Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI:

Buổi Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 8/7/2009 

về Bức Thông Điệp Th Ba “Yêu Thương trong Chân Lư”

 

 

Anh chị em thân mến:

 

Bức thông điệp mới của tôi là “Yêu Thương trong Chân Lư”, một bức thông điệp chính thức được ban hành hôm qua, chính yếu được tác động ở một đoạn Thư Thánh Phaolô gửi Êphêsô, trong đó vị tông đồ này nói về tác hành theo chân lư trong yêu thương, như chúng ta vừa nghe: “Trái lại, khi sống chân lư trong yêu thương, chúng ta cần phải tăng trưởng bằng mọi cách trong Chúa Kitô là Đầu” (4:15).  

 

Bởi thế, yêu thương trong chân lư là một lực đẩy chính yếu cho vấn đề phát triển thực sự của từng người và của tất cả nhân loại. Đ̣ là lư do toàn thể giáo huấn của Giáo Hội về xă hội đều bao quanh nguyên tắc ‘yêu thương trong chân lư’ này. Chỉ nhờ yêu thương, một yêu thương được soi động bởi lư trí và đức tin, mới có thể đạt được những mục tiêu phát triển bằng một giá trị nhân bản và nhân bản hóa. Yêu thương trong chân lư “là nguyên tắc chính yếu cho giáo huấn về xă hội của Giáo Hội, một nguyên tắc mặc h́nh thức cụ thể ở những qui chuẩn chi phối hành động luân lư” (khoản 6).  

 

Trong phần dẫn nhập, bức thông điệp này đi ngay vào hai qui chuẩn chính yếu đó là công lư và công ích. Công lư là một phần toàn vẹn của t́nh yêu này “qua việc làm và chân lư” (1Jn 3:18) như Tông Đồ Gioan kêu gọi chúng ta (cf khoản 6). Và “yêu thương ai là mong cho họ được sự tốt đẹp và sử dụng những cách thức hiệu nghiệm để bảo đảm sự tốt đẹp này. Ngoài sự tốt đẹp của cá nhân, c̣n có sự tốt đẹp liên quan tới việc sống trong xă hội nữa… Chúng ta càng nỗ lực bảo toàn công ích tương xứng với các nhu cầu thực sự của tha nhân chúng ta, th́ chúng ta càng yêu thương họ hiệu nghiệm hơn”. Thế nên, có hai qui chuẩn hành động là công lư và công ích. Ở yếu tố thứ hai, yêu thương có chiều kích xă hội. Bức thông điệp nói hết mọi Kitô hữu được kêu gọi sống t́nh yêu thương này, và thêm rằng “đó là đường lối cấu trúc ..c. của yêu thương” (cf. khoản 7).

 

Như các văn kiện khác của huấn quyền, bức thông điệp này cũng tiếp nối và đào sâu hơn vào việc phân tích và chia sẻ của Giáo Hội về các vấn đề xă hội được nhân loại hết sức quan tâm trong thời đại của chúng ta. Nó đặc biệt liên quan tới những ǵ được Đức Phaolô VI viết cách đây 40 năm trước trong thông điệp “Sự Phát Triển của Các Dân Tộc”, một trụ cột của giáo huấn về xă hội của Giáo Hội, trong đó, vị đại giáo hoàng này đă tóm lược một số những ư tưởng quan trọng và vẫn thích hợp cho việc phát triển toàn diện con người cùng thế giới tân tiến. T́nh h́nh thế giới này, như biên niên sử của các tháng gần đây rơ ràng chứng tỏ, tiếp tục cho thấy không phải là ít vấn đề cùng với t́nh trạng “gương mù” của các thứ chênh lệch vô nhân đạo, những chênh lệch vẫn c̣n đó bất chấp những dấn thân được thực hiện trong quá khứ. Một đàng là những dấu hiệu của các thứ chênh lệch trầm trọng về xă hội và kinh tế là những ǵ hiển nhiên; đàng khác các dân tộc ở khắp nơi đang kêu gọi thực hiện một cuộc canh tân thắng vượt t́nh trạng trái ngược nơi vấn đề phát triển giữa các dân tộc, và điều này không thể chờ đợi được nữa.

