Symeon Tân Thần Học Gia

 

Đức Giáo Hoàng Bin Đức XVI: Bui Triu Kiến Chung hng tun Th Tư 16/9/2009 – Bài Giáo Lư 89 trong Lot bài v Giáo Hi Hip Thông Tông Truyn

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Hôm nay chúng ta dừng lại để suy niệm về h́nh ảnh của đan sĩ Đông phương là Symeon Tân Thần Học Gia, vị có các bản văn mang tầm ảnh hưởng đáng kể đối với khoa thần học và linh đạo ở Đông phương, nhất là về cảm nghiệm thần hiệp với Thiên Chúa.

 

Symeon Tân Thần Học Gia được sinh vào trần gian năm 949 ở Galatia, miền Paphlagonia (Tiểu Á), trong một gia đ́nh quí phái trong miền. Khi c̣n trẻ, ngài đă đến Constantinople để học hành và tham gia việc phục vụ cho hoàng đế. Tuy nhiên, ngài đă cảm thấy không ham muốn nghề nghiệp dân sự cho lắm, và bấy giờ ngài nghiệm thấy được tác động bởi những soi sáng nội tâm, nên ngài đă t́m một con người d́u dắt ngài qua những lúc ngờ vực và bối rối của ngài, và là người có thể giúp ngài tiến bộ trên con đường hiệp nhất với Thiên Chúa.

 

Ngài đă gặp được vị hướng dẫn thiêng liêng này nơi Symeon Đức Hạnh (Eulabes), một đan sĩ giản dị b́nh dân nơi đan viện Studion ở Constantinople, vị đă trao cho ngài đọc luận đề “Luật Thiêng Liêng của Đan Sĩ Marcô”. Trong bản văn này, Symeon Tân Thần Học Gia đă thấy một giáo huấn làm cho ngài bị cảm kích rất nhiều. Ngài đă đọc thấy rằng: “Nếu bạn t́m kiếm việc chữa lành thiêng liêng th́ hăy chú ư tới lương tâm của bạn. Hăy làm tất cả những ǵ lương tâm bảo bạn làm và bạn sẽ t́m thấy nhưữg ǵ hữu ích cho bạn”. Từ lúc ấy, như chính ngài cho biết, ngài không bao giờ nằm xuống mà không hỏi rằng lương tâm của ngài có điều ǵ khiển trách ngài hay chăng.

 

Symeon gia nhập đan viện Studion là nơi mà các cảm nghiệm thần bí của ngài cùng với việc sùng mộ đặc biệt của ngài đối với vị cha linh hồn này đă gây cho ngài những khốn khó. Ngài đă chuyển sang một tu viện nhỏ của Thánh Mammas, cũng ở Contanstinople là nơi, sau 3 năm, ngài đă trở thành giám đốc – the higumeno. Ở đó, ngài đă theo đuổi việc thiết tha t́m liếm mối thần hiệp với Chúa Kitô, những ǵ đă làm cho ngài có được một thẩm quyền lớn lao.

 

Có cái hay là ở đó ngài đă được tặng cho tước hiệu là “Tân Thần Học Gia”, bất chấp sự kiện là truyền thống giành danh xưng “Thần Học Gia” này cho hai nhân vật, đó là Thánh Gioan Thánh Kư và Thánh Grêgôriô Nazianzen. Ngài đă bị hiểu lầm và bị lưu đầy, thế nhưng được phục hồi nhờ Thượng Phụ Constantinople là Setgius II.

 

Symeon Tân Thần Học Gia đă sống giai đoạn cuối đời của ḿnh ở đan viện Macrina là nơi ngài đă viết phần lớn các tác phẩm của ngài, trở thành nổi tiếng hơn nữa về việc giảng dạy và các phép lạ của ngài. Ngài qua đời ngày 12/3/1022.

 

Người môn đệ nổi tiếng nhất của ngài là Nicetas Stathos, vị đă tổng hợp và sao chép lại các bản văn của Symeon, đă soạn sẵn một ấn bản để xuất bản sau khi vị này qua đời, xuất bản sau cuốn tiểu sử. Tác phẩm của Symeon gồm có 9 tập, được chia ra thành những chương về thần học, linh thức và thực hành, 3 tập giáo lư ngỏ cùng các đan sĩ, 2 tập về các luận đề thần học và đạo lư, và 1 tập về các bài thánh ca. Chúng ta cũng không được quên nhiều bức thư của ngài. Tất cả những văn phẩm này đều chiếm một chỗ quan trọng nơi truyền thống đan tu Đông phương cho tới thời chúng ta đây.

