Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI:

Hun T tại chân Tượng Đài Piazza de Spagna thành phố Rôma chiều L Mẹ Vô Nhiễm 8/12/2009 v những ǵ M Maria muốn nói vi thành ph này

 

 

Anh Chị Em thân mến!

 

Ở tâm điểm của những thành phố Kitô giáo này, Mẹ Maria tạo nên một sự hiện diện ngọt ngào và an tâm. Với cách thức khôn ngoan kín đáo của ḿnh, Mẹ cống hiến cho hết mọi người b́nh an và hy vọng trong những giây phút hạnh phúc và buồn phiền của cuộc sống. Trong các nhà thờ, ở các nguyện đườngc, trên các bức tường của những dinh thự: một bức tranh vẽ, một tấm vi thạch ghép, một bức tượng nhắc nhở về sự hiện diện của Người Mẹ hằng liên lỉ trông nom con cái ḿnh. Cũng ở nơi đây, ở Piaoăa di Spagna này, Mẹ Maria được đặt trên cao, như để trông coi thành Rôma vậy.

 

Mẹ Maria muốn nói ǵ với thành phố này đây? Mẹ nhắc nhở mọi người về những ǵ với sự hiện diện của Mẹ đây? Mẹ nhắc nhở rằng “nơi đâu tội lỗi gia tăng th́ ở đó ân sủng càng dồi dào hơn” (Rm 5:20) – như Thánh Phaolô Tông Đồ viết. Mẹ là Mẹ Vô Nhiễm, Đấng cũng lập lại cho con người của thời đại chúng ta rằng: Đừng sợ, Chúa Giêsu đă chiến thắng sự dữ; Người đă chiến thắng nó tận gốc rễ, giải thoát chúng ta khỏi quyền thống trị của nó.

 

Chúng ta cần tin tuyệt vời này biết bao! Thật vậy, hằng ngày, qua báo chí, truyền h́nh và truyền thanh, sự dự được tái kiểm, tái diễn, gia tăng, khiến chúng ta quen thuộc với những điều kinh rợn nhất, làm cho chúng ta trở thành vô cảm, và một cách nào đó làm cho chúng ta bị nhiễm độc, v́ những ǵ tiêu cực không hoàn toàn phô bày và càng ngày càng chồng chất tích tụ. Con tim trở nên chai cứng và tư tưởng trở thành mù mịt. V́ thế, thành phố này cần đến Mẹ Maria, Vị nói với chúng ta về Thiên Chúa bằng sự hiện diện của Mẹ, nhắc nhở chúng ta về cuộc vinh thắng của ân sủng trên tội lỗi, và xui khiến chúng ta hy vọng thậm chí ngay cả trong những trường hợp khó khăn hơn theo sức loài người.

 

Trong thành phố này đang sống – hay c̣n sống – những con người vô h́nh, thành phần thỉnh thoảng nhẩy lên trang nhất hay lên màn truyền h́nh, và bị khai thác cho đến cùng, nhờ đó tin tức và h́nh ảnh lôi cuốn sự chú ư. Nó là một thứ kỹ thuật sai lệch nhưng tiếc thay người ta khó ḷng cự lại được. Thành phố này đầu tiên giấu giếm rồi trưng bày trước quần chúng, chẳng thương tiệc ǵ, hay thương hại cách giả tạo. Trái lại, nơi hết mọi con người, vẫn c̣n đó ước muốn được tiếp nhận như là một con người và được coi như là một thực tại linh thánh, v́ lịch sử của hết mọi con người đều là một lịch sử linh thánh, và đ̣i phải được tôn trọng hết sức.

 

Anh chị em thân mến, thành phố này là tất cả chúng ta! Mỗi người đóng góp vào sự sống của nó và của bầu khí luân lư của nó, v́ thiện ích hay tai hại. Nơi con tim của hết mọi người chúng ta có một biên giới giữa lành và dữ, và không một ai trong chúng ta cần phải cảm thấy ḿnh có quyền phán xét kẻ khác, nhưng mỗi người đều phải  cảm thấy có nhiệm vụ cải tiến bản thân ḿnh!