 

Theo chiều hướng này th́ hiện tượng toàn cầu hóa có thể là một cơ hội thực sự, thế nhưng để được nchcư thế, cần phải thực hiện một cuộc canh tân sâu xa về luân lư và văn hóa và cần phải nhận thức hữu trách về những quyết định liên quan tới công ích. Một tương lai tốt đẹp hơn cho hết mọi người là những ǵ khả dĩ nếu nó được xây dựng trên việc khám phá ra những giá trị cốt yếu về đạo lư. Cần phải có một dự án về kinh tế tái h́nh thành việc phát triển theo chiều hướng toàn cầu, căn cứ vào khoa đạo lư nồng cốt về trách nhiệm trước Thiên Chúa và trước con người là thụ tạo của Thiên Chúa.

 

Bức thông điệp này thực sự là không mong muốn cống hiến những giải pháp về kỹ thuật cho những vấn đề xă hội trầm trọng của thế giới ngày nay – đó không phải là vai tṛ của huấn quyền giáo Hội (cf khoản 9). Tuy nhiên, bức thông điệp này nhắc nhở những nguyên tắc quan trọng tự bản chất bất khả thiếu để xây dựng việc phát triển con người trong những tháng năm tới đây. Trong số những nguyên tắc ấy trước hết là việc chú trọng tới sự sống của con người là những ǵ được coi là tâm điểm của tất cả mọi vấn đề tiến bộ thực sự; tôn trọng quyền tự do tôn giáo là những ǵ bao giờ cũng gắn liền với việc phát triển của con người; loại trừ đi thứ nhăn quan Promethean (tiếm đoạt quyền hành) về con người, ở chỗ coi con người là tác giả tuyệt đối trên định mệnh của họ. Ḷng tin tưởng vô hạn vào quyền năng của kỹ thuật cuối cùng chỉ là một thứ ảo tưởng.

 

Cần phải có những con người công chính ở lănh vực chính trị cũng như kinh tế, thành phần thành tâm chú trọng tới công ích. Đặc biệt là trước những khẩn trương của thế giới này cần phải kêu gọi quần chúng hăy chú ư tới thảm cảnh đói khổ và vấn đề an toàn về thực phẩm, một thứ an toàn ảnh hưởng tới một phần đáng kể của nhân loại. Một thảm cảnh của những tỷ lệ như thế làm nhức nhối lương tâm của chúng ta: nó cần phải được quyết liệt đương đầu, loại trừ đi những nguyên cớ cấu trúc gây ra nó và cổ vơ việc phát triển về nông nghiệp ở những xứ sở nghèo khổ nhất.

 

Tôi tin rằng đường lối liên kết này đối với việc phát triển các xứ sở nghèo khổ nhất chắc chắn sẽ giúp vào việc bàn thảo một giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay. Chắc chắn là cần phải lưu ư đến vấn đề tái thẩm định vai tṛ và quyền lực chính trị của quốc gia trong một thời đại trong đó những giới hạn cho chủ quyền của quốc gia hiện hữu như là thành quả của một t́nh trạng mới về kinh tế thương mại và tài chính quốc tế.

 

Ngoài ra, cũng không được thiếu vắng việc tham dự của thành phần công dân vào lănh vực chính trị quốc gia và quốc tế, nhờ cả ở cuộc dấn thân mới của các hiệp hội nhân công được kêu gọi để thiết lập những hợp tác hành động ở cấp địa phương và quốc tế. Những phương tiện truyền thông xă hội cũng đóng một vai tṛ nồng cốt ở lănh vực này, trong việc gia tăng đối thoại giữa các nền văn hóa và những truyền thống chuyên biệt.

 

Trong việc cần phải thực hiện một dự án phát triển không bị ô nhiễm bởi những trục trặc và méo mó đang xẩy ra đầy giẫy ngày nay, mọi người cần phải nghiêm chỉnh suy nghĩ về chính ư nghĩa của kinh tế cùng với các mục đích của nó. T́nh trạng về môi sinh của trái đất này cần đến nó; cuộc khủng hoảng về văn hóa và luân lư của con người đang hiển nhiên diễn ra ở khắp nơi trên thế giới cần đến nó. Kinh tế cần đến đạo lư để tác hành đúng đắn; cần phải phục hồi việc đóng góp quan trọng của nguyên tắc nhưng không và “lư lẽ của tặng ân” nơi kinh tế thị trường không theo chiều hướng chiếm đạt riêng tư như là tiêu chuẩn của ḿnh.

