ĐTC
Biển Đức
XVI Tông Du Tiệp
Khắc
26-28/9/2009
“T́nh Yêu Chúa Kitô là Sức Mạnh của chúng ta”
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL,
Theo chiều hướng “ánh sáng muôn dân – lumen gentium” (nhan đề của Hiến
Chế Tín Lư về Giáo Hội) của Công Đồng Chung Vaticanô II vào đầu thập
niên 1960, từ ngày 11/10/1962 dến 8/12/1965, trong việc mang “vui mừng
và hy vọng – gaudium et spes” (nhan đề của Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội)
đến cho thế giới tân tiến càng văn minh càng bạo loạn, các vị giáo
hoàng, kể từ Đức Phaolô VI sang Đức Gioan Phaolô II đến vị đương nhiệm
Biển Đức XVI, đă thực hiện các cuộc tông du khắp thế giới, bắt đầu từ
chuyến tông du đầu tiên ngay khi Công Đồng Chung thứ 21 này c̣n đang
diễn tiến, tức chuyến tông du của Đức Phaolô VI đến Thánh Địa trong thời
khoảng 4-6/1/1964.
Sau 11 chuyến tông du trong giáo triều 15 năm của Đức Phaolô VI, và 104
chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II trong ṿng 26 năm rưỡi, lịch sử
Giáo Hội bắt đầu sang tới 13 chuyến tông du của Vị Giáo Hoàng đương kim
Biển Đức XVI của chúng ta trong ṿng gần 4 năm rưỡi từ ngày ngài đăng
quang 24/4/2005.
Chuyến
tông du vừa rồi của ngài tới Nước Cộng Ḥa Tiệp Khắc, trong ṿng 3 ngày,
từ Thứ Bảy 26 tới Thứ Hai 28/9/2009. Tuy chuyến tông du này đă qua đi,
nhưng chúng ta cũng cần phải t́m hiểu chiều sâu của từng biến cố có tính
cách Giáo Hội hoàn vũ, chẳng hạn như biến cố Tông Du Tiệp Khắc này, ở
chỗ, t́m hiểu xem đâu là ư nghĩa của chuyến tông du, nhờ đó, nhận ra
những tác động thần linh của Trời Cao qua vị đại diện Chúa Kitô trên
trần gian trong giai đoạn lịch sử hiện đại, và cũng nhờ đó chúng ta càng
ngày càng được hiệp thông với Giáo Hội hơn.
Nói về ư
nghĩa của chuyến Tông Du Cộng Ḥa Tiệp Khắc của Đức Thánh Cha Biển Đức
XVI, chúng ta cần phải biết được mục đích sâu xa của Vị Chủ Chăn Tối Cao
trong quyết định thực hiện chuyến tông du này. Tất nhiên về phương diện
hành chánh, Đức Thánh Cha thực hiện chuyến tông du là v́ ngài được thẩm
quyền của nước này mời. Tuy nhiên, không phải chỗ nào mời ngài cũng đến.
Về mục đích của chuyến tông du này cũng thế, tất nhiên là để củng cố đức
tin cho anh chị em ḿnh, nhưng mục đích “củng cố đức tin cho anh em ḿnh”
này có thể áp dụng cho tất cả mọi chuyến tông du cũng như cho tất cả mọi
thừa tác mục vụ của các vị Giáo Hoàng, v́ đây là sứ vụ của Thánh Phêrô,
vị được Chúa Giêsu báo trước về hành động chối Thày của ngài là “Thày
đă cầu nguyện cho con để con không mất đức tin. Phần con, con phải củng
cố cho anh em con” (Lk 22:32).
Đó là lư
do chúng ta cần phải đi sâu hơn vào ư nghĩa của từng chuyến tông du, với
vấn đề có thể được đặt ra như thế này: Tại sao Đức Thánh Cha tông du
Cộng Ḥa Tiệp Khắc trong lúc này? Chủ ư của ngài mong muốn ǵ nơi nước
Cộng Ḥa Tiệp Khắc này? Để trả lời chính xác cho hai câu hỏi hoàn toàn
trực tiếp liên quan tới chuyến tông du Cộng Ḥa Tiệp Khắc này, chúng ta
cần phải căn cứ vào các bài nói của ngài với các thành phần khác nhau.
