|
|
ĐTC Biển Đức XVI: Triều
Kiến Chung Thứ Tư 20/5/2009 Chia Sẻ Cảm Nhận về Chuyến Tông Du Thánh
Địa
Anh chị em thân mến,
Hôm nay tôi dừng lại để nói về chuyến tông du tôi vừa thực hiện
8-15/5/2009 ở Thánh Địa, một chuyến tông du tôi không ngừng tạ ơn
Chúa, v́ đó là một tặng ân lớn lao đối với Vị Thừa Kế Thánh Phêrô
cũng như đối với toàn thể Giáo Hội. Một lần nữa tôi muốn bày tỏ niềm
tri ân chân thành của tôi với Đức Thượng Phụ Foual Twal, với các vị
giám mục thuộc các nghi lễ khác nhau, các linh mục và tu sĩ Ḍng
Phanxicô Bảo Quản Thánh Địa. Tôi xin cám ơn quốc vương và nữ hoàng
nước Jordan, tổng thống Do Thái và tổng thống Thẩm Quyền Palestine,
cùng với chính quyền của các vị. Tất cả các vị thẩm quyền, và tất cả
những ai cộng tác bằng những cách thức khác nhau cho việc sửa soạn
và thành đạt của chuyến viếng thăm này. Trước hết nó là một cuộc
hành hương, thậm chí c̣n hơn thế nữa, một cuộc đệ nhất hành hương
tới nguồn mạch của đức tin. Nó đồng thời cũng là một cuộc thăm viếng
mục vụ Giáo Hội đang sống ở Thánh Địa: một cộng đồng có một tầm vóc
quan trọng đặc biệt, v́ nó tiêu biểu cho một sự hiện diện sống động
ở đó, nơi Giáo Hội thấy được gốc nguồn của ḿnh.
Giai đoạn đầu tiên, từ 8 đến 11/5, là nước Jordan, nơi có hai nơi
thánh chính là Núi Nebo, địa điểm Moisen đă nh́n thấy Đất Hứa và
chết ở đó mà không được vào đấy, rồi đến Bethany “bên kia sông
Jordan”, địa điểm mà theo Phúc Âm Thứ Tư, Thánh Gioan thoạt tiên đă
làm phép rửa. Việc tưởng niệm Moisen trên Núi Nebo là một địa điểm
có một ư nghĩa tiêu biểu mạnh mẽ: nó nói về thân phận của chúng ta
như là những con người hành hương giữa “cái đă” và “cái chưa”, giữa
một lời hứa hẹn rất cao cả và tuyệt vời nâng đỡ chúng ta tiến bước
và những ǵ là viên trọn ngoài tầm tay chúng ta và thế giới này.
Giáo Hội tự bản chất sống ‘tính chất cánh chung’ và t́nh trạng cánh
chung này như một cuộc ‘hành tŕnh’: Giáo Hội đă được liên kết với
Chúa Kitô là phu quân của ḿnh rồi, thế nhưng chỉ mới bắt đầu hương
vị tiệc cưới mà thôi, trong niềm trông đợi việc Người trở lại trong
vinh quang vào ngày cùng tháng tận (cf. “Ánh Sáng Muôn Dân”, 48-50).
Ở Bethany, tôi hân hoan làm phép những viên đá đầu tiên cho hai ngôi
thánh đường sẽ được xây cất ở địa điểm Thánh Gioan làm phép rửa. Sự
kiện này là dấu hiệu cho thấy sự cởi mở và tôn trọng của Vương Quốc
Hashemite đối với quyền tự do tôn giáo và truyền thống Kitô giáo, và
điều này hết sức đáng tri ân. Tôi đă bày tỏ niềm tri ân chính đáng
này, cùng với niềm trọng kính sâu xa đối với cộng đồng Hồi giáo, đối
với các vị lănh đạo tôn giáo, đối với ngoại giao đoàn và các vị viện
trưởng đại học đường, qui tụ lại ở Đền thờ Al-Hussein bin-Talal,
được xây bởi Vua Abdullah II để tưởng nhớ cha ḿnh là vị Quốc Vương
danh tiếng Hussein, vị đă đón tiếp Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong
chuyến hành hương lịch sử của ngài năm 1964. Quan trọng biết bao
việc tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo chung sống an b́nh bằng ḷng tương
kính! Tạ ơn Chúa và nhờ việc dấn thân của chính quyền ấy mà điều này
đang xẩy ra ở Jordan. Tôi đă cầu nguyện rất nhiều ở các nơi khác
cũng thế nữa, trước hết là các Kitô hữu đang sống trong một hạn
cảnh khó khăn ở Iraq.
