Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 21/5/2008 – Bài Giáo Lư 72 trong Loạt bài v Giáo Hội Hip Thông Tông Truyn:

Thánh Giáo Ph Romanus The Melodist

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong loạt bài Giáo Lư về các vị Giáo Phụ của Hội Thánh, hôm nay tôi muốn nói về một nhân vật ít được biết tới, đó là Thánh Romanus the Melodist, một người được sinh vào khoảng năm 490 ở Emesa (ngày nay là Homs), ở Syria. Là một thần học gia, thi sĩ và nhạc sĩ, ngài thuộc về những hạng thần học gia cao cấp biến thần học sang thi ca. Chúng ta hăy nghĩ đến một người đồng hương với ngài là Thánh Ephrem người Syria, một vị sống trước ngài 200 năm. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghĩ tới các thần học gia Tây phương, chẳng hạn như Thánh Ambrose, vị có những bản thánh ca vẫn c̣n được sử dụng trong phụng vụ của chúng ta và đánh động tâm can; hay đến một thần học gia, một tư tưởng gia rất nổi nang như Thánh Tôma, vị đă cống hiến cho chúng ta những bản thánh ca về Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa (được cử hành) ngày mai; chúng ta nghĩ đến Thánh Gioan Thánh Giá và rất nhiều người khác nữa. Đức tin là t́nh yêu và v́ thế tạo nên thi ca. Đức tin là niềm vui, bởi đó nó tạo nên vẻ đẹp.

 

Vậy Romanus the Melodist là một trong những vị này, một thần học gia thi ca và nhạc sĩ. Có được những nền tảng về văn hóa Hy Lạp và Syria ở chốn sinh quán của ḿnh, ngài đă chuyển đến Berytus (Beirut), ở đó học thành tài việc học vấn về cổ điển của ḿnh và kiến thức về hùng biện học của ḿnh. Sau khi được thụ phong làm thày sáu vĩnh viễn (c. 515), ngài đă là một nhà giảng thuyết ở đó 3 năm. Đoạn ngài di chuyển đến Constantinople vào cuối triều đại của Anastasius I (c. 518), và định cư ở đó trong một đan viện cạnh Nhà Thờ Mẹ Thiên Chúa. Chính ở đó đă diễn ra giai đoạn chính yếu của đời ngài: Synazarion (Đời Sống của Các Thánh Chính Thống) cho chúng ta biết về việc Mẹ Thiên Chúa hiện ra trong một giấc mơ, và về tặng ân thi ca đặc sủng của ngài. Thật vậy, Mẹ Maria đă truyền cho ngài phải nuốt đi một cuộn sách. Tỉnh giấc vào sáng hôm sau – vào Lễ Chúa Giáng Sinh – Thánh Romanus bắt đầu hùng hồn trên ṭa giảng rằng “Hôm nay vị Trinh Nữ đă hạ sinh Đấng Siêu Việt” (Thánh Ca “Về Giáng Sinh” I, Proemio). Thế là từ đó ngài đă trở thành một ca trưởng giảng thuyết cho tới khi qua đời (sau 555).

 

Thánh Romanus đă tiếp tục sống với lịch sử như là một trong những tác giả tiêu biểu nhất của các bài thánh ca về phụng vụ. Vào thời bấy giờ bài giảng gần như là một cơ hội duy nhất để hướng dẫn giáo lư cho thành phần tín hữu. Bởi thế, Thánh Romanus là một nhân chứng đặc biệt cho thấy cảm t́nh về đạo giáo này ở thời của ngài, thế nhưng ngài cũng là nhân chứng cho cả một thứ giáo lư sống động và sáng tạo nữa. Trong những sáng tác của ngài, chúng ta cảm nhận được tính cách sáng tạo về h́nh thức giáo lư này, tính cách sáng tạo về tư tưởng thần học và thánh ca vào thời ấy. Nơi Thánh Romanus giảng là một cung thánh ở ngoại ô Constantinople: ngài phải lên ṭa giảng ở giữa nhà thờ và nói với cộng đồng bằng cách lợi dụng một thứ kỹ thuật hơi phung phí một cách nào đó, ở chỗ ngài đă căn cứ vào những bức tranh hay h́nh ảnh được dàn dựng trên ṭa giảng, thậm chí sử dụng cả việc đối thoại nữa. Ngài đă hát các bài giảng của ngài thành câu cú vần ṿ theo kiểu Kontakia. Chữ kontakion, “cái roi nhỏ”, dường như ám chỉ cái gậy được quấn chung quanh bằng một cuộc sách phụng vụ bị nứt nẻ. Có 89 bản kontakia mang tên Romanus được lưu lại cho chúng ta thế nhưng theo truyền thống ngài có tới cả ngàn bản.

