|
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI:
Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ
Tư 9/12/2009
Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông
Tông Truyền Bài 99 về Rupert ở
Deutz
Anh Chị Em
thân mến,
Hôm nay chúng
ta đến đây để biết thêm một đan sĩ Biển Đức khác ở thế kỷ 12. Tên của vị
đan sĩ này là Rupert ở Deutz, một thành phố gần Cologne, trụ sở trung
ương của một đan viện danh tiếng. Chính Rupert nói về đời sống của ḿnh
ở một trong những tác phẩm quan trọng, đó là cuốn “Vinh Quang và Vinh Dự
của Con Người”, một tác phẩm chất chứa một phần dẫn giải về Phúc Âm
Thánh Marcô. Khi c̣n là một đứa nhỏ, cậu đă được “cống hiến” cho đan
viện Biển Đức Thánh Laurence ở Liege, theo tục lệ của thời ấy trong việc
kư thác một trong những con cái của ḿnh cho các vị đan sĩ dạy dỗ, với ư
định làm cho bé trở thành lễ vật dâng lên Thiên Chúa. Rupert luôn luôn
yêu thích đời sống đan tu. Em chóng được học tiếng Latinh để nghiên cứu
Thánh Kinh và cử hành phụng vụ. Vị đan sĩ này nổi bật về thái độ triệt
để chính trực về luân lư và mạnh mẽ gắn bó với Ṭa Thánh Phêrô.
Thời điểm của
vị đan sĩ này được đánh dấu bằng cuộc đối nghịch nhau giữa vai tṛ của
giáo hoàng và đế quốc, liên quan tới cuộc xung khắc được gọi là quyền
phong chức phẩm là cuộc xung khắc – như tôi đă nói đến ở các bài giáo lư
khác – mà vai tṛ giáo hoàng muốn ngăn ngừa cuộc bổ nhiệm các vị giám
mục cùng với việc hành sử quyền hạn của các vị khỏi bị lệ thuộc vào thẩm
quyền dân sự, một thẩm quyền được chi phối chính yếu bởi những động lực
chính trị và kinh tế, thật sự không phải là những động lực về mục vụ. Vị
giám mục ở Liege là Otbert ra mặt chống lại những chỉ thị của Giáo Hoàng
và lưu đầy Berengarius là đan viện phụ của đan viện Thánh Lawrence,
chính v́ vị đan viện này trung thành với vị Giáo Tông. Đan sĩ Rupert
sống ở đan viện ấy và không ngần ngại theo vị đan viện phụ này đi đầy.
Chỉ co đến khi Giám Mục Otbert tái hiệp thông với Giáo Hoàng đan sĩ
Rupert mới trở về Liege và chấp nhận thụ phong linh mục.
Thật vậy, cho
tới bấy giờ, vị đan sĩ này đă tránh thụ phong linh mục từ một vị giám
mục bất ḥa với Giáo Hoàng. Rupert dạy chúng ta rằng khi nào xẩy ra
những cuộc tranh luận trong Giáo Hội, th́ việc căn cứ vào thừa tác vụ
của Thánh Phêrô là những ǵ bảo đảm cho ḷng trung thành với tín lư lành
mạnh và giúp cho nội tâm được thanh thản và tự do. Sau cuộc tranh luận
với Giám Mục Otbert, vị đan sĩ này vẫn phải rời bỏ đan viện của ḿnh
thêm hai lần nữa. Thật vậy, vào năm 1116, các đối phương đă muốn truy tố
ngài. Mặc dù được tha bổng khỏi mọi cáo giác, Rupert vẫn thích đến
Siegbur một thời gian, thế nhưng v́ các cuộc tranh luận này vẫn chưa kết
thúc khi ngài trở lại đan viện ở Liege nên vị đan sĩ đă quyết định vĩnh
viễn ở lại Đức quốc. Được bổ nhiệm là đan viện phụ ở Deutz vào năm 1120,
ngài đă ở đó cho tới năm 1129 là năm ngài qua đời. Ngài chỉ rời nơi này
chỉ một lần duy nhất để hành hương tới Rôma năm 1124.