Trong 11 bài nói, và qua những lời ngài đáp trong cuộc họp báo trên
chuyến bay sang Tiệp Khắc hôm Thứ Bảy 26/9, chuyến tông du Tiệp Khắc này
có thể được tóm trong lời Đức Thánh Cha chia sẻ trong buổi triều kiến
chung Thứ Tư 30/9/2009 sau đây:
·
“Nó
là một chuyến hành hương thực sự và đồng thời cũng là một sứ vụ ở ngay
tâm điểm của Âu Châu: Nó là một chuyến hành hương, v́ Bohemia và Moravia
đă từng là những mảnh đất có hơn một thiên kỷ đức tin và thánh đức; một
sứ vụ, v́ Âu Châu cần t́m gặp lại Thiên Chúa và trong t́nh yêu của Người
có được một nền tảng hy vọng vững chắc… ‘T́nh Yêu Chúa Kitô là Sức Mạnh
của chúng ta’: Đó là chủ đề của chuyến hành tŕnh này, một khẳng định
làm âm vang đức tin của rất nhiều nhân chứng anh hùng trong quá khứ xa
xưa hay gần đây – tôi đang đặc biệt nghĩ đến thế kỷ vừa qua. Thế nhưng,
đó cũng là chủ đề trước hết muốn cắt nghĩa cho biết về niềm tin của các
Kitô hữu ngày nay. Phải, sức mạnh của chúng ta là t́nh yêu của Chúa
Kitô! Một sức mạnh tác động và thúc đẩy những cuộc cách mạng thực sự,
những cuộc cách mạng an b́nh và vượt thoát, và là những ǵ bảo tŕ chúng
ta trong những lúc khủng hoảng, giúp chúng ta có thể đứng lên một lần
nữa khi tự do, được phục hồi một cách gian khổ, đang có cơ nguy đánh mất
chính ḿnh, mất đi sự thật của nó”.
Căn cứ
vào câu nói chính yếu này của Đức Thánh Cha, th́ chủ ư của ngài đến Cộng
Ḥa Tiệp Khắc là để giúp cho riêng đất nước ở ngay tâm điểm của Âu Châu
này, như ngài nói: “có thể đứng lên một lần nữa khi tự do, được phục
hồi một cách gian khổ, đang có cơ nguy đánh mất chính ḿnh, mất đi sự
thật của nó”, và để giúp chung Âu Châu, như ngài nói: “t́m gặp
lại Thiên Chúa và trong t́nh yêu của Người có được một nền tảng hy vọng
vững chắc”. Thế nhưng ngài giúp cho riêng Tiệp Khắc và chung Âu Châu
ở đây như thế nào, nếu không phải là giúp họ trở về với cội nguồn Kitô
giáo là những ǵ làm nên căn tính và văn hóa đặc thù của họ?
Đúng
thế, nếu đọc tất cả các bài ngài nói trong chuyến Tông Du Tiệp Khắc này,
th́ quả thực là như vậy. Đó là những điểm then chốt ở từng nước Âu Châu
cũng như ở chung Âu Châu hiện nay, một Âu Châu đang bị khủng hoảng trầm
trọng về đức tin, từ đó và bởi đó đang bị phá sản về văn hóa, đến nỗi từ
chỗ đă từng là một châu lục truyền bá tin mừng sự sống là Phúc Âm của
Chúa Kitô khắp thế giới, nay thành một đại lục lan tràn nền văn hóa sự
chết toàn cầu. Giờ đây chúng ta hăy cùng nhau theo dơi nguyên văn lời
ngài nói qua ba vấn đề sau đây: 1) Tiệp Khắc: “Đứng lên một lần
nữa khi tự do… mất đi sự thật của nó”; 2) Âu Châu: “T́m
gặp lại Thiên Chúa… có được một nền tảng hy vọng vững chắc”; 3)
Âu Châu và Tiệp Khắc: trở về với cội nguồn Kitô giáo làm nên căn
tính và văn hóa của ḿnh.
