ĐTC Biển Đức XVI Tông Du Thánh Địa Thứ Sáu 8/5/2009

Cuộc Vấn Đáp với phóng viên truyền thông tùy tùng trên chuyến bay sang Jordan

 

 

Dẫn nhập của Cha Giám Đốc Văn Pḥng Báo Chí Ṭa Thánh Lombardi: Tâu ĐTC, chúng con xin cám ơn ĐTC ban cho chúng con được gặp gỡ ĐTC vào lúc mở đầu cho một chuyến đi rất quan trọng và khó khăn này. Ngoài những điều khác, ĐTC đă ban cho chúng con cơ hội nguyện chúc ĐTC đạt được một chuyến đi tốt đẹp và chúng con sẽ hợp tác để phổ biến sứ điệp như ĐTC mong muốn. Như b́nh thường, các câu hỏi giờ đây chúng con xin hỏi là kết quả của một tổng hợp những câu hỏi được nêu lên từ tất cả người bạn đồng nghiệp hiện diện nơi đây. Con đă xin họ cho biết những lư do hậu cần nhưng thực sự những câu hỏi này là hoa trái của công việc chung nhóm.

 

Vấn 1: Tâu ĐTC, chuyến đi này diễn ra vào chính thời điểm rất ư là tế nhị đối với Trung Đông: Ở chỗ đang xẩy ra những căng thẳng gay go – trong cuộc khủng hoảng ở giải Gaza đă có tiếng đồn là ĐTC sẽ không thực hiện chuyến đi. Đồng thời, sau chuyến đi của ĐTC mấy ngày, các vị lănh đạo chính trị Do Thái và Thẩm Quyền Palestine sẽ gặp gỡ Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama. ĐTC có nghĩ rằng ĐTC có thể góp phần vào tiến tŕnh ḥa b́nh mà hiện nay đang bị sa lầy hay chăng?

 

Đáp: Chào anh chị em! Trước hết, tôi xin cám ơn tất cả anh chị em về công việc anh chị em làm, và tôi chúc anh chị em một chuyến đi tốt đẹp, một cuộc hành hương tốt lành, và một cuộc trở về tốt đẹp.

 

Về câu hỏi th́ tôi thực sự có ư định góp phần vào ḥa b́nh, thế nhưng, không phải với tư cách cá nhân, mà là nhân danh Giáo Hội Công Giáo, nhân danh Ṭa Thánh Rôma. Chúng tôi không phải là một quyền lực chính trị (a political power) mà là một năng lực thiêng liêng (a spiritual force), và năng lực thiêng liêng này là một thực tại có thể góp phần cho việc tiến bộ của tiến tŕnh ḥa b́nh.

 

Tôi thấy cuộc đóng góp cần phải được thực hiện trên ba lănh vực: Là tín hữu, chúng tôi tin tưởng rằng nguyện cầu là một năng lực thực sự. Nó hướng thế giới về Thiên Chúa: Chúng tôi tin tưởng rằng Thiên Chúa đang lắng nghe và Ngài có thể tác hành trong lịch sử. Tôi nghĩ rằng nếu hằng triệu người – tín hữu – cầu nguyện, th́ nó thực sự trở thành một năng lực có thể ảnh hưởng và góp phần cho t́nh trạng tiến triển ḥa b́nh.

 

Lănh vực thứ hai đó là chúng tôi đang cố gắng giúp vào việc hướng dẫn lương tâm con người. Lương tâm là khả năng của nhân loại để nhận biết chân lư, thế nhưng những thứ lợi lộc thường ngăn chặn khả năng này. Và đó là một công việc khó khăn trong vấn đề giải phóng lương tâm khỏi những lợi lộc ấy, hướng nó về sự thật hơn nữa, về những thứ giá trị đích thực: Đó là nhiệm vụ của Giáo Hội trong việc giúp con người nhận biết những qui chuẩn đích thật, những giá trị đích thật, và giải phóng chính ḿnh khỏi những lợi lộc riêng tư.

 

Và như thế, ở lănh vực thứ ba, chúng tôi muốn bao gồm cả lư trí nữa – chính v́ thế, chính v́ chúng tôi không phải là một đảng phái chính trị, có lẽ chúng tôi có thể, nhờ ánh sáng đức tin, có thể dễ dàng hơn thấy được những qui chuẩn đích thực, giúp mang lại một thứ hiểu biết về những ǵ góp phần cho ḥa b́nh và soi sáng trí khôn, để hỗ trợ cho những chủ trương thực sự hữu lư. Chúng tôi đă làm như thế, và chúng tôi muốn làm như vậy hiện nay cũng như trong tương lai sau này.