Là một cây bút
đồ sộ, Rupert đă lưu lại rất nhiều tác phẩm, ngày nay vẫn c̣n rất hay,
một phần là v́ ngài năng động ở một số những cuộc bàn luận quan trọng về
thần học vào thới đó. Chẳng hạn, ngài đă cương quyết nhúng tay vào cuộc
tranh luận về Thánh Thể vào năm 1077 là cuộc tranh luận đă dẫn tới chỗ
lên án Berengarius thành Tours. Nhân vật bị lên án này đă giải thích
giảm thiểu về sự hiện diện của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, diễn
tả Thánh Thể chỉ là một thứ biểu hiệu. Chữ “biến thể” bấy giờ vẫn chưa
có trong ngôn ngữ của Giáo Hội, thế nhưng Rupert, bấy giờ bằng việc sử
dụng những diễn tả bạo dạn, đă biến ḿnh trở thành một tay cương quyết
ủng hộ thực tại của Thánh Thể. Nhất là trong một tác phẩm nhan đề “De
dininis officiis” (Những Sứ Vụ Thần Linh), ngài đă nhất quyết khẳng định
sự tiếp tục giữa Thân Xác của Lời Nhập Thể nơi Chúa Kitô với Thân Xác
hiện diện nơi các h́nh bánh và rượu của Thánh Thể. Anh chị em thân mến,
ở đây tôi dường như cảm thấy rằng chúng ta cũng cần phải nghĩ đến thời
đại của chúng ta; cái nguy hiểm cũng đang xẩy ra ngày nay về việc xét
lại vấn đề thực tế của Thánh Thể, tức là, coi Thánh Thể hầu như là một
nghi thức của mối hiệp thông, của việc xă hội hóa, quá dễ dàng quên đi
rằng Chúa Kitô phục sinh thực sự đang hiện diện – bằng thân xác phục
sinh của Người – Đấng được đặt trong bàn tay của chúng ta để kèo chúng
ta ra khỏi bản thân chúng ta, để liên hợp vào thân xác bất tử của Người,
nhờ đó dẫn chúng ta tới sự sống mới. Mầu nhiệm cao cả Chúa Kitô hiện
diện này nơi tất cả thực tại của Người trong các h́nh dạng Thánh Thể là
một mầu nhiệm cần phải được tôn thờ và không ngừng mến yêu một cách mới
mẻ!
Tôi muốn trích
lại ở đây những lời trong Sách Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo là những ǵ
chất chứa hoa trái của việc suy niệm đức tin cũng như của việc suy tư
thần học qua 2 ngàn năm: “Thể thức hiện diện của Chúa Kitô dưới các h́nh
dạng Thánh Thể là những ǵ độc nhất vô nhị. Thể thức này làm cho Thánh
Thể vượt trên tất cả mọi bí tích như là ‘sự trọn hảo của đời sống thiêng
liêng và là đích điểm được tất cả mọi bí tích qui về’. Trong bí tích cực
linh Thánh Thể này, ‘ḿnh và máu, cùng với linh hồn và thần tính, của
Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và bởi thế, chất chứa một cách đích thực,
thực sự và chính yếu toàn thể Giáo Hội’” (1374). Bằng việc suy niệm của
ḿnh, Rupert là một đóng góp viên cho công thức chính xác này.
(tiếp)
Một cuộc tranh luận khác, trong đó, đan viện phụ ở Deutz này tham
gia liên quan tới vấn đề dung ḥa giữa vị Thiên Chúa thiện hảo và toàn
năng với sự hiện diện của sự dữ. Nếu Thiên Chúa là Đấng toàn năng và
thiện hảo th́ người ta phải giải thích ra sao về thực tại của sự dữ?
