|
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI:
Buổi
Triều
Kiến
Chung hằng
tuần
Thứ
Tư
10/6/2009 –
Bài Giáo
Lư 85 trong Loạt
bài về
Giáo Hội
Hiệp
Thông Tông Truyền:
về
John Scotus Erigena
Anh chị em thân mến:
Hôm nay tôi muốn nói về một tư tưởng gia nổi tiếng của Kitô giáo Tây
phương, đó là John Scotus Erigena, vị có nguồn gốc mờ mịt. Ngài chắc
chắn xuất xứ từ Ái Nhĩ Lan, nơi ngài được sinh ra vào đầu thế kỷ thứ 9,
thế nhưng chúng ta không biết khi nào ngài rời bỏ hải đảo của ḿnh để
băng qua Eo Biển Anh Quốc nhờ đó hoàn toàn thuộc về thế giới văn hóa ấy,
một thế giới văn hóa được tái sinh với thành phần Carolingians, nhất là
với Charles the Bald, ở Pháp vào thế kỷ thứ 9. Như chúng ta không biết
chính xác ngày sinh của ngài thế nào chúng ta cũng không biết được ngày
ngài qua đời như vậy, ngày mà theo các chuyên gia, hẳn xẩy ra vào khoảng
năm 870.
John Scotus
Erigena có được một nền văn hóa giáo phụ nguyên khôi, các vị Hy Lạp cũng
như các vị Latinh: Ngài trực tiếp biết đến các bản văn của các vị giáo
phụ Latinh và Hy Lạp. Trong số các vị ấy ngài biết rơ các tác phẩm của
Thánh Âu Quốc Tinh, Thánh Ambrôsiô, Thánh Grêgôriô Cả, những vị đại giáo
phụ của Kitô giáo Tây phương; thế nhưng ngài cũng biết tư tưởng của
Origen, của Thánh Grêgôriô ở Nyssa, Thánh Gioan Kim Khẩu, và các vị giáo
phụ khác không phải là không quan trọng ở Đông phương. Ngài là một con
người đặc biệt ở trong một giai đoạn cũng trổi vượt tiếng Hy Lạp. Ngài
đă tỏ ra đặc biệt chú ư tới Thánh Maximus the Confessor, nhất là
Dionysius the Areopagite. Dưới biệt danh này là một tác giả về giáo hội
trong thế kỷ thứ 5 ở Syria, thế nhưng, như hết mọi người trong Thời
Trung Cổ, John Scotus Erigena tin rằng tác giả ấy là một môn đệ trực
tiếp của Thánh Phaolô, được nói tới trong Sách Tông Vụ (17:34).
John Scotus
Erigena, tin tưởng tính cách tông truyền nơi các bản văn của Dionysius,
đă liệt kê tác giả này như là một ‘tác giả được linh ứng’ tuyệt hạng;
bởi thế, các bản văn của tác giả ấy đă là một nguồn kiệt xuất cho tư
tưởng của ngài. John Scotus Erigena đă chuyển dịch các tác phẩm của vị
tác giả ấy sang tiếng Latinh. Các vị đại thần học gia thời trung cổ, như
Thánh Bonaventura, biết được các tác phẩm của Dionysius là nhờ ở bản
dịch này. Trong cả cuộc đời của ḿnh ngài đă dấn thân đi sâu hơn vào tư
tưởng của vị tác giả ấy và khai triển tư tưởng của vị tác giả này, căn
cứ vào những bản văn ấy, cho đến độ măi tới ngày nay, đôi khi khó có thể
phân biệt được đâu là tư tưởng của John Scotus Erigena và đâu là lúc
ngài tŕnh bày tư tưởng của Pseudo Dionysius.
Thật vậy, công
cuộc về thần học của John Scotus Erigena không thành công cho lắm. Cuối
kỷ nguyên Corolingian các tác phẩm của ngài hầu như bị lăng quên, và
việc thẩm quyền giáo hội kiểm cấm tác phẩm của ngài cũng làm cho con
người của ngài bị lu mờ. Đúng thế, John Scotus Erigena tiêu biểu cho một
thứ triết thuyết Plato cực đoan, một triết lư ở một số trường hợp có vẻ
hướng tới một nhăn quan phiếm thần, cho dù ư hướng chủ quan riêng của
ngài bao giờ cũng chính thống. Một số tác phẩm của John Scotus Erigena
vẫn c̣n tồn tại tới ngày nay, trong số đó có những luận đề “Về Việc Phân
Chia nơi Thiên Nhiên” và “Những Dẫn Giải về Đẳng Cấp Trên Trời của Thánh
Dionysius” là đáng được đặc biệt đề cập tới.
