Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 18/11/2009 – Loạt Bài Giáo Lư Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền – Bài 96 về

 

Những Vương Cung Thánh Đường ở Âu Châu

 

 

 

Anh chị em thân mến,

 

Trong các buổi giáo lư gần đây, tôi đă tŕnh bày về một số khía cạnh của khoa thần học Thời Trung Cổ. Tuy nhiên, đức tin Kitô giáo, được sâu xa bắt nguồn nơi những con người nam nữ ở các thế kỷ ấy, không phải chỉ làm phát xuất ra những kiệt tác về văn chương thần học, về tư tưởng và về đức tin. Đức tin này cũng tác động một trong những sáng tạo nghệ thuật cao quí nhất của nền văn minh hoàn vũ, đó là các vương cung thánh đường, vinh quang thực sự của Thời Trung Cổ Kitô giáo. Thật vậy, gần 3 thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ 11, Âu Châu đă chứng kiến thấy một nhiệt huyết đặc biệt về nghệ thuật.  Một biên niên kư viên xưa đă diễn tả nhiệt t́nh và kỹ nghệ của thời gian đó như thế này: “Chuyện xẩy ra là cả thế giới, nhất là ở Ư và Gaul, các nhà thờ bắt đầu được kiến trúc lên, mặc dù nhiều nhà thờ, vẫn c̣n tốt, không cần đến việc phục hưng này. Nó như thể tranh đua giữa làng này với làng kia; nó như thể thế giới muốn cởi bỏ những thứ giẻ rách cũ kỹ của ḿnh để mặc lấy bộ y phục trắng là những ngôi nhà thờ mới vậy. Tóm lại, hầu hết tất cả mọi ngôi vương cung thánh đường, rất nhiều những nhà thờ đan viện, thậm chí cả những nhà nguyện ở làng quê, bấy giờ được tín hữu phục hưng” (Rodolfo el Glabro, Historiarum 3,4).

 

Có một vài yếu tố đă góp phần vào sự kiện tái sinh ngành kiến trúc về tôn giáo này. Trước hết là những điều kiện lịch sử thuận lợi hơn, chẳng hạn như t́nh trạng an ninh về chính trị đạt được bởi một sự gia tăng liên lỉ về dân số cùng với việc phát triển gia tăng của các thành phố, của việc trao đổi và của t́nh trạng giầu thịnh. Ngoài ra, ngành kiến trúc càng đạt được những giải quyết tỉ mỉ về kỹ thuật hơn nữa để gia tăng chiều kích của những dinh thự, đồng thời bảo đảm sự vững chắc và uy nghi của chúng. Tuy nhiên, chính nhờ ḷng sốt sắng và nhiệt t́nh thiêng liêng của trào lưu đan tu bấy giờ đang hết cỡ triển nở mà các thánh đường của đan viện được cất lên để xứng đáng long trọng cử hành phụng vụ, nhờ đó tín hữu có thể sống trong nguyện cầu, khi được thu hút bởi việc tôn kính những hài tích của các vị thánh, đối tượng của vô vàn các cuộc hành hương. Bởi thế, các ngôi thánh đường và vương cung thánh đường kiến trúc theo kiểu Roma đă xuất hiện, với đặc tính triển khai theo chiều dọc những gian giữa của thánh đường để chứa được nhiều tín hữu; những ngôi nhà thờ rất vững chắc, với tường day, ṿm đá cùng với những đường nét đơn giản và thiết yếu.

 

Một thứ mới mẻ được tiêu biểu nơi việc nhập cuộc của ngành điêu khắc. Như những ngôi thánh đường kiểu Roma đă là nơi cầu nguyện của đan viện và việc tôn thờ của tín hữu, các điêu khắc gia, chẳng những quan tâm tới vấn đề tuyệt hảo về kỹ thuật, trước hết đă lưu ư tới mục đích giáo huấn nữa. Cần phải khơi lên trong các tâm hồn những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm t́nh có thể phấn khích họ thoát ly t́nh trạng đồi trụy và sự dữ để thực hành nhân đức, thiện hảo – đề tài luôn tái tấu này là những ǵ tiêu biểu cho Chúa Kitô là Quan Án Hoàn Cầu, được vây quanh bởi những nhân vật của mạc khải. Nói chung, chính những tiền đường kiểu kiến trúc Rôma cống hiến cái tiêu biểu này, để nhấn mạnh rằng Chúa Kitô là cửa dẫn vào thiên đàng. Tín hữu, khi bằng qua ngưỡng cửa của ngôi nhà thánh, đă tiến vào một thời gian và không gian khác với thời không của cuộc sống hằng ngày. Bên kia cửa chính của ngôi nhà thờ, các tín hữu ở trong Chúa Kitô chủ tể, chính trực và nhân hậu có thể – các nghệ sĩ hy vọng – ngưỡng vọng hạnh phúc trường sinh nơi việc cử hành phụng vụ cũng như nơi các tác động đạo đức được thi hành trong ngôi nhà linh thánh ấy.