Thật vậy đan viện phụ Rupert phản ứng trước những chủ trương của các
giáo sư thuộc trường thần học ở Laon, thành phần, qua một loạt lập luận
về triết học, đă phân biệt nơi ư muốn của Thiên Chúa “chấp thuận” và
“cho phép”, kết luận rằng Thiên Chúa cho phép sự dữ xẩy ra nhưng không
chấp thuận nó, và v́ thế, không muốn sự dữ xẩy ra. Trái lại, Rupert
không sử dụng đến triết lư, v́ ngài coi nó không thích ứng trước một vấn
đề quan trọng như thế, và vẫn chỉ trung thành với tŕnh thuật Thánh
Kinh. Ngài bắt đầu từ ḷng thiện hảo của Thiên Chúa, từ sự thật Thiên
Chúa là Đấng thiện hảo nhất và không muốn ǵ khác ngoài thiện hảo. Bởi
vậy, ngài vạch ra nguồn gốc của sự dữ ở nơi chính con người cũng như nơi
việc sử dụng sai lầm tự do của con người. Khi đan viện phụ Rupert nói
đến lập luận này, ngài đă viết ra các trang sách đầu hứng khởi đạo hạnh
trong việc chúc tụng ḷng thương vô biên của Cha và sự nhẫn nại cùng
nhân từ của Thiên Chúa đối với con người tội lỗi.
Như các thần học gia khác ở Thời Trung Cổ, đan viện phụ Rupert cũng
tự hỏi: Tại sao Lời Thiên Chúa, Con Thiên Chúa, đă hóa thân làm người?
Một số, nhiều người, đă trả lời cho biết là việc nhập thể của Lời liên
quan tới việc cần phải bù đắp tội lỗi của con người. Trái lại, đan viện
phụ Rupert, với một nhăn quan lấy Chúa Kitô làm tâm điểm nơi lịch sử cứu
độ, đă nới rộng quan điểm này, và trong tác phẩm của ngài nhan đề “Tôn
Vinh Ba Ngôi”, ngài chủ trương rằng Viện Nhập Thể, biến cố trọng tâm của
lịch sử, đă được thấy trước từ đời đời, thậm chí không dính dáng ǵ tới
tội lỗi của loài người, nhờ đó tất cả mọi tạo vật có thể chúc tụng Thiên
Chúa là Cha và mến yêu Ngài như trong một gia đ́nh duy nhất được qui tụ
chung quanh Chúa Kitô là Con Thiên Chúa. Bởi thế ngài thấy Mạc Khải, qua
người nữ mang thai, toàn thể lịch sử của nhân loại, một lịch sử hướng về
Chúa Kitô, như việc thụ thai hướng về sinh nở, một quan điểm sẽ được
khai triển bởi các tư tưởng gia khác và mưu ích thậm chí cho cà khoa
thần học hiện đại, một khoa thần học xác nhận rằng toàn thể lịch sử của
thế giới và của nhân loại là việc thụ thai hướng về cuộc hạ sinh của
Chúa Kitô.
Chúa Kitô bao giờ cũng là tâm điểm của việc đan viện phụ Rupert dẫn
giải Thánh Kinh qua các nhận định của ngài về các cuốn sách Thánh Kinh,
những ǵ ngài chuyên cần và say mê theo đuổi. Bởi thế ngài tái khám phá
ra cái hiệp nhất kỳ diệu nơi tất cả mọi biến cố của lịch sử cứu độ, từ
khi tạo thành cho tới ngày cùng tháng tận của thời gian. Ngài khẳng định
là “toàn thể Thánh Kinh chỉ là một cuốn sách duy nhất, một cuốn sách
hướng về cùng một đích điểm (Lời thần linh); một cuốn sách xuất phát từ
một Thiên Chúa duy nhất và được viết bởi một Thần Linh duy nhất” (De
glorificatione Trinitatis et processione Sancti Spiritus I, V, PL 169,
18).
