic được cử hành ở các đền thờ Thánh Phêrô, Thánh Anrê và Thánh Phaolô.

 

Tiếc thay, khi đang ở Rôma th́ Thánh Cyril ngă bệnh nặng. Cảm thấy cái chết gần kề, ngài đă muốn hiến ḿnh hoàn toàn cho Thiên Chúa như là một đan sĩ ở một trong những đan viện Hy Lạp của thành phố này (dường như là đan viện Thánh Praxedes) và ngài đă nhận tên đan viện là Cyril (tên rửa tội của ngài là Constantine). Sau đó, ngài thiết tha van xin ông anh Methodius của ḿnh bấy giờ đă được tấn phong giám mục, là đừng bỏ sứ vụ ở Moravia và trở lại với các dân tộc ấỵ Ngài đă dâng lời nguyện cầu này lên Thiên Chúa: “Lạy Chúa là Chúa Trời của con… xin hăy lắng nghe lời con nguyện cầu và trung thành với đàn chiên được Ngài cho con thấy đâỵ Xin hăy giải thoát họ khỏi lạc giáo ba ngôn ngữ, qui tụ tất cả họ lại trong mối hiệp nhất, và làm cho dân được Chúa tuyển chọn này sống trong hợp với đức tin chân thật và việc tuyên xưng chân chính”. Ngài đă qua đời ngày 14/2/869.

 

Trung thành với việc dấn thân đă cùng am ḿnh thực hiện, vào năm sau, 870, Thánh Methodius đă trở lại Moravia và Pannonia (Hung Gia Lợi ngày nay), nơi ngài lại phải đương đầu với ư đồ bại hoại dữ dội của những nhà thừa sai Frankish rat ay giam giữ ngàị Ngài đă không tỏ ra thất đảm, và vào năm 873, được trả tự do, ngài đă chủ động dấn thân cho việc tổ chức Giáo Hội, rat ay huấn luyện một nhóm môn đồ. Công lao của những người môn đệ này được thể hiện trong việc thắng vượt cuộc khủng hoảng xẩy ra sau cái chết của Thánh Methodius ngày 4/4/885. Bị bách hại và tù ngục, một số vị môn đệ này bị bán làm nô lệ và được mang đến Venice, nơi họ được giải cứu bởi một viên chức của Constantinople, vị cho phép họ trở về các xứ sở ở Balkan của các sắc dân Slavic.

 

Được tiếp đón ở Bulgaria, họ đă tiếp tục sứ vụ khởi sự bởi Thánh Methodius, lan truyền Phúc Âm ở “đất Rus”. Nhờ đó, trong sự quan pḥng nhiệm mầu của ḿnh, Thiên Chúa đă lợi dụng việc bách hại ấy để ǵn giữ công việc của hai anh em thánh ấỵ Từ công cuộc này c̣n giữ được cả các văn bản. Chỉ cần nghĩ đến những công cuộc như “Evangeliario” (các đoạn thánh kinh ngắn về phụng vụ của Tân Ước) và “Salterio”, các bản văn phụng vụ khác bằng tiếng Slavic là những ǵ được anh  người an hem này thực hiện. Sau cái chết của Thánh Cyril, việc chuyển dịch toàn bộ Thánh Kinh, cuốn “Nomocanon” và “Sách Các Vị Giáo Phụ”, trong số những việc khác, đều được thực hiện bởi Thánh Methodius và môn đệ của vị thánh anh nàỵ

 

Vắn gọn lại th́ sơ lược thiêng liêng về hai người anh em này, trước hết cần phải ghe nhận ḷng say mê của Thánh Cyril đối với các bản văn của Thánh Gregoriô Nâianzus, học từ Thánh Gregoriơ giá trị của ngôn ngữ trong vấn đề truyền đạt Mạc Khảị Thánh Gregorio đă bày tỏ ước muốn là Chúa Kitô nói qua thánh nhân: “Tôi là tôn tớ của Lời Chúa, v́ thế tôi dấn thân phục vụ Lời Cúa” Muốn bắt chước Thánh Gregoriô trong việc phục vụ, Thánh Cyril đă xin Chúa Kitô nói với các dân tộc Slavic qua ngàị Ngài đă giới thiệu tác phẩm dịch thuật của ḿnh bằng lời khẩn nguyện trang trọng này: “Hỡi các dân tộc Slavic, hăy lắng nghe, lắng nghe Lời xuất phát từ Thiên Chúa, Lời làm phấn chấn tâm hồn, Lời dẫn đến việc hiểu biết Thiên Chúa”.