 

(tiếp)

 

Trong các thế kỷ 12 và 13, bắt đầu ở miền bắc Pháp quốc, một loại kiến trúc khác lan tràn trong ngành kiến trúc các ngôi dinh thực linh thánh, đó là kiểu Gothic. Kiểu kiến trúc này có hai đặc tính mới so với kiểu kiến trúc Rôma: đó là nét xuyên dọc và độ tinh sáng. Các ngôi vương cung thánh đường kiểu Gothic cho thấy một tổng hợp giữa đức tin và nghệ thuật được thể hiện một cách hài ḥa bằng thứ ngôn ngữ phổ quát và lôi cuốn của vẻ đẹp, những ǵ ngày nay vẫn c̣n gây ngỡ ngàng. Nhờ sự nhập cuộc của những cái ṿm nhọn, những cái ṿm được chống đỡ bởi những cột to bự, những ngôi thánh đường này mới có thể vươn lên cao đáng kể. Nét xuyên suốt vươn lên cao cả là một lời mời gọi hăy cầu nguyện và đồng thời là một lời cầu nguyện. Vương cung thánh đường kiểu Gothic như thế muốn chuyển thành những đường nét kiến trúc của họ các linh hồn đang khao khát Thiên Chúa. Ngoài ra, bằng những giải quyết mới về kỹ thuật, những bức tường vành đai có thể được thấm nhập và điểm tô bằng những cửa sổ kính mầu mè. Nói cách khác, những cửa sổ này được biến đổi thành những h́nh ảnh rất rạng ngời, rất thích hợp với việc hướng dẫn dân cúng về đức tin. Nơi những cửa sổ ấy – từng cảnh một – xuất hiện đời sống của một vị thánh, một dụ ngôn hay những biến cố thánh kinh khác. Từ những cửa số mầu mè ấy phát tỏa ánh sáng chiếu xuống trên tín hữu để thuật cho họ về lịch sử ơn cứu độ và bao gồm họ vào lịch sử này.

 

Các ngôi vương cung thánh đường kiểu Gothic c̣n tạo nên được một công lao nữa, ở sự kiện đó là, cộng đồng Kitô hữu và dân sự đă tham dự vào việc kiến trúc và trang hoàng của ḿnh một cách khác nhau nhưng điều hợp; thành phần nghèo khổ và quyền lực, thành phần mù chữ và học thức đều tham dự vào, v́ nơi ngôi nhà chung này, tất cả mọi tín hữu đều được hướng dẫn về đức tin. Nghệ thuật điêu khắc kiểu Gothic làm cho các ngôi vương cung thánh đường thành một cuốn “Thánh Kinh bằng đá”, tŕnh bày về những giai đoạn của Phúc Âm và minh họa cho thấy nội dung của Phụng Niên, từ Giáng Sinh cho tới khi Chúa được vinh quang. Ngoài ra cũng được phổ biến trong các thế kỷ ấy quan niệm về nhân tính của Chúa, và những khổ đau nơi cuộc Người Khổ Nạn được thể hiện một cách thực tế: Chúa Kitô đau khổ (Christus patiens) trở thành một h́nh ảnh được tất cả mọi người yếu quí, và có thể tác động ḷng đạo đức cùng ăn năn thống hối tội lỗi. Cũng không thiếu những nhân vật thuộc Cựu Ước, thành phần có truyện kể về họ đă trở thành quen thuộc với tín hữu đến nỗi họ ở với các ngôi vương cung thánh đường này như thuôc về một lịch sử cứu độ chung duy nhất.  Với những gương mặt của họ đầy kiều mỹ, dịu hiền, tinh sáng, nghệ thuật điêu khắc Gothic thế kỷ 13 đă tỏ hiện một ḷng đạo hạnh hân hoan và thanh thản, một ḷng đạo hạnh phát tỏa một tấm ḷng chân thành và thảo hiếu súng kính đối với Mẹ Thiên Chúa, một dung nhan có những lúc được thấy như là một người nữ trẻ trung, tươi cười và từ mẫu, và được mô tả chính yếu như một vị chủ trị trời đất, quyền năng và nhân ái.