 

Trong các tác phẩm của Thánh Romanus, hết mọi bản kontakion đều được viết theo những phân đoạn, phần lớn từ 18 đến 20 đoạn, với một con số bằng nhau về âm điệu, được cấu trúc theo mẫu của đoạn đầu tiên, đoạn irmo. Các nhịp điệu nơi các câu của tất cả mọi phân đoạn đều dựa theo mẫu của phân đoạn irmo đầu tiên này. Mỗi một phân đoạn đều chấm dứt bằng một điệp khúc (efimnio), thường giống nhau để tạo nên mối hiệp nhất về thi ca. Hơn nữa, chữ đầu tiên của một một đoạn nói lên tên của tác giả (acrostic) và thường được dẫn đầu bởi tĩnh từ “khiêm nhượng”. Một kinh nguyện liên quan tới những biến cố được cử hành hay gợi ư đều kết thúc bằng bài thánh ca. Sau phần đọc thánh kinh, Thánh Romanus hát Proemium, thường theo h́nh thức của một kinh nguyện hay thỉnh nguyện. Vậy ngài loan báo đề tài của bài giảng và giải nghĩa phần điệp khúc cần phải được ca đoàn lập lại ở mỗi đoạn được ngài xướng lên theo cung điệu vần ṿ.

 

Từ kontakion này chúng ta đă có được một mẫu quan trọng cho Thứ Sáu Tuần Thánh: đó là một cuộc đối thoại thảm thiết giữa Mẹ Maria và Con Mẹ xẩy ra trên Đường Thánh Giá. Mẹ Maria nói: “Con ơi Con đi đâu vậy? V́ ai mà Con đang phải hoàn thành cuộc đua mau chóng này? Mẹ không bao giờ nghĩ rằng Mẹ trông thấy Con, Con của Mẹ ơi, trong t́nh trạng nghiệt ngă như thế và Mẹ cũng không thể tin được là thành phần phi pháp luật này hung tợn như vậy, và họ đă rat ay chống lại Con bất công như vậy”; Chúa Giêsu đáp lại rằng: “Mẹ ơi, sao Mẹ lại khóc?... V́ Con phải chịu khổ hay sao? V́ Con chịu chết hay sao? Vậy th́ làm sao Con để cứu Adong đây?” Người Con của Mẹ Maria đă an ủi Mẹ của ḿnh, thế nhưng nhắc nhở Mẹ về vai tṛ của Mẹ trong lịch sử cứu độ: “Mẹ hăy gạt ra ngoài nỗi sầu thương của Mẹ đi nhé, hăy gạt nó đi; việc khóc lóc không hợp với Mẹ là người được gọi là ‘Đầy Ơn Phúc’ (Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá, 1-2; 4-5). Thế rồi trong bài thánh ca về việc sát tế của Abraham, bà Sarah đ̣i quyền quyết định của ḿnh đối với mạng sống của Isaac. Abraham nói: “Chúa ơi, khi Sarah nghe thấy tất cả những ǵ Chúa nói, khi biết được ư của Chúa, nàng đă nói với con rằng: Nếu Đấng đă ban nó muốn chiếm hữu nó th́ tại sao Ngài lại cống hiến nó chứ?... Ôi Đấng canh chừng, xin hăy giành cho con đứa con của con, và khi Đấng đă kêu gọi anh muốn nó th́ Ngài cần phải nói với em” (cf. Cuộc Hiến tế của Abraham, 7).