 

Thế nhưng điều này chỉ trở thành khả dĩ là nhờ việc dấn thân của hết mọi người, của các kinh tế gia và chính trị gia, của các nhà sản xuất và tiêu thụ nhân, và bao hàm việc h́nh thành một lương tâm có thể tăng sức cho các qui chuẩn luân lư trong việc làm nẩy sinh ra những dự án chính trị và kinh tế. Đúng thế, nhiều nơi căn cứ vào sự kiện là các quyền lợi bao gồm cả những nhiệm vụ tương đương nữa, bằng không các quyền lợi có nguy cơ trở thành chuyên chế.

 

Càng ngày người ta càng nói rằng tất cả nhân loại cần phải có một lối sống khác nhau, trong đó các nhiệm vụ của hết mọi người đối với môi trường được liên kết với những nhiệm vụ của con người ở nơi chính bản thân họ cũng như trong mối liên hệ với người khác. Nhân loại là một gia đ́nh duy nhất và cuộc đối thoại hiệu quả giữa niềm tin và lư trí không thể nào không làm cho nó trở thành phong phú, giúp cho hoạt động bác ái càng trở nên hiệu năng hơn trong xă hội, lại c̣n thiết lập cả một cái kết cấu thích hợp cho việc kích thích vấn đề hợp tác giữa thành phần có tín ngưỡng và vô tín ngưỡng, trong cùng một quan điểm hoạt động cho công lư và ḥa b́nh trên thế giới.

 

Như những hướng dẫn cho việc giao tiếp huynh đệ này, trong thông điệp này, tôi nêu lên những nguyên tắc phụ thuộc và đoàn kết là những ǵ đan kết với nhau. Sau cùng, trước những vấn đề sâu rộng trên thế giới ngày nay, tôi đă đề cập tới nhu cầu cần có một Thẩm Quyền chính trị toàn cầu được qui định bởi luật, một thứ luật bao gồm những nguyên tắc phụ thuộc và liên đới đă được đề cập tới và mạnh mẽ hướng về việc làm cho  công ích được nên trọn, hợp với những truyền thống lớn về luân lư và tôn giáo của nhân loại.

 

Phúc Âm nhắc nhở chúng ta rằng con người không sống nguyên bởi bánh: họ không thỏa đáng nỗi khát vọng sâu xa của ḷng họ ở những sản vật thể chất. Chân trời của con người thực sự là cao cả hơn và rộng lớn hơn. V́ thế mà hết mọi chương tŕnh phát triển cần phải cho thấy việc phát triển thiêng liêng cùng với việc phát triển về vất chất của con người là thành phần được tặng ân có linh hồn và thân xác.

 

Đó là việc phát triển toàn vẹn được giáo huấn về xă hội của Giáo Hội liên lỉ nói đến – việc phát triển có những qui chuẩn hướng dẫn của ḿnh nơi lực đẩy của “yêu thương trong chân lư”. Anh chị em thân mến, chúng ta hăy cầu nguyện để bức thông điệp này cũng có thể giúp cho nhân loại cảm thấy rằng họ là một gia đ́nh duy nhất dấn thân cho một thế giới của công lư và ḥa b́nh. Chúng ta hăy cầu nguyện để tín hữu hoạt động trong các lănh vực kinh tế và chính trị nhận thức thấy được tầm quan trọng của việc họ gắn bó với chứng từ Phúc Âm nơi việc họ phục vụ xă hội.

 

Tôi đặc biệt mời gọi anh chị em hăy cầu nguyện cho các nhà lănh đạo quốc gia và chính quyền của Nhóm Đệ Nhất Bát Cường Kinh Tế đang hộp họp trong những ngày này ở L’Aquila. Để từ cuộc thượng nghị thế giới quan trọng này có được những quyết định và các hướng dẫn hữu ích cho việc tiến bộ đích thực của tất cả mọi dân tộc, nhất là các nước nghèo khổ nhất. Chúng ta hăy kư thác những ư hướng này cho việc chuyển cầu từ mẫu của Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội và nhân loại.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 8/7/2009