Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 25/11/2009 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 97 về

 

Hai Vị Đan Sĩ Hugh và Richard thuộc Đan Viện Thánh Victor

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong những buổi triều kiến Thứ Tư này, tôi vẫn đang tŕnh bày về một số nhân vật tiêu biểu thuộc thành phần tín hữu đă được cho rằng chứng tỏ cho thấy mối ḥa hợp giữa lư trí và đức tin, và loan báo Phúc Âm bằng chứng từ đời sống của họ.

 

Hôm nay tôi muốn nói với anh chị em về hai vị là Hugh và Richard thuộc đan viện Thánh Victor ở Paris, một đan viện được William ở Champeaux thành lập vào đầu thế kỷ 12. Bản thân của William là một giáo sư nổi tiếng, vị đă có thể cống hiến cho đan viện của ḿnh một căn tính vững vàng về văn hóa. Thật vậy, Đan Viện Thánh Victor là một học đường để huấn luyện các vị đan sĩ, đón nhận cả các sinh viên bên ngoài nữa, nơi thực hiện cuộc tổng hợp giữa hai h́nh thức áp dụng thần học là những ǵ tôi đă nói ở các bài giáo lư trước đây, tức là khoa thần học đan viện, chính yếu hướng về việc chiêm ngưỡng các mầu nhiệm của đức tin trong Thánh Kinh, và khoa thần học kinh viện là klhoa sử dụng lư trí trong việc nỗ lực đào sâu vào các mầu nhiệm ấy theo các phương pháp mới để kiến tạo nên một hệ thống thần học.

 

Chúng ta ít biết đến đời sống của đan sĩ Hugh thuộc đan viện Thánh Victor. Ngày và nơi sinh của ông không có ǵ là chắc chắn: có lẽ ở Saxony hay Flanders. Được biết rằng ông đă đến Paris – thủ đô văn hóa của Âu Châu thời ấy – và sống cả cuộc đời ở đan viện Thánh Victor này, nơi ông thoạt tiên là môn sinh sau làm giáo sư. Trước khi chết vào năm 1141, ông đă chiếm được hết sức nổi danh và quí mến, cho tới độ được gọi là “Âu Quốc Tinh đệ nhị”: thật vậy, như Thánh Âu Quốc Tinh, ông đă suy niệm nhiều về mối liên hệ giữa đức tin và lư trí, giữa các khoa học đời và khoa thần học.

 

Theo đan sĩ Hugh thuộc đan viện Thánh Victor th́ tất cả mọi khoa học, ngoài việc có lợi cho việc hiểu biết Thánh Kinh, đều tự ḿnh co giá trị và cần phải được vun trồng hầu tăng bổ cho việc học hỏi của con người, và cũng tương xứng với ước muốn biết sự thật của họ. Sự ṭ ṃ lành mạnh về tri thức này đă xui khiến ông khuyên thành phần sinh viên rằng đừng bao giờ dập tắt đi ước muốn học hiểu – ông khuyên rằng: “Hăy hăm hở học nơi hết mọi người những ǵ các bạn không biết. Họ sẽ là một con người khôn ngoan nhất trong tất cả những ai muốn học biết một cái ǵ đó từ tất cả mọi người. Người lănh nhận một cái ǵ đó từ hết mọi người th́ tiến tới chỗ trở thành phong phú nhất trong tất cả mọi người” (Eruditiones Didascalicae, 3,14: PL 176,774).

 