 

Thánh Romanus không sử dụng cái trang trọng Hy Lạp Byzantine của Cung Đ́nh mà là cái giản dị Hy Lạp gần gũi với ngôn ngữ của đám đông. Tôi muốn trích lại nơi đây một thí dụ của cách thức sống động và rất tư riêng, trong đó ngài nói về Chúa Giêsu, ở chỗ, ngài đă gọi Người là “nguồn mạch không bao giờ bị tiêu hao bởi lửa và là ánh sáng đánh tan tăm tối”, và thân thưa cùng Người rằng: “Con mong được ẵm lấy Chúa trong bàn tay như một ngọn đèn; thật vậy, ai cầm một cây đèn dầu giữa những con người nam nữ đều được soi sáng mà không bị bỏng. Bởi thế, xin hăy chiếu soi con, Chúa là ánh sáng không bao giờ tắt lịm” (Lễ Dâng Con hay Lễ Gặp Gỡ, 8). Cái mănh lực của niềm xác tín nơi việc giảng dạy của ngài được dựa trên việc nhất trí chặt chẽ giữa những lời lẽ của ngài với đời sống của ngài. Trong một kinh nguyện ngài đă nói rằng: “Xin hăy làm cho ngôn từ của con sáng sủa rơ ràng lạy Đấng Cứu Độ con, xin hăy mở miệng lưỡi con và sau khi làm cho nó tràn đầy xin hăy thẩm thấu trái tim con để các tác hành của con được tương xứng với các lời của Chúa” (Sứ Vụ Các Tông Đồ, 2).

 

Giờ đây chúng ta khảo sát một số đề tài chính của ngài. Chủ đề nồng cốt hay lập lại trong bài giảng của ngài đó là mối hiệp nhất nơi hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, mối hiệp nhất giữa việc Tạo Thành và lịch sử cứu độ, mối hiệp nhất giữa Cựu Ước và Tân Ước. Đề tài quan trọng khác đó là thánh linh học, giáo huấn về Chúa Thánh Thần. Vào Lễ Hiện Xuống, Thánh Romanus đă nhấn mạnh đến việc liên tục hiện hữu giữa Chúa Kitô về trời với các Tông Đồ tức là với Giáo Hội, và ngài đă tuyên dương hoạt động truyền giáo trên thế giới: “Bằng nhân đức thần linh, các vị đă chiếm đoạt tất cả mọi người; các vị cầm lấy Thánh Giá Chúa Kitô như một ng̣i bút viết, các vị sử dụng những lời lẽ như là ‘những mạng lưới đánh cá’ và tung ra để ‘bắt’ thế giới, các vị đă dùng Lời Chúa như một cái lưỡi câu nhọn và các vị đă sử dụng làm mồi xác thịt của Đấng Chủ Trị vũ trụ này” (Hiện Xuống 2:18).

 

Một đề tài chính yếu khác nữa dĩ nhiên là khoa Kitô học. Thánh Romanus đă không pha ḿnh vào những quan niệm thần học khó khăn, đang tranh luật gay gắt vào thời ấy, làm rách nát chẳng những mối hiệp nhất của các thần học gia mà c̣n cả mối hiệp nhất của Kitô hữu trong Giáo Hội nữa. Ngài đă giảng một khoa Kitô học đơn giản nhưng sâu xa, khoa Kitô học của các đại Công Đồng. Tuy nhiên, trước hết Thánh Romanus gần gũi với ḷng đạo đức của dân chúng – hơn nữa, những tư tưởng của các Công Đồng làm phấn khởi ḷng đạo đức b́nh dân và kiến thức của tâm hồn con người – nhờ đó Thánh Romanus đă nhấn mạnh rằng Chúa Kitô là người thật và là Thiên Chúa thật, và v́ là một Thiên Chúa làm người thật, Người chỉ là một Ngôi Vị duy nhất, tổng hợp giữa Tạo Thành và Tạo Hóa, nơi lời nói loài người của Người chúng ta nghe thấy tiếng của chính Lời Thiên Chúa. Ngài nói: “Chúa Kitô là một con người, thế nhưng Người cũng là Thiên Chúa, tuy nhiên Người không bị chia đôi: Người là Duy Nhất, Con của Cha là Đấng Duy Nhất” (Cuộc Khổ Nạn, 19). Về Thánh Mẫu học, tri ân Mẹ về tặng ân về năng khiếu thi ca, Thánh Romanus đề cập đến Mẹ ở cuối hầu hết tất cả các bài thánh ca của ngài và giành cho Mẹ một số những bản kontakia tuyệt vời nhất của ḿnh, như bản Chúa Kitô Giáng Sinh, Truyền tin, Mẹ Thiên Chúa, Tân Eva.

