Thánh Gioan Đamascênô

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 6/5/2009 – Bài Giáo Lư 82 trong Lot bài v Giáo Hi Hip Thông Tông Truyn

 

 

Anh chị em thân mến:

 

Hôm nay tôi muốn nói về Thánh Gioan Đamascênô, một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử của khoa thần học Byzantine, một vị đại tiến sĩ trong lịch sử của Giáo Hội hoàn vũ. Trước hết ngài là chứng nhân cho một cuộc vượt qua từ nền văn hóa Hy Lạp và Syria, một nền văn hóa chung ở miền đông của Đế quốc Byzantine, sang nền văn hóa Hồi giáo, một nền văn hóa đă xâm chiếm qua những thắng lợi về quân sự một vùng lănh thổ thường được coi là Trung Đông hay Cận Đông.

 

Thánh Gioan Đamascênô được sinh ra từ một gia đ́nh Kitô giáo giầu có, khi c̣n đang trẻ đă đóng vai tṛ – có lẽ cũng như cha của ngài – làm đầu về kinh tế ở vương quốc ấy. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, không thỏa măn với đời sống ở triều đ́nh, ngài hoàn toàn đi đến chỗ sống đời đan tu, gia nhập đan viện San Sabas, gần Gialiêm. Năm đó khoảng năm 700. Không bao giờ xa ĺa đan viện này, ngài đă hiến thân hết ḿnh cho việc sống khổ hạnh và hoạt động văn chương, mà vẫn không chối bỏ một hoạt động mục vụ nào đó, như được chứng tỏ trong nhiều bài giảng của ngài. Lễ nhớ ngài được cử hành vào ngày 4/12. Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đă công bố ngài là một vị tiến sĩ của Giáo Hội hoàn vũ năm 1890.

 

Ở Đông phương, trước hết ngài được nhớ đến v́ 3 bài ngài nói chống lại những ai nói xấu các thứ ảnh tượng thánh, những bài nói bị lên án sau khi ngài qua đời bởi Công Đồng Hieria (754) của nhóm bài ảnh tượng. Tuy nhiên, những bài nói này là nguyên tố chính cho việc tái phục hồi và phong thánh cho ngài bởi các vị nghị phụ chính thống qui tụ lại ở Công Đồng Chung Nicaea II (787), Công Đồng Chung Thứ Bảy. Trong các bản văn này người ta có thể t́m thấy những nỗ lực thần học quan trọng nhất để hợp thức hóa việc tôn kính các thứ ảnh tượng thánh, khi liên kết chúng với mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa trong cung dạ của Trinh Nữ Maria.

 

Thánh Gioan Đamascênô cũng là một trong những người đầu tiên phân biệt giữa việc thờ phượng chung và riêng của Kitô hữu, cũng như giữa việc tôn thờ (latreia) và tôn kính (proskynesis): việc tôn thờ chỉ có thể giành cho Thiên Chúa là Đấng rất thần linh; c̣n việc tôn kính có thể sử dụng một h́nh ảnh để hướng bản thân về Đấng được tiêu biểu nơi ảnh tượng. 

 

Hiển nhiên là một vị thánh không thể nào lại đồng hóa với chất thể làm nên ảnh tượng. Việc phân tích này mau chóng trở nên quan trọng trong việc đáp ứng theo đường lối Kitô giáo đối với những ai cho rằng cần phải tuân giữ chung và măi măi việc cấm chỉ trong Cựu Ước về vấn đề sử dụng các h́nh ảnh để tôn thờ. Đó cũng là một vấn đề bàn căi quan trọng trong cả thế giới Hồi giáo nữa, một thế giới Hồi giáo chấp nhận truyền thống này của người Do Thái trong việc hoàn toàn loại bỏ những h́nh ảnh cho việc tôn thờ. Trái lại, Kitô hữu, trong bối cảnh ấy, đă cứu xét vấn đề này và đă thấy là chính đáng cho việc tôn kính ảnh tượng.

