Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 24/6/2009 về lư do và ư nghĩa Năm Cho Linh Mục

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Thứ Sáu vừa rồi, ngày 19/6, lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và là ngày theo truyền thống giành để cầu nguyện cho việc thánh hóa các linh mục, tôi đă hân hoan khai mạc Năm Cho Linh Mục. Năm này được mở nhân dịp mừng kỷ niệm 150 năm “sinh nhật trường sinh” của Cha Sở Họ A là Thánh Jean-Baptiste Marie Vianney. Khi tiến vào đền thờ Vatican để cử hành giờ kinh tối, cử chỉ hầu như đầu tiên của tôi đó là việc tôi dừng chân ở Nguyện Đường Ca Đoàn để kính viếng một thứ hài tích của vị mục tử chăn dắt các linh hồn thánh đức này đó là trái tim của ngài. Tại sao lại mở Năm Cho Linh Mục chứ? Tại sao lại tưởng nhớ tới Cha Sở Họ A thánh thiện này, vị bề ngoài không có ǵ là phi thường cả?

 

Đấng Quan Pḥng Thần Linh đă định liệu để con người này được đặt bên cạnh con người Thánh Phaolô. Trong khi Năm Thánh Phaolô đang khép lại, một năm được giành cho Vị Tông Đồ Dân Ngoại này, h́nh ảnh về một nhà vị thừa sai phi thường đă thực hiện những cuộc truyến giáo để tyruyền bá Phúc Âm, th́ năm mới này mời gọi chúng ta hăy ngắm nh́n một nông gia nghèo hèn đă trở thành một vị mục tử khiêm tốn, vị đă thi hành việc mục vụ của ḿnh ở một thôn nhỏ.

 

Nếu hai vị thánh này hoàn toàn khác nhau liên quan tới kinh nghiệm cuộc đời của các vị – một vị hành tŕnh từ miền này đến miền kia để loan báo Phúc Âm; vị kia th́ cứ ở trong giáo xứ nhỏ bé của ḿnh, tiếp nhận hằng ngàn ngàn các tín hữu – nhưng vẫn có một điều ǵ đó nồng cốt liên kết hai vị lại với nhau: Đó là việc các vị hoàn toàn đồng hóa với thừa tác vụ của ḿnh, việc các vị hiệp thông với Chúa Kitô. Điều này đă khiến cho Thánh Phaolô phải nói lên rằng: “Tôi sống nhưng không phải là tôi mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20). Thánh Giang Viễn-Linh (John Vianney) đă thích lập lại rằng: “Nếu chúng có đức tin th́ chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa ẩn thân nơi vị linh mục như ánh sáng qua thủy tinh, như rượu ḥa với nước”.

 

Mục tiêu của Năm Cho Linh Mục, như tôi đă viết trong thư gửi các linh mục vào dịp này, đó là để nâng đỡ việc gắng gỏi của hết mọi vị linh mục “đối với việc nên trọn lành thiêng liêng là những ǵ chi phối hiệu năng của thừa tác vụ các vị làm”. Trước hết năm này cũng giúp cho các linh mục – và cùng với họ giúp cho toàn thể dân Chúa – tái khám phá ra và tái củng cố nhận thức của ḿnh về tặng ân phi thường và bất khả thiếu nơi thừa tác vụ thánh chức đối với ngài là người nhận lănh, với toàn thể Giáo Hội cũng như với thế giới, một thế giới sẽ bị lạc loài nếu thiếu sự hiện diện thực sực của Chúa Kitô.

 

Thật sự th́ những điều kiện lịch sừ và xă hội mà Cha Sở Họ A trải qua đă đổi thay, và cũng đáng để hỏi ḿnh là linh mục đang sống trong một xă hội toàn cầu hóa làm sao có thể bắt chước ngài ở cách thức ngài đă đồng hóa bản thân ngài với thừa tác vụ của ngài. Trong một thế giới có một nhăn quan quen thuộc coi sự sống càng ngày càng ít linh thánh và những ǵ là “hữu dụng” trở thành tiêu chuẩn quan trọng duy nhất, th́ ư nghĩ của công giáo – thậm chí của giáo hội – về linh mục có cơ nguy bị mất đi ḷng quí trọng tự nhiên vốn giành cho nó.

