|
ĐTC
Biển Đức
XVI Tông Du Tiệp
Khắc
26-28/9/2009
"Hãy
tái nhận thức các truyền thống Kitô giáo từng làm nên văn hóa của mình"
Lời
Mở
Đầu
tại
Phi Trường
Quốc
Tế
Stará Ruzyně Thủ
Đô
Prague Thứ
Bảy
26/9
Pane presidente,
milí páni kardinálové a bratři biskupové,
Vaše Excelence,
dámy a pánové!
Mám velikou radost, že mohu dnes být v České republice, a jsem hluboce
vděčný vám všem za srdečné přivítání.
(Ngài Tổng Thống, Chư Hồng Y, Chư Huynh Giám Mục, Chư Vị, Quí Bà và Quí
Ông thân mến,
Thật là vui mừng được ở cùng anh chị em hôm nay đây tại Cộng Hòa Tiệp
Khắc, và tôi hết lòng cám ơn tất cả anh chị em về sự nồng hậu tiếp đón
tôi).
(ĐTC
ngỏ lời chào và cám ơn rõ ràng tên của những vị liên hệ...)
Tôi đặc biệt cảm kích trước cử chỉ của một cặp vợ chồng trẻ mang đến cho
tôi những tặng vật tiêu biểu cho văn hóa của quốc gia này, cùng với chút
đất của quê hương anh chị em. Tôi được nhắc nhở về nền
văn hóa sâu xa của Tiệp Khắc được thấm nhuần Kitô giáo,
vì như anh chị em biết, những thứ bánh và muối này có một ý nghĩa đặc
biệt nơi hình ảnh của Tân Ước.
Vì toàn thể nền văn hóa Âu Châu đã được hình thành sâu xa bởi gia sản
Kitô giáo của mình mà điều này cũng đặc biệt thực sự xẩy ra ở mảnh đất
Tiệp Khắc này, bởi chính nhờ công khó truyền giáo của hai vị Thánh Cyril
và Methodius vào thế kỷ thứ chín, mà ngôn ngữ Slavonic bắt đầu được
thành văn.
Các vị tông đồ của những sắc dân Slavic này và là những sáng lập viên
cho nền văn hóa của họ, thực sự đáng được tôn kính như là các vị Quan
Thày của Âu Châu. Tuy nhiên, cũng đáng nhắc lại là hai vị
đại thánh này của truyền thống Byzantine đã gặp gỡ ở nơi đây các nhà
thừa sai từ Tây phương Latinh.
Qua giòng lịch sử của mình, lãnh thổ
nằm ở tâm điểm châu lục này, ở giao điểm giữa bắc và nam, giữa đông và
tây, đã từng là điểm gặp gỡ cho các dân tộc, truyền thống và văn hóa
khác nhau. Không thể phuỉ nhận là điều này đôi khi đã gây ra tình trạng
va chạm, thế nhưng, về lâu về dài nó lại cho thấy là một cuộc gặp gỡ tốt
đẹp. Thế nên, phần quan trọng được mảnh đất Tiệp Khắc này thực hiện
trong lịch sử về tri thức, văn hóa và tôn giáo của Âu Châu – đôi khi như
là một bãi chiến trường nhưng thường là một chiếc cầu nối.
Những tháng ngày tới đây sẽ chứng kiến thấy cuộc kỷ niệm 20 năm Cách
Mạng Velvet, một cuộc cách mạng may mắn được kết thúc một cách an lành
cho một thời điểm đặc biệt khốn khổ đối với xứ sở này, một thời điểm mà
luồng gió của các tư tưởng cùng với các ảnh hưởng về văn hóa bị nghiêm
ngặt kiểm soát. Tôi muốn hiệp cùng anh chị em và các quốc gia lân bang
của anh chị em dâng lời cảm tạ về cuộc giải phóng này của anh chị em
khỏi những chế độ đàn áp ấy. Nếu
việc sụp đổ của Bức Tường Bá Linh đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch
sử thế giới, thì nó càng như thế đối với những quốc gia ở Trung Âu và
Đông Âu này, khi giúp cho họ có thể ở vào đúng chỗ của mình như là thành
phần diễn viên chủ quyền trong cuộc hòa tấu của chư quốc.
Tuy nhiên, không
được coi thường cái giá phải trả cho 40 năm bị đàn áp về chính trị.
