BÀI GIÁO LƯ NGÀY THỨ TƯ ( 5A 20)
Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 24.06.2009
NĂM DÀNH CHO LINH MỤC:
TÔI SỐNG NHỮNG KHÔNG PHẢI LÀ
TÔI NỮA, MÀ LÀ CHÚA KI TÔ SỐNG TRONG TÔI.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI
Anh Chị Em thân mến,
thứ sau tuần rồi, ngày Lễ Trọng Thể kính Thánh Tâm Cực Thánh Chúa Giêsu
và ngày theo truyền thống dành để cầu nguyện cho việc thánh hoá các linh
mục, tôi đă được hân hạnh khai mạc Năm Dành Cho Linh Mục, được thiết cửa
hành nhân dịp giáp 125 năm ngày " sinh ra trên Trời " của Cha Sở
giáo xứ Ars, Thánh Jean Baptiste Marie Vianney.
Và trong lúc đi vào Đại Thánh Đường Vatican để cử hành buổi kinh chiều,
như là một cử chỉ tượng trưng, tôi ngừng lại trước Nhà Nguyện Ca Đoàn
( Capella del Coro) để tôn kính di hài Vị Thánh Chủ Chăn các linh
hồn.
Tại sao có Năm Dành Cho Linh Mục?
Tại sao chính vào thời điểm tưởng nhớ đến Vị Thánh Cha
Sở giáo xứ Ars, mà bên ngoài không phải là một vị đă thực hiện được
những ǵ lạ thường?
1 - Việc Chúa Quan Pḥng đă làm cho dung nhan ngài được
đặt bên cạnh dung nhan Thánh Phaolồ.
Thật vậy, trong khi chúng ta sắp kết thúc năm Thánh
Phaolồ, được dành cho Vị Thánh Tông Đồ dân ngoại, khuôn mẫu
của một nhà rao giảng Phúc Âm ngoại hạng. Ngài đă thực hiện nhiều chuyến
đi truyền giáo để loan báo Phúc Âm.
Năm mới để hân hoan mừng kính nhớ nầy mời gọi chúng ta
hăy để mắt đến nh́n vào một nông dân khó nghèo trở thành cha sở khiêm
tốn, đă kết thúc cả cuộc sống mục vụ của ḿnh trong một làng nhỏ bé.
Nếu hai Vị Thánh khác xa nhau rất nhiều về các bước
đường sống cá biệt của các ngài - người th́ đi từ vùng nầy qua vùng kia
để rao giảng Phúc Âm, người kia lại đón nhận hàng ngàn, hàng ngàn tín
hữu mà vẫn ở yên trong họ đạo nhỏ bé của ḿnh -, tuy nhiên cả hai đều có
một cái ǵ đó làm cho hai vị giống nhau.
Đó là sự đồng hoá hoàn toàn con người của ḿnh với sứ
mạng truyền giáo, các ngài thông hiệp với Chúa Ki Tô đến nỗi làm cho
Thánh Phaolồ phải nói lên:
- " Tôi cùng chịu đóng đinh với Chúa Ki Tô vào
thập giá. Tôi sống, nhưng không c̣n phải là tôi, mà là Chúa Ki Tô sống
trong tôi" ( Gal 2, 19b-20).
Và Thánh Jean Marie Vianney thích lập đi lập lại:
- " Nếu chúng ta có được đức tin, chúng ta nhận ra
được Chúa Ki Tô ẩn ḿnh nơi Linh Mục như ánh sáng ở đàng sau tấm kiến,
như rượu pha lẫn trong nước".
Mục đích Năm Dành Cho Linh Mục nầy, như tôi đă viết
trong thư gởi cho các linh mục nhân dịp đó, là để giúp cho mỗi Linh Mục
được thúc đẩy "hướng về niềm trọn hảo thiêng liêng, mà hiệu lực
của sứ mạng ngài tùy thuộc vào đó", và trước tiên để giúp cho các
Linh Mục và cùng với các vị cả Cộng Đồng Dân Chúa, khám phá ra lại và
tăng thêm ư thức về ơn phi thường và cần thiết Chúa ban mà phận vụ thừa
tác viên được truyền chức thể hiện cho người đă được lănh nhận, cho cả
Giáo Hội và cho toàn thế giới, ư thức rằng không có sự hiện diện thực
hữu của Chúa Ki Tô ơn Chúa ban cho được coi như là mất mát đi.
Dĩ nhiên hoàn cảnh lịch sử và xă hội của thời Cha Sở
giáo xứ Ars đă thay đổi và bởi đó chúng ta có lư tự hỏi làm sao các Linh
Mục có thể bắt chước ngài để đồng hoá ḿnh với phận vụ thừa tác viên của
ḿnh trong xă hội toàn cầu hoá hiện tại.
