Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 21/10/2009 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

– Bài 92 về Thánh Bênađô ở Clairvaux

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay tôi muốn nói về Thánh Bênađô ở Clairvaux, vị được gọi là “giáo phụ cuối cùng” của Giáo Hội, v́ vào thế kỷ 12, ngài đă cải tiến một lần nữa và làm hiện tại hóa khoa đại thần học của các vị Giáo Phụ. Chúng ta không biết nhiều chi tiết về thời thơ trẻ của ngài. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng ngài được sinh ra vào năm 1090 ở Fontaines Pháp quốc, trong một gia đ́nh đông đảo trung lưu. Khi c̣n trẻ, ngài đă theo đuổi ngành học về kiến thức chung – nhất là về văn phạm, tài hùng biện và thuật biện chứng – ở học đường của những vị giáo sĩ thuộc nhà thờ Thánh Vorles ở Chatillon-sur-Seine, và ngài từ từ chín chắn đi đến quyết định sống đời tu tŕ.

 

Vào lúc khoảng 20 tuổi, ngài đă vào Ḍng Citeaux, một tổ chức đan tu mới, uyển chuyển hơn những đan việc cổ khả kính trong thời ấy, và đồng thời lại nghiêm ngặt hơn trong việc thực hành các lời khuyên phúc âm. Mấy năm sau đó, năm 1115, Thánh Bênađô được Thánh Stephen Harding là vị đan viện phụ thứ ba của Ḍng Citeaux mời gọi thành lập đan viện ở Clairvaux. Ở đây, vị đan viện phụ trẻ trung – mới 25 tuổi đầu – đă có thể tinh luyện quan niệm của ngài về đời sống đan tu, và cương quyết mang ra thực hành. Nh́n vào kỷ luật của các đan viện khác, Thánh Bênađô nhất quyết cải tạo nhu cầu cho một đời sống điềm đạm và chừng mực, ở bàn ăn cũng như y phục và nhà cửa của đan viện, khuyến khích việc nâng đỡ và chăm sóc cho người nghèo. Trong khi ấy, cộng đồng ở Claivaux này càng trở nên đông đảo và lan rộng cơ sở của ḿnh.

 

Trong những năm ấy, trước năm 1130, Thánh Bênađô tiếp tục trao đổi rất nhiều thư từ với nhiều người,  với cả thành phần quan trọng cũng như b́nh dân trong xă hội. Ngoài thư từ dồi dào trong giai đoạn này c̣n phải thêm nhiều bài giảng cũng như những câu nói và các luận đề. Đặc biệt nhất vào lúc bấy giờ là t́nh bạn của Thánh Bênađô với vị đan viện phụ Thánh Thierry là William, cũng như với William ở Champeaux, trong số những nhân vật quan trọng nhất trong thế kỷ 12.

 

Từ năm 1130 trở đi, ngài bắt đầu quan tâm tới không ít những vấn đề trầm trọng của Ṭa Thánh và của Giáo Hội. V́ lư do này, ngài đă phải ra khỏi đan viện của ḿnh thường xuyên hơn bao giờ hết, và đôi khi ngoài cả Pháp quốc. Ngài đă thành lập một số tu viện cho nữ giới, và là người chính yếu tương xứng một cách sống động với vị Khả Kính Phêrô, đan viện phụ ở Cluny là vị tôi đă nói tới ở Thứ Tư vừa rồi.

 

Ngài đă viết những bản văn tranh luận nhất là với Abelard, một nhà đại tư tưởng bắt đầu một đường lối mới thực hiện thần học, bằng cách đưa ra nhất là phương pháp triết lư biện chứng để kiến tạo tư tưởng thần học. Thánh Bênađô cũng chống lại lạc giáo Cathars, thành phần coi thường vật chất và thân thể con người, bởi thế coi thường Đấng Hóa Công. Cũng thế, ngài cảm thấy có nhiệm vụ bênh vực người Do Thái, lên án cuộc nổi dạy tràn lan hơn bao giờ hết trào lưu bài do Thái. Về khía cạnh cuối cùng này nơi cuộc động tông đồ của ngài, khoảng 10 năm sau, tôn sư Ephraim ở Bonn, đă sâu xa tỏ ḷng trọng kính Thánh Bênađô. Cũng trong giai đoạn này, vị đan viện phụ thánh hảo này đă viết những tác phẩm nổi tiếng nhất của ḿnh, chẳng hạn như những Bài Giảng lừng danh về cuốn Diễm T́nh Ca.

 

Vào những năm cuối đời của ḿnh – ngài qua đời vào năm 1153 – Thánh Bênađô hạn chế các cuộc hành tŕnh của ḿnh, tuy nhiên vẫn không bỏ hẳn. Ngài đă lợi dụng thời giờ để coi lại lần cuối toàn thể các thư từ, bài giảng và tiểu luận của ngài.