Khoa học liên quan tới các triết gia và thần học gia của thành phần đan sĩ thuộc đan viện Thánh Vitor đặc biệt là thần học, một khoa trước hết đ̣i phải yêu thích học hỏi Thánh Kinh. Thật vậy, để biết Thiên Chúa, con người không thể nào lại không bắt đầu từ những ǵ được cính Thiên Chúa muốn mạc khải bản thân ḿnh ra qua các Sách Thánh. Trong mối liên hệ này, đan sĩ Hugh thuộc đan viện Thánh Vioctor là một đại diện tiêu biểu cho khoa thần học đan viện, hoàn toàn dựa vào việc dẫn giải Thánh Kinh. Để giải thích Thánh Kinh, ông nêu lên ư nghĩa truyền thống theo các vị Giáo Phụ và Thời Trung Cổ, tức trước hết là ư nghĩa về lịch sử  hay nghĩa đen, sau đó là nghĩa bóng và nghĩa sánh ví, và sau cùng là ư nghĩa về luân lư. Đây là 4 chiều kích của Thánh Kinh cũng đang được ngày nay tái nhận thức, v́ thấy rằng có một biểu thị sâu xa hơn được chất chứa trong bản văn và tŕnh thuật, đó là cái cốt lơi đức tin, một cốt lơi đưa chúng ta lên cao và hướng dẫn chúng ta trên trái đất này, dạy chúng ta cách thức sống. Tuy nhiên, trong lúc tôn trọng bốn chiều kích này về ư nghĩa của Thánh Kinh một cách nguyên tuyền đối với thành phần đường thời của ḿnh, ông c̣n nhấn mạnh – và đây là một cái ǵ mới lạ – đến tầm quan trọng của ư nghĩa về lịch sử hay nghĩa đen. Nói cách khác, trước khi khám phá ra giá trị tiêu biểu là những chiều kích sâu xa hơn của văn bản Thánh Kinh, cần phải biết và suy tư hơn nữa về ư nghĩa của lịch sử được tŕnh thuật trong Thánh Kinh. Bằng không, ông cảnh giác bằng một thí dụ cụ thể, là có nguy cơ xẩy ra như các học giả về văn phạm chẳng lưu ư ǵ tới bảng mẫu tự vậy. Đối với những ai biết ư nghĩa của lịch sử được diễn tả trong Thánh Kinh, th́ những hoàn cảnh của con người dường như được đánh dấu bởi Đấng Quan Pḥng Thần Linh, theo dự án được ấn định rơ ràng. Bởi vậy, đối với đan sĩ Hugh đan viện Thánh Victor, lịch sử không phải là thành quả của một định mệnh mù quáng hay là một trường hợp vu vơ như nó khả dĩ. Trái lại, Thánh Linh đang hoạt động trong lịch sử của loài người, bằng việc khơi lên một cuộc đối thoại tuyệt vời của con người với Thiên Chúa là người bạn của họ. Quan điểm thần học về lịch sử này làm hiện tỏ việc can thiệp lạ lùng và cứu độ của Thiên Chúa, Đấng thật sự đi vào lịch sử và hành động trong lịch sử, hầu như làm cho Ngài thuộc về lịch sử của chúng ta, thế nhưng bao giờ cũng bảo toàn và tôn trọng tự do và trách nhiệm của con người.

 