Trong một thế giới mà trong đó nhăn quang chung về đời
sống càng ngày càng giảm thiểu hoá tầm quan trọng của những ǵ là thiên
thánh, thay vào đó, " hiệu năng " trở thành đặc tính duy nhứt
quyết định, quan niệm công giáo về chức linh mục có nguy cơ mất đi giá
trị bẩm sinh của ḿnh, đôi khi ngay cả trong tâm khảm cộng đồng Giáo
Hội.
Không phải ít khi, hoặc trong các lănh vực thần học,
cũng như trong áp dụng thực tế của đời sống mục vụ và trong lănh vực đào
tạo hàng giáo phẩm, nhiều cuộc đối chất nhau và đôi khi cũng đối nghịch
nhau giữa hai quan niệm khác nhau về chức linh mục.
Từ một vài năm nay, tôi nhận thức được rằng
- từ một bên, một quan niệm xă hội - năng động
hiệu năng ( funzionale) định nghĩa đặc tính chính yếu của chức linh
mục bằng quan niệm " phục vụ" : đó là phục vụ cộng đồng, trong
cách thể hiện một phận vụ...
- nhưng từ phía bên kia có quan niệm bí tích - bản
thể ( sacramentale - ontologica), mặc dầu dĩ nhiên không
khước từ đặc tính phục vụ của chức linh mục, nhưng nh́n Linh Mục có căn
nguyên cội rễ trong bản tính của vị thừa tác viên ( ministro) và
bản tính đó được xác định bởi một ơn được Chúa ban cho, qua trung gian
của Giáo Hội, dưới danh hiệu là phép bí tích" ( J. Ratzinger,
Ministero e vita del Sacerdote, in Elementi di Teologia fondamentale.
Saggio su fede e ministero, Brescia 2005, p. 165).
Và cả việc chuyển hoá từ ngữ " linh mục" thành "
phục vụ, thừa tác viên, người đặc trách" cũng là dấu chứng cho quan
niệm trên.
Tiếp đến quan niệm " bản thể - bí tích " cũng
được đặc liên hệ với đặc tính tối thượng của Phép Thánh Thể, trong danh
từ kép " linh mục- hiến tế ", trong khi đó th́ liên quan đến quan
niệm thứ nhứt là dành ưu tiên cho Lời Chúa và việc phục vụ loan báo.
2 - Nh́n kỷ ra, đó không phải là hai quan điểm đối
nghịch nhau, và sự căng thẳng mặc dầu có giữa hai quan niệm, sẽ được
giải toả từ trong nội bộ của hai quan niệm.
Như vậy Nghị Định Presbyterorum ordinis ( Về Phẩm
Trật của các Linh mục) của Công Đồng Vatican II xác nhận:
- " Chính nhờ việc tuyên bố tông đồ Phúc Âm mà dân
Chúa được mời gọi và hội tụ, như vậy tất cả ... có thể dâng chính ḿnh
như là " bánh hằng sống, thánh thiện, đáng được Chúa nhận" ( Rom 12, 1).
Và chính nhờ phận vụ tư tế của các Linh Mục mà của lễ hiến tế các tín
hữu được làm cho trở thành hoàn hảo, kết hợp với của lễ hiến tế của Chúa
Ki Tô, Đấng Trung Gian duy nhứt.
Thật vậy, của lễ hiến tế đó, nhờ tay các Linh Mục và
nhân danh toàn thể Giáo Hội, được dâng lên trong Thánh Thể một cách
không đổ máu và bí tích cho đến ngày Chúa đến" ( n. 2).
Như vậy chúng ta có thể hỏi:
- " Trọng yếu việc rao giảng Phúc Âm đối với các
Linh Mục có nghĩa là ǵ? Nói rằng bổn phận tiên quyết là rao giảng có
nghĩa là ǵ?".
Chúa Giêsu nói đến việc rao giảng Nước Thiên Chúa như là
mục đích xác đáng của việc Người đến trong thế gian và rao giảng không
chỉ có nghĩa là một bài " thuyết tŕnh". Rao giảng cũng đồng thời
hàm chứa động tác của Người: các dấu và các phép lạ Người thực hiện nói
lên Nước Thiên Chúa đến trong thế gian như là thực thể đă hiện diện, và
sau cùng trùng hợp với chính con người của Người.
Trong ư nghĩa đó, cần nên ư thức rằng ngay cả trong ưu
tiên của việc rao giảng, lời nói và dấu chứng không thể tách rời nhau
được.
Sự rao giảng Ki Tô giáo không phải là tuyên bố " các
lời lẽ " ( parole), mà là rao giảng Lời Chúa, và việc rao
giảng cũng đồng nghĩa với chính con người của Chúa Ki Tô, với bản thể mở
rộng ra trong liên hệ với Chúa Cha và vâng phục thánh ư Người.
Bởi đó, một động tác phục vụ đích thực Lời Chúa đ̣i buộc
về phía vị Linh Mục nhằm từ bỏ chính ḿnh một cách sâu đậm hơn, đến độ
có thể nói như vị Thánh Tông Đồ: " không phải tôi sống, mà là Chúa Ki
Tô sống trong tôi ".