 

Thành phần tín hữu đến đầy các vương cung thánh đường kiểu Gothic này muốn t́m thấy nơi chúng những thứ biểu hiện về nghệ thuật nhắc nhở về các vị thánh, các mẫu sống Kitô giáo và là những vị chuyển cầu trước nhan Thiên Chúa. Cũng không thiếu những biểu hiện về cuộc sống “b́nh dân”; nên mới xuất hiện đây đó những h́nh ảnh về hoạt động đồng áng, khoa học và nghệ thuật. Hết mọi sự đều hướng về và hiến dâng lên Thiên Chúa ở nơi cử hành phụng vụ này. Chúng ta có thể hiểu hơn ư nghĩa được qui cho một ngôi vương cung thánh đường Gothic, nếu để ư tới câu văn được ghi khắc trên cửa chính của ngôi vương cung thánh đường Thánh Denis ở Balê: “Hỡi khách qua đường, các bạn là người muốn ca ngợi vẻ đẹp của những cánh cửa này, đừng bị lóa mắt trước vàng bạc hay lộng lẫy mà là trước việc làm khó nhọc. Nơi đây chiếu tỏa một công việc nổi nang, thế nhưng, chớ ǵ các tầng trời để cho việc làm nổi tiếng rạng ngời này làm ngời sáng các thần trí, nhờ đó, nhờ những chân lư sáng ngời, các thần trí đó sẽ bước tới ánh sáng chân thực, nơi Chúa Kitô là cửa thật sự”.

 

Anh chị em thân mến, giờ đây tôi muốn nhấn mạnh đến 2 yếu tố của nghệ thuật Rôma và Gothic, những yếu tố cũng hữu ích cho cả chúng ta nữa. 

 

Trước hết, những việc làm về nghệ thuật được xuất phát ở Âu Châu trong các thế kỷ qua là những ǵ không thể hiểu thấu được nếu không lưu ư tới hồn sống tác động chúng. Marc Chagall, một nghệ sĩ bao giờ cũng minh chứng cho việc gặp gỡ giữa mỹ lệ và đức tin, đă viết rằng: “qua các thế kỷ những họa sĩ đă nhúng cây cọ của ḿnh vào bảng chữ cái được tô mầu là Thánh Kinh”. Khi đức tin, được cử hành một cách đặc biệt nơi phụng vụ, gặp gỡ nghệ thuật, th́ tạo nên một thứ đồng điệu sâu xa, v́ cả hai đều có thể và muốn chúc tụng Thiên Chúa, làm cho Đấng Vô H́nh thành hữu h́nh. Tôi muốn chia sẻ điều này trong cuộc gặp gỡ với thành phần nghệ sĩ vào ngày 21/11, khi ôn lại cái dự án về mối thân hữu giữa linh đạo Kitô giáo và nghệ thuật là những ǵ được ước muốn bởi các vị tiền nhiệm khả kính của tôi, nhất là các Vị Tôi Tớ Chúa Phaolô VI và Gioan Phaolô II.

 

Yếu tố thứ hai: cái mănh lực của kiểu kiến trúc Rôma và cái rạng ngời của các ngôi vương cung thánh đường kiểu Gothic nhắc nhở chúng ta rằng via pilchritudinis, cái đường lối của vẻ đẹp, là một đường lối đặc biệt và thu hút trong việc tiến đến với Mầu Nhiệm của Thiên Chúa. Vẻ đẹp là ǵ, cái được các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ chiêm ngưỡng và chuyển thành ngôn ngữ của ḿnh, nếu không là những ǵ phản ánh quang vinh của Lời Hằng Hữu đă hóa thành nhục thể? Thánh Âu Quốc Tinh nói: “Hăy hỏi vẻ đẹp của trái đất, hăy hỏi vẻ đẹp của biển khơi, hăy hỏi vẻ đẹp của không trung bao rộng và lan tỏa. Hăy hỏi vẻ đẹp của tầng trời, hăy hỏi trật tự của các tinh tú, hăy hỏi mặt trời làm rạng ngời ngày sống bằng ánh quang của nó; hăy hỏi mặt trăng hằng làm dịu bớt tăm tối của đêm trường bằng cái trong sáng của nó. Hăy hỏi các con thú di động trong nước, bước đi trên mặt đất, bay trên không trung: các hồn thiêng ẩn ḿnh, các thân thể tỏ ḿnh; những ǵ hữu h́nh để cho ḿnh được hướng dẫn, cái vô h́nh là những ǵ hướng dẫn. Hăy hỏi chúng! Tất cả sẽ trả lời các bạn rằng: hăy nhịn vào chúng tôi đây, chúng tôi kiều diễm mỹ miều! Vẻ đẹp của chúng là những ǵ làm cho chúng được nhận biết. Vẻ đẹp có thể biến đổi này được tạo nên bởi ai nếu không phải bởi Vẻ Đẹp Bất Khả Biến Đổi?” (Sermo CCXLI, 2: PL 38, 1134).

 

Anh chị em thân mến, xin Chúa giúp cúng ta tái nhận thức được đường lối của vẻ đẹp như là một trong những đường lối, có lẽ hấp dẫn và thu hút nhất, có thể t́m thấy và mến yêu Thiên Chúa.


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 18/11/2009