 

Không phải là t́nh cờ mà các môi trường về thần học cũng như nơi việc thi hành mục vụ cụ thể và việc đào luyện hàng giáo sĩ đă xẩy ra một thứ tương phản – thậm chí đối nghịch nhau – giữa hai quan niệm khác biệt về vai tṛ linh mục. Mấy năm trước đây, về vấn đề này, tôi đă nhận thấy rằng “một đàng là ư thức về xă hội vụ về yếu tính của vai tṛ linh mục liên quan tới quan niệm về ‘phục vụ’, ở chỗ phục vụ cho cộng đồng để hoàn thành một nhiệm vụ… đàng khác lại có một ư thức về bí tích bản thể là những ǵ vốn không chối tính chất phục vụ của vai tṛ linh mục nhưng thấy vai tṛ này được gắn liền với việc là thừa tác viên và thấy việc là thừa tác viên này được ấn định bởi một tặng ân được gọi là bí tích do Chúa ban qua trung gian Giáo Hội” (Joseph Ratzinger, Ministry and Life of the Priest, in Principles of Catholic Theology).

 

Việc thay đổi về từ ngữ của chữ “linh mục” đối với ư nghĩa “phục vụ, thừa tác vụ, ủy nhiệm vụ” cũng là một dấu hiệu của ư thức khác biệt này. Cái chính yếu về Thánh Thể được liên kết với quan niệm về bí tích bản thể nơi cặp ư nghĩa “tư tế – vật tế”, trong khi quan niệm c̣n lại th́ tương đương với cái chính yếu về lời Chúa cùng với việc phục vụ loan truyền lời Chúa.

 

Cẩn thận nhận định th́ hai quan niệm này không chống đối nhau, và t́nh trạng căng thẳng dù sao cũng xẩy ra giữa chúng cần phải được giải quyết từ bên trong. Thế nên sắc lệnh “Presbyterorum Ordinis” của Công Đồng Chung Vaticanô II mới khẳng định rằng: “Nhờ việc loan báo Phúc Âm tông truyền, Dân Chúa được kêu gọi qui tụ lại thành một cộng đồng. Tất cả mọi người thuộc về dân này… có thể hiến ḿnh làm ‘hy tế sống động, thánh hảo, đẹp ḷng Chúa’ (Rm 12:1). Nhờ thừa tác vụ của các linh mục, hy tế thiêng liêng của tín hữu được nên hoàn hảo hiệp với hy tế của Chúa Kitô. Người là vị trung gian duy nhất, vị nhân danh toàn thể Giáo Hội, cống hiến một cách bí tích nơi Thánh Thể và một cách không đổ máu cho đến khi chính Chúa đến” (khoản 2).

 

Vậy chúng ta tự hỏi rằng “đối với các vị linh mục th́ đâu là ư nghĩa đích thực về việc truyền bá phúc âm hóa? Cái chính yếu được gọi là loan báo là ǵ?” Chúa Giêsu đă nói về việc loan báo Vương Quốc Thiên Chúa như là một mục tiêu thực sự cho việc Người đến thế gian, và việc loan báo của Người không phải chỉ là một thứ “diễn thuyết”. Nó đồng thời c̣n bao gồm cả các hoạt động của Người nữa: Những dấu lạ và phép lạ của Người cho thấy Vương Quốc ấy đang hiện diện trên thế gian, một vương quốc cuối cùng đồng nghĩa với chính bản thân Người. Theo ư nghĩa ấy, người ta cần phải nhắc lại rằng ngay cả nơi ư nghĩ về “tính cách chính yếu” của việc loan báo ấy th́ ngôn từ và dấu lạ cũng bất khả phân ly.

 

Việc loan báo của Kitô hữu không phải là loan báo “những ngôn từ” mà là Lời Chúa, và việc loan báo lại đồng nghĩa với chính con  người của Chúa Kitô, một con người về bản thể học hướng về mối liên hệ với Cha và tuân phục ư muốn của Cha. Bởi thế, việc đích thực phục vụ cho Lời Chúa đ̣i vị linh mục phải gắng gơi hết sức bỏ ḿnh, cho đến độ có thể nói như Thánh Tông Đồ rằng “không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.