Một cộng đồng Kitô giáo quan trọng đang sống ở Jordan, một cộng đồng
vẫn phát triển với những người tị nạn Palestine và Iraq. Sự hiện
diện của họ là một sự hiện diện quan trọng và quí hóa trong xă hội
v́ những hoạt động giáo dục và xă hội của họ, chú ư tới con người,
bất kể chủng tộc và tôn giáo. Một gương mẫu tuyệt vời là trung tâm
phục hồi Nữ Vương Ḥa B́nh ở Amman, một trung tâm đón nhận nhiều
người tật nguyền. Trong cuộc viếng thăm họ, tôi đă cống hiến cho họ
những lời lẽ hy vọng, thế nhưng tôi cũng lănh nhận lại giống như
vậy, nơi chứng từ được kiên cường trước khổ đau của con người và khả
năng chia sẻ.
Là một dấu hiệu của việc Giáo Hội dấn thân trong lănh vực văn hóa,
tôi cũng làm phép viên đá đầu tiên cho Đại Học Đường Madaba của Ṭa
Thượng Phụ Latinh ở Giêrusalem. Tôi cảm thấy hết sức vui mừng về
khởi điểm của cơ cấu khoa học và văn hóa mới này, v́ nó biểu lộ một
cách tỏ tường là Giáo Hội cổ vơ việc t́m kiếm chân lư và công ích
cũng như cống hiến một môi trường cởi mở có phẩm chất cao cho những
ai muốn dấn thân vào việc t́m kiếm này, một điều kiện bất khả thiếu
cho một cuộc đối thoại đích thực và hiệu quả giữa các nền văn minh.
Cũng ở Amman đă diễn ra hai cuộc cử hành phụng vụ long trọng, đó là
giờ kinh tối ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Goerge Lễ Nghi Melkite
Hy Lạp và Thánh Lễ ở Vận Động Trường Quốc Tế là biến cố khiến chúng
tôi có thể cùng nhau nếm hưởng vẻ đẹp của việc cùng nhau qui tụ lại
như thành phần Dân Chúa lữ hành, được phong phú hóa bởi những truyền
thống khác nhau và liên kết trong một đức tin duy nhất.
Sau khi rời Jordan, vào trưa Thứ Hai ngày 11, tôi đă đến Israel, nơi
mà ngay từ đầu tôi đă đích thân cho thâá ḿnh là một người hành
hương đức tin, ở mảnh đất Chúa Giêsu đă hạ giáng, đă sinh sống, chết
đi và phục sinh, và đồng thời, như là một người hành hương ḥa b́nh
để nài xin Chúa để nơi Ngài đă ḥa thân làm người đó tất cả mọi con
người được sống như con cái của Ngài nghĩa là như huynh đệ.
Khía cạnh thứ hai này nơi chuyến đi của tôi được thể hiện rơ ràng
trong những cuộc gặp gỡ với các vị thẩm quyền dân sự: nơi cuộc viếng
thăm tổng thống Israel và tổng thống Thẩm Quyền Palestine. Ở mảnh
đất được Thiên Chúa chúc phúc này, đôi khi dường như nó không thể
nào thoát khỏi cơn lốc bạo lực. Thế nhưng không ǵ lại bất khả đối
với Thiên Chúa cũng như với những ai tin tưởng nơi Ngài! V́ thế niềm
tin tưởng vào Vị Thiên Chúa duy nhất, công chính và nhân hậu, vị
Thiên Chúa là nguồn mạch quí báu nhất của những dân tộc này, cần
phải sáng tỏ cái kho tàng của ḷng trọng kính, ḥa giải và hợp tác
của ḿnh. Tôi đă bày tỏ ước muốn ấy nơi cuộc viếng thăm vị đại giáo
trưởng và các vị lănh đạo cộng đồng Hồi giáo ở Giêrusalem, cũng như
vị đại tôn sư của Israel, và trong cuộc gặp gỡ các tổ chức dấn thân
cho việc đối thoại liên tôn, và cả trong cuộc gặp gỡ với các vị lănh
đạo tôn giáo ở Galilêa.