 

Thánh Đamascênô đă viết: “Vào những thời buổi khác, Thiên Chúa đă không bao giờ được tiêu biểu nơi một h́nh ảnh nào, vô h́nh và không có dung nhan. Thế nhưng v́ giờ đây Thiên Chúa đă được nh́n thấy nơi xác thịt và đă sống giữa con người, tôi là tiêu biểu cho những ǵ hữu h́nh nơi Thiên Chúa. Tôi không tôn kính chất thể, nhưng là Vị Tạo Hóa của chất thể, Đấng đă biến ḿnh thành chất thể v́ tôi và đă muốn ở nơi chất thể và thi hành việc cứu độ tôi nhờ chất thể. Bởi thế tôi sẽ không bao giờ thôi tôn kính chất thể mà nhờ đó ơn cứu độ mới được ban cho tôi.

 

“Thế nhưng tôi tôn kính nó một cách tuyệt đối như tôi ton kính Thiên Chía! Làm thế nào Thiên Chúa lại có thể là những ǵ đă lănh nhận việc hiện hữu từ vô hữu thể chứ?... Trái lại, tôi cũng tôn kính và trân trọng tất cả những ǵ là chất thể mang lại ơn cứu độ, v́ nó hoàn toàn là những năng lực thánh hảo và ân sủng. Không phải là cây gỗ của thập giá đă được chúc phúc 3 lần hay sao?... Và mực cùng sách thánh Phúc Âm không phải là chất thể hay sao? Bàn thờ cứu độ là nơi phân phát cho chúng ta bánh sự sống không phải là chất thể hay sao?... Và trước hết mọi sự thịt và máu của Chúa của tôi không phải là chất thể hay sao? Phải chăng tính chất linh thánh của tất cả những sự ấy cần phải bị triệt tiêu? Hay cần phải theo chiều hướng của truyền thống Giáo Hội tôn kính các ảnh tượng về Chúa và ảnh tượng về các người bạn của Thiên Chúa là những ảnh tượng được thánh hóa bởi tên chúng có, và v́ thế nhờ ơn Thánh Linh chúng trở thành biểu hiện. Bởi thế, đừng v́ chất thể mà xúc phạm: nó không đáng khinh v́ chẳng có ǵ Thiên Chúa làm mà lại đáng khinh hết” (Contra imaginum calumniators, I, 16, ed. Kotter, pp. 89-90).

 

Chúng ta thấy rằng, v́ biến cố Nhập Thể, chất thể đă trở nên như được thần linh hóa, nó được thấy như là nơi cư ngụ của Thiên Chúa. Đây là một nhăn quan mới về thế giới và về các thực tại thể chất. Thiên Chúa đă hóa thành nhục thể và nhục thể đă thực sự trở thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa, với vinh quang được chiếu tỏa nơi dung nhan con người của Chúa Kitô. Bởi thế, những lời mời gọi của vị tiến sĩ Đông phương này, thậm chí cho đến nay, vẫn c̣n hết sức hiện đại, trong việc coi trọng giá trị chất thể nhận được nơi mầu nhiệm Nhập Thể, để có thể nhờ đức tin trở thành một dấu hiệu và bí tích có tác dụng cho cuộc gặp gỡ của con người với Thiên Chúa.

 

Thế nên, Thánh Gioan Đamascênô là một chứng nhân đặc biệt của việc tôn kính ảnh tượng, một việc tôn kính trở thành một trong những khía cạnh đặc biệt của khoa thần học và tu đức học Đông phương cho tới ngày nay. Tuy nhiên, nó là một h́nh thức thờ phượng chỉ thuộc về đức tin Kitô giáo, thuộc về niềm tin tưởng vào vị Thiên Chúa đă hóa thành nhục thể và trở thành hữu h́nh. Giáo huấn này của Thánh Gioan Đamascênô bởi thế đă được đưa vào truyền thống của Giáo Hội hoàn vũ, một truyền thống chất chứa tín lư về các bí tích coi các yếu tố thể chất từ thiên nhiên có thể nhờ ân sủng biến đổi bởi việc kêu cầu (epiclesis) của Thánh Linh, kèm theo việc tuyên xưng đức tin chân thực.

