Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 4/11/2009 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 94 về

 

Khoa Thần Học của Cơi Ḷng và Khoa Thần Học của Trí  Khôn

 

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong buổi giáo lư vừa rồi, tôi đă tŕnh bày những đặc tính chính của khoa thần học đan viện và kinh viện của thế kỷ 12, một khoa thần học, ở một nghĩa nào đó chúng ta có thể thích đáng gọi là “khoa thần học của cơi ḷng” và “khoa thần học của trí khôn”. Một cuộc tranh luận rộng lớn, có những lúc nẩy lửa, đă xẩy ra giữa những vị đại diện của mỗi một trào lưu, tiêu biểu là cuộc tranh luận giữa Thánh Bênađô và Abelard. 

 

Để hiểu được cuộc đối chọi này giữa hai bậc đại sư phụ, cần phải nhớ rằng thần học là việc t́m hiểu một cách hữu lư bao nhiêu có thể mầu nhiệm mạc khải của Kitô giáo được đức tin chấp nhận: fides quaerens intellectum – đức tin t́m hiểu – nếu muốn sử dụng câu định nghĩa truyền thống, ngắn gọn và ấn tượng.

 

Bởi vậy, trong khi Thánh Bênađô, vị đại diện tiêu biểu cho khoa thần học đan viện, nhấn mạnh đến phần đầu của câu định nghĩa này, tức là đến đức tin, th́ Abelard, một thần học gia kinh viện, lại đề cao phần thứ hai, tức là lư trí – về việc hiểu biết nhờ trí khôn. Đối với Thánh Bênađô, chính đức tin là một tài năng tin tưởng sâu xa căn cứ vào cứng từ của Thánh Kinh cũng như vào giáo huấn của các vị Giáo Phụ của Hội Thánh. Ngoài ra, đức tin c̣n được củng cố bởi chứng từ của các vị thánh cũng như bởi ơn linh ứng của Thánh Linh nơi linh hồn của từng tín hữu. Trong trường hợp ngờ vực hay mập mờ, đức tin cần phải được bảo vệ và soi sáng bởi việc hành sử của huấn quyền giáo hội.

 

Bởi thế, đối với Thánh Bênađô, khó mà đồng ư được với Abelard, nói chung, với tất cả những ai bắt các chân lư của đức tin tùy thuộc vào việc lượng định khảo sát của trí khôn, một việc khảo sát lượng định, theo ư của ngài, bao gồm một mối nguy hiểm trầm trọng đó là chủ nghĩa duy lư trí, là việc tương đối hóa chân lư, là việc tranh luận về chính những chân lư của đức tin. Thánh Bênađô thấy nơi đường lối này một thứ cả gan tráo trở cho đến độ thiếu những đắn đo cân nhắc gây ra bởi cái kiêu hănh của lư trí con người, một lư trí cố gắng “nắm bắt” mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ngài đă đớn đau viết ở một trong những bức thư của ngài như sau: “Trí thông minh của con người muốn nắm bắt hết mọi sự, không để cho đức tin một cái ǵ hết. Nó đối đầu với những ǵ ở ngoài tầm tay của nó; soi mói những ǵ vượt lên trên nó; thấm nhập vào thế giới của Thiên Chúa; thay đổi hơn là soi sáng các mầu nhiệm đức tin; không mở ra những ǵ được khép kín và niêm phong, mà nhổ đến tận gốc rễ những cái ấy, và những ǵ nó không thấy khả th́ được coi như không, và không chịu tin vào điều ấy” (Epistola CLXXXVIII,1: PL 182, I, 353).

