|
ĐTC Biển
Đức XVI: Tông Du Thánh Địa
Tạ Từ
tại Phi Trường Quốc Tế Ben Gurion Thủ Đô Tel Aviv Do Thái Thứ Sáu
15/5/2009
Cùng Ngài Tổng Thống,
Ngài Thủ Tướng,
Chư Giám Mục, Chư Vị Tôn Nữ Tôn Nam,
Trong lúc tôi sửa soạn trở về Rôma, xin cho tôi được chia sẻ cùng quí vị
một số ấn tượng mạnh mẽ nơi tôi qua chuyến hành hương của tôi đến Thánh
Địa này. Tôi đă có được những cuôc bàn luận tốt đẹp với các vị thẩm
quyền dân sự cả ở Do Thái lẫn ở Lănh Thổ Palestine, và tôi đă chứng kiến
thấy những nỗ lực lớn lao mà cả hai chính quyền đang thực hiện để bảo
đảm phúc hạnh cho dân chúng. Tôi đă gặp gỡ các vị lănh đạo Giáo Hội Công
Giáo ở Thánh Địa, và tôi hân hoan thấy cách thức họ cùng nhau làm việc
để chăm sóc cho đàn chiên Chúa. Tôi cũng có cơ hội gặp gỡ các vị lănh
đạo thuộc các Giáo Hội Kitô Giáo cùng các cộng đồng giáo hội cũng như
các vị lănh đạo thuộc các tôn giáo khác ở Thánh Địa.
Mảnh đất
này thực sự là một mảnh đất ph́ nhiêu cho vấn đề đại kết và đối thoại
liên tôn,
và tôi nguyện xin để cái khác biệt phong phú của chứng từ về tôn giáo ở
miền đất này sinh hoa kết trái trong việc tương kiến và tương kính mỗi
ngày một hơn.
Thưa Ngài Tổng Thống,
ngài và tôi đă trồng một cây oliu ở dinh của ngài vào hôm tôi đến
Israel. Như ngài đă biết, cây oliu này là h́nh ảnh được Thánh Phaolô sử
dụng để diễn tả những liên hệ mật thiết giữa Kitô hữu và người Do Thái.
Thánh Phaolô đă diễn tả trong bức Thư ngài gửi cho Tín Hữu Rôma về cách
thức Giáo Hội của thành phần Dân NGoại giống như một mầm oliu hoang dại
được ghép vào cây liu đă được trồng cấy là thành phần Dân Giao Ước
(cf 11:17-24).
Chúng ta được nuôi dưỡng từ cùng những nguồn mạch thiêng liêng này.
Chúng ta đă gặp gỡ nhau như là những người anh em, những người anh em
có những lúc trong lịch sử của chúng ta cảm thấy mối liên hệ trở nên
căng thẳng, thế nhưng giờ đây chúng ta mạnh mẽ dấn thân để thiết lập
những cây cầu nối thân hữu vững bền.
Lễ nghi ở Dinh Tổng Thống được theo sau là một trong những giây phút
nghiêm trọng nhất của việc tôi ở Israel – đó là việc
tôi
viếng thăm Đài Tưởng Niệm Diệt Chủng Yad Vashem, nơi tôi đă tỏ ḷng cung
kính đối với thành phần nạn nhân của biến cố Shoah. Ở đó tôi cũng đă gặp
gỡ một số người c̣n sống sót.
Những cuộc gặp gỡ hết sức cảm kích này đă làm sống lại những kư ức của
việc tôi viếng thăm 3 năm trước trại tử thần Auschwitz, nơi rất nhiều
người Do Thái – những người mẹ, người cha, người chồng, người vợ, những
người con trai, những đứa con gái, anh em, chị em, bạn hữu – bị hủy diệt
một cách dă man tàn bạo bởi một chế độ vô thần tuyên truyền một ư hệ bài
Do Thái và hận thù.
Chương
lịch sử kinh hoàng này không bao giờ được quên đi hay chối bỏ. Trái lại,
những kư ức tối tăm ấy cần phải kiên cường ḷng cương quyết của chúng ta
trong việc kéo nhau đến gần hơn như những cành của cùng một cây nho,
được nuôi dưỡng cùng một cội gốc và hiệp nhất trong t́nh yêu thương
huynh đệ.