 

Liên kết với những ư tưởng nồng cốt này, Thánh Gioan Đamascênô cũng đặt việc tôn kính hài tích các thánh trên căn bản của niềm xác tín là các Kitô hữu thánh hảo, v́ được tham phần vào cuộc phục sinh của Chúa Kitô, không thể được thuần túy coi là “kẻ chết”. Chẳng hạn, khi liệt kê những hài tích và h́nh ảnh của những ai đáng tôn kính, Thánh Gioan đă đề cập trong bài nói thứ ba của ngài để bênh vực các h́nh ảnh là: “Trước tất cả những vị chúng ta tôn kính được Chúa nghỉ ngơi giữa họ, Đấng thánh duy nhất ngự giữa các thánh nhân (cf. Is 57:15), chẳng hạn như Thiên Chúa Thánh Mẫu bà tất cả các thánh nhân. Đó là những vị đă hết sức nên giống Thiên Chúa theo ư muốn của ḿnh và nhờ được Chúa ngự trị và trợ giúp thực sự được gọi là các vị thần linh (cf. Ps 82:6), không phải theo bản tính, mà là nhờ trợ thuộc, như thanh sắt nung đỏ được gọi là lửa không phải tự bản chất mà là nhờ phụ trợ và và được tham dự vào lửa. Đúng như lời phán: ‘Các ngươi cần phải nên thánh v́ Ta là thánh’ (Lev 19:2)” (III, 33, col. 1352A).

 

Sau một chuỗi những đối chiếu về kiểu mẫu ấy, Thánh Đamascênô có thể nhờ đó thản nhiên suy diễn rằng: “Thiên Chúa, Đấng thiện hảo và vượt lên trên tất cả mọi thiện hảo, không cảm thấy hài ḷng với việc chiêm ngưỡng bản thân ḿnh, nhưng muốn có những hữu thể nhờ ơn Ngài có thể tham phần vào sự thiện hảo của Ngài: V́ thế, Ngài đă tạo dựng nên mọi sự từ hư không, hữu h́nh và vô h́nh, bao gồm cả con người, một thực tại vừa hữu h́nh vừa vô h́nh. Và Ngài đă dựng nên họ với chủ ư làm cho họ trở thành một hữu thể có thể nghĩ tưởng (ennoema ergon) được phong phú hóa bởi lời (logo[i] sympleroumenon) và hướng về thần trí (pneumatic teleioumenon)” (II, 2, PG 94, col. 865A).

 

Và sau đó để làm sáng tỏ ư tưởng này, ngài đă nói thêm rằng: “Cần để cho ḿnh cảm thấy bàng hoàng (thaumazein) trước tất cả những công việc của sự quan pḥng (tes pronoias erga), ca ngợi tất cả những việc ấy và chấp nhận tất cả các việc ấy, khắc phục khuynh hướng muốn vạch ra nơi chúng những khía cạnh mà đối với nhiều người dường như là bất công hay trái đạo lư (adika), ngược lại, công nhận rằng dự án (pronoia) của Thiên Chúa là những ǵ vượt lên trên khả năng nhận biết và hiểu biết (agnoston kai akatalepton) của con người, trong khi đó, chỉ có một ḿnh Ngài mới là Đấng biết được các ư nghĩ của chúng ta, các hành động của chúng ta và thậm chí tương lai của chúng ta” (II, 29, PG 94, col. 964C).

 

Triết gia Plato cũng đă nói là tất cả mọi triết lư đều bắt đầu bằng sự ngỡ ngàng: Đức tin của chúng ta cũng được bắt đầu bằng sự ngỡ ngàng trước thiên nhiên tạo vật, trước vẻ đẹp của Thiên Chúa, Đấng trở nên hữu h́nh.

