|
ĐTC
Biển Đức
XVI Tông Du Tiệp
Khắc
26-28/9/2009
“Xứ
sở
của
anh chị
em, như
các quốc
gia khác,
đang
trải
qua những
điều
kiện
về
văn
hóa thường
trở
thành một
thách
đố
gay go
đối
với
đức
tin và v́ thế
với
cả
niềm
hy vọng
nữa”
Bài
Giảng
Thánh Lễ
Chúa Nhật
27/9/2009 tại
Tuřany Airport, Brno (Video)
Anh Chị Em thân mến,
“Hăy đến với Tôi tất cả những ai cảm thấy cực nhọc và mệt mỏi, Tôi sẽ
bồi dưỡng cho các người” (Mt 11:28). Chúa Giêsu mời mỗi người môn đệ của
ḿnh hăy bỏ giờ ra sống với Người, để t́m niềm ủi an, nâng đỡ và canh
tân trong Người. Lời mời gọi này được ngỏ một cách đặc biệt với cộng
đồng phụng vụ của chúng ta đây, một cộng đồng, theo lư tưởng trong giáo
hội, qui tụ toàn thể Giáo Hội địa phương của anh chị em với Vị Thừa Kế
Thánh Phêrô. (ĐTC
ngỏ lời chào các thành phần hiện diện).
Các bạn thân mến, về tính chất của cộng đồng phụng vụ hôm nay, tôi hân
hoan ủng hộ quyết định được vị Giám Mục của anh chị em đề cập trong việc
đọc các bài Thánh Kinh cho Thánh Lễ theo đề tài hy vọng:
Tôi ủng hộ nó khi quan tâm tới nhân dân của
mảnh đất yêu dấu này cũng như đến Âu Châu và toàn thể nhân loại, đang
thực sự khao khát một cái ǵ đó làm nền tảng cho một tương lai vững chắc.
Trong bức Thông Điệp thứ hai của tôi là Niềm Hy Vọng Cứu Độ, tôi đă nhấn
mạnh rằng niềm
hy vọng “chắc chắn” và “khả tín” duy nhất (cf, khoản 1) là niềm hy vọng
được dựa vào Thiên Chúa.
Lịch sử đă chứng thực những
cái ngu xuẩn làm cho con người bại hoại khi họ loại trừ Thiên Chúa ra
khỏi chân trời của những ǵ họ chọn lựa và tác hành,
và khó khăn biết bao trong việc xây dựng một xă hội được tác động bởi
những giá trị của sự thiện hảo, công lư và t́nh huynh đệ, v́ nhân loại
là loài có tự do và quyền tự do của họ lại là những ǵ mong manh mỏng
ḍn. Quyền tự do là những ǵ liên lỉ được chiếm đoạt v́ lư tưởng thiện
hảo, và việc thiết tha t́m kiếm “đường ngay nẻo chính để thi hành các sự
vụ của con người” là việc thuộc về tất cả mọi thế hệ (cf ibid,24-25).
Các bạn thân mến, đó là lư do tại sao lư do trước hết của chúng ta ở đây
đó là lắng nghe, lắng nghe một lời cho chúng ta thấy đường lối dẫn tới
niềm hy vọng; thật vậy, chúng ta đang lắng nghe lời duy nhất có thể cống
hiến cho chúng ta niềm hy vọng vững chắc, v́ đó là lời của Thiên Chúa.
Trong bài đọc thứ nhất (Is 61:1-3a), vị Tiên Tri nói như là một người
mang sứ mệnh loan báo cuộc giải phóng, niềm an ủi và hân hoan cho tất cả
những ai đau khổ và nghèo khổ. Chúa Giêsu chấp nhận đoạn sách này và áp
dụng vào bản thân Người liên quan tới việc rao giảng của Người. Thật
vậy, Người đă minh nhiên nói rằng lời hứa được vị tiên tri nói tới đă
được nên trọn nơi Người (cf Lk 4:16-21). Nó hoàn toàn được nên trọn khi
Người giải thoát chúng ta khỏi cảnh làm tôi cho vị kỷ và sự dữ, cho tội
lỗi và sự chết, bằng cái chết trên thập giá và sống lại từ trong kẻ
chết. Và đó là sứ điệp của ơn cứu độ, cũ kỹ nhưng hằng mới mẻ, được Giáo
Hội loan báo từ đời nọ đến đời kia: Chúa Kitô tử
giá và phục sinh là Niềm Hy Vọng của nhân loại!