Đối vị tác giả này của chúng ta th́ việc học hỏi Thánh Kinh và ư nghĩa lịch sử hay nghĩa đen của Thánh Kinh là những ǵ khả dĩ thực hiện một khoa thần học chân thực và chuyên chính, tức là việc chứng dẫn có phương pháp về những chân lư, trong việc biết cấu trúc của những chân lư này, việc chứng dẫn về những tín điều đức tin, những tín điều được ngài tŕnh bày bằng một tổng hợp vững chắc trong tiểu luận De sacramentis christianae fidei (những bí tích của đức tin Kitô giáo). Trong số những điều khác, có một định nghĩa về “bí tích” mà, sau đó được các thần học gia khác hoàn hảo, có những tính chất thậm chí cho tới ngày nay vẫn rất hay ho. Ông viết “bí tích là một yếu tố hữu h́nh hay vật chất được đặt ra một cách lạ và khả giác, một đường lối tŕnh bày bằng tính chất tương tự của ḿnh một thứ ân sủng vô h́nh và thiêng liêng, nó biểu hiệu cho ân sủng này, v́ nó được thiết lập v́ mục đích ấy, và chất chứa ân sủng ấy, v́ nó có khả năng thánh hóa” (9,2: PL 176,317). Một đàng là tính chất hữu h́nh của biểu hiệu, “bản chất hữu h́nh” của tặng ân Thiên Chúa, tuy nhiên, trong đó, đàng khác, chất chứa ân sủng thần linh xuất phát từ một lịch sử, đó là chính Chúa Giêsu Kitô là Đấng đă tạo nên những biểu hiệu nồng cốt này. Thế nên, có 3 yếu tố được bao gồm trong định nghĩa về một bí tích, theo đan sĩ Hugh Đan Viện Thánh Victor, đó là việc thiết lập về phần Chúa Giêsu, việc thông đạt ân sủng, và sự tương tự giữa yếu tố hữu h́nh vật chất với yếu tố vô h́nh là những tặng ân thần linh. Đây là một quan niệm rất gần gũi với tính chất cảm quan hiện đại, v́ các bí tích được tŕnh bày bằng một ngôn ngữ đan kết với các thứ biểu hiệu và h́nh ảnh có khả năng nói thẳng với tâm can của con người. Ngày nay cũng quan trọng nữa là thành phần lănh đạo về phụng vụ, đặc biệt là các vị linh mục, cảm nhận một cách khôn ngoan mục vụ chính những dấu hiệu của những nghi thức bí tích – tính chất hữu h́nh và cụ thể này của ân sủng – cẩn thận chú trọng tới việc hướng dẫn giáo lư về chúng, nhờ đó mỗi cuộc cử hành các bí tích đều được sống động bởi thành phần tín hữu một cách sốt sắng, thiết tha và hoan hỉ thiêng liêng.

(tiếp)

Một người môn đệ xứng đáng của đan sĩ Hugh đan viện Thánh Victor là Richard ở Tô Cách Lan. Vị này là đan viện trưởng của Đan Viện Thánh Victor giữa năm 1162 và 1173 là năm vị đan viện trưởng này  qua đời. Dĩ nhiên là Richard cũng đề cao vai tṛ thiết yếu đối với việc học hỏi Thánh Kinh, thế nhưng, khác với thày của ḿnh, ông thiên về nghĩa bóng, ư nghĩa biểu hiệu của Thánh Kinh, một ư nghĩa, chẳng hạn, ông giải thích nhân vật Cựu Ước Benjamin, con của Giacóp, như tiêu biểu cho việc chiêm niệm và là tột đỉnh của đời sống thiêng liêng. Richard bàn đến luận điệu này ở hai bản văn. Tiểu Benjamin và đại Benjamin, trong đó ông nêu lên cho thành phần tín hữu một con đường thiêng liêng, một con đường trước hết kêu gọi việc thực tập các nhân đức khác nhau, biết kỷ luật và trật tự hữu lư những cảm giác và cảm t́nh nội tâm cùng những biến chuyển về cảm xúc. Chỉ khi nào con người đạt được một sự quân b́nh và trưởng thành về nhân bản nơi lănh vực này họ mới sửa soạn tiến tới việc chiêm niệm là bậc được Richard diễn tả như là “một cái nh́n sâu thẳm và tinh tuyền của linh hồn hướng về những kỳ diệu của đức khôn ngoan, những thứ kỳ diệu liên kết với một cảm quan ngây ngất của ngỡ ngàng và ngưỡng mộ” (Benjamin Maior 1,4: PL 196,67).

 

Bởi thế, việc chiêm niệm là điểm đến, là thành quả của một cuộc hành tŕnh  cực nhọc, một cuộc hành tŕnh bao gồm cuộc đối thoại giữa đức tin và lư trí, tức là – một lần nữa – một cuộc đàm luận về thần học. Khoa thần học được bắt đầu từ những sự thật là đối tượng của đức tin, thế nhưng nó nỗ lực đào sâu kiến thức của ḿnh bằng việc sử dụng lư trí để chiếm đạt tặng ân đức tin. Việc áp dụng luận lư để hiểu biết đức tin là những ǵ được thực hành một cách hùng hồn trong kiệt tác của Richard, một trong những những cuốn sách quan trọng của lịch sử, đó là cuốn De Trinitate (về Ba Ngôi). Ông đă suy tư chia sẻ một cách sắc bén về mầu nhiệm Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi trong bộ sách sáu cuốn này.