Trong việc giải thích Thánh Kinh, đan viện phụ Rupert không hạn chế
ḿnh vào việc lập lại của các vị Giáo Phụ, thế nhưng cho thấy tính chất
sáng tạo của ngài. Chẳng hạn, ngài là cây bút đầu tiên đă đồng hóa vị
hôn thê trong Diểm T́nh Ca với Mẹ Maria Rất Thánh. Bởi thế, việc ngài
dẫn giải về cuốn Thánh Kinh này là một thứ tổng luận Thánh Mẫu Học,
trong đó, hiện lên cho thấy những đặc ân cùng với những nhân đức tuyệt
hảo của Mẹ Maria. Ở một trong những đoạn dẫn giải thần hứng nhất của
ḿnh, đan viện phụ Rupert viết: “Ôi vị đáng yêu nhất trong thành phần
đáng yêu, vị Trinh Nữ của các trinh nữ, ở nơi Mẹ có những ǵ mà Con yêu
dấu của Mẹ đă ca ngợi Mẹ, Người Con mà toàn thể ca đoàn thiên thần tôn
tụng? Những ǵ nơi Mẹ được ca ngợi đó là tính đơn sơ, sự tinh tuyền,
niềm vô tội, ḷng tin tưởng, đức khiêm nhượng, sự toàn vẹn của tâm trí
và xác thịt, nói cách khác, là đức đồng trinh tinh tuyền” (In Canticum
Canticorum 4, 1-6, CCL 26, pp. 69-70). Việc giải thích có tính cách
Thánh Mẫu của đan viện phụ Rupert về cuốn Diễm T́nh Ca là một mẫu mực
tốt đẹp của sự ḥa hợp giữa phụng vụ và thần học. Thật vậy, một số trang
của cuốn Sách Thánh này đă được sử dụng trong các việc cử hành phụng vụ
cho những lể về Mẹ Maria.
Ngoài ra, đan viện phụ Rupert chú ư tới việc đưa tín lư Thánh Mẫu
của ḿnh vào tín lư Giáo Hội Học. Nói cách khác, ngài đă thấy nơi Mẹ
Maria Rất Thánh phấn thánh hảo nhất của toàn thể Giáo Hội. Đó là lư do
tại sao vị tiền nhhiệm Phaolô VI đáng kính của tôi, ở cuối bài nói bế
mạc khóa ba của Công Đồng Chung Vaticanô II, đă long trọng tuyên bố Mẹ
Maria là Mẹ của Giáo Hội, thật sự trích một phần được bàn đến trong các
tác phẩm của đan viện phụ Rupert, vị diễn tả Mẹ Maria như là portio
maxima, portio optima – phần cao cả nhất, phần tốt nhất của Giáo Hội
(cf. In Apocalypsem 1.7, PL 169, 1043).
Các bạn thân mến, từ bức họa vắn gọn này, chúng ta nhớ lại rằng đan
viện phụ Rupert là một thần học gia nhiệt huyết, rất sâu xa. Như tất cả
các vị tiêu biểu cho khoa thần học đan viện, ngài đă có thể tiếp tục ḥa
hợp việc học hỏi theo lư trí về các mầu nhiệm đức tin với việc cầu
nguyện và chiêm niệm là những ǵ được coi là tột đỉnh của tất cả kiến
thức về Thiên Chúa. Chính ngài đôi khi nói về các cảm nghiệm thần bí của
ngài, như khi ngài bày tỏ niềm hân hoan khôn phai trong việc nhận thức
được sự hiện diện của Chúa. Ngài khẳng định là “Trong giây phút ngắn
ngủi ấy, tôi cảm thấy chân thực biết bao những ǵ chính Người đă phán là
hăy học cùng Tôi v́ Tôi hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng” (De gloria
et honore Filii hominis. Super Matthaeum 12, PL 168, 1601). Chúng ta
cũng có thể, mỗi người tùy theo cách thức của ḿnh, gặp được Chúa Giêsu,
Đấng không ngừng đồng hành với chúng ta trong cuộc hành tŕnh của chúng
ta, Đấng làm cho ḿnh hiện diện nơi bánh Thánh Thể và Lời cho phần rỗi
của chúng ta.
Đaminh Maria Cao Tấn
Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 9/12/2009
|
|