Giêrusalem là giao điểm cho 3 đại tôn giáo độc thần, và chính danh
xưng của nó – ‘thành đô ḥa b́nh’ – là những ǵ nói lên ư định của
Thiên Chúa cho nhân loại, đó là làm cho nhân loại trở thành một đại
gia đ́nh. Dự án này, một dự án đă được loan báo cho Abraham biết,
hoàn toàn được nên trọn nơi Chúa Giêsu Kitô, Đấng được Thánh Phaolô
gọi là “ḥa b́nh của chúng ta”, v́ Người đă phá đổ bức tường hận thù
bằng sức mạnh của Hy Tế Người (cf. Eph 2:140. Bởi thế, tất cả mọi
tín hữu cần phải loại bỏ đi những thành kiến và ư muốn thống trị và
thực hành một cách ḥa hợp giới răn nền tảng này đó là yêu mến Thiên
Chúa hết ḿnh và yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh.
Chính giới luật này mà người Do Thái, Kitô hữu và Hồi hữu được kêu
gọi để làm chứng, để tôn vinh bằng những việc làm Vị Thiên Chúa mà
họ nguyện cầu bằng môi miệng. Và đó chính là những ǵ tôi đă ấp ủ
trong ḷng, trong lời cầu nguyện, trong việc viếng thăm Giêrusalem,
thăm Bức Tường Phía Tây – hay Bức Tường Than Khóc – và Ṿm Đá, những
nơi tiêu biểu tương hợp cho Do Thái giáo và Hồi giáo. Một giây phút
hết sức gợi nhớ nữa đó là cuộc viếng thăm Đài Tưởng Niệm Yad Vashem
là nơi được xây cất lên ở Giêrusalem để tôn kính những nạn nhân
Shoah. Ở đó chúng tôi đă thinh lặng, nguyện cầu và suy niệm về mầu
nhiệm của một thứ ‘danh xưng’: Hết mọi người đều linh thánh và danh
xưng của họ được ghi khắn trong tâm can của vị Thiên Chúa Hằng Sống.
Thảm cảnh kinh hoàng Shoah là những ǵ không bao giờ được lăng quên!
Nó luôn phải ở trong tâm trí chúng ta như là một răn bảo phổ quát về
việc tôn trọng linh thánh đối với sự sống bao giờ cũng có một giá
trị vô cùng của con người.
Như tôi đă đề cập, chuyến đi của tôi có mục đích ưu tiên là viếng
thăm các cộng đồng Công giáo ở Thánh Địa, và điều này đă xẩy ra vào
những lúc khác nhau, ở Giêrusalem, ở Bêlem và ở Nazarét. Ở Nhà Tiệc
Ly, bằng tâm tưởng của chúng ta nghĩ tới Chúa Kitô đă rửa chân cho
các tông đồ và thiết lập Bí Tích Thánh Thể, cũng như tặng ân Thánh
Linh được ban cho Giáo Hội vào ngày Lễ Ngũ Tuần, tôi đă gặp gỡ trong
những người khác là những bảo quản viên Thánh Địa, và suy niệm về ơn
gọi nên một của chúng ta, ơn gọi làm nên một thân thể duy nhất và
một tinh thần duy nhất, ơn gọi biến đổi thế giới bằng quyền năng
hiền lành của t́nh yêu thương. Đây là một ơn gọi thật sự đang phải
trải qua đầy những khó khăn ở Thánh Địa, và v́ thế, với trái tim của
Chúa Kitô, tôi đă lập lại cùng anh em giám mục của tôi những lời của
chính Người: “Hỡi đàn nhỏ, đừng sợ hăi nữa, v́ Cha muốn ban cho các
con nước trời” (Lk 12:32). Sau đó tôi vắn tắt chào hỏi các tu sĩ nam
nữ sống đời chiêm niệm, cám ơn họ về việc phục vụ bằng lời nguyện
cầu của ḿnh họ đang cống hiến cho Giáo Hội cũng như cho lư tưởng
ḥa b́nh.