Người Linh Mục không thể tự coi ḿnh là "chủ nhân ông"
của lời ( ḿnh rao giảng), mà là người đầy tớ.
Linh Mục không phải là Lời Chúa, mà như Thánh Gioan Tẩy
Giả đă tuyên bố, vị mà ngày Sinh Nhật của ngài chúng ta mừng lễ hôm nay,
rằng ngài chỉ là " tiếng nói " của Lời Chúa:
- " Có tiếng người hô trong hoang địa: Hăy dọn sẵn
con đường cho Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi" ( Mc 1, 3).
Như vậy, " tiếng nói " của Lời Chúa, đối với
người Linh Mục không phải chỉ là một phương diện tác động. Trái lại c̣n
nói lên điều kiện giả định phải có trước làm cho ḿnh thực sự tan mất đi
trong Chúa Ki Tô, tham dự vào mầu nhiệm chết và phục sinh của Người, với
tất cả chính cái tôi của ḿnh: trí khôn, tự do, ư chí và hiến dâng chính
thân thể ḿnh, như là của lễ sống động ( Rom 12, 1-2).
Chỉ có sự tham dự vào hiến tế của Chúa Ki Tô, vào
chènosi của Người, mới làm cho động tác rao giảng trở nên đích thực!
Và đây là con đường mà người Linh Mục phải trải qua với Chúa Ki Tô, để
cùng với Người đến được Chúa Cha: như vậy thực hiện được "không phải
điều con muốn, mà làm điều Cha muốn" ( Mc 14, 36).
Bởi đó rao giảng luôn luôn bao gồm cả việc hy sinh chính
ḿnh, đó là điều kiện để cho lời rao giảng trở nên đích thực và hữu
hiệu.
3 - Alter Christus ( Chúa Ki Tô Thứ Hai), vị Linh
Mục hiệp nhứt thâm sâu với Ngôi Lời Chúa Cha, là Đấng nhập thể đă nhận
lấy h́nh thể của người đầy tớ, Người đă trở nên đầy tớ ( cfr. Phil 2,
5-11).
Người Linh Mục là người đầy tớ của Chúa Ki Tô, với ư
nghĩa là cuộc sống của ḿnh, bản tính được tượng h́nh giống Chúa Ki Tô,
nhân lấy đặc tính chính yếu là đặc tính tương giao: người Linh Mục ở
trong Chúa Ki Tô, nhờ Chúa Ki Tô và với Chúa ki Tô để phục vụ mọi người.
Chính v́ thuộc về Chúa Giêsu, Linh Mục hoàn toàn phục vụ
con người: Linh Mục là
- vị thừa tác viên ( ministro) để cứu độ,
- để đem lại hạnh phúc,
- để đích thực giải thoát,
bằng cách trở nên trưởng thành, trên bước đường dần dần
lănh nhận ư muốn của Chúa Ki Tô trong lời cầu nguyện, trong " tâm hồn
bên cạnh tâm hồn" với Người.
Như vậy đó là điều kiện không thể tách rời khỏi mọi động
tác rao giảng. Điều kiện đó gồm việc tham dự vào của lễ hiến dâng trong
bí tích Thánh Thể và việc ngoan ngoăn vâng nghe lời Giáo Hội.
Vị Thánh Cha Sở giáo xứ Ars thường lập lại với đôi mắt
đầy nước mắt rằng:
- " Trở thành Linh Mục là một điều khủng khiếp
dường nào ! ".
Và ngài nói thêm vào:
- " Đáng tiếc thay cho môt linh mục khi cử hành
Thánh Lễ như là làm một việc thường t́nh! Làm Linh Mục mà không có đời
sống nội tâm thật là một cuộc phiêu lưu!".
Ước ǵ Năm Dành Cho Linh Mục có thể hướng dẫn tất cả các
Linh Mục trở thành hoàn toàn đồng hoá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh và
phục sinh,
- ước ǵ, theo gương Thánh Gioan Tầy Giả các Linh Mục
sẵn sàng " trở nên thấp hèn " để Người được tiến lên;
- ước ǵ, theo gương Thánh Cha Sở giáo xứ Ars, các
Linh Mục ư thức được một cách bền bỉ và sâu đậm trách nhiệm trong sứ
mạng của ḿnh, là dấu chứng và là sự hiện diện ḷng nhân ái vô hạn của
Thiên Chúa.
Chúng ta hăy ủy thác cho Mẹ, Mẹ Giáo Hội, Năm Dành Cho
Linh Mục vừa mới bắt đầu và tất cả các Linh Mục trên thế giới.
Phỏng dịch từ nguyên bản Ư Ngữ: Nguyễn Học Tập.
( Thông tấn < famigliacristiana.it>, 24.06.2009).
|