ĐTC Biển Đức XVI:

Huấn Từ Lạy Nữ Vương Thiên Đàng Chúa Nhật VI Phục Sinh 17/5/2009

về Thánh Địa

 

 

Anh chị em thân mến!

 

Tôi đă trở về từ Thánh Địa từ hôm Thứ Sáu. Tôi dự tính nói cới anh chị em về chuyến hành hương này dài hơn trong buổi triều kiến chung Thứ Tư tới đây. Giờ đây, trước hết tôi xin tạ ơn Chúa là Đấng đă cho tôi có cơ hội hoàn thành chuyến tông du quan trọng này. Tôi cũng xin cám ơn tất cả những ai góp phần cộïng tác là đức thượng phụ Latinh và các vị mục tử ở nước Jordan, Do Thái và lănh thổ Palestine; các tu sĩ Ḍng Phanxicô Bảo Quản Viên Thánh Địa, các viên chức dân sự ở Jordan, Do Thái và lănh thổ Palestine; thành phần tổ chức và các lực lượng an ninh. Tôi cám ơn các vị linh mục, tu sĩ và tín hữu đă mộ mến nghênh đón tôi và những ai hộ tống cùng trợ giúp tôi bằng lời cầu nguyện của ḿnh. Tôi xin hết ḷng cám ơn tất cả mọi người!

 

Chuyến hành hương này tới các nơi thánh cũng là chuyến viếng thăm mục vụ giành cho thành phần tín hữu sống ở đó, là chuyến viếng thăm để phục vụ mối hiệp nhất Kitô giáo, để đối thoại với những người Do Thái và Hồi giáo, và để xây dựng ḥa b́nh. Thánh Địa, biểu hiệu của t́nh yêu Thiên Chúa đối với dân của Ngài cũng như đối với toàn thể gia đ́nh nhân loại, cũng là một biểu hiệu cho tự do và b́nh an như Thiên Chúa mong muốn cho tất cả con cái của Ngài. Tuy nhiên, lịch sử hôm qua và hôm nay thật sự cho thấy rằng chính miền đất này đă trở thành biểu hiệu cho những ǵ là trái ngược, tức là cho chia rẽ và những cuộc xung đột vô tận giữa anh em với nhau. Điều này làm sao có thể xẩy ra được chứ? Cũng có lư khi câu hỏi này nẩy lên trong tâm trí chúng ta, v́ chúng ta biết rằng Thiên Chúa có một dự án đặc biệt cho mảnh đất ấy là nơi – như Thánh Gioan viết – Thiên Chúa “đă sai con của Ngài đến làm tế vật đền bù cho tội lỗi của chúng ta” (1Jn 4:10). Thánh Địa đă từng được gọi là cuốn “Phúc Âm thứ năm”, v́ ở nơi đây chúng ta thấy, thật sự là chạm tới, thực tại của một lịch sử được Thiên Chúa cùng với con người hiện thực hóa – bắt đầu là những nơi chốn của đời sống Abraham cho đến những nơi chốn của đời sống Chúa Giêsu, từ nhập thể tới mộ trống, dấu hiệu Người phục sinh. Phải, Thiên Chúa đă đến với mảnh đất này, Người đă tác hành với chúng ta trong thế giới đây. Thế nhưng, ở đây chúng ta có có thể nói hơn nữa, đó là Thánh Địa, chính v́ lịch sử của nó, có thể được coi là một thế giới vi mô thâu tóm lại nơi chính nó cuộc hành tŕnh lao nhọc của Thiên Chúa với nhân loại. Một cuộc hành tŕnh bao gồm cả thập giá với tội lỗi, thế nhưng – với vô vàn yêu thương thần linh – niềm vui của Thánh linh nữa, cuộc phục sinh đă được bắt đầu, và đó là cuộc hành tŕnh, qua thung lũng khổ đau của chúng ta, tiến tới Vương Quốc của Thiên Chúa, một vương quốc không thuôc về thế gian này nhưng sống trong thế giới này và cần phải thấm đậm thế giới bằng quyền năng công lư và ḥa b́nh của nó.

 

Lịch sử cứu độ được bắt đầu bằng việc tuyển chọn một con người đó là Abraham, thế nhưng, mục đích của việc chọn lựa này có tính cách toàn cầu, nhắm đến ơn cứu độ của tất cả mọi dân nước. Lịch sử cứu độ bao giờ cũng được đánh dấu bằng xen kẻ giữa cá biệt tính và phổ quát tính này. Chúng ta cũng thấy mối quan hệ này rơ ràng ở bài đọc thứ nhất trong phụng vụ hôm nay: Thánh Phêrô thấy đức tin của những người dân ngoại nơi gia đ́nh của Cornelius cùng với ước muốn của họ đối với Thiên Chúa khi thánh nhân: “Thật vậy tôi bắt đầu thấy được rằng Thiên Chúa không phân biệt giữa con người với nhau, nhưng đón nhận những ai ở bất cứ quốc gia nào tỏ ra kính sợ Ngài và thực hành đức công chính” (Acts 10:34-35). Anh chị em hăy biết kính sợ Thiên Chúa và thực hành công chính, nhờ đó, anh chị em sẽ hướng thế giới về Vương Quốc của Thiên Chúa: đó là mục đích sâu xa của hết mọi cuộc đối thoại liên tôn.

 

Tôi không thể kết thúc lời nguyện Thánh Mẫu này mà lại không hướng Sri Lanka… Tôi kư thác quốc gia thân yêu này cho việc chở che từ mẫu của Đức Trinh Nữ Madhu, Đấng được toàn dân Sri Lankans mến yêu tôn kính, và tôi dâng lời nguyện lên Chúa xin Người mau ban ngày ḥa giải và ḥa b́nh.

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 17/5/2009

(những chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những điểm chính yếu quan trọng)