 

Sau hết, giáo huấn về luân lư của ngài liên quan tới Cuộc Chung Thẩm (Mười Trinh Nữ, [II]). Ngài đưa chúng ta tới giây phút chân thực của cuộc sống chúng ta, đó là việc chúng ta xuất hiện trước vị Thẩm Phán công minh, và v́ thế ngài khuyên chúng ta hăy hoán cải bằng việc thống hối và chay tịnh. Khía cạnh tích cực đó là Kitô hữu cần phải thực hành đức bác ái và việc bố thí được Thánh Romanus nhấn mạnh như là nền tảng của đức bác ái trên cả vấn đề tiết chế, trong hai bài thánh ca – Tiệc Cưới Cana và Mười Trinh Nữ.

 

Đức bác ái là nhân đức cao cả nhất trong các nhân đức: “Mười trinh nữ có được đức đồng trinh vẹn tuyền nhưng đối với 5 người trong họ th́ việc thực hành khó khăn đă cho thấy là vô hiệu quả. Những cô c̣n lại chiếu sáng bằng các cây đèn yêu thương của ḿnh cho nhân loại và v́ thế chàng rể đă mời họ nhập cuộc” (Mười Trinh Nữ, 1). Tính cách nhân tính sống động, nhiệt thành đức tin và sâu xa khiêm nhượng là những ǵ thấm đẫm các bài thánh ca của Thánh Romanus the Melodist. Vị đại thi hào và nhạc sĩ  này nhắc nhở chúng ta về toàn thể kho tàng văn hóa Kitô giáo, một kho tàng xuất phát từ đức tin, xuất phát từ tấm ḷng được gặp gỡ Chúa Kitô, Con Thiên Chúa. Văn hóa, toàn thể nền văn hóa cao cả của Kitô giáo, được xuất phát từ mối liên hệ của tấm ḷng với Sự Thật là T́nh Yêu này. Nếu đức tin   sống động th́ gia sản văn hóa này sẽ không tàn phai; trái lại nó sẽ tồn tại sinh động và hiện hữu. Đối với ngày nay, những h́nh ảnh vẫn là những ǵ nói với tâm can của tín hữu, chúng không phải là những hài tích trong quá khứ. Các vương cung thánh đường không phải là những đền đài của thời trung cổ mà là nhà của sự sống, trong đó, chúng ta cảm thấy “tự nhiên như ở nhà” và là nơi chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau. Những thứ âm nhạc trọng đại - B́nh ca, Bach hay Mozart – cũng không phải là những ǵ của quá khứ; trái lại, nó tiếp tục sống sống nơi phụng vụ và nơi niềm tin của chúng ta. Văn hóa Kitô giáo không bao giờ trở thành “lỗi thời” mà trái lại sẽ vẫn tồn tại sống động và hiện hữu. Và nêá đức tin sống động, th́ cả ngày nay nữa, chúng ta cũng có thể đáp ứng lệnh truyền không thôi lập lại trong các bài Thánh Vịnh: “Hăy hát mừng Chúa một bài ca mới” (98[97]: 1). Việc sáng tạo, việc đổi mới, một bài ca mới, một nền văn hóa mới và sự hiện diện của tất cả gia sản văn hóa không phải là những ǵ loại trừ nhau mà giúp h́nh thành một thực tại duy nhất, đó là chúng là sự hiện diện của vẻ đẹp thần linh và là niềm vui được làm con cái của Ngài.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của Ṭa Thánh

 

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2008/documents/hf_ben-xvi_aud_20080521_en.html