 

Symeon tập trung việc suy tư của ḿnh vào sự hiện diện của Thánh Linh nơi những ai lănh nhận phép rửa cũng như vào ư thức họ có được về thực tại linh thiêng này. Ngài nhấn mạnh là đời sống Kitô hữu là mối hiệp thông thân mật và bản vị với Thiên Chúa; ân sủng thần linh là nmhững ǵ soi động tâm can của tín hữu và dẫn họ tới nhăn quan thần nhiệm về Chúa. Theo chiều hướng ấy, Symeon Tân Thần Học Gia nhấn mạnh đến sự kiện là kiến thức thực sự về Thiên Chúa xuất phát từ cuộc hành tŕnh thanh tẩy nội tâm, một cuộc thanh tẩy bắt đầu bằng việc hoán cải cơi ḷng, nhờ quyền lực của đức tin và đức mến; kiến thức này trải qua một cuộc thống hối sâu xa và đau buồn thực sự về tội lỗi của ḿnh; và kiến thức ấy đạt tới mối hiệp nhất với Chúa Kitô là nguồn của niềm hân hoan và của sự an b́nh, một mối hiệp nhất tràn đầy ánh sáng của việc Người hiện diện trong chúng ta. Đối với Symeon, cảm nghiệm về ân sủng thần linh như thế không phải là một tặng ân ngoại lệ đối với một số nhà thần bí mà là hoa trái của phép rửa nơi đời sống của mọi tín hữu hết ḷng dấn thân – một điểm cần suy niệm hỡi anh chị em thân mến!

 

Vị đan sĩ thánh thiện Đông phương này kêu gọi tất cả chúng ta hăy chú trọng tới đời sống thiêng liêng, đến sự hiện diện thầm kính của Thiên Chúa trong chúng ta, đến tính chất chân thực của lương tâm và tới việc thanh tẩy, tới việc hoán cải tâm can, nhờ đó Thánh Linh sẽ hiện diện trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta. Nếu chúng ta có lư để bận tâm về việc chăm sóc cho vấn đề phát triển thể lư th́ lại càng quan trọng hơn nữa trong việc đừng lơ là với vấn đề tăng trưởng nội tâm, một tăng trưởng ở chỗ hiểu biết về Thiên Chúa, hiểu biết thực sự, không phải chỉ từ sách vở, mà từ trong ḷng, và ở chỗ hiệp thông với Thiên Chúa, cảm thấy được ơn trợ giúp của Ngài ở mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.

 

Đó là những ǵ căn bản Symeon đă diễn tả khi ngài thật lại xảm nghiệm thần bí của ngài. Khi c̣n trẻ, trước khi vào đan việc, trong khi việc cầu nguyện lâu giờ tại nhà vào một đêm kia, khi kêu cầu Thiên Chúa giúp đỡ để  hống chọi với các chước cám dỗ, ngài đă thấy căn pḥng tràn đầy ánh sáng. Sau đó ngài đă gia nhập đan viện, ngài được đưa cho những sách thiêng liêng để tự hướng dẫn ḿnh, thế nhưng những cuốn sách này vẫn không mang lại cho ngài b́nh an như ḷng mong muốn. Ngài thuật lại rằng ngài đă cảm thấy ḿnh như là một con chim non đáng thương không cánh bay. Ngài đă khiêm tốn chấp nhận t́nh trạng này, không nổi loạn, thế rồi những thị kiến về ánh sáng bắt đầu gia tăng lần nữa. Muốn chắc chắn về tính chất đích thực của những thị kiến này,


Symeon đă trực tiếp xin với Chúa Kitô rằng: “Lạy Chúa, có thật chính Chúa đang ở đây hay chăng?” Ngài đă cảm thấy âm vang trong ḷng một đáp ứng khẳng định và hết sức an ủi. Sau này ngài đă viết: “Lạy Chúa, đó là lần đầu tiên Chúa đă cho rằng con là đứa con hoang đàng xứng đáng nghe được tiếng của Chúa”. Tuy nhiên, mạc khải này cũng không làm cho ngài được hoàn toàn an b́nh. Ngài thậm chí c̣n ngẫm nghĩ cảm nghiệm đó phải chăng không được coi là một ảo ảnh.