 

Theo vị tác giả của chúng ta, nếu Thiên Chúa là t́nh yêu, th́ bản thể thần linh duy nhất này bao gồm việc truyền đạt, hiến ḿnh và cảm mến giữa hai Ngôi Cha và Con, những Ngôi Vị gặp nhau bằng một trao đổi yêu đương hằng hữu. Thế nhưng, cái tuyệt hảo của hạnh phúc và của thiện hảo không cho phép những ǵ là độc chiếm và hẹp ḥi; trái lại, nó cần đến sự hiện diện hằng hữu của một Ngôi Vị thứ ba là Thánh Linh. T́nh yêu Ba Ngôi là sự thông dự, ḥa hợp và bao gồm dồi dào hoan lạc, hoan hưởng niềm vui khôn cùng. Tức Richard cho rằng Thiên Chúa là t́nh yêu, phân tích yếu tính của t́nh yêu là những ǵ được bao gồm trong thực tại của t́nh yêu, bởi thế mới có Thiên Chúa Ba Ngôi, những ǵ thực sự là thể hiện hữu lư của sự kiện Thiên Chúa là t́nh yêu.

 

Tuy nhiên, Richard biết rằng t́nh yêu, mặc dù nó cho thấy yếu tính của Thiên Chúa đối với chúng ta và làm cho chúng ta “hiểu được” mầu nhiệm Ba Ngôi, dầu sao cũng chỉ là một sánh ví để nói về một mầu nhiệm vượt trên trí khôn của con người, và – là một thi sĩ và thần bí gia – ông c̣n sử dụng một h́nh ảnh khác nữa. Chẳng hạn ông so sánh thần tính với một con sông, với một làn sóng yêu đương xuất phát từ Cha, chảy về Con, sau đó hân hoan chuyển tới Thánh Linh.

 

Các bạn thân mến, các tác giả như Hugh và Richard thuộc đan viện Thánh Victor nâng tâm hồn của chúng ta lên chiêm ngắm các thực tại thần linh. Đồng thời, niềm vui lớn lao chúng ta có được bởi ư nghĩ, niềm ngưỡng mộ và việc ca ngợi Ba Ngôi Chí Thánh, là những ǵ thiết lập và nâng đỡ việc dấn thân cụ thể trong việc tác động chúng ta theo cái mô thức trọn hảo của mối hiệp thông và yêu đương kiến tạo nên những mối liên hệ nhân bản hằng ngày của chúng ta.

 

Ba Ngôi thật là mối hiệp thông hoàn hảo! Thế giới này sẽ thay đổi ra sao nếu trong các gia đ́nh, các giáo xứ và nơi tất cả mọi cộng đồng khác những mối liên hệ bao giờ cũng được sống theo gương của Ba Ngôi Vị Thần Linh là gương cho thấy mỗi ngôi chẳng những sống với nhau mà c̣n sống cho nhau và sống trong nhau! Tôi đă nhắc nhở điều này trong huấn từ Truyền Tin mấy tháng trước đây rằng: “Chỉ có t́nh yêu mới làm cho chúng ta hạnh phúc, v́ chúng ta sống trong mối liên hệ, và chúng ta sống để yêu thương và được yêu thương” (L'Osservatore Romano, June 8-9, 2009, p. 1). Chính t́nh yêu hiện thực hóa phép lạ không ngừng này: như nơi sự sống của Ba Ngôi Chí Thánh, tính chất đa dạng được chỉnh đốn nơi mối hiệp nhất là mối hiệp nhất chất chứa hết mọi sự thỏa nguyện và hân hoan. Cùng với Thánh Âu Quốc Tinh, vị được các đan sĩ đan viện Thánh Victor hết ḷng tôn kính, chúng ta cũng có thể kêu lên rằng: "Vides Trinitatem, si caritatem vides" – các bạn thấy Ba Ngôi nếu các bạn thấy bác ái yêu thương (De Trinitate VIII, 8,12).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 25/11/2009