 

Tính chất lạc quan về việc chiêm ngưỡng về thiên nhiên này (physikè theoria), của cái nh́n nơi thiên nhiên tạo vật hữu h́nh sự thiện, sự mỹ và sự chân, cái lạc quan của Kitô giáo này không phải là một thứ lạc quan non dại: Nó để ư tới vết thương nhức nhối nơi bản tính con người bởi quyền tự do chọn lựa được Thiên Chúa muốn và bị sử dụng bất xứng bởi con người, với tất cả mọi hậu quả của t́nh trạng bất ḥa tràn lan xuất phát từ nó. Từ đó mới hiện lên một nhu cầu, rơ ràng được nhận định bởi khoa thần học của Thánh Đamascênô, là thiên  nhiên tạo vật là những ǵ phản ảnh sự thiện hảo và vẻ đẹp của Thiên Chúa đă bị tổn thương bởi tội lỗi của chúng ta “sẽ được củng cố và canh tân” bởi việc hạ giáng của Con Thiên Chúa nơi nhục thể, sau nhiều cách và nhiều lần chính Thiên Chúa đă cố gắng chứng tỏ cho thấy rằng Ngài đă tạo dựng nên con người để họ chẳng những ‘hiện hữu’ mà c̣n ‘hiện hữu tốt đẹp’ nữa” (cf. La fede ortodossa, II, 1, PG 94, col. 981).

 

Bằng một lời than tha thiết, Thánh Gioan đă giải thích là “Thiên nhiên tạo vật cần phải được kiên cường và canh tân, và đường lối sống đức hạnh sẽ được thể hiện và được cụ thể chỉ dạy (didachthenai aretes hoḍn), một đường lốio loại trừ đi t́nh trạng băng hoại và dẫn đến sự sống trường sinh… Như thế đă xuất hiện ở chân trời lịch sử một đại dương yêu thương của Thiên Chúa đối với con người (philanthropies pelagos)…”

 

Đó là một diễn tả tuyệt vời. Một đàng, chúng ta thấy vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật, đàng khác, t́nh trạng hủy hoại gây ra bởi lầm lỗi con người. Thế nhưng, chúng ta thấy nơi Con Thiên Chúa, Đấng hạ giáng để canh tân thiên nhiên, cả một biển cả yêu thương của Thiên Chúa giành cho con người. Thánh Gioan Đamascênô tiếp tục: “Chính Người, Đấng Hóa Công và là Chúa, đă chiến đấu cho tạo vật của ḿnh, bằng việc truyền đạt giáo huấn của ḿnh cho họ qua gương của Người… Nhờ đó, Con Thiên Chúa, trong khi vẫn mang thân phận Thiên Chúa, đă từ trời hạ giáng và hạ ḿnh… xuống với thành phần tôi tớ của ḿnh… để thực hiện điều mới mẻ nhất này, điều duy nhất thực sự mới dưới ánh mặt trời, một điều mà qua đó Người đă thực sự tỏ ra quyền năng vô cùng của Thiên Chúa ra” (III, 1, PG 94, col. 981C-984B)

 

Chúng ta có thể mường tượng được niềm an ủi và vui mừng tràn đầy tâm can của thành phần tín hữu nơi những lời đầy h́nh ảnh lôi cuốn này. Cả chúng ta hôm nay nghe thấy những lời ấy, chia sẻ cùng những cảm thức của Kitô hữu thời bấy giờ: Thiên Chúa muốn nghỉ ngơi nơi chúng ta, Ngài muốn canh tân lại thiên nhiên tạo vật cũng nhờ ở việc hoán cải của chúng ta, Ngài muốn làm cho chúng ta được thông phần vào thần tính của Ngài. Xin Chúa giúp chúng ta cảm thấy những lời ấy là những ǵ quan trọng thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta.  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 6/5/2009