 

Đối với Thánh Bênađô, thần học chỉ có một mục đích duy nhất đó là mục đích làm gia tăng cảm nghiệm về Thiên Chúa một cách thiết tha và sâu đậm. Bởi thế, thần học là một thứ trợ giúp để yêu mến Chúa nhiều hơn và trọn hơn nữa, như nhan đề của tiểu luận về Nhiệm Vụ Mến Yêu Thiên Chúa (De diligendo Deo). Dọc theo con đường này có những tŕnh độ khác nhau, được Thánh Bênađô diễn tả tỉ mỉ, cho tới cấp độ cao nhất, khi mà linh hồn của tín hữu ngất ngây trên đỉnh yêu thương. Linh hồn con người có thể đạt được ở trên thế gian này mối hiệp nhất thần nhiệm ấy với Lời Thần Linh, một mối hiệp nhất được vị tiến sĩ chảy mật này diễn tả như là “những cuộc kết hôn thiêng liêng”. Lời Thần linh viếng thăm linh hồn, loại trừ đi những vương vất cuối cùng, soi sáng linh hồn, hâm nóng linh hồn và biến đổi linh hồn. Trong cuộc hiệp nhất huyền nhiệm này, linh hồn hoan hưởng đầy những an b́nh và ngọt ngào, và xướng lên bài hoan ca với vị Quân Phu của ḿnh. Như tôi đă nhắc nhở trong buổi giáo lư nói về đời sống và giáo huấn của Thánh Bênađô, đối với ngài, thần học không thể nào không được nuôi dưỡng bằng việc cầu nguyện chiêm niệm, tức là bằng mối hiệp nhất rung cảm của tâm can và lư trí với Thiên Chúa.

 

Trái lại, Abelard, một nhân vật chính là người đă đặt ra từ ngữ “thần học” theo nghĩa như chúng ta hiểu ngày nay, lại có một quan niệm khác. Sinh ở Brittany, Pháp quốc, vị sư phụ nổi tiếng của thế kỷ 12 này có một trí khôn rất sắc xảo và ơn gọi của ông là học hành nghiên cứu. Ông trước hết dấn thân nghiên cứu triết học, để rồi áp dụng những thành quả có được nơi khoa học này vào thần học là khoa thần học ông dạy ở Paris, một thành phố đệ nhất văn hóa vào thời bấy giờ, và sau đó, trong các đan viện ông sống. Ông là một nhà hùng biện sáng chói: những bài học ông dạy được tuân giữ bởi những đám học sinh thực sự và đích đáng.

 

Về tinh thần đạo đức chứ không phải về nhân cách khắc khoải, đời sống của ông đầy những thảm kịch: Ông bác bẻ những bậc thày của ḿnh, có một đứa con với Eloise là một người đàn bà có học và thông minh. Ông rất thường tranh căi với các bạn thần học của ḿnh. Ông cũng bị những kết án của Giáo Hội, nhưng ông chết trong mối hiệp thông với Giáo Hội là thẩm quyền ông tùng phục với tinh thần đức tin.

 

Thật vậy, Thánh Bênađô đă góp phần vào việc lên án một số những tín lư của Abelard ở công đồng miền Sens năm 1140, và ngài cũng yêu cầu Đức Giáo Hoàng Innocent II can thiệp. Vị đan viện phụ ở Claivaux này bác bỏ, như chúng ta đă nhắc lại, phương pháp quá lư trí của Abelard, một phương pháp đối với ngài biến đức tin thành một ư nghĩ thuần túy tách khỏi sự thật được mạc khải. Những nỗi lo sợ của Thánh Bênađô không phải là không có cơ sở, ngoài ra c̣n được ủng hộ bởi các đại tư tưởng gia khác trong thời của ngài nữa. Thật vậy, việc sử dụng thái quá triết lư đă làm cho chủ trương về Chúa Ba Ngôi của Abelard trở thành mong manh nguy hiểm, từ đó liên quan tới cả ư nghĩ của ông về Thiên Chúa nữa. Nơi lănh vực luân lư, lư thuyết của ông cũng ở trong t́nh trạng mập mờ bấp bênh: Ông nhấn mạnh đến việc lưu ư tới ư hướng của con người như là nguồn mạch duy nhất để diễn tả những ǵ là lành dữ nơi tác động luân lư, bởi vậy, ông bỏ qua ư nghĩa khách quan cũng như những giá trị luân lư của các hành động: một khuynh hướng duy chủ quan nguy hiểm. Như chúng ta biết, đây là yếu tố rất đúng với thời đại của chúng ta, trong đó văn hóa càng ngày thường có khuynh hướng thiên về củ nghĩa tương đối đạo lư, ở chỗ, chỉ có “cái tôi’ là cái quyết định những ǵ là tốt đối với tôi vào lúc này đây.

