“Ngay từ
đầu,
Phụng
Niên của
Giáo Hội
không chính yếu
khai triển
từ
việc
Chúa Giáng Sinh mà là từ
niềm
tin vào việc
Người
Phục
Sinh”
Đức
Giáo Hoàng Biển
Đức
XVI – Huấn
Từ
Triều
Kiến
Chung Thứ
Tư
23/12/2009 về
Ư Nghĩa
Giáng Sinh
(Video)
Anh Chị Em thân mến,
Với Tuần Chín Giáng Sinh, chúng ta đang cử hành trong những ngày
này, Giáo Hội mời gọi chúng ta sống thiết tha và sâu xa cho việc sửa
soạn mừng Chúa Cứu Thế Giáng Sinh giờ đây đă tới. Ước muốn mà tất cả
chúng ta ôm ấp trong ḷng đó là giữa hoạt động cuồng loạn trong ngày
sống của ḿnh, Lễ Giáng Sinh sắp tới cống hiến cho chúng ta niệm vui
thanh thản và sâu đậm để làm cho chúng ta cảm thấy một cách thực sự
sự thiện hảo của Chúa chúng ta và làm cho chúng ta thấm đẫm một ḷng
can đảm mới.
Để hiểu hơn nữa về ư nghĩa của việc Chúa Giáng Sinh, tôi muốn vắn
tắt nói sơ qua về nguồn gốc lịch sử của Lễ Trọng này. Thật vậy, ngay
từ đầu, Phụng Niên của Giáo Hội không chính yếu khai triển từ việc
Chúa Giáng Sinh mà là từ niềm tin vào việc Người Phục Sinh. Bởi thế,
Lễ cổ kính nhất của Kitô giáo không phải là Giáng Sinh mà là Phục
Sinh; niềm tin của Kitô giáo được căn cứ vào việc Phục Sinh của Chúa
Kitô, một biến cố là nguồn gốc cho việc loan truyền Phúc Âm và làm
phát sinh ra Giáo Hội. Thế nên, là Kitô hữu nghĩa là sống một cách
Vượt Qua, để ḿnh tham dự vào năng lực được xuất phát nơi Phép Rửa
và dẫn đến việc chết cho tội lỗi để sống với Thiên Chúa (cf. Rm
6:4).
Hippolytus thành Rôma, trong lời dẫn giải của ḿnh về Sách Tiên Tri
Daniel, được viết vào khoảng 204 A.D., là người đầu tiên minh nhiên
nói rằng Chúa Giêsu được sinh vào ngày 25/12. Ngoài ra, một số nhà
dẫn giải thánh kinh nhận định rằng Lễ Cung Hiến Đền Thờ Giêrusalem,
được Judas Machabee thiết lập năm 164 B.C., được cử hành vào ngày
đó. Sự trùng hợp về ngày tháng bởi thế có nghĩa là việc hiến dâng
Đền Thờ, việc Thiên Chúa Đến thế gian này, thực sự xẩy ra khi Chúa
Giêsu, Đấng đă xuất hiện như Ánh Sáng của Thiên Chúa chiếu trong tăm
tối.
Đối với Kitô giáo, Lễ Giáng Sinh có được một h́nh thức cuối cùng vào
thế kỷ thứ tư, khi nó thay thế Lễ Sol invictus – vầng
dương vô địch
của người Rôma. Điều này nhấn mạnh đến sự kiện là việc Giáng
Sinh của Chúa Kitô là cuộc chiến thắng của Ánh Sáng thật đối với
bóng tối tăm của sự dữ và tội lỗi. Tuy nhiên, bầu không khí đặc
biệt, thiết tha về thiêng liêng bao trùm Lễ Giáng Sinh đă được phát
triển vào Thời Trung Cổ, nhờ Thánh Phanxicô thành Assisi là vị hết
sức mến yêu con người Giêsu là Vị Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Tiểu
sử gia của vị Thánh này là Thomas ở Celano, đă thuật lại trong cuốn
Vita Secunda rằng Thánh Phanxicô “đă cử hành long trọng hơn
tất cả mọi Lễ Trọng khác một cách hết sức dịu dàng Cuộc Giáng Sinh
của Con Trẻ Giêsu, và đă gọi ‘Lễ trên hết các Lễ’, ngày mà Thiên
Chúa, trở nên một con trẻ nhỏ bé, đă bú vú của con người” (cf.