Tiệp
Khắc – “Đứng lên một lần nữa khi tự do… mất đi sự thật của nó”
Với Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ, Chủng Sinh và Các Phong Trào Giáo Dân trong
Giờ Kinh Tối Thứ Bảy 26/9/2009 tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Vitus,
Wenceslaus và Adelbert ở Prague, Đức
Thánh Cha nhận định về yếu tố chính yếu mang lại tự do tôn giáo cho đất
nước Tiệp Khắc ở cuối thế kỷ 20, nhưng đồng thời ngài cũng cảnh giác về
mối nguy hiểm của những thách đố mới tiếp tục gây ra bởi ư hệ vô thần
theo chiều hướng mới của hưởng thụ do bởi chủ nghĩa tương đối về đạo lư
và văn hóa. Ngài cho biết như thế này:
“Hai
mươi năm trước đây, sau mùa đông dài của chế độ Cộng sản độc tài chuyên
chế, các cộng đồng Kitô hữu của anh chị em một lần nữa bắt đầu được tự
do bày tỏ nhân dân của anh chị em lấy lại được quyền tự do của ḿnh, nhờ
những biến cố được bùng nổ bởi cuộc biểu dương của sinh viên ngày
17/11/1989. Tuy nhiên, anh chị em quá rơ là thậm chí cho đến ngày hôm
nay vẫn không dễ ǵ sống và làm chứng cho Phúc Âm. Xă hội tiếp tục chịu
đựng từ những vết thương gây ra bởi ư hệ vô thần, và nó thường bị lôi
cuốn bởi tâm thức tân tiến của chủ nghĩa hưởng thụ khoái lạc giữa một
cuộc khủng hoảng nguy hiểm về các thứ giá trị nhân bản và tôn giáo cùng
với một chuyển hướng gia tăng theo chủ nghĩa tương đối về đạo lư và văn
hóa.
Trong bối cảnh này rất cần phải có một nỗ lực mới khắp Giáo Hội để củng
cố những giá trị thiêng liêng và luân lư trong xă hội ngày nay”.
Trong
bài Giảng Thánh Lễ Chúa Nhật 27/9/2009 tại
Tuřany Airport, Brno, Đức
Thánh Cha tiếp tục nhận định và cảnh báo về t́nh h́nh mất thăng bằng
trầm trọng nơi một đời sống bị nền văn minh vật chất lấn át đến độ con
người đang chới với về niềm hy vọng cứu rỗi, như sau:
“Xứ sở
của anh chị em, như các quốc gia khác, đang trải qua những điều kiện về
văn hóa thường trở thành một thách đố gay go đối với đức tin và v́ thế
với cả niềm hy vọng nữa.
Thật vậy, trong một thời đại tân tiến này th́ cả đức tin lẫn đức cậy đều
từng phải chịu đựng một cuộc ‘đổi dời’, v́ chúng đă bị đẩy vào một góc
xó thuộc lănh vực riêng tư và ở một thế giới khác, trong khi đó sinh
hoạt hằng ngày chỉ có niềm tin tưởng vào mức tiến bộ về khoa học và kinh
tế là được chấp nhận thôi (cf. Spe Salvi, 17). Tất cả chúng ta đều biết
rằng thứ tiến bộ này là những ǵ mập mờ bấp bênh: nó hướng tới những
tiềm năng cho cả thiện lẫn ác. Những thứ phát triển về kỹ thuật và việc
cải tiến về các cơ cấu xă hội là những ǵ quan trọng và chắc chắn cần
thiết, thế nhưng chúng vẫn không đủ để bảo đảm t́nh trạng phúc hạnh về
luân lư của xă hội (cf. Ibid. 24)”.
Âu Châu - “T́m gặp
lại Thiên Chúa…
có được một nền tảng hy vọng vững chắc”
Với
Cuộc Gặp Gỡ Đại Kết Chúa Nhật 27/9/2009 ở Throne Hall of the
Archbishop's House of Prague, Đức
Thánh Cha bày tỏ cảm nhận của ngài về t́nh h́nh vừa tích cực lẫn tiêu
cực trên khấu trường chính trị và xă hội như sau:
“Âu Châu
tiếp tục trải qua nhiều thay đổi. Khó có thể tin rằng chỉ mới có hai
thập niên qua đi từ cuộc sụp đổ của các chế độ trước đây đă mở lối cho
một cuộc chuyển tiếp khó khăn nhưng hiệu quả hướng tới những cấu trúc
chính trị có tính cách tham dự nhiều hơn…
“Những
cố gắng trong việc cho ra ŕa ảnh hưởng của Kitô giáo trên đời sống quần
chúng – đôi khi dưới chiêu bài là những giáo huấn của Kitô giáo là những
ǵ thiệt hại cho t́nh trạng phúc hạnh của xă hội – đang xuất hiện những
h́nh thức mới”.