 

Thật ra, ngay trước cả những năm ông hoàng xứ Moravia yêu cầu Hoàng Đế Michael III sai các vị thừa sai đến mảnh đất của ḿnh th́ dường như Thánh Cyril và anh ngài là Methodius, được tụ hợp bởi một nhóm môn đồ, đă thực hiện một dự án tuyển hợp các tín điều Kitô giáo lại vào những cuốn sách được viết bằng tiếng Slavic. Bấy giờ hiển nhiên đă có nhu cầu cần đến những dấu hiệu tạo h́nh mới thích hợp hơn cho thứ ngôn ngữ phát biểu: Bởi thế mới có mẫu tự Glagolitic, một mẫu tự sau đó được hoàn chỉnh, đă được phác họa với tên gọi là “Cyrillic” để tôn kính vị sáng chế ra nó.

 

Đó là một yếu tố quan trọng cho việc phát triển văn minh sắc dân Slavic nói chung. Thánh Cyril và Methodius tin tưởng rằng các dân tộc khác nhau không thể cho rằng họ hoàn toàn lănh nhận Mạc Khải cho đến khi họ nghe thấy mạc khải bằng ngôn ngữ của họ và đọc mạc khải bằng những đặc điểm hợp với mẫu tự của họ.

 

Thánh Methodius có công trong việc bảo đảm là việc làm được người em ḿnh khởi công bị khựng lạị Trong khi Thánh Cyril, một “triết gia”, có khuynh hướng chiêm niệm, th́ Thánh Methodius lại hướng vêàđời sống hoạt động. Nhờ đó, ngài mới có thể thiệt lập các nền tảng của việc củng cố sau đó những ǵ chúng ta có thể gọi là “ư nghĩ của Cyril-Methodius”, những ǵ đă đồng hành với các dân tộc Slavic ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, thuận lợi cho việc phát triển về văn hóa, quốc gia và tôn giáọ Đức Giáo Hoàng Piô XI đă công nhận điều này trong tông thư “Quod Sanctum Cyrillum”, trong đó ngài liệt hai người an hem này thành “những người con của Đông phương, những người Byzantines theo quê hương của ḿnh, Hy lạp theo nguồn gốc của ḿnh, Rôma theo sứ vụ của ḿnh, Slave theo hoa trái tông đồ của ḿnh” (AAS 19 [1927] 93-96). Vai tṛ lịch sử các vị hoàn thành, sau đó, lại được chính thức công bố bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, qua tông thư “Egregiae Virtutis Viri”, là những vị đồng quan thày của Âu Châu cùng với Thánh Biển Đức (AAS 73 [1981] 258-262). 

 

Thật vậy, Thánh Cyril và Methodius là một mẫu gương cổ điển về những ǵ ngày nay nói tới bằng từ ngữ “hội nhập văn hóa”: Mỗi dân tộc cần phải làm cho sứ điệp mạc khải thẩm thấu vào nền văn hóa của ḿnh, và bày tỏ sự thật cứu độ bằng ngôn ngữ của ḿnh. Điều này bao hàm một công việc chính hiệu là “chuyển dịch”, v́ nó đ̣i phải t́m những từ ngữ thích đáng để tŕnh bày mới mẻ cái phong phú của Lời mạc khải mà không phản lại Lời nàỵ Theo chiều hướng ấy, hai vị thánh huynh đệ này đă để lại một chứng từ đặc biệt ư nghĩa cho Giáo Hội ngày nay tiếp tục nh́n vào để được phấn khích và hướng dẫn.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/6/2009