Lời cứu độ này vẫn c̣n mạnh mẽ vang dội hôm nay đây, nơi cộng đồng phụng
vụ của chúng ta đây. Chúa Giêsu ưu ái tự ngỏ lời với anh chị em là những
người con trai con gái của mảnh đất yêu dấu này, một mảnh đất chất chứa
hạt giống Phúc Âm được gieo văi hơn cả ngàn năm. Xứ
sở của anh chị em, như các quốc gia khác, đang trải qua những điều kiện
về văn hóa thường trở thành một thách đố gay go đối với đức tin và v́
thế với cả niềm hy vọng nữa.
Thật vậy, trong một
thời đại tân tiến này th́ cả đức tin lẫn đức cậy đều từng phải chịu đựng
một cuộc “đổi dời”, v́ chúng đă bị đẩy vào một xó thuộc lănh vực riêng
tư và thế giới khác, trong khi đó trong sinh hoạt hằng ngày, chỉ có niềm
tin tưởng vào mức tiến bộ về khoa học và kinh tế là được chấp nhận thôi
(cf. Spe Salvi, 17). Tất cả chúng ta đều biết rằng thứ
tiến bộ này là những ǵ mập mờ bấp bênh: nó hướng tới những tiềm năng
cho cả thiện lẫn ác.
Những
thứ phát triển về kỹ thuật và việc cải tiến về các cơ cấu xă hội là
những ǵ quan trọng và chắc chắn cần thiết, thế nhưng chúng vẫn không đủ
để bảo đảm t́nh trạng phúc hạnh về luân lư của xă hội
(cf. Ibid. 24). Con người
cần được giải thoát khỏi những đàn áp của vật chất, thế nhưng sâu xa
hơn, họ cần phải được cứu cho khỏi những sự dữ chi phối tinh thần.
Và ai có thể cứu họ ngoài Thiên Chúa, Đấng là T́nh Yêu và đă mạc khải
dung nhan của Ngài như Cha toàn năng và nhân hậu nơi Chúa Giêsu Kitô?
Niềm
hy vọng vững vàng của chúng ta do đó là Chúa Kitô: trong Người, Thiên
Chúa đă yêu thương chúng ta cho tới tận cùng và đă ban cho chúng ta sự
sống dồi dào (cf. Jn 10:10), một sự sống mà hết mọi người, cho dù không
biết tới, đều mong mỏi chiếm hữu.
“Hăy đến với Thày, tất cả những ai cảm thấy cực nhọc và mệt mỏi, Tôi sẽ
bồi dưỡng cho các người”. Những lời này của Chúa Giêsu, được viết bằng
những chữ lớn bên trên cổng vào Vương Cung Thánh Đường ở Brno này, giờ
đây Người cũng ngỏ cùng mỗi một người chúng ta, rồi Người c̣n nói thêm
rằng: “Hăy học cùng Tôi, v́ Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng,
th́ linh hồn các người sẽ cảm thấy thảnh thơi” (Mt 11:29-30). Làm sao
chúng ta có thể tỏ ra dửng dưng lạnh lùng trước t́nh yêu thương của
Người? Ở đây, cũng như ở các nơi khác, nhiều người đă phải chịu đựng
trong các thế kỷ qua v́ muốn trung thành với Phúc Âm, và họ không bị mất
đi niềm hy vọng; nhiều người đă hy sinh bản thân ḿnh để phục hồi phẩm
giá cho con người và tự do cho các dân tộc, khi t́m thấy nơi việc quảng
đại gắn bó với Chúa Kitô sức mạnh để xây dựng một nhân loại mới.
Trong xă hội
ngày nay, nhiều h́nh thức nghèo khổ xuất phát từ t́nh trạng cô lập, từ
t́nh trạng bị hất hủi, từ việc loại trừ Thiên Chúa và việc thu ḿnh hết
sức khép kín một cách thê thảm nơi con người là thành phần tin vào t́nh
trạng cho rằng tự ḿnh đầy đủ, hay chỉ là một dữ kiện tầm thường nhất
thời; trong thế giới này của chúng ta là thế giới đang trở nên xa lạ
“khi đặt quá nhiều tin tưởng vào nguyên những dự án của con người”
(Thông Điệp Yêu Thương Trong Sự Thật, 53) th́ chỉ
có một ḿnh Chúa Kitô mới là niềm hy vọng vững chắc của chúng ta mà
thôi. Đó là sứ điệp mà Kitô hữu chúng ta được kêu gọi để truyền bá hằng
ngày bằng chứng từ của chúng ta.
(ĐTC
kêu gọi từng thành phần dân Chúa sống đạo theo ơn gọi của họ trong việc
nơi gương bắt chước các vị tháng của đất nước họ).
Chớ ǵ anh chị em luôn được đồng hành và chở che bởi Đức Mẹ, Mẹ Chúa
Kitô là Niềm Hy Vọng của chúng ta. Amen!
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của
Ṭa Thánh
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những
điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2009/documents/hf_ben-xvi_hom_20090927_brno_en.html
|
|