Với
Các Phần Tử thuộc Cộng Đồng Hàn Lâm Chúa Nhật 27/9/2009 tại Vladislav
Hall in the Prague Castle, Đức
Thánh Cha đă nhận định về cuộc chiến thắng của tinh thần con người trước
chủ nghĩa duy vật ở cuối thế kỷ vừa qua. Tuy nhiên, ngài cũng kêu gọi
các nhà giáo dục cao cấp trong việc truyền thụ một thứ kiến thức mật
thiết gắn bó với sự thật, và cảnh giác họ đừng theo chiều hướng tương
đối hóa là những ǵ làm suy yếu xă hội hơn là xây dựng xă hội. Nguyên
văn lời của ngài như sau:
“Truyền
thống đào luyện cao cả, hướng tới siêu việt thể là những ǵ là nền tảng
cho các đại học đường khắp Âu Châu, ở đất nước này, cũng như các nơi
khác, đă bị lật đổ một cách có phương pháp bởi ư hệ suy giảm của chủ
nghĩa duy vật, bởi việc kiềm chế tôn giáo cũng như bởi việc đàn áp tinh
thần con người.
Tuy nhiên, vào năm 1989, thế giới đă chứng kiến thấy xẩy ra một cách thê
thảm t́nh trạng sụp đổ của một thứ ư hệ chuyên chế bị thảm bại và cuộc
chiến thắng của tinh thần con người. Nỗi khát vọng tự do và chân lư là
yếu tố bất khá tách rời của chung nhân loại chúng ta. Nó không bao giờ
có thể bị loại trừ; và, như lịch sử cho thấy, nó bị chối bỏ ở ngay nơi
chính cái hiểm họa của nhân loại…
“Cần
phải phục hồi ư nghĩ về một nền giáo dục toàn vẹn, dựa trên mối hiệp
nhất của kiến thức bắt nguồn từ chân lư.
Nó giúp đối đầu với khuynh hướng, hết sức hiển nhiên trong xă hội đương
đại, hướng tới một thứ phân mảnh về kiến thức. Theo đà gia tăng ào ạt về
tín liệu và kỹ thuật c̣n có khuynh hướng tách rời lư trí ra khỏi việc
theo đuổi sự thật. Tuy nhiên, bị tách khỏi chiều hướng nền tảng của con
người đối với sự thật, lư trí bắt đầu trở nên lạc hướng, ở chỗ, nó tàn
tạ đi, một là dưới bộ mặt ḥa nhă, thỏa măn với những ǵ chỉ là từng
phần hay nhất thời, hai là dưới chiêu bài ăn chắc, nhấn mạnh tới việc
chiều theo những đ̣i hỏi của những ai bừa băi gán ghép cho hết mọi sự
một thứ giá trị ngang nhau trong thực hành. Hậu quả kèm theo là một thứ
chủ nghĩa tương đối với lớp ngụy trang dầy đặc có thể ẩn nấp bên trong
những thứ đe dọa mới cho quyền tự lập của các cơ cấu hàn lâm. Cho dù
giai đoạn chi phối của chủ nghĩa chuyên chế độc tài về chính trị đă qua
đi, không phải hay sao đang xẩy ra trường hợp là thường xuyên trên khắp
thế giới việc hành sử lư trí và nghiên cứu hàn lâm – một cách tinh quái
hay không quá tinh quái – bị cúi ḿnh trước những áp lực của những nhóm
chủ trương ư hệ cũng như trước cái hấp dẫn của những mục đích thiết thực
hay thực dụng ngắn hạn? Những ǵ sẽ xẩy ra nếu nền văn hóa của chúng ta
xây dựng ḿnh chỉ trên những lập luận thời trang, ít qui chiếu về truyền
thống tri thức lịch sử, hay trên những quan điểm được ầm ĩ phát động
nhất và được tài trợ nhiều nhất? Những ǵ sẽ xẩy ra nếu trong mối lo âu
của ḿnh để kiên tŕ với một thứ chủ nghĩa trần thế triệt để, nền văn
hóa của chúng ta tách khỏi những cội rễ ban sự sống của nó? Các xă hội
của chúng ta sẽ chẳng những không trở thành hợp lư hơn hay nhân nhượng
hơn hoặc đáp ứng hơn, trái lại, chúng sẽ trở nên ḍn mỏng hơn và ít toàn
bộ hơn, và chúng sẽ càng ngày càng gặp khó khăn trong việc nhận thức
những ǵ là chân thực, cao quí và thiện hảo”.
