|
ĐTC
Biển Đức
XVI Tông Du Tiệp
Khắc
26-28/9/2009
“Vị thánh
cao cả này, vị anh chị em thích gọi là Ông Hoàng “muôn thuở” của nhân
dân Tiệp Khắc, mời gọi chúng ta luôn trung thành theo Chúa Kitô, ngài
mời gọi chúng ta nên thánh”.
Bài
Giảng Lễ Thánh Wenceslaus, Quan Thày Nước Tiệp Khắc, Thứ Hai 28/9/2009,
tại Melnik ở Stará Boleslav
(Video)
Quí Hồng
Y thân mến ,
Chư
Huynh Giám Mục và Linh Mục,
Anh Chị
Em trong Chúa Kitô
Giới Trẻ
thân mến,
Tôi cảm
thấy hết sức hân hoan được ở cùng anh chị em buổi sáng hôm nay, khi mà
chuyến tông du tới Cộng Ḥa Tiệp Khắc thân yêu này gần kết thúc, và tôi
gửi đến toàn thể anh chị em lời chào thân ái của tôi… (ngài nhắc
đến
các thành phần
đạo
đời).
Sáng hôm
nay, chúng ta qui tụ lại chung quanh bàn thờ để long trọng tưởng niệm vị
Thánh tử đạo Wenceslaus, vị tôi đă được kính viếng hài tích trước Thánh
Lễ ở Đền Thờ cung hiến cho ngài. Ngài đă đổ máu ḿnh ra ở mảnh đất của
anh chị em, và h́nh con phượng hoàng của ngài - như Đức Hồng Y Tổng Giám
Mục vừa đề cập tới – được anh chị em chọn làm biểu hiệu cho chuyến viếng
thăm này, tạo nên biểu tượng lịch sử của nước Tiệp Khắc cao quí. Vị
thánh cao cả
này, vị
anh chị
em thích gọi
là Ông Hoàng “muôn thuở”
của
nhân dân Tiệp
Khắc,
mời
gọi
chúng ta luôn trung thành theo Chúa Kitô, ngài mời
gọi
chúng ta nên thánh.
Chính ngài là mô phạm thánh đức cho mọi dân nước, nhất là những vị lănh
đạo các cộng đồng và chư dân. Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi ḿnh rằng:
trong thời
đại
của
chúng ta
đây
thánh thiện
có c̣n thích
đáng
nữa
chăng?
Hay phải
chăng
giờ
đây
nó
được
coi là chẳng
có ǵ là hấp
dẫn
và quan trọng
nữa?
Chúng ta không
đặt
nặng
giá trị
ngày nay nơi
việc
thành
đạt
và vinh quang trần
thế
hay sao? Thế
nhưng
sự
thành
đạt
trần
thế
kéo dài trong bao lâu và nó có giá trị
như
thế
nào?
Thế kỷ
vừa qua – như mảnh đất của anh chị em đây có thể chứng thực – đă thấy
cuộc sụp đổ của một số nhân vật quyền lực, thành phần hiển nhiên tiến
lên tới những đỉnh cao hầu như ngất ngưởng. Đột nhiên họ thấy ḿnh bị
tước mất quyền lực của họ. Những
ai
đă
chối
bỏ
và tiếp
tục
chối
bỏ
Thiên Chúa, từ
đó
đi
đến
chỗ
không tôn trọng
con người,
dường
như
được
hưởng
một
cuộc
sống
phong lưu
sung túc và thành
đạt
về
vật
chất.
Tuy nhiên, người
ta chỉ
cần
cào cái bề
mặt
này ra
để
thấy
được
những
con người
này cảm
thấy
buồn
thảm
và khôn nguôi biết
bao.
Chỉ có những con người bảo tŕ trong ḷng ḿnh một niềm “kính sợ Thiên
Chúa” thánh hảo mới có thể đặt niềm tin tưởng của ḿnh nơi con người và
tiêu hao cuộc sống của ḿnh trong việc xây dựng một thế giới công chính
và huynh đệ hơn. Ngày nay cần có những tín hữu khả tín, thành phần sẵn
sàng truyền bá ở mọi lănh vực trong xă hội những nguyên tắc và lư tưởng
Kitô giáo là những ǵ đă tác động việc làm của họ. Đó là sự thánh thiện,
ơn gọi phổ quát của tất cả những ai đă lănh nhận phép rửa, những ǵ tác
động con người thi hành nhiệm vụ của ḿnh một cách trung thành và can
đảm, không t́m kiếm những tư lợi của ḿnh mà là công ích, ở chỗ t́m kiếm
ư Chúa trong mọi lúc.
Trong
Phúc Âm chúng ta đă nghe Chúa Giêsu rơ ràng nói về vấn đề này là “Được
lợi lăi cả thế gian mà mất sự sống ḿnh th́ nào có ích chi đâu?” (Mt
16:26). Như thế, chúng ta tiến đến chỗ chủ trương rằng giá trị
thực
sự
của
đời
sống
con người
được
đo
lường
không phải
chỉ
bằng
những
thiện
ích về
vật
chất
và những
vui thích mau qua, v́ không phải
những
thiện
ích vật
chất
là những
ǵ làm giăn cơn
khát sâu xa muốn
có
được
ư nghĩa
và hạnh
phúc trong ḷng của
mỗi
người.