 

(tiếp)

 

Đáng được đề tới đó là một cuốn sách hết sức đặc biệt, cuốn sách ngài đă hoàn thành vào chính giai đoạn này, vào năm 1145, khi mà một trong những đồ đệ của ngài là Bernard Pignatelli, được chọn làm Giáo Hoàng, lấy tên là Eugene III. Trong trường hợp này, Thánh Bênađô, với vai tṛ là cha linh hường, đă viết cho người con thiêng liêng này của ḿnh bản văn “De Consideratione”, một bản văn chất chứa những giáo huấn về cách thức trở thành một vị giáo hoàng tốt lành. Trong cuốn sách này, một cuốn sách vẫn thích hợp ccho các vị giáo hoàng ở mọi thời đại, Thánh Bênađô không những nói đến những ǵ để trở thành một vị giáo hoàng tốt lành mà c̣n bày tỏ một nhăn quan sâu xa về mầu nhiệm Giáo Hội và mầu nhiệm Chúa Kitô, một nhăn quan cuối cùng đi tới chỗ chiêm ngưỡng mầu nhiệm của Vị Thiên Chúa Ba Ngôi và Duy Nhất. Vị đan viện phụ thánh thiện này viết: “Đức Thánh Cha một lần nữa phải tiếp tục t́m kiếm vị Thiên Chúa này, Đấng chưa được t́m kiếm cho đầy đủ, nhưng có lẽ Ngài có thể được t́m kiếm tốt đẹp hơn và t́m thấy một cách dễ dàng hơn bằng việc cầu nguyện hơn là bàn luận. Chúng ta chấm dứt cuốn sách này ở đây nhưng không phải chấm dứt việc t́m kiếm Thiên Chúa” (XIV, 32: PL 182, 808), việc tiến đến với Thiên Chúa.

 

Giờ đây tôi muốn chia sẻ về hai khía cạnh then chốt nơi tín lư phong phú của THA!NH Bênađô: hai khía cạnh này liên quan tới Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria Rất Thánh là Mẹ của Người. Mối quan tâm của ngài về việc tham dự sâu xa và sống động của Kitô hữu vào t́nh yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô không cống hiến những hướng dẫn mới nơi vị thế khoa học của khoa thần học. Thế nhưng, một cách quyết liệt hơn nữa, vị đan viện phụ ở Clairvaux này đă đồng hóa thần học gia với chiêm niệm gia và thần bí gia. Chí có Chúa Giêsu – Thánh Bênađô nhấn mạnh trước luận điệu luận chứng phức tạp trong thời đại của ngài – chỉ có Chúa Giêsu là “mật ong cho miệng lưỡi, bài ca cho tai nghe, niềm vui cho cơi ḷng (mel in ore, in aure melos, in corde iubilum).” Thật vậy, từ đó theo truyền thống ngài mới có danh xưng là Tiến Sĩ Chảy Mật: thật vậy, việc ngài ca ngợi Chúa Giêsu Kitô “tuôn ra như mật”.

 

Trong những trận chiến suy yếu giữa thành phần duy danh chủ nghĩa và thành phần duy thực chủ nghĩa – hai trào lưu triết học thời ấy – vị đan viện phụ Claivaux này không ngừng lập lại rằng chỉ có một tên duy nhất đáng kể đó là Chúa Giêsu Nazarét. Ngài thú nhận rằng: “Khô khan là tất cả lương thực của linh hồn nếu nó không được tưới dội bằng dầu này; nhạt nhẽo nếu nó không được ướp muối. Tất cả những ǵ được viết ra sẽ chẳng có mùi vị ǵ đối với tôi, nếu tôi không đọc thấy Chúa Giêsu”. Và ngài kết luận: “Khi các bạn bàn luận hay nói năng, đối với tôi chẳng có hương vị ǵ, nếu tôi không nghe thấy âm vang tên của Chúa Giêsu” (Sermones in Cantica Canticorum XV, 6: PL 183,847).

 

Thật vậy, đối với Thánh Bênađô, kiến thức đích thực về Thiên Chúa là ở chỗ cảm nghiệm sâu xa của bản thân về Chúa Giêsu Kitô và về t́nh yêu của Người. Anh chị em thân mến, điều này là những ǵ chân thực đối với hết mọi Kitô hữu: “Đức Tin trước hết là một cuộc gặp gỡ tư riêng và sâu xa với Chúa Giêsu, và cảm nghiệm được việc gần gũi của Người, t́nh bạn của Người, t́nh yêu của Người; chỉ có thế người ta mới học biết Người hơn bao giờ hết, và yêu mến cùng theo chân Người hơn bao giờ hết. Chớ ǵ điều này cũng xẩy ra cho mỗi người trong chúng ta”.