Chia Sẻ Cảm Nghiệm Về Chuyến Tông Du Cộng Ḥa Tiệp Khắc Trong Buổi Triều
Kiến Chung Hằng Tuần Thứ Tư 30/9/2009, Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI chia sẻ t́nh h́nh khó khăn của một Âu Châu trước
một cuộc chuyển biến lịch sử từ chế
độ độc tài cộng sản sang chủ nghĩa tự do
hưởng thụ, nguyên văn như sau:
“Đây là một thời điểm khó khăn cho cộng đồng Trung Âu và Đông Âu: thêm
vào những hậu quả của một mùa đông dài dưới chủ nghĩa chuyên chế độc tài
cộng sản là những tác dụng độc hại của một chủ nghĩa tục hóa và hưởng
thụ Tây phương”.
Âu Châu và Tiệp Khắc - trở về với cội nguồn Kitô giáo làm nên căn tính
và văn hóa của ḿnh
Trong Lời Mở Đầu tại Phi Trường Quốc Tế Stará Ruzyně Thủ Đô Prague Thứ
Bảy 26/9, Đức
Thánh Cha Biển Đức XVI đă nhắc
đến quá khứ Kitô giáo của chung Âu Châu và riêng Tiệp Khắc, và kêu gọi
họ hăy lợi dụng tự do tôn giáo để trở về với truyền thống Kitô giáo và
sự thật Phúc Âm để nhờ đó có thể giải quyết các thách đố của tân thiên
kỷ cho một xă hội lành mạnh hơn. Ngài nói:
“V́ toàn
thể nền văn hóa Âu Châu đă được h́nh thành sâu xa bởi gia sản Kitô giáo
của ḿnh mà điều này cũng đặc biệt thực sự xẩy ra ở mảnh đất Tiệp Khắc
này, bởi chính nhờ công khó truyền giáo của hai vị Thánh Cyril và
Methodius vào thế kỷ thứ chín, mà ngôn ngữ Slavonic bắt đầu được thành
văn…
“Giờ đây
quyền tự do tôn giáo ấy đă được phục hồi, tôi kêu gọi toàn thể công dân
của nước Cộng Ḥa này hăy tái nhận thức các truyền thống Kitô giáo từng
làm nên văn hóa của ḿnh, và tôi mời gọi cộng đồng Kitô hữu hăy tiếp tục
lên tiếng như là một quốc gia để giải quyết những thách đố của thiên kỷ
mới này. ‘Không có Thiên Chúa, con người không biết đàng nào mà đi, thậm
chí cũng chẳng hiểu ḿnh là ai nữa’ (Thông Điệp Thiên Chúa Là T́nh
Yêu, 78). Sự thật của Phúc Âm là những ǵ bất khả châm chước cho một
xă hội lành mạnh, v́ nó hướng chúng ta về niềm hy vọng và giúp chúng ta
có thể khám phá ra phẩm vị bất khả tước đoạt làm con cái Thiên Chúa của
chúng ta”.
Với
Các Thẩm Quyền Chính Trị và Ngoại Giao Đoàn tại Dinh Tổng Thống ở Prague
Thứ Bảy 26/9/2009,
Đức
Thánh Cha đă kêu gọi họ hăy tiếp
tục sống cái gia sản thiêng liêng và văn hóa của họ trong quá khứ ở cả
tương lai nữa, những ǵ giúp cho riêng Tiệp Khắc và chung Âu Châu có thể
t́m thấy tự do và chung sống với nhau như là một nhà. Nguyên văn lời
ngài như thế này:
“Đối với
thành phần Kitô hữu th́ sự thật có một danh xưng đó là Thiên Chúa. Và sự
thiện có một diện mạo đó là Chúa Giêsu Kitô.