 

Sau hết, một ngày kia, một biến cố chính yếu đă xẩy ra cho cảm nghiệm thần bí của ngài. Ngài bắt đầu cảm thấy như “một người nghèo yêu mến anh em ḿnh” (ptochos philadelphos). Ngài đă thấy chung quanh ḿnh nhiều kẻ thù muốn đánh bẫy ngài và hăm hại ngài nhưng bất chấp ngài vẫn cảm thấy nơi ḿnh một động tác thiết tha yêu thương họ. Làm sao có thể giải thích được điều ấy? Dĩ nhiên t́nh yêu thương ấy không từ nào tự ngài mà có, nhưng xuất phát từ một nguồn mạch khác. Symeon đă hiểu được rằng nó xuất phát từ Chúa Kitô hiện diện nơi ngài và tất cả đă trở nên sáng tỏ với ngài: Ngài đă có một chứng cớ vững chắc: nguồn mạch của yêu thương ở nơi ngài đó là sự hiện diện của Chúa Kitô và khi có được nơi ḿnh một t́nh yêu vượt ra ngoài những ư hướng riêng tư là những ǵ chứng tỏ nguồn mạch yêu thương ở bên trong ḿnh. Như thế, một đàng chúng ta có thể nói rằng nếu không biết cởi mở một cách nào đó trước t́nh yêu th́ Chúa Kitô không tiến tới với chúng ta, thế nhưng, đàng khác, Chúa Kitô lại trở thành một nguồn mạch yêu thương và biến đổi chúng ta.

 

Các bạn thân mến, cảm nghiệm này là những ǵ rất quan trọng đối với chúng ta ngày nay trong việc t́m kiếm những qui chuẩn cho chúng ta biết rằng chúng ta có thực sự gần gũi với Thiên Chúa hay chăng, nếu Thiên Chúa hiện hữu và sống trong chúng ta. T́nh yêu của Thiên Chúa lớn lên trong chúng ta nếu chúng ta thực sự kết hiệp với Ngài trong nguyện cầu và trong việc lắng nghe lời Ngài, bằng việc cởi mở tâm can. Chỉ có t́nh yêu thần linh mới làm cho chúng ta mở ḷng ra với kẻ khác và làm cho chúng ta nhậy cảm với các nhu cầu của họ, làm cho chúng ta coi hết mọi người là anh chị em và kêu gọi chúng ta lấy yêu thương đáp trả hận thù, và lấy thứ tha đáp lại xúc phạm.

 

Suy nghĩ về h́nh ảnh Symeon Tân Thần Học Gia, chúng ta vẫn thấy một yếu tố nữa về tu đức học của ngài. Theo con đường sống khổ hạnh được ngài phác họa và thực hành th́ việc thiết tha chuyên chú và tập trung của người đan sĩ về cảm nghiệm nội tâm  đă mặc cho vị tiền bối tu đức của đời sống đan tu này một tấm vóc quan trọng. Chính con người Symeon trẻ trung, như đă nói, đă t́m được một vị linh hướng đă giúp ích nhiều cho ngài và được ngài hết sức qui mến, đến độ sau cái chết của vị linh hướng này, ngài cũng muốn tỏ ra tôn kính vị này cách công khai nữa.

 

Tôi muốn nói rằng việc mời gọi này tiếp tục là những ǵ c̣n giá trị đối với tất cả mọi người – linh mục, thành phần tận hiến và giáo dân – đặc biệt là giới trẻ – trong việc cần đến những lời khuyên dụ của một người cha thiêng liêng tốt lành, có khả năng hỗ trợ mỗi một người trong việc sâu xa biết ḿnh, và dẫn họ tới mối hiệp thông với Chúa, nhờ đó đời sống của con người càng ngày càng hợp với Phúc Âm. Chúng ta bao giờ cũng cần một hướng dẫn viên, một cuộc trao đổi, để đến với Chúa. Chúng ta không thể làm việc này chỉ bằng các cảm nghĩ của chúng ta thôi. Và đó cũng là ư nghĩa về tính chất giáo hội của đức tin chúng ta, của việc t́m kiếm vị hướng dẫn viên này.

 

Vậy, để đúc kết, chúng ta có thể tóm lại giáo huấn và cảm nghiệm thần bí của Symeon Tân Thần Học Gia như sau: Trong việc ngài liên lỉ t́m kiếm Thiên Chúa, cho dù trong những lúc khó khăn ngài gặp phải và bị phê b́nh chỉ trích, ngài cuối cùng vẫn được dẫn dắt bởi yêu thương. Ngài đă có thể sống một cách riêng tư và dạy cho các đan sĩ của ngài rằng cái thiết yếu đối với mọi người môn đệ của Chúa Giêsu đó là việc tăng trưởng trong yêu thương nhờ đó chúng ta lớn lên trong sự hiểu biết về chính Chúa Kitô, để có thể cùng với Thánh Phaolô nói rằng: “Không phải là tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2:20).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 16/9/2009