Nơi những tác
phẩm này, ngài khai triển những suy tư kích thích về thần học và tu đức,
những ǵ có thể mang lại những tiến triển hào hứng thậm chí cho các các
thần học gia hiện đại nữa. Chẳng hạn tôi muốn nói tới những ǵ ngài viết
về nhiệm vụ thi hành một nhận thức thích đáng đối với những ǵ được
tŕnh bày như là “auctoritas vera”, hay về việc dấn thân tiếp tục t́m
kiếm chân lư bao lâu chưa đạt tới cảm nghiệm lặng lẽ tôn thờ Thiên Chúa.
Vị tác giả của
chúng ta nói:
"Salus nostra ex fide inchoat: Việc cứu độ của chúng ta được bắt đầu với
đức tin”. Tức là chúng ta không thể nói về Thiên Chúa bắt đầu từ những
thứ sáng tạo của chúng ta, mà là từ những ǵ được chính Thiên Chúa nói
về bản thân Ngài trong Thánh Kinh. V́ Thiên Chúa chỉ nói sự thật mà
John
Scotus Erigena tin rằng quyền bính và lư trí không bao giờ lại đối
nghịch nhau. Ngài tin rằng tôn giáo chân thực và triết lư chân thực th́
ăn khớp với nhau.
Theo quan điểm
này, ngài viết: “Bất cứ loại quyền bính nào không được công nhận lư trí
thực sự th́ phải kể là yếu… Chỉ có quyền bính đích thực khi hợp với chân
lư được nhận thức bởi lư trí, cho dù nó là một thứ quyền bính được đề
nghị và truyền đạt v́ lợi ích cho các thế hệ mai hậu bởi các vị giáo phụ
thánh đức” (I, PL 122, col 513BC). Bởi thế ngài đă cảnh báo rằng “chớ ǵ
không một quyền bính nào làm cho anh chị em phải khiếp sợ hay làm cho
anh chị em bị phân tâm khỏi những ǵ anh chị em hiểu được từ cảm nhận
nhờ việc chiêm niệm hữu lư chính đáng. Thật vậy, quyền bính đích thực
không phản nghịch với lư trí đúng đắn, và lư trí này không bao giờ tương
khắc với quyền bính đích thực. Cả hai đều tiến bước một cách chắc chắn
từ cùng một nguồn đó là đức khôn ngoan thần linh” (I, PL 122 col 511B).
Chúng ta thấy ở đây một khẳng định can trường về giá trị của lư trí,
được đặt căn bản trên niềm tin tưởng rằng quyền bính đích thực là những
ǵ hữu lư, v́ Thiên Chúa là lư trí sáng tạo.
Ngay cả Thánh Kinh, theo Erigena, cũng không miễn trừ khỏi nhu cầu cần
phải áp dụng cùng những qui chuẩn về việc nhận thức. Thật vậy, Thánh
Kinh, thần học gia người Ái Nhĩ Lan này khẳng định, khi lập lại một ư
nghĩ của Thánh Gioan Kim Khẩu, sẽ không c̣n cần thiết nữa nếu con người
đă không phạm tội. Bởi thế, cần phải suy diễn là Thánh Kinh được Thiên
Chúa ban với ư hướng giáo dục và hạ thấp ḿnh xuống nhờ đó con người có
thể nhớ lại tất cả những ǵ đă được in ấn trên tâm can của họ từ lúc họ
được tạo dựng nên “theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa” (cf Gen
1:26), cũng như tất cả những ǵ nguyên tội đă làm cho họ quên đi.
Erigena đă viết trong cuốn “Những Dẫn Giải” là: “Con người không được
dựng nên cho Thánh Kinh là những ǵ họ không can đến nếu họ không sa ngă
phạm tội, thế nhưng Thánh Kinh – đan kết với tín lư và các biểu hiệu –
đă được ban cho con người. Thật vậy, nhờ Thánh Kinh, bản tính có lư trí
của chúng ta có thể tự đi vào những cái bí mật của việc chiêm ngưỡng
that sự tinh tuyền về Thiên Chúa (II, PL 122, col 146C). Lời Thánh Kinh
thanh tẩy lư trí vốn mù tối của chúng ta và giúp chúng ta trở lại với kư
ức của những ǵ chúng ta là h́nh ảnh của Thiên Chúa cưu mang trong ḷng
ḿnh nhưng tiếc thay lại bị tội lỗi vi phạm.
Từ chỗ này mới phát xuất moat số thành quả về việc dẫn giải Thánh Kinh
liên quan tới cách thức giải thích Thánh Kinh, moat cách thức cho tới
ngày nay vẫn cho thấy cách thức chính đáng để đọc Thánh Kinh cách xác
đáng. Thật vậy, nó là vấn đề khám phá ra ư nghĩa được ẩn giấu trong bản
văn thánh kinh và điều này cần phải thực hiện một việc bề trong đặc biệt
nhờ đó lư trí hướng tới con đường vững chắc dẫn tới chân lư. Việc thực
hành này là ở chỗ vun trồng một thái độ liên lỉ sẵn sàng hoán cải. Để
sâu xa đạt tới nhăn quan của bản văn, can phải đồng thời gia tăng nơi
việc hoán cải con tim cũng như nơi việc phân tích quan điểm của trang
thánh kinh, dù nó có tích chất vũ trụ, lịch sử hay tín lư. Chỉ nhờ việc
liên tục thanh tẩy này, cả con mắt của cơi long cũng như của lư trí, mới
đạt được kiến thức xác thực.