 

Tuy nhiên, chúng ta không được quên những công nghiệp rất lớn của Abelard, vị có nhiều môn đệ và là nhân vật đă góp phần vào việc khai triển khoa thần học kinh viện, một khoa thần học nhắm đến chỗ thể hiện ḿnh một cách chín chắn và thành quả hơn ở thế kỷ sau đó. Không được coi nhẹ một số trực giác của ông, chẳng hạn như ông khẳng định rằng nơi những truyền thống đạo giáo ngoài Kitô giáo cũng chất chứa một thứ sửa soạn nào đó cho việc chấp nhận Chúa Kitô, Lời Thần Linh.

 

Ngày nay chúng ta có thể học được những ǵ từ cuộc đối chọi thường nẩy lửa giữa Thánh Bênađô và Abelard, nói chung, giữa khoa thần học đan viện và kinh viện? Trước hết, tôi tin rằng nó cho chúng ta thấy sự hữu ích của và nhu cầu cần đến một cuộc bàn luận lành mạnh trong Giáo Hội, nhất là khi những vấn đề được bàn căi chưa được huấn quyền khẳng định, một huấn quyền dầu sao vẫn tiếp tục là điểm qui chiếu chính yếu. Thánh Bênađô, và cả chính Abelard nữa, bao giờ cũng thật sự nh́n nhận thẩm quyền của huấn quyền này. Ngoài ra, những kết án mà Abelard phải chịu là những ǵ nhắc nhở chúng ta rằng trong lănh vực thần học cần phải có một thứ quân b́nh giữa những ǵ chúng ta gọi là các nguyên tắc cấu trúc được Mạc Khải cống hiến cho chúng ta và là những nguyên tắc v́ thế bao giờ cũng có một tầm vóc quan trọng chính yếu, với những nguyên tắc dẫn giải được gợi lên bởi triết lư, tức là bởi lư trí là những ǵ có một nhiệm vụ quan trọng nhưng chỉ là công cụ mà thôi. Khi t́nh trạng quân b́nh này giữa cấu trúc và những công cụ dẫn giải bị giảm xuống th́ việc suy tư thần học có cơ nguy bị nhiễm phải những sai lầm, và v́ thế nó phù hợp với huấn quyền trong việc thi hành việc phục vụ cần thiết đối với sự thật là việc thích hợp với ḿnh.

 

Chưa hết, cần phải nhấn mạnh rằng, giữa những động lực thúc đẩy Thánh Bênađô ra mặt đương đầu với Abelard và yêu cầu huấn quyền can thiệp, cũng là v́ quan tâm đến việc bảo toàn thành phần tín hữu b́nh dân thấp kém, thành phần cần phải được bênh vực khi họ có thể bị lầm lẫn hay lệch lạc bởi những ư nghĩ quá tư riêng cũng như bởi những lập luận thần học thiếu thận trọng có thể gây hại cho đức tin của họ.

 

Sau hết, tôi xin nhắc lại rằng cuộc đối chọi về thần học giữa Thánh Bênađô và Abelard đă được kết thúc một cách hết sức ḥa giải giữa hai bên, nhờ vai tṛ môi giới của một người bạn chung là vị Khả Kính Phêrô, đan viện phụ ở Cluny, vị tôi đă nói đến ở một buổi giáo lư trước đây. Abelard đă tỏ ḷng khiêm tốn nh́n nhận những sai lầm của ḿnh; Thánh Bênađô đă tỏ ra rất khoan dung. Trong ḷng của cả hai vị nổi bật là những ǵ cần phải thực sự ôm ấp khi xẩy ra một cuộc tranh luận về thần học, đó là vấn đề bảo toàn đức tin của Giáo Hội và làm cho sự thật hiển thắng trong yêu thương. Chớ ǵ điều này cũng là thái độ mà những cuộc đối chọi trong Giáo Hội bao giờ cũng giữ như là mục đích theo đuổi sự thật.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4/11/2009