 

Vấn 2: Là một thần học gia, ĐTC đă đặc biệt suy tự về cội gốc chung liên kết Kitô hữu với người Do Thái. Làm thế nào lại có thể xẩy ra những hiểu lầm bất chấp những nỗ lực đối thoại? ĐTC thấy thế nào về tương lai của vấn đề đối thoại giữa hai cộng đồng này?

 

 

Đáp: Vấn đề quan trọng ở đây là chúng tôi thực sự có cùng những cội nguồn, cùng những Cuốn Sách Cựu Ước là những cuốn – đối với cả người Do Thái lẫn chúng tôi – Sách Mạc Khải. Thế nhưng, theo tự nhiên, sau 2 ngàn năm sống một lịch sử khác biệt, thậm chí là một lịch sử phân biệt, sự kiện xẩy ra những hiểu lầm không có ǵ là lạ. Những truyền thống của việc dẫn giải, của ngôn ngữ và của suy tư đă được h́nh thành rất khác biệt, chúng tôi có thể nói là cả một “vũ trụ về ư ngữ học” rất khác biệt, đến độ cùng một từ ngữ mà đối với hai truyền thống lại mang ư nghĩa khác nhau. Và với việc sử dụng những từ ngữ này, những từ ngữ mà theo gịng lịch sử đă mang những ư nghĩa khác nhau, th́ hiển nhiên là phát sinh ra những hiểu lầm thôi.

 

Chúng tôi cần phải hết sức học hỏi ngôn ngữ của người khác, và tôi thấy rằng chúng tôi đă đạt được nhiều tiến bộ. Ngày nay, chúng ta có tiềm năng giới trẻ, tiềm năng về những giáo sư tương lại dạy thần học, thành phần có thể học ở Giêrusalem, ở đại học Do Thái, và những người Do Thái có liên hệ về hàn lâm với chúng tôi: Nhờ đó mới có thể thực hiện được một cuộc gặp gỡ của “thế giới ư ngữ học”.

 

Chúng tôi học lẫn nhau và chúng tôi đang tiến triển trong cuộc hành tŕnh đối thoại thực sự, chúng tôi học từ nhau và tôi nắm chắc và tin tưởng rằng chúng tôi đang đạt được tiến bộ. Và điều ấy cũng giúp cho cả ḥa b́nh nữa, và hơn thế, cho cả niềm tương ái nữa.

 

Vấn 3: Tâu ĐTC, trong chuyến hành tŕnh này, ĐTC có hai chiều kích thiết yếu về vấn đề đối thoại liên tôn, với tín đồ Hồi giáo và với người Do Thái. Có sứ điệp chung nào cho cả 3 tôn giáo đều liên quan tới Abraham này hay chăng?

 

Đáp: Chắc chắn là có một sứ điệp chung, và sẽ có cơ hội để tŕnh bày nó, và bất chấp cái khó khăn về những nguồn gốc xuất phát, chúng tôi có cùng những cội rễ, bởi v́, như tôi đă nói, Kitô giáo được xuất phát từ Cựu Ước, và những bản văn của Tân Ước không hiện hữu nếu không có Cựu Ước, v́ những bản văn Tân Ước này thường xuyên qui về Thánh Kinh, tức là qui về Cựu Ước.

 

Hồi giáo cũng xuất phát trong một môi trường hiện diện của Do Thái giáo và các ngành Kitô giáo khác nhau, như Kitô giáo Do Thái, Kitô giáo Antiochia Byzantine, và tất cả những t́nh huống này được phản ảnh nơi truyền thống của cuốn Kinh Quran. Bởi thế chúng tôi có nhiều điều chung nơi các nguồn gốc của chúng tôi, nơi niềm tin vào vị Thiên Chúa duy nhất. Bởi thế, một mặt cần phải duy tŕ việc đối thoại với hai thành phần này – với người Do Thái và với Hồi giáo – và đó cũng là một cuộc đối thoại tay ba nữa.