 

Trong một bài giảng nổi tiếng khác vào ngày Chúa Nhật giữa Tuần Bát Nhật Mông Triệu, vị đan viện phụ thánh này đă diễn tả bằng những từ ngữ đầy cảm xúc việc tham dự sâu xa của Mẹ Maria vào hy tế cứu chuộc của Người Con. Ngài than lên rằng: “Ôi Mẹ thánh hảo, một lưỡi gươm đă thực sự thâu qua hồn Mẹ!... V́ mức độ mănh liệt của nỗi đau thâu qua hồn Mẹ như thế chúng con mới có lư để coi Mẹ c̣n hơn là một vị tử đạo, v́ việc tham dự của Mẹ vào Cuộc Khổ Nạn của Người Con vượt xa quá mức cường độ khổ đau về thể lư của cuộc tử đạo” (14: PL 183, 437-438).

 

Thánh Bênađô tin chắc là “per Mariam ad Jesum”, qua Mẹ Maria chúng ta được dẫn đến với Chúa Giêsu. Ngài minh nhiên chứng thực về việc Mẹ Maria phụ thuộc vào Chúa Giêsu, theo những nguyên tắc của khoa Thánh Mẫu học truyền thống. Thế nhưng phần thân của bài giảng này cũng trưng dẫn vị thế đặc biệt của Vị Trinh Nữ này trong công cuộc cứu độ, liên quan tới chính việc tham dự chuyên nhất của Người Mẹ (compassio) vào hy tế của Người Con. Không hẹn mà ḥ, sau khi Thánh Bênađô qua đời một thế kỷ rưỡi, Dante Alighieri, trong đoạn cuối cùng của vở Hài Kịch Thần Linh, đă đặt vào môi miệng của vị “Tiến Sĩ Chảy Mật” này lời cầu nguyện cùng Mẹ Maria rằng: “Hỡi Trinh Nữ Maria, nữ tử của Con Mẹ,/ khiêm hạ mà cao cả hơn là một thụ tạo,/ đích điểm ấn định của huấn ngôn vĩnh cửu, ...” (Paradiso 33, vv. 1ss.).

 

Những chia sẻ này, mang tích chất của một con người phải ḷng Chúa Giêsu và Mẹ Maria như Thánh Bênađô, thật sự ngày nay làm bừng nóng chẳng những các thần học gia mà c̣n tất cả các tín hữu nữa. Có những lúc xẩy ra việc nỗ lực giải quyết các vấn đề căn bản về Thiên Chúa, về con người và về thế giới bằng duy khả năng của lư trí. Thế nhưng, Thánh Bênađô, căn cứ một cách chắc chắc trên Thánh Kinh cũng như trên các vị Giáo Phụ của Giáo Hội, nhắc nhở chúng ta rằng nếu không có đức tin sâu xa vào Thiên Chúa được nuôi dưỡng bằng việc cầu nguyện và chiêm niệm, bằng mối liên hệ sâu xa với Chúa, th́ việc chia sẻ về những mầu nhiệm thần linh của chúng ta có nguy trở trở thành một thứ thực hành phù phiếm về tri thức và mất đi tính cách khả tín của các mầu nhiệm này. Thần học đưa chúng ta về lại với “khoa học của các thánh nhân”, với những trực giác của các vị về những mầu nhiệm của Vị Thiên Chúa hăèg sống, về với đức khôn ngoan của các vị là một tặng ân của Thánh Linh, một đức khôn ngoan trở thành điểm qui chiếu cho suy tư thần học.

 

Cùng với Thánh Bênađô ở Claivaux, cả chúng ta nữa cũng phải nh́n nhận rằng con người t́m kiếm Thiên Chúa một cách tốt đẹp hơn và t́m thấy Ngài một cách dễ dàng hơn “bằng việc cầu nguyện hơn là bàn luận”. Sau hết, h́nh ảnh đúng nhất về thần học gia này và về hết mọi nhà truyến bá phúc âm hóa đó là h́nh ảnh về Tông Đồ Gioan, vị ngă đầu ḿnh vào ngực của Thày.

 

Tôi xin kết thúc những chia sẻ này về Thánh Bênađô bằng những lời kêu lên với Mẹ Maria chúng ta đọc thấy nơi một trong những bài giảng tuyệt vời của ngài. Ngài nói: “khi hiểm nguy, sầu khổ, bất an, hăy nghĩ đến Mẹ Maria, hăy kêu lên Mẹ Maria. Chớ ǵ Mẹ Maria đừng bao giờ xa rời môi miệng của bạn, cơi ḷng của bạn; có thế, bạn mới có thể đạt được sự trợ giúp bởi lời Mẹ nguyện cầu, đừng bao giờ quên gương sống của Mẹ. Nếu ban theo Mẹ, bạn không thể lạc bước; nếu bạn cầu cùng Mẹ, bạn không thể nào thất vọng; nếu bạn nghĩ về Mẹ, bạn sẽ không thể nào lầm lẫn. Nếu Mẹ nâng đỡ bạn, bạn không thể sa ngă; nếu Mẹ bảo vệ bạn, bạn không sợ hăi ǵ; nếu Mẹ hướng dẫn bạn, bạn đừng mỏi mệt; nếu Mẹ đồng hành với bạn, bạn sẽ tiến đến đích điểm...”  (Hom. II super "Missus est," 17: PL 183, 70-71).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 21/10/2009