Fonti Francescane, n. 199, p. 492). Việc tôn sùng đặc biệt này
đối với mầu nhiệm Nhập Thể đă làm bừng lên việc cử hành Lễ Giáng
Sinh nổi tiếng ở Greccio. Thánh Phanxicô có lẽ đă được cảm hứng này
từ cuộc ngài hành hương đến Thánh Địa và từ máng cỏ ở Đền Thờ Đức Bà
Cả ở Rôma. Những ǵ đă tác động the Poverello of Assisi này
đó là ḷng muốn được cảm thấy thực sự, sống động và hiện hữu cái cao
cả đơn hèn của biến cố Giáng Sinh của Con Trẻ Giêsu, và thông đạt
niềm vui này của nó cho tất cả mọi người.
Trong cuốn tiểu sử đầu tiên của ḿnh này, Thomas ở Celano nói về đêm
của quang cảnh giáng sinh ở Greccio một cách sống động và cảm động,
góp phần quan trọng vào việc lan truyền truyền thống Giáng Sinh hết
sức đẹp đẽ này, truyền thống về cái nôi máng cỏ. Thật vậy, cái đêm
này ở Greccio đă phục hồi cho Kitô giáo tính chất mạnh mẽ và mỹ miều
của Lễ Giáng Sinh và dạy cho Dân Chúa nhận định được cái sứ điệp
đích thật nhất của nó, cái ấm áp đặc biệt của nó, và sống tôn thờ
nhân tính của Chúa Kitô. Đường lối đặc biệt tiến tới Lễ Giáng Sinh
đă cống hiến cho đức tin Kitô giáo một chiều kích mới. Phục Sinh đă
tập trung chú ư vào quyền năng của Thiên Chúa là Đấng đă chiến thắng
sự chết, khai mở sự sống mới và dạy chúng ta hy vọng vào thế giới
mai hậu. Thánh Phanxicô, qua cái nôi máng cỏ của ḿnh, đă đề cao cái
bất khả tự vệ của t́nh yêu Thiên Chúa, nhân tính của Ngài và ḷng
lành của Ngài; Thiên Chúa đă tỏ ḿnh cho nhân loại nơi việc Nhập Thể
của Lời để dạy con người một đường lối sống động và yêu thương mới
mẻ.
Celano thuật lại rằng vào đêm Giáng Sinh đó, Thánh Phanxicô được ơn
thị kiến lạ lùng. Ngài thấy nằm trong máng cỏ một Con Trẻ tí xíu bị
đánh thức bởi sự hiện diện của Thánh Phanxicô. Rồi Celano thêm: “Thị
kiến này không khác với các biến cố, v́, qua tác dụng ân sủng của
Người nơi người tôi tớ thánh đức Phanxicô của Người, Con Trẻ Giêsu
đă làm sống lại nơi tâm can của nhiều người quên mất Người và lưu
lại ấn tượng sâu xa nơi kư ức ưu ái của họ” (cf. Vita Prima, op.