 

Chính tôi là người đồng sáng lập một hội đối thoại giữa 3 tôn giáo này, nơi qui tụ những nhân vật như Đức Tổng Giám Mục Damaskinos và vị tôn sư trưởng ở Pháp là René-Samuel Sirat v.v. Hội này cũng phát hành một ấn bản những tác phẩm của 3 tôn giáo: Kinh Quran, Tân Ước và Cựu Ước. V́ thế, cuộc đối thoại tay ba cần phải tiến bước, nó rất quan trọng cho ḥa b́nh cũng như cho việc sống tôn giáo riêng của ḿnh nữa vậy.

 

Vấn 4: Tâu ĐTC câu hỏi cuối cùng đó là ĐTC thường đề cập đến vấn đề suy giảm thành phần Kitô hữu ở Trung Đông, đặc biệt là ở Thánh Địa. Nó là một hiện tượng có nhiều lư do khác nhau về t́nh chất chính trị, kinh tế và xă hội. Chúng ta có thể làm ǵ để giúp cho Kitô hữu ở miền đất này đây? ĐTC hy vọng đóng góp những ǵ với chuyến đi này? Có hy vọng ǵ cho thành phần Kitô hữu này trong tương lai hay chăng? ĐTC có một sứ điệp đặc biệt nào nữa cho Kitô hữu ở Giải Gaza là những người sẽ đến gặp ĐTC ở Bêlem hay chăng?

 

Đáp: Chắc chắn là có hy vọng, v́ hiện nay, như anh chị em nói, là thời điểm khó khăn, thế nhưn g lại là một thời điểm của niềm hy vọng, của một khởi điểm mới, của một động lực mới trên con đường tiến tới ḥa b́nh, và chúng tôi muốn khuyến khích Kitô hữu ở Thánh Địa, cũng như ở toàn Trung Đông, hăy lưu ngụ, hăy cống hiến việc đóng góp của ḿnh cho các xứ sở gốc gác của họ: Họ là những yếu tố quan trọng của đời sống ở những miền đất này.

 

Ngoài những lời nói và việc phấn khích, Giáo Hội đặc biệt c̣n có những học đường và bệnh viện. Theo đó, chúng tôi hiện diện một cách rất cụ thể. Những học đường của chúng tôi h́nh thành một thế hệ sẽ có tiềm năng hiện diện trong sinh hoạt quần chúng. Chúng tôi đang kiến tạo nên một Đại Học đường Công giáo ở Jordan, theo tôi th́ đây là một nơi quan trọng để giới trẻ – cả tín đồ Hồi giáo và Kitô giáo – cùng nhau gặp gỡ, học hỏi, nơi một con người trí thức Kitô giáo được huấn luyện đặc biệt để sửa soạn cho hoạt động ḥa b́nh.

 

Thế nhưng, nói chung, các học đường của chúng tôi là những cơ hội rất quan trọng để mở ra cả một tương laic ho Kitô hữu, và các bệnh viện cho thấy việc hiện diện của chúng tôi. Ngoài ra, c̣n nhiều hiệp hội Kitô hữu đang giúp cho Kitô hữu, bằng những cách thức khác nhau, và bằng việc đặc biệt hỗ trợ, đang khuyến khích họ ở lại. Như thế, tôi hy vọng rằng Kitô hữu có thể t́m thấy được cái giá trị, ḷng khiêm tốn, sự nhẫn nại để lưu ngụ trong các xứ sở ấy, hầu cống hiến việc đóng góp của họ cho tương lại quốc gia của họ.

 

Lời kết của Cha Giám Đốc Văn Pḥng Báo Chí Ṭa Thánh Lombardi: Chúng con xin cám ơn Đức Thánh Cha, qua những câu trả lời này, ĐTC đă giúp chúng con có được chiều hướng cho chuyến đi của chúng ta theo quan điểm thiêng liêng cũng như theo quan điểm văn hóa. Con xin lập lại, thay mặt cho tất cả các bạn đồng nghiệp hiện diện nơi đây, cũng như cho những ai hiện giờ đang bay đến Thánh Địa để giúp thực hiện việc truyền thông cho chuyến đi này, những lời chúc nguyện thành đạt cho sứ vụ khó khăn đây. Xin cũng chúc tất cả các bạn đồng nghiệp được một chuyến đi tốt đẹp và hoạt động tốt đẹp nữa.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/5/2009