|
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư
2/12/2009 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền –
Bài 98 về
“Người Ca Sĩ của Đức Bác Ái”
Anh chị em
thân mến,
Trong một bài
giáo lư trước đây, tôi đă tŕnh bày h́nh ảnh Thánh Bênađô ở Claivaux, vị
“Tiến Sĩ Ngọt Ngào”, một nhân vật chính cả thể của thế kỷ 12. Tiểu sử
gia của ngài, bạn của ngài và người mến phục ngài đó là William ở
Saint-Thierry là vị tôi muốn dừng lại ở buổi chia sẻ sáng hôm nay.
William được
sinh ra ở Liege khoảng giữa năm 1075 và 1080. Xuất thân từ một gia đ́nh
quí phái, với trí khôn sắc sảo và bẩm sinh thích học hỏi, ông thường lui
tới các trường học nổi tiếng thời bấy giờ, như trường ở thành phố Rheims
quê quán của ông ở Pháp quốc. Ông cũng giao tiếp thân t́nh với Abelard,
vị giáo sư áp dụng triết lư vào thần học một cách đặc biệt đến độ gây ra
nhiều cái rắc rối và chống đối. William cũng bày tỏ những chủ trương của
ḿnh, yêu cầu Thánh Bênadô bạn ông ra mặt đối đầu với Abelard.
William đă đáp
lại tiếng gọi mầu nhiệm và bất khả kháng của Thiên Chúa, một ơn gọi sống
đời tận hiến, khi gia nhập đan viện Biển Đức Saint-Nicaise ở Rheims. Bấy
giờ khắp nơi cảm thấy nhu cầu cần phải thanh tẩy và canh tân đời sống
đan tu, trả về cho nó tính chất phúc âm chân thực. William đă thực hiện
theo chiều hướng ấy ở đan viện của ḿnh và ở Ḍng Biển Đức nói chung.
Tuy nhiên, ông đă gặp không ít kháng cự đối với nỗ lực canh tân cải cách
của ông và v́ thế, bất chấp lời khuyên can ngược lại của Thánh Bênađô
bạn của ḿnh, ông đă rời bỏ đan viện Biển Đức năm 1135, cởi bỏ chiếc áo
ḍng đen và mặc lấy chiếc áo trắng, gia nhập với các đan sĩ Xitô ở
Signy. Từ đó cho tới khi qua đời vào năm 1148, ông dấn thân sống đời
chiêm niệm nguyện cầu về các mầu nhiệm của Thiên Chúa, những mầu nhiệm
bao giờ cũng là đối tượng của các ước vọng sâu xa nhất của ông, và viết
lách văn chương về đời sống tâm linh, có tầm vóc quan trọng trong lịch
sử của thần học đan viện.
Một trong
những tác phẩm đầu tiên của ông mang tựa đề
De natura et dignitate amoris (bản tính và phẩm vị của t́nh yêu). Nơi
tác phẩm này chất chứa một trong những tư tưởng nền tảng của William, có
hiệu lực đối với cả chúng ta nữa. Ông nói rằng năng lực chính yếu tác
động tinh thần của con người đó là t́nh yêu. Bản tính của con người, ở
yếu tính sâu xa nhất của nó, là ở chỗ yêu thương. Tóm lại, chỉ có một
công việc duy nhất được kư thác cho hết mọi con người, đó là học biết
ước muốn sự thiện, yêu thương một cách chân thành, chính thực, tự do.
Tuy nhiên, chỉ ở nơi học đường của Thiên Chúa công việc này mới có thể
hoàn thành và con người mới có thể đạt tới đích điểm là những ǵ họ được
dựng nên cho. Thật vậy, William đă viết: “Nghệ thuật trên hết là nghệ
thuật yêu thương… T́nh yêu được khơi động bởi Vị Tạo Hóa của bản tính.
T́nh yêu là một năng lực của linh hồn, một năng lực như là một sức mạnh
tự nhiên dẫn linh hồn tới nơi và tới đích điểm thích hợp với nó” (The
nature and the dignity of love 1, PL 184,379).