Con đường gian khổ này, con đường cần thiết và hứng khởi, đă làm nên bởi
những chiến thắng liên tục cùng với những tương đối của kiến thức con
người mang loại thụ tạo có lư trí đến ngưỡng cửa của Mầu Nhiệm thần
linh, nơi mà tất cả mọi quan niệm đều chứng thực cái yếu kém và bất lực
của ḿnh, và v́ thế vượt ra ngoài – bằng một quyền năng giản dị, tự do
và dịu dàng của chân lư – tất cả những ǵ được liên tục vươn tới. Việc
tôn thờ và thinh lặng nh́n nhận Mầu Nhiệm này, một mầu nhiệm hướng tới
mối hiệp thông duy nhất, bởi thế được thấy như là con đường duy nhất cho
mối liên hệ với một sự thật đồng thời vừa thân mật nhất vừa hết sức trân
trọng với những ǵ khác. John Scotus, cũng lợi dụng nơi đây một từ ngữ
được truyền thống Kitô giáo cảm nhận theo ngôn ngữ Hy Lạp, đă gọi cảm
nghiệm chúng ta hướng chiều về này là “theosis” hay thần linh hóa, bằng
một khẳng định táo bạo cho đến độ ngài đă bị ngờ là rơi vào thuyết phiếm
thần bất chính thống.
Dù sao th́ những đoạn văn như đoạn sau nay đă gây xúc động mạnh, những
đoạn văn trong đó, khi sử dụng ẩn dụ pháp cổ xưa về tŕnh trạng tan chảy
kim loại, ngài đă viết: “Bởi thế, như tất cả kim loại rực sáng trở thành
chất lỏng cho đến độ nó hiện lên như chỉ c̣n là lửa, tuy nhiên những bản
chất của cái này điều kia vẫn là những ǵ biệt phân thế nào, th́ cũng
thế, cầnb phải chấp nhận là, sau ngày tận thế, tất cả tạo vật, cả thể lư
lẫn vô h́nh, sẽ biểu lộ duy một Thiên Chúa duy nhất, tuy nhiên sẽ vẫn
nguyên vein ở chỗ Thiên Chúa có thể được hiểu ở một nghĩa nào đó cho dù
vẫn bất khả thấu, và chính thụ tạo sẽ được biến đổi thành Thiên Chúa một
cách kỳ diệu khôn tả” (V, PL 122, col 451B).
Thật vậy, tất cả tư tưởng của John Scotus đều chứng thực một cách hêá
sức rơ ràng về nỗ lực muốn diễn tả những ǵ khả minh nghĩa của cái bất
khả minh nghĩa về Thiên Chúa, căn cứ nguyên vào mầu nhiệm Lời hóa thành
nhục thể nơi Chúa Giêsu Nazarét. Ngài đă sự dụng nhiều phép ẩn dụ trong
việc nói lên cái thực tại khôn tả này cho thấy những ǵ ngài nhận thức
về cái bất lực hoàn toàn của từ ngữ chúng ta sử dụng để nói về những
điều ấy. Tuy nhiên, vẫn hầu như có thể cảm thấy một cách cụ thể một cái
ǵ đó thu hút cùng với bầu khí của cái cảm nghiệm thần bí chân thực nơi
các bản văn của ngài.
Chỉ cần trích lại như chứng cớ một trang sách “Về Vấn Đề Phân Chia của
Thiên Nhiên”, trang sách sâu xa tác động tinh thần của chúng ta là thành
phần tín hữu trong thế kỷ 21 này. Ngài viết: “Chỉ có một điều duy nhất
cần phải ước mong đó là niềm vui có được chân lư là Chúa Kitô, và chỉ có
một điều duy nhất can phải tránh là bị thiếu vắng Người. Cần phải lưu ư
là t́nh trạng thiếu vắng này là nguyên nhân duy nhất cho tất cả những ǵ
là vĩnh viễn buồn sầu. Lấy Chúa Kitô khỏi tôi th́ chẳng c̣n là là thiện
hảo đối với tôi nữa; không c̣n ǵ khủng khiếp bằng việc thiếu vắng
Người. Cực h́nh hơn heat của một loại tạo vật có trí khôn đó là t́nh
trạng hụt hang và thiếu vắng Người” (V, PL 122, col 989a).
Những lời lẽ này chúng ta có thể lợi dụng, biến chúng thành một lời
nguyện cầu cùng Đấng cũng là niềm trông mong của tâm can chúng ta.
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến
ngày 10/6/2009
|
|