Thưa Ngài Tổng Thống, tôi xin cám ơn việ cnồng hậu đón tiếp của ngài,
một việc làm tôi hết sức cảm nhận, và tôi muốn ghi nhận là
tôi đă
đến thăm xứ sở này như là một người bạn của nhân dân Israel, như tôi là
một người bạn của nhân dân Palestine. Những người bạn vui vẻ bỏ giờ ra
gặp gỡ nhau, và họ cảm thấy hết sức buồn v́ thấy nhau phải khổ đau.
Không người bạn nào của Do Thái và Palestine lại không cảm thấy buồn
trước t́nh trạng liên lỉ căng thẳng giữa hai dân tộc này. Không một
người bạn nào lại không khóc trước t́nh trạng khổ đau chết chóc mà hai
dân tộc này phải chịu đựng trên 6 thập niên qua. Xin cho phép tôi được
kêu gọi tất cả dân chúng sống ở miền đất này là Xin đừng đổ máu nữa! Xin
đừng đánh nhau nữa! Xin đừng khủng bố nữa! Xin đừng chiến tranh nữa!
Trái lại, chúng ta hăy chấm dứt cái ṿng bại hoại bạo lực này. Hăy xây
dựng ḥa b́nh bền vững trên công lư, hăy thực sự ḥa giải và chữa lành.
Hăy nh́n nhận phổ quát là Nước Do Thái có quyền hiện hữu và hoan hưởng
ḥa b́nh và an ninh trong những biên giới được quốc tế công nhận. Cũng
thế hăy nh́n nhận là nhân dân Palestine có quyền làm chủ một quê hương
độc lập, sống xứng với phẩm giá và được tự do di chuyển. Hăy hiện thực
hóa giải pháp 2 quốc gia, chứ đừng cứ là một giấc mơ nữa. Hăy lan truyền
ḥa b́nh ở ngoài cả mảnh đất này nữa, hăy làm cho mảnh đất này trở thành
như “ánh sáng chư dân” (Is 42:6), mang hy vọng đến cho nhiều vùng khác
đang bị xung đột.
Một
trong những cảnh tôi cảm thấy buồn thảm nhất trong chuyến viếng thăm
mảnh đất này của tôi đó là cảnh bức tường ngăn cách. Khi tôi chạy xe dọc
theo bức tường này tôi đă cầu xin chop một tương lai để các dân tộc ở
Thánh Địa có thể chung sống với nhau trong ḥa b́nh và ḥa hợp không cần
đến những dụng cụ an ninh và phân rẽ ấy, trái lại tỏ ra tôn trọng và tin
tưởng nhau, và tù bỏ tất cả những h́nh thức bạo động và tấn công. Thưa
Ngài Tổng Thống, tôi biết là mục đích này khó đạt được biết bao. Tôi
biết công việc làm của ngài khó khăn là dường nào cũng như công việc của
Thẩm Quyền Palestine. Thế nhưng, tôi xin ngài an tâm v́ lời cầu nguyện
của tôi và của dân Công giáo khắp thế giới sẽ ở cùng ngài khi ngài tiếp
tục nỗ lực của ngài trong việc xây dựng một nền ḥa b́nh chính đáng và
bền vững ở miền đất này.
Tôi vẫn cần phải bày tỏ ḷng tri ân chân thành với tất cả những ai đă
góp phần bằng nhiều cách thức cho chuyến viếng thăm của tôi đây. Tôi hết
ḷng tri ân cảm tạ Chính Quyền, các vị tổ chức, các t́nh nguyện viên,
giới truyền thông, cũng như tất cả những ai tiếp đón và những ai hộ tống
tôi. Tôi hứa ân cần nhớ đến quí vị trong lời cầu nguyện. Cùng tất cả mọi
người tôi xin ngỏ lời cám ơn, và xin Thiên Chúa ở cùng quí vị. Shalom!
Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh,
BVL chuyển dịch trực tiếp tù mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh
(những
chỗ được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật
những điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/may/documents/hf_ben-xvi_spe_20090515_farewell-tel-aviv_en.html |
|