Để học biết yêu thương đ̣i phải trải qua một cuộc hành tŕnh dài và gay
go, một cuộc hành tŕnh được William chia thành 4 giai đoạn, tương đương
với tuổi đời của con người là ấu niên, thanh niên, thành niên và lăo
niên. Trong cuộc hành tŕnh này con người cần phải áp đặt lên ḿnh một
thứ khổ chế hiệu năng, một thứ tự chủ mănh liệt để loại trừ đi hết mọi
cảm t́nh lệch lạc, hết mọi bóng mờ của cái tôi, và để hiếp nhất đời sống
của ḿnh trong Thiên Chúa là nguồn mạch, đích điểm và quyền năng của
t́nh yêu, cho tới khi đạt tới tột đỉnh của đời sống thiêng liêng được
Willaim cho là ‘khôn ngoan”. Ở phần kết thúc cuộc hành tŕnh khổ hạnh
này, người ta cảm thấy thật thanh thản và dịu ngọt. Tất cả mọi tài năng
của con người – trí khôn, ḷng muốn, cảm t́nh – đều được an nghỉ trong
Thiên Chúa là Đấng được nhận biết và yêu mến trong Chúa Kitô.
Cũng trong các cuốn sách khác, William nói về ơn gọi yêu mến chính yếu
đối với Thiên Chúa, một t́nh yêu là bí quyết của một đời sống thành công
và hạnh phúc, và là thứ t́nh yêu được ông diễn tả như là một ước vọng
khôn nguôi tăng phát, được tác động bởi chính Thiên Chúa trong tâm can
của con người. Trong một cuộc suy niệm, ông nói rằng đối tượng của t́nh
yêu này là T́nh Yêu với chữ “L” hoa, tức là Thiên Chúa. Chính Ngài là
Đấng tuôn vào ḷng của kẻ yêu thương và ban cho họ năng khiếu để lănh
nhận Ngài. Ngài ban chính bản thân ḿnh cho đến độ thỏa đáng, nhờ đó, từ
sự thỏa măn này, niềm ước vọng Ngài sẽ không bao giờ bị suy giảm. Cái
hào hứng này của t́nh yêu là tầm vóc viên trọn của con người”. (De
contemplando Deo 6, passim. SC 61bis, pp. 79-83).
Vấn đề đặc biệt ở đây là William, khi nói về t́nh yêu Thiên Chúa, ghép
cho chiều kích cảm xúc tầm quan trọng đáng kể. Thật vậy, các bạn thân
mến, trái tim của chúng ta h́nh thành bởi thịt, và khi chúng ta kính mến
Thiên Chúa, Đấng là chính T́nh Yêu, làm sao chúng ta lại không thể diễn
tả nơi mối liên hệ này với Chúa cũng những cảm t́nh có tính cách nhân
bản nhất, chẳng hạn như nỗi dịu dàng, nhạy cảm, tế nhị? Chính Chúa, khi
làm người, cũng muốn yêu thương chúng ta bằng một con tim xác thịt!
Bởi thế, theo William, t́nh yêu có một tính chất quan trọng khác: Nó soi
sáng lư trí và giúp cho con người có thể biết Thiên Chúa hơn và sâu xa
hơn, và trong Thiên Chúa, biết con người và các biến cố. Kiến thức từ
cảm quan và từ lư trí, làm giảm bớt nhưng không loại trừ khoảng cách
giữa chủ thể và đối tượng, giữa cái tôi và cái bạn. Trái lại, t́nh yêu
có sức thu hút và hiệp thông, cho tới độ xẩy ra một biến đổi và đồng hóa
giữa chủ thể yêu và đối tượng được yêu. Cái tương giao về cảm t́nh và
thu hút bởi thế cung cấp một kiến thức sâu xa hơn nhiều những ǵ chỉ do
hoạt động của trí khôn. Bởi thế mới có lời phát biểu nổi tiếng của
William: “Amor ipse intellectus est” – chính t́nh yêu mang đến kiến
thức. Các bạn thân mến, chúng ta tự hỏi: không phải như thế hay sao
trong đời sống của chúng ta? Có lẽ không đúng hay sao chúng ta chỉ biết
người nào và cái ǵ chúng ta yêu? Không có một thu hút nào đó th́ người
ta không biết một ai hay bất cứ một sự ǵ! Điều này đúng là thế trước
hết nơi kiến thức của Thiên Chúa và các mầu nhiệm của Ngài, những mầu
nhiệm vượt quá khả năng thấu hiểu của trí khôn chúng ta: Thiên Chúa được
biết đến khi Ngài được mến yêu.
(c̣n tiếp)
Đaminh Maria
Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày
2/12/2009
|
|