 

Vị linh mục không thể nào coi ḿnh là “chúa tể” thế giới này, trái lại, là tôi tớ của nó. Ngài không phải là Lời Chúa, mà là, như Thánh Gioan Tẩy Giả tuyên bố, (chính hôm nay chúng ta cử hành sinh nhật Thánh Gioan tẩy Giả), là “tiếng” của Lời Chúa: “Có tiếng kêu trong sa mạc: ‘hăy dọn đường lối Chúa, hăy làm cho các đường nẻo của Người ngay thẳng” (Mk 1:3). 

 

Vậy th́ việc làm “tiếng” của Lời Chúa đối với vị linh mục không tạo nên một thứ yếu tố thuần nhiệm vụ. Trái lại, nó chất chứa một thứ “mất mát bản thân ḿnh” thực sự trong Chúa Kitô, tham phần vào mầu nhiệm chết đi và sống lại của Người với tất cả con người ḿnh bao gồm trí khôn, tự do, ư muốn, và cống hiến thân xác ḿnh làm hy tế sống động (cf. Rm 12:1-2). Chỉ có việc tham phần vào hy tế của Chúa Kitô, vào thái độ tự hủy của Người mới làm cho việc loan báo trở thành chân thực mà thôi! Và đó là con đường cần phải được bước đi với Chúa Kitô cho tới độ cùng Người thưa cùng Cha rằng: Xin hăy thực hiện, “không phải là những ǵ Con muốn mà là những ǵ Cha muốn” (Mk 14:36). Bởi thế, việc loan truyền này bao giờ cũng bao hàm cả hy tế bản thân ḿnh nữa, một điều kiện mà nhờ đó việc loan báo mới đích thực và hiệu năng.

 

Là một Chúa Kitô Khác – Alter Christus, vị linh mục sâu xa liên kết với Lời của Cha, Đấng trong việc đích thân nhập thể, đă mặc lấy thân phận của một nô lệ, làm cho ḿnh trở thành nô lệ (cf. Phil 2:5-11). Vị linh mục là một người nô lệ của Chúa Kitô ở chỗ cuộc sống của linh mục, về bản thể được nên đồng h́nh dạng với Chúa Kitô, có tính chất liên hệ thiết yếu, ở chỗ, Ngài ở trong Chúa Kitô, qua Chúa Kitô và với Chúa Kitô trong việc phục vụ con người. Chính v́ ngài thuộc về Chúa Kitô mà linh mục thực sự phục vụ tất cả mọi người: Ngài là thừa tác viên cho phần rỗi của họ, cho hạnh phúc của họ, cho việc thực sự giải phóng - trưởng thành của họ – nơi việc càng ngày càng thi hành ư muốn của Chúa Kitô, cầu nguyện, “ḷng kề ḷng” với Người. Đó là điều kiện thiết yếu cho tất cả mọi việc loan báo, bao hàm vấn đề tham phần vào việc hiến dâng bí tích Thánh Thể và đơn sơ tuân phục Giáo Hội.

 

Cha Sở thánh Họ A thường lập lại với giọt lệ long lanh trên khóe mắt rằng: “Là một linh mục th́ kinh rùng biết bao!” Rồi ngài thêm: “Chúng ta phải xót thương biết bao cho một linh mục cử hành Thánh Lễ như thể đang làm một việc theo thói quen. Khốn nạn biết mấy cho vị linh mục không có đời sống nội tâm!”.

 

Chớ ǵ Năm Linh Mục này giúp cho tất cả mọi vị linh mục biết đồng hóa ḿnh trọn vẹn với Chúa Giêsu tử giá và phục sinh, nhờ đó, theo gương Thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta sẵn sàng “giảm xuống” để Người tăng lên; nhờ đó, theo gương Cha Sở Họ A, các vị liên lỉ và sâu xa hiểu được trách nhiệm sứ vụ của ḿnh là dấu hiệu và là sự hiện diện của t́nh thương vô cùng của Thiên Chúa. Chúng ta hăy kư thác cho vị Trinh Nữ Mẹ của Giáo Hội Năm cho Linh Mục vừa được bắt đầu này cùng với tất cả mọi vị linh mục trên thế giới.

 Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/6/2009