Đức tin của Kitô hữu, từ thời các Thánh Cyril và Methodius và các vị
thừa sai ban đầu, thực sự đă đóng một vai tṛ quyết liệt trong việc h́nh
thành gia sản thiêng liêng và văn hóa của xứ sở này. Nó cũng cần phải
làm như thế trong hiện tại và tương lai nữa. Cái gia sản phong phú về
các giá trị thiêng liêng và văn hóa, mỗi thứ được thể hiện nơi nhau,
chẳng những đă giúp vào việc h́nh thành căn tính của quốc gia này mà c̣n
cung cấp cho nó một nhăn quan cần thiết để thực hiện vai tṛ liên kết ở
ngay tại tâm điểm của Âu Châu. … Những gốc rễ Kitô giáo của nó đă nuôi
dưỡng một tinh thần đặc biệt của sự thứ tha, ḥa giải và hợp tác là
những ǵ đă giúp cho nhân dân của đất nước này có thể t́m thấy tự do và
mở ra một khởi điểm mới, một tổng hợp mới, một niềm hy vọng mới. Tinh
thần này không phải là chính những ǵ Âu Châu hiện đại đang cần hay
sao?..
“Âu Châu
c̣n hơn là một châu lục nữa.
Nó là một ngôi nhà! Và tự do t́m thấy ư nghĩa sâu xa của nó nơi một quê
hương thiêng liêng. Hoàn toàn tôn trọng cái khác biệt giữa lănh giới
chính trị và lănh giới tôn giáo – một lănh giới thực sự bảo tŕ quyền tự
do của người công dân trong việc bày tỏ niềm tin tôn giáo và sống theo
niềm tin này – tôi muốn nhấn mạnh tới vai tṛ bất khả thay thế của Kitô
giáo đối với việc h́nh thành lương tâm của từng thế hệ và việc cổ vơ một
thứ đồng tâm nhất trí về đạo lư căn bản giúp ích cho hết mọi người nhận
châu lục này là ‘nhà’! »
Trong bài Giảng Thánh Lễ Chúa Nhật 27/9/2009 tại
Tuřany Airport, Brno, Đức
Thánh Cha nhắc
nhủ và kêu gọi nhân dân Tiệp Khắc nói chung và tín hữu Công giáo nói
riêng cấn phải được Thiên Chúa giải cứu nơi Chúa Giêsu Kitô cho khỏi
những ǵ đang áp đảo tinh thần con người. Ngài nói :
Con người cần được giải thoát khỏi những đàn áp của vật chất, thế nhưng
sâu xa hơn, họ cần phải được cứu cho khỏi những sự dữ chi phối tinh
thần. Và ai có thể cứu họ ngoài Thiên Chúa, Đấng là T́nh Yêu và đă mạc
khải dung nhan của Ngài như Cha toàn năng và nhân hậu nơi Chúa Giêsu
Kitô? Niềm hy vọng vững vàng của chúng ta do đó là Chúa Kitô: trong
Người, Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta cho tới tận cùng và đă ban cho
chúng ta sự sống dồi dào (cf. Jn 10:10), một sự sống mà hết mọi người,
cho dù không biết tới, đều mong mỏi chiếm hữu.
Trong Cuộc Gặp Gỡ Đại Kết Chúa Nhật 27/9/2009 ở Throne Hall of the
Archbishop's House of Prague, Đức Thánh Cha đă kêu gọi riêng Tiệp Khắc
và chung Âu Châu hăy đồng hóa với Kitô giáo, đến nỗi, nói đến Kitô giáo
là nói đến Âu Châu, một Âu Châu cần phải sống lại cội gốc Kitô giáo của
ḿnh, không phải v́ cội gốc này đă bị tàntạ suy yếu mà để nhờ đó mà xây
dựng tương lai. Đức Thánh Cha nói:
“Chúng
ta có thể tự hỏi ḿnh rằng Phúc Âm cần phải nói ǵ với Cộng Ḥa Tiệp
Khắc và thật sự là với toàn thể Âu Châu ngày nay trong một giai đoạn
được đánh dấu bằng việc nẩy nở nhanh chóng các quan điểm về thế giới?..
“Việc
loan báo của Giáo Hội về ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô là những ǵ luôn
cũ và hằng mới, ch́m ngập trong đức khôn ngoan của quá khứ và tràn đầy
hy vọng cho tương lai.