Cái thảm cảnh đặc biệt đối với mảnh đất này là việc nỗ lực một cách tàn
nhẫn của Chính Quyền thời bấy giờ trong việc bịt miệng của Giáo Hội.
Trải suốt giòng lịch sử của mình, từ thời Thánh Wesceslaus, Thánh
Ludmila và Thánh Adalbert cho tới thời Thánh John Nepomuk, đã từng có
những vị tử đạo can trường mà tấm
lòng trung thành với Chúa Kitô của các vị đã vang tiếng còn mạnh mẽ hơn
và hùng hồn hơn tiếng nói của những kẻ hành xích.
Năm nay đánh dấu 40 năm cái chết của Người Tôi Tớ Chúa là Đức Hồng Y
Josef Beran, Tổng Giám Mục Thủ Đô Prague. Tôi muốn kính viếng ngài cũng
như vị thừa kế ngài là Đức Hồng Y František Tomášek, vị bản thân tôi
được hân hạnh quen biết, về chứng từ Kitô giáo bất khuất trước cuộc bách
hại. Các vị, và vô số các linh mục, tu sĩ và giáo dân nam nữ đã giữ cho
ngọn lửa đức tin được sống động nơi xứ sở này. Giờ đây quyền tự do tôn
giáo ấy đã được phục hồi, tôi kêu gọi
toàn thể công dân của nước Cộng Hòa này hãy tái nhận thức các truyền
thống Kitô giáo từng làm nên văn hóa của mình, và tôi mời gọi cộng đồng
Kitô hữu hãy tiếp tục lên tiếng như là một quốc gia để giải quyết những
thách đố của thiên kỷ mới này. “Không có Thiên Chúa, con người không
biết đàng nào mà đi, thậm chí cũng chẳng hiểu mình là ai nữa”
(Thông Điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, 78). Sự
thật của Phúc Âm là những gì bất khả châm chước cho một xã hội lành
mạnh, vì nó hướng chúng ta về niềm hy vọng và giúp chúng ta có thể khám
phá ra phẩm vị bất khả tước đoạt làm con cái Thiên Chúa của chúng ta.
Thưa Tổng Thống, tôi biết rằng ngài muốn thấy vai trò mạnh mẽ hơn nữa
đối với tôn giáo trong các sự vụ của quốc gia này.
Lá cờ
đang bay phất phới trên Dinh Prague loan báo câu tâm niệm “Pravda Vítězí
– Sự Thật chiến thắng”: niềm hy vọng tha thiết nhất của tôi đó là ánh
sáng chân lý sẽ tiếp tục hướng dẫn quốc gia này, một quốc gia được chúc
phúc qua giòng lịch sử của mình nhờ chứng từ của các vị đại thành và tử
đạo.
Trong thời đại khoa học này, cần phải nhắc lại tấm gương của Johann
Gregor Mendel, một Đan Viện Phụ Dòng Âu Quốc Tinh ở Monravia, vị thực
hiện việc tìm kiếm tiên phong đã đặt nền tảng cho khoa di truyền học tân
tiến. Không phải là giành cho ngài mà lời trách móc của thánh quan thày
ngài là Âu Quốc Tinh đã than tiếc rằng có rất
nhiều người “quan tâm tới các sự kiện thán phục hơn là tìm kiếm những
căn nguyên của chúng”
(Epistula 120:5; cf. John Paul II, Diễn Từ Tưởng Niệm Đan Viện Phụ
Gregor Mendel Đệ Nhất Bách Niên Qua Đời, 10/3/1984, 2). Việc
tiến bộ đích thực của nhân loại có ích lợi nhất chỉ nhờ ở việc tổng hợp
sự khôn ngoan của đức tin và những minh thức của lý trí. Chớ gì nhân dân
Tiệp Khắc luôn hoan hưởng những lợi ích của cái tổng hợp phúc hạnh này.
Zbývá mi jen zopakovat: díky vám všem, a říci, že jsem se opravdu dlouho
těšil na tyto dny mezi vámi v České republice, kterou hrdě nazýváte
„země česká, domov můj“. Srdečné díky.
(ĐTC
lập lại lời cám ơn chung và kết thúc).
Xin cám ơn rất nhiều.
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán toàn cầu của
Tòa Thánh
(những chỗ
được in đậm lên là do tự ý của người dịch trong việc làm nổi bật những
điểm chính yếu quan trọng)
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/speeches/2009/september/documents/hf_ben-xvi_spe_20090926_welcome-praga_en.html
|
|