Nhất là những buổi cử hành Thánh Thể là giây phút tột đỉnh của mối
hiệp thông với tín hữu Công giáo. Ở Thung Lũng Josaphat tại
Giêrusalem, chúng tôi đă suy niệm về cuộc phục sinh của Chúa Kitô
như là một năng lực của niềm hy vọng và ḥa b́nh cho thành phố này
cũng như toàn thế giới. Ở Bêlem, vùng Lănh Thổ Palestine, Thánh Lễ
đă được cử hành trước Đền Thờ Giáng Sinh, với sự tham dự của tín hữu
ở Gaza, những người tôi đă hân hoan đích thân an ủi, trấn an họ bằng
việc gần gũi của tôi. Bêlem, nơi âm vang bài thánh thiên ca ḥa b́nh
cho con người, là biểu hiệu cho khoảng cách đang tiếp tục tách biệt
chúng ta khỏi việc nên trọn của lời loan báo ḥa b́nh ấy, ở chỗ bất
an, cô lập, bất ổn, nghèo khổ. Tất cả những điều ấy đă khiến cho
nhiều Kitô hữu rời bỏ nơi ấy.
Thế nhưng Giáo Hội tiếp tục dấn thân, được nâng đỡ bởi năng lực đức
tin và làm chứng cho t́nh yêu thương của ḿnh bằng những hoạt động
cụ thể trong việc phục vụ anh chị em ḿnh, chẳng hạn như Bệnh Viện
Nhi Đồng Bác Ái ở Bêlem, một bệnh viện được hỗ trợ bởi các giáo phận
ở Đức và Thụy Sĩ, cùng với hoạt động nhân đạo ở các trại tị nạn. Ở
trại tị nạn tôi đến viếng thăm, tôi đă có thể trấn an các gia đ́nh
đang cư ngụ ở đó về sự gần gũi và phấn khích của Giáo Hội hoàn vũ,
kêu gọi tất cả hăy t́m kiếm ḥa b́nh một cách bất bạo động, theo
gương Thánh Phanxicô Assisi.
Thánh Lễ thứ ba và Thánh Lễ cuối cùng tôi đă cử hành hôm Thứ Năm ở
Nazarét, thành phố của Thánh Gia. Chúng tôi đă cầu nguyện cho các
gia đ́nh để họ tái nhận thức vẻ đẹp của hôn nhân và đời sống gia
đ́nh, giá trị của linh đạo và việc giáo dục tại gia, và chú trọng
tới trẻ em là thành phần có quyền lớn lên trong an b́nh và thanh
nhàn. Cũng thế, chúng tôi đă tuyên xưng đức tin của chúng tôi bằng
quyền năng sáng tạo và biến đổi của Thiên Chúa. Ở nơi Lời đă hóa
thành nhục thể trong ḷng Trinh Nữ Maria này vọt lên một gịng suối
hy vọng và hân hoan bất tận, một gịng suối không thôi phấn khích
tâm can của Giáo Hội đang lữ hành trong gịng lịch sử.
Cuộc hành hương của tôi kết thúc hôm Thứ Sáu vừa rồi bằng việc viếng
thăm Mồ Thánh với hai cuộc gặp gỡ đại kết quan trọng ở Giêrusalem:
với Ṭa Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp, nơi tất cả mọi đại diện giáo
hội ở Thánh Địa qui tụ lại, và sau cùng ở Thánh Đường Giáo Phụ Tông
Truyền Armenia.
Thật là một niềm vui được đi lại tất cả cuộc hành tŕnh tôi đă có
thể thực hiện để thực sự làm trọn bằng dấu hiệu phục sinh của Chuía
Kitô, đó là bất chấp những thăng trầm qua các thế kỷ đă ghi dấu vết
các nơi thánh này, bất chấp chiến tranh, tàn phá và bất hạnh thay
những cuộc xung đột giữa các Kitô hữu, Giáo Hội vẫn tiếp tục sứ vụ
của ḿnh, vẫn chuyển bước theo tác động Thần Linh của Chúa Kitô Phục
Sinh.
Giáo Hội đang ở trên con đường tiến đến chỗ trọn vẹn hiệp nhất để
thế giới tin vào t́nh yêu của Thiên Chúa và cảm nghiệm thấy niềm vui
của ḥa b́nh Người ban. Qú ở Canvê và tại Mồ Thánh, tôi đă nài xin
sức mạnh của t́nh yêu xuất phát từ mầu nhiệm Vượt Qua, một năng lực
duy nhất có thể canh tân con người và hướng dẫn lịch sử cùng vũ trụ
hướng đến cùng đích của ḿnh. Tôi cũng xin anh chị em cầu nguyện cho
mục tiêu này, khi chúng ta sửa soạn sống Lễ Thăng Thiên là lễ chúng
ta sẽ cử hành vào ngày mai ở Vatican. Xin cám ơn anh chị em đă lắng
nghe.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit
phổ biến ngày
20/5/2009
|
|
|
|