Khi Âu Châu lắng nghe truyện kể về Kitô giáo là Âu Châu nghe câu truyện
về chính ḿnh. Những khái niệm của nó về công lư, tự do và trách nhiệm
xă hội cùng với những cơ cấu tổ chức về văn hóa và luật pháp được thiết
lập để bảo tŕ những ư nghĩ này và truyền chúng lại cho các thế hệ tương
lai, tất cả được h́nh thành bởi gia sản Kitô giáo của ḿnh. Thật vậy,
việc nó tưởng nhớ về quá khứ là những ǵ làm cho những khát vọng tương
lai của nó trở nên sinh động…
“Kitô
hữu buộc phải liên kết với những người khác trong việc nhắc nhở Âu Châu
về những cội gốc của nó.
Không phải v́ những cội gốc này đă bị tàn héo từ lâu. Trái lại! Chính v́
chúng tiếp tục – bằng những đường lối tinh khôn nhưng lại công hiệu –
cung cấp cho châu lục này dưỡng chất thiêng liêng và luân lư giúp nó có
thể tham gia cuộc đối thoại ư nghĩa với con người thuộc các văn hóa và
tôn giáo khác. Chính v́ Phúc Âm không phải là một ư hệ, mà Phúc Âm không
dám khóa những thực tại về chính trị xă hội đang xoay vần tiến hóa vào
những giản đồ cứng ngắc. Trái lại, Phúc Âm vượt lên trên những thăng
trầm của thế giới này và tỏa ra ánh sáng mới về phẩm vị con người ở mọi
lứa tuổi”.
Chia Sẻ Cảm Nghiệm Về Chuyến Tông Du Cộng Ḥa Tiệp Khắc trong Buổi Triều
Kiến Chung Hằng Tuần Thứ Tư 30/9/2009,
Đức Thánh Cha
đă lập
lại cái yếu tố chính yếu gây nên biến cố làm thay đổi lịch sử Tiệp Khắc
ở cuối thế kỷ 20, và kêu gọi họ làm sao có được
một thứ kiến thức trong chân lư để nhờ đó chống chọi với chủ nghĩa tương
đối độc tài cùng với ách
thống trị của kỹ thuật tân tiến, và nhờ việc họ sống giá trị của sự
thiện họ mới có thể xây dựng Âu Châu trong hiện tại cũng như tương lai.
Nguyên văn lời ngài nói như sau:
“Đại học của những ngành học hỏi là một môi trường quan trọng cho xă hội,
là bảo đảm của tự do và phát triển, như được chứng tỏ bởi sự kiện là
chính ở trong môi trường đại học đă xuất phát phong trào ở Prague được
gọi là cuộc Cách Mạng Velvet.
Hai mươi năm sau biến cố lịch sử này, tôi lại nêu lên ư nghĩ về việc đào
luyện trọn vẹn, dựa vào mối hiệp nhất giữa kiến thức trong chân lư, đế
đáp ứng với một thứ độc tài mới, thứ độc tài của chủ nghĩa tương đối
cùng với việc thống trị của kỹ thuật...
“Các bạn thân mến, tôi cám ơn Chúa v́, qua cuộc hành tŕnh này, Ngài đă
cho tôi có thể gặp gỡ một dân tộc và một Giáo Hội có những cội rễ về
lịch sử và tôn giáo sâu xa, một cuộc hành tŕnh năm nay tưởng niệm những
biến cố khác nhau có giá trị cao cả về lănh vực thiêng liêng và xă hội.
Tôi lập lại với anh chị em Cộng Ḥa Tiệp Khắc sứ điệp hy vọng và lời mời
gọi sống giá trị của sự thiện để xây dựng Âu Châu hiện nay và mai ngày”.
Lạy
Chúa Giêsu Kitô Lời Nhập Thể,
Chúa
đă chọn 12 vị tông đồ để ở với Chúa và để Chúa sai đi làm chứng cho Chúa.
Và
các ngài đă thực hiện lệnh truyền phục sinh của Chúa
trong
việc rao giảng tin mừng cho đến tận thế
qua
các vị thừa kế của ḿnh là hàng giáo phẩm,
bao
gồm các vị giám mục được lănh đạo bởi vị Giáo Hoàng kế vị Thánh Phêrô.
Xin
Chúa hăy thánh hóa các vị mục tử Giám Mục và Giáo Hoàng,
để
đàn chiên của Chúa tiếp tục “được sự sống và là sự sống viên măn” như
Chúa muốn.
Amen.
|