cit., n. 86, p. 307). Cảnh tượng này đă cho thấy rơ ràng tất cả
những ǵ được đức tin sống động và t́nh yêu của Thánh Phanxicô đối
với nhân tính của Chúa Kitô đă ảnh hưởng tới việc cử hành Giáng Sinh
của Kitô giáo: đó là việc khám phá ra rằng Thiên Chúa mạc khải chính
ḿnh nơi tứ chi mềm yếu của Hài Nhi Giêsu. Nhờ Thánh Phanxicô, dân
Kitô giáo đă có thể nhận thấy rằng nơi Giáng Sinh Thiên Chúa đă thực
sự trở nên “Emmanel”, Thiên Chúa ở cùng chúng ta là Đấng không một
chướng vật hay khoảng cách nào có thể phân ly chúng ta. Như thế, nơi
Con Trẻ này, Thiên Chúa đă trở nên gần gũi với từng người chúng ta,
gần gũi tới độ chúng ta có thể nói năng một cách thân mật với Người
và tham dự vào một mối liên hệ tin tưởng của ḷng cảm mến sâu xa với
Người, như chúng ta tỏ ra với bất cứ một con trẻ mới sinh nào.
Thật vậy, nơi Con Trẻ ấy, T́nh Chúa T́nh Yêu tỏ ḿnh ra rằng Thiên
Chúa đến không mang theo vũ khí, không bạo lực, v́ Ngài có thể nói
không muốn chiến thắng từ bên ngoài mà trái lại muốn được con người
tự do đón nhận. Thiên Chúa tự trở nên một Con Trẻ bất khả tự vệ để
chiến thắng cái cao ngạo, bạo lực và ước muốn chiếm đoạt của con
người. Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa mặc lấy thân phận nghèo khổ không
vơ trang này để chiếm đoạt chúng ta bằng t́nh yêu thương và dẫn
chúng ta tới cái căn tính đích thật của chúng ta. Chúng ta không
được quên rằng tước hiệu quan trọng nhất của Chúa Giêsu Kitô chính
là tước hiệu “Con”, Con Thiên Chúa; phẩm giá thần linh này được xác
định bằng một từ ngữ bao gồm cả những ǵ liên quan tới thân phận
thấp hèn ở máng cỏ nơi hang Bêlem, mặc dù nó đặc biệt tương xứng với
thần tính của Người, thần tính của “Người Con”.
Thân phận của Người như là một Con Trẻ cũng vạch ra cho chúng ta
thấy làm thế nào chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và hoan hưởng sự
hiện diện của Ngài. Chính trong ánh sáng của Giáng Sinh mà chúng ta
mới hiểu được những lời Chúa Giêsu phán: “Trừ phi các con hoán cải
và trở nên như trẻ em, bằng không các con sẽ không bao giờ được vào
Nước Trời” (Mt 18:3). Những ai không hiểu được mầu nhiệm Giáng Sinh,
th́ cũng chưa hiểu được yếu tố quan trọng này của đời sống Kitô
giáo. Những ai không đón nhận Chúa Giêsu bằng một tâm hồn trẻ thơ,
không thể nào vào Nước Trời: đó là những ǵ Thánh Phanxicô muốn nhắc
nhở Kitô hữu thời của ngài cũng như tất cả mọi thời đại, cho đến
ngày hôm nay. Chúng ta hăy cầu cùng Cha ban cho chúng ta tâm hồn đơn
sơ biết nhận ra Chúa nơi Con Trẻ này, như Thánh Phanxicô đă được ở
Greccio. Nhờ đó những ǵ được Thomas ở Celano thuật lại liên quan
tới cảm nghiệm của thành phần mục đồng vào Đêm Thánh ấy (cf. Lk
2:20) về những ai hiện diện ở biến cố Greccio này cũng có thể xẩy ra
cho chúng ta: “mỗi người về nhà đầy hân hoan khôn tả” (cf. Vita
Prima, op. cit., n. 86, p. 479).
Đó là lời chúc tôi gửi đến anh chị em với ḷng cảm mến, đến gia đ́nh
của anh chị em và đến tất cả những người thân yêu của anh chị em.
Chúc Mừng Giáng Sinh tất cả anh chị em!
Đaminh
Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch trực tiếp từ mạng điện toán
toàn cầu của Ṭa Thánh
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2009/documents/hf_ben-xvi_aud_20091223_en.html