Đó là lư do tại sao Chúa Giêsu đă không ngần ngại nêu lên cho các môn đệ
của Người con đường “hẹp” của thánh đức: “ai mất sự sống ḿnh v́ Thày sẽ
t́m thấy nó” (16:25). Và Người dứt khoát lập lại với chúng ta vào buổi
sáng hôm nay rằng: “Ai muốn theo Thày, hăy bỏ ḿnh đi và vác thập giá
ḿnh mà theo Thày” (16:24). Chắc chắn đây là một thứ ngôn từ chói tai,
khó chấp nhận và mang ra thực hành, thế nhưng chứng từ của các thánh
nhân là những ǵ cam kết với chúng ta rằng tất cả những ai tin tưởng và
phó ḿnh cho Chúa Kitô th́ những điều ấy đều khả dĩ. Gương sáng của các
vị phấn khích những ai nhận ḿnh là Kitô hữu trở thành khả tín, tức là
nhất trí với những nguyên tắc và đức tin họ tuyên xưng. Tỏ
ra tốt
lành và chân thành cũng
chưa
đủ,
người
ta cần
phải
thực
sự
là như
thế
nữa.
Và con người
tốt
lành và chân thành là con người
không làm lu mờ
ánh sáng của
Thiên Chúa bằng
cái tôi của
ḿnh, không
đưa
ḿnh lên, nhưng
để
Thiên Chúa chiếu
tỏa
ra.
Đó là
bài học chúng ta học được từ Thánh Wenceslaus, vị can đảm
coi trọng nước trời hơn là cái cám dỗ về quyền lực trần gian. Ánh
mắt
của
ngài không hề
rời
khỏi
Chúa Giêsu Kitô,
Đấng đă chịu khổ v́ chúng ta, lưu lại cho chúng ta một tấm gương cần
chúng ta phải theo bước chân Người, như Thánh Phêrô viết trong bài đọc
thứ hai chúng ta vừa nghe. Như
người
môn
đệ
tuân phục
của
Chúa, ông hoàng trẻ
trung Wenceslaus giữ
ḷng trung thành với
các giáo huấn
của
Phúc Âm ngài
đă
học
được
từ
người
bà thánh
đức
của
ḿnh là vị
nữ
tử
đạo
Ludmila.
Trong việc tuân giữ những điều ấy, ngay cả trước khi quyết tâm xây dựng
những mối liên hệ ḥa b́nh trong đất nước của ḿnh và với những xứ sở
lân bang, ngài
đă
thực
hiện
việc
truyền
bá
đức
tin Kitô giáo,
bằng
cách triệu
tập
các vị
linh mục
và xây cất
các nhà thờ.
Tong “truyện kể” Old Slavonic đầu tiên, chúng ta đọc thấy rằng “ngài đă
giúp đỡ các vị thừa tác viên của Chúa và ngài cũng trang điểm nhiều nhà
thờ”, và ngài “thương
giúp người
nghèo, cho người
trần
trụi
áo mặc,
người
đói
bánh
ăn,
đón
tiếp
khách hành hương,
như
Phúc ÂÏm truyền
dạy.
Ngài không
để
cho người
góa bụa
chịu
cảnh
bất
công, ngài yêu thương
tất
cả
mọi
người,
nghèo cũng
như
giầu”.
Ngài
đă
học
từ
Chúa sống
“từ
bi nhân ái”
(Đáp Ca), và được tinh thần Phúc Âm tác động, ngài
đă
thứ
tha cho người
em ra tay sát hại
ngài.
Bởi thế, anh chị em có lư để kêu cầu ngài như “vị thừa kế” của đất nước
anh chị em, và trong một bài hát nổi tiếng, anh chị em xin ngài đừng để
cho đất nước của anh chị em bị diệt vong.
Thánh Wenceslaus
đă
chết
đi
như
một
vị
tử
đạo
v́ Chúa Kitô.
Có cái hay cần lưu ư là, nhờ việc sát hại ngài, người em Boleslaus của
ngài thay thế ngài lên ngôi ở Prague, nhưng triều thiên được đặt lên đầu
của các người thừa kế lại không mang tên người em. Trái lại, nó mang tên
Wenceslaus, như một chứng từ chứng tỏ “ngai ṭa của vị vua phân xử người
nghèo trong chân lư sẽ vững bền đến muôn đời” (cf. Office of Readings
hôm nay). Sự kiện này được cho là có bàn tay Chúa lạ lùng nhúng vào,
Đấng không bỏ rơi ai trung thành với Ngài: “người vô tội vinh thắng đánh
bại kẻ chiến thắng dă man như Chúa Kitô đă làm trên thập tự giá” (cf.
Huyền Thoại về Thánh Wenceslaus), và máu của vị tử đạo này không kêu
vang hận thù hay rửa hận, mà là thứ tha và an b́nh.
Anh chị
em thân mến, cùng nhau chúng ta hăy tạ ơn Chúa trong Thánh Lễ này về
việc Ngài ban nhà cai trị thánh đức ấy cho xứ sở của anh chị em cũng như
cho Giáo Hội. Chúng ta hăy cầu nguyện rằng, như ngài, cả chúng ta cũng
tiến bước trên con đường thánh đức. Chắc chắn là khó khăn, v́ đức tin
bao giờ cũng chạm trán với muôn vàn thách đố, nhưng khi chúng ta để ḿnh
lôi kéo đến với Thiên Chúa là Chân Lư, th́ con đường này trở thành quyết
liệt, v́ chúng ta cảm nghiệm được quyền lực của t́nh yêu Ngài. Chớ ǵ
việc chuyển cầu của Thánh Wenceslaus cũng như của các vị thánh quan thày
khác nơi Đất Nước Tiệp Khắc xin cho chúng ta ơn này. Chớ ǵ chúng ta
luôn được bảo vệ và trợ giúp bởi Mẹ Maria là Nữ Vương Ḥa B́nh và là Mẹ
Yêu Thương. Amen!
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của
Ṭa Thánh
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ư của người dịch trong việc làm nổi bật những
điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2009/documents/hf_ben-xvi_hom_20090928_san-venceslao_en.html
|
|