 

Việc truyền thông đại chúng có khuynh hướng làm cho chúng ta bao giờ cũng cảm thấy như là thành phần “khán giả”, như thể sự dữ chỉ liên quan tới những người khác, và những điều nào đó không bao giờ lại xẩy đến cho chúng ta. Trái lại, tất cả chúng ta đều là “các diễn viên”, và nơi sự dữ lẫn sự thiện, hành vi cử chỉ của chúng ta gây ảnh hưởng trên kẻ khác.

 

Chúng ta thường than văn về vấn đề phóng uế bầu không khí, một sự phóng uế ở một số nơi nào đó trong thành phố này là những ǵ bất khả hít thở. Đúng thế, chúng ta cần đến việc quyết tâm của mọi người trong vấn đề làm cho thành phố nên sạch sẽ hơn.

 

Tuy nhiên, có một thứ phóng uế khác, ít nhận thấy được với giác quan, nhưng cũng nguy hiểm như thế. Nó là thứ phóng uế về tinh hần; nó là những ǵ làm cho khuôn mặt của chúng ta ít tươi cười, thêm u ám, những ǵ dẫn chúng ta tới chỗ không thèm chào hỏi nhau, không nh́n vào mặt nhau. Thành phố này được làm nên bởi những bộ mặt, thế nhưng, tiếc thay những náo động chung có thể làm cho cảm thức về chiều sâu biến khuất. Chúng ta thấy hết mọi sự ở bộ diện bề ngoài. Con người trở thành thân thể, và những thân thể này vô hồn, trở thành sự vật, thành những đồ vật không có dung nhan, bị trao đổi và tiêu thụ.

 

Mẹ Maria Vô Nhiễm giúp chúng ta tái nhận thức và bênh vực chiều sâu này của con người, v́ nơi Mẹ có một thứ trong suốt trọn vẹn của linh hồn nơi thân xác. Mẹ là sự tinh tuyền được nhân cách hóa, theo nghĩa là tinh thần, linh hồn và thân xác ở trong Mẹ, hoàn toàn ḥa hợp với nhau và với ư muốn của Thiên Chúa. Đức Mẹ dạy chúng ta hăy cởi mở trước tác động của Thiên Chúa, hăy nhín vào người khác như họ nh́n những người ấy – từ tâm hồn. Và để nh́n người khác bằng t́nh thương, bằng yêu mến, bằng niềm dịu dàng vô tận, nhất là những ai cô đơn nhất, những ai bị khinh thường nhất, những ai bị khai thác nhất. “Ở đâu tội lỗi càng gia tăng th́ ở đó ân sủng càng dồi dào hơn nữa”.

 

Tôi muốn công khai kính viếng tất cả những ai trong âm thầm, không bằng lời nói, nhưng bằng việc làm, cố gắng thực hành luật yêu thương này của Phúc Âm, một thứ luật đẩy mạnh thế giới này. Họ th́ rất ư là nhiều, ở cả Rôma đây nữa, và hiếm thấy họ tung tin. Những con người nam nữ của mọi lứa tuổi, thành phần hiểu rằng chẳng có ích chi trong việc lên án, trong việc than văn, trong việc buộc tội, trái lại, tốt hơn lấy lành báo oán. Việc này mới là những ǵ thay đổi sự thể, nó thay đổi con người, và nhờ đó cải tiến xă hội.

 

Các bạn Rôma thân mến, và tất cả anh chị em đang sống trong thành phố này! Trong khi chúng ta bận bịu với những hoạt động hằng ngày, chúng ta hăy lắng nghe tiếng của Mẹ Maria. Chúng ta hăy nghe lời kêu gọi âm thầm nhưng khẩn thiết của Mẹ. Mẹ nói với mỗi một người trong chúng ta rằng: Ở đâu tội lỗi gia tăng th́ ở đó ân sủng tràn đầy hơn nữa, bắt đầu từ chính tâm can của các bạn và đời sống của các bạn! Và thành phố này sẽ trở nên đẹp đẽ hơn, Kitô giáo hơn, nhân bản hơn.

 

Hỡi Thánh Mẫu, xin cám ơn Mẹ, về sứ điệp hy vọng này của Mẹ. Xin tạ ơn Mẹ về sự hiện diện âm thầm nhưng sống động của Mẹ hơi trung tâm điểm của thành phố của chúng con đây. Hỡi Trinh Nữ Vô Nhiễm, “Salus Populi Romani”